Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
caothanhks

1 ngày 2 câu hỏi tốt nghiệp!!!

Các bài được khuyến nghị

Có ai có tài liệu dựng cầu thang trong etab không cho em với.Thanks nhiều

Mình chẳng thấy ai dựng cầu thang trong etab bao giờ. Có một tài liệu mình đọc từ ngày làm đồ án tốt nghiệp thì bạn có thể khai báo ô cầu thang là Opening ,rồi có thể nhập tải lên đấy như nhập tải trên cầu thang vì hình chiếu tải trọng đứng của cầu thang cũng nằm trong vùng diện tích đó,nhưng làm như thế khi chạy dao động hay báo lỗi bạn ạ,vài điều chia sẻ !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình chẳng thấy ai dựng cầu thang trong etab bao giờ. Có một tài liệu mình đọc từ ngày làm đồ án tốt nghiệp thì bạn có thể khai báo ô cầu thang là Opening ,rồi có thể nhập tải lên đấy như nhập tải trên cầu thang vì hình chiếu tải trọng đứng của cầu thang cũng nằm trong vùng diện tích đó,nhưng làm như thế khi chạy dao động hay báo lỗi bạn ạ,vài điều chia sẻ !

Thực ra dựng hay không thì nó tùy quan điểm của mỗi người. Mình cung không hiểu ý bạn nói lắm nhưng ô sàn openning thì mình ngĩ nó chỉ là 1 ô sàn mở thôi mà. Còn dựng cầu thang trong mô hình tính toán thì chính xác hơn chứ, nội lực cũng chuẩn hơn. Mình đã dựng được rồi,đầu tiên mình cũng không dựng nhưng PGĐ kĩ thuật nói nên làm. Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các pác ơi, ai có bản vẽ cad quy hoạch quận 4, quận 8 hay Khu Đại Lộ Đông Tây cho em xin với. Em đang cần tìm khu đất khoảng 3ha đễ làm ĐA TN về nhà hát 1000 chỗ mà tìm mãi không biết chỗ nào trong Tp. HCM.

 

Mail em là: kietnu@gmail.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

e cảm ơn anh jin ! ah nhân tiện cho e hỏi 1 xíu nữa hen !

tính sàn theo dạng bản kê ,bản dầm ,khác nhau ở chỗ nào ? và khi nào thì mình tính sàn theo dạng bản kê và khi nào thì mình tính theo dạng bản dầm ? mong mấy sư huynh giúp dỡ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

e cảm ơn anh jin ! ah nhân tiện cho e hỏi 1 xíu nữa hen !

tính sàn theo dạng bản kê ,bản dầm ,khác nhau ở chỗ nào ? và khi nào thì mình tính sàn theo dạng bản kê và khi nào thì mình tính theo dạng bản dầm ? mong mấy sư huynh giúp dỡ

Câu hỏi chính xác phải là phân biệt bản kê 4 cạnhbản loại dầm

Lý thuyết tính bản cho thấy sự phân bố ứng suất trong bản phụ thuộc vào tỉ lệ giữa hai cạnh Ld/Ln của bản. Bằng các phương pháp khác nhau, người ta đã lập các bảng tra để tra ra mô men tại các vị trí nguy hiểm của bản dựa vào đặc trưng tải trọng, điều kiện biên và tỉ lệ giữa các cạnh của bản.

Bản kê 4 cạnh là bản được liên kết băng cả 4 cạnh. Tuy nhiên, quá trình tính toán cho thấy khi tỉ lệ Ld/Ln>2 thì mô men theo phương cạnh dài rất bé so với mô men phân bố theo phương cạnh ngắn, từ đó người ta chia ra làm hai dạng: - Bản kê 4 cạnh là bản có 4 cạnh liên kết và Ld/Ln <2. Trong trường hợp Ld/Ln>2, người ta có thể tính toán gần đúng bằng cách tách ra một dải bản và tính toán như một cái dầm, và do đó gọi là bản lại dầm (tất nhiên, bao gồm cả loại bản chi kê bằng hai cạnh đối diện)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chủ topic đi đâu rôi !!!! mình thấy topic này rất là hay cho dân kỹ sư sắp ra truờng như chúng mình mà !! mong các bạn hãy gữi câu hỏi cho mọi nguời tiếp thu kinh nghiệm chứ !!!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chủ topic đi đâu rôi !!!! mình thấy topic này rất là hay cho dân kỹ sư sắp ra truờng như chúng mình mà !! mong các bạn hãy gữi câu hỏi cho mọi nguời tiếp thu kinh nghiệm chứ !!!!!

Câu hỏi đơn giản trước nhé:

- Bạn thiết kế một cấu kiện hay một kết cấu dựa theo những điều kiện nào?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cho em hỏi một xíu đi các sư huynh !!

e thiết kế 1 hội trường sân khấu

cạnh dài là 22.5 m

cạnh ngắn là 14m

e chỉ thiết kế cột bao xung quanh thôi hok có thiết kế cột ở giữa mà trần đổ bêtông !

vậy cho e hỏi e bố trí cột vậy có hợp lý hok ? nếu không hợp lý thì mình phải làm sao ?

khoảng cách tối thiểu giữa 2 cột trong nhà dân dụng là bao nhiêu ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cho em hỏi một xíu đi các sư huynh !!

e thiết kế 1 hội trường sân khấu

cạnh dài là 22.5 m

cạnh ngắn là 14m

e chỉ thiết kế cột bao xung quanh thôi hok có thiết kế cột ở giữa mà trần đổ bêtông !

vậy cho e hỏi e bố trí cột vậy có hợp lý hok ? nếu không hợp lý thì mình phải làm sao ?

khoảng cách tối thiểu giữa 2 cột trong nhà dân dụng là bao nhiêu ?

 

Không có yêu cầu về khoảng cách cột tối đa, tuy nhiên nhịp quá lớn sẽ dẫn tới nhiều phiền hà:

- Dầm cao để vượt được nhịp

- Cột lớn để chịu được mô men uốn do dầm truyển xuống, vì khẩu độ lớn nên mô men này không nhỏ

 

Có các giải pháp thông thường sau để bạn xử lý bài toán:

- Sử dụng kết cấu thép thay vì kết cấu bê tông. Hoặc hết hợp cột bê tông - dầm và mái bằng thép

- Sử dụng dầm gấp khúc (kiểu mái Thái) để giảm bớt mô men và độ võng của dầm (đồng thời cũng là tránh các hiện tượng nứt nẻ...)

 

Nếu công trình của bạn yêu cầu độ kiên cố, độ cách âm, cách nhiệt thì nên dùng PA2, sử dụng dầm gấp khúc.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không có yêu cầu về khoảng cách cột tối đa, tuy nhiên nhịp quá lớn sẽ dẫn tới nhiều phiền hà:

- Dầm cao để vượt được nhịp

- Cột lớn để chịu được mô men uốn do dầm truyển xuống, vì khẩu độ lớn nên mô men này không nhỏ

 

Có các giải pháp thông thường sau để bạn xử lý bài toán:

- Sử dụng kết cấu thép thay vì kết cấu bê tông. Hoặc hết hợp cột bê tông - dầm và mái bằng thép

- Sử dụng dầm gấp khúc (kiểu mái Thái) để giảm bớt mô men và độ võng của dầm (đồng thời cũng là tránh các hiện tượng nứt nẻ...)

 

Nếu công trình của bạn yêu cầu độ kiên cố, độ cách âm, cách nhiệt thì nên dùng PA2, sử dụng dầm gấp khúc.

BubbleDeck là công nghệ sàn có nhiều cải tiến thuận lợi hơn trong xây dựng khi sử dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bêtông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Công nghệ này làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp (khẩu độ) thêm khoảng 50%.

Với sàn BubbleDeck (BD) phẳng, không cần dầm; liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực và nhiều ưu điểm về kỹ thuật khác.

 

cong-nghe-duc-san-bang-bong-nhua.jpg

Công nghệ tấm sàn rỗng chịu lực theo hai phương

 

Công nghệ này có nguyên tắc cấu tạo cơ bản là tấm lưới thép dưới, bóng rỗng làm từ nhựa tái chế và tấm lưới thép trên. Hệ sàn BD dựa trên công nghệ tổng hợp đã được cấp bằng sáng chế – phương pháp liên kết trực tiếp khối rỗng và thép. Sàn rỗng làm việc hai phương, trong đó các quả bóng nhựa có vai trò giảm thiểu lượng bêtông không cần thiết đối với kết cấu. Bằng cách phối hợp lỗ rỗng tạo ra do trái bóng và chiều rộng của lưới thép; kết cấu bêtông có thể được tối ưu hoá và tối đa việc sử dụng đồng thời các vùng chịu moment uốn và vùng chịu lực cắt.

 

Kỹ sư Phạm Đắc Nhân thuộc công ty dịch vụ BubbleDeck Việt Nam cho biết, một tấm sàn đặc sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. Ưu thế chính của các quả bóng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản thân của sàn BD chỉ bằng 1/3 lần tấm sàn đặc có cùng độ dày và không có ảnh hưởng cường độ uốn và độ võng của tấm sàn. So với tấm sàn đặc, một tấm sàn BD có khả năng chịu lực gấp đôi với 65% lượng bêtông và có cùng khả năng chịu lực với 50% lượng bêtông.

 

Các dạng sàn và những ưu điểm

 

Có ba dạng cấu kiện, tấm BD đơn giản được cấu tạo bởi lưới thép dưới, quả bóng và lưới thép trên sau đó sẽ được đổ bêtông tại công trường trên hệ ván khuôn truyền thống. Dạng thứ hai là tấm BD bán lắp ghép có phần dưới của trái bóng và lưới thép dưới được đổ bêtông tại xưởng dày 60mm, phần bêtông đúc sẵn này sẽ thay thế cho ván khuôn tại công trường. Và thứ ba là tấm BD thành phẩm dưới dạng các tấm đúc sẵn toàn khối có thể được cung cấp để thực hiện lắp ghép tại công trường. BD được sản xuất theo sáu dạng tiêu chuẩn theo độ dày tấm sàn (mm): 170 – 230 – 280 – 340 – 390 – 430.

 

Việc sử dụng BD giúp cho thiết kế kiến trúc linh hoạt hơn, không gian rộng hơn – dễ dàng lựa chọn các hình dạng. Phần mái và độ vượt nhịp lớn sẽ cho diện tích sàn rộng hơn với ít điểm chống đỡ – không dầm, không tường chịu tải và ít cột làm cho thiết kế nhà sinh động và dễ thay đổi. Cũng có thể thay đổi phần thiết kế nội thất trong suốt “vòng đời” của công trình.

 

Những thông số kỹ thuật đã thí nghiệm và thực nghiệm

Mặt cắt của BD cũng tương tự như những tấm sàn rỗng theo một phương thông thường đã được sử dụng trong 40 năm qua. Tuy nhiên kết cấu của những tấm sàn loại này có nhược điểm là chỉ chịu lực theo một phương nên cần có dầm hoặc tường làm gối tựa suốt chiều dài ở cả hai đầu tấm sàn, vì thế khó thay đổi kết cấu của toà nhà.

 

Sàn công nghệ mới này có độ an toàn như không bắt cháy, ngăn khói và có thể chịu nhiệt cao hơn so với sàn đặc. Khả năng chịu lửa phụ thuộc vào lớp bêtông bảo vệ lưới thép gia cường. Lực động đất tác dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng của toàn bộ công trình và BD đạt chỉ số an toàn do trọng lượng giảm. Sàn BD có khả năng chịu cắt, chịu uốn, cách âm vẫn cao hơn hệ sàn đặc truyền thống.

 

Về mặt kinh tế, công nghệ mới tiết kiệm vật liệu (tấm sàn, cột vách, móng) đến 50%. Tránh được việc hàn lưới thép ngay tại công trình; giảm mạnh chi phí vận chuyển; lắp dựng đơn giản; thiết kế công trình linh hoạt. Chi phí cho việc sửa chữa, thay đổi thấp và tuổi thọ công trình cao. Kết hợp các ưu điểm trên có thể tiết kiệm đến 5 – 15% chi phí cho toàn bộ công trình.

 

Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường cũng là lợi thế của công nghệ mới này. Tiết kiệm đến 50% lượng vật liệu xây dựng – 1kg nhựa thay thế hơn 100kg bêtông. Tiêu thụ ít năng lượng – cả trong sản xuất, vận chuyển và thực hiện; ít khí thải trong sản xuất và vận chuyển, đặc biệt là lượng CO2. Không sản sinh ra chất thải – tái sử dụng 100%. Cải thiện điều kiện làm việc, thời gian xây dựng ngắn, ít ảnh hưởng đến xung quanh, ít tiếng ồn trong sản xuất, vận chuyển và lắp dựng. Cũng như tiết kiệm vật liệu, việc giảm tiêu thụ năng lượng và giảm khí thải có thể đạt tới 50%.

 

Phạm vi ứng dụng sàn BD không giới hạn, từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, villa, khách sạn, cao ốc, trường học... cho đến khu bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.

 

Kỹ sư, giáo sư Jorgen Breuning người Đan Mạch phát minh ra công nghệ

 

bài và ảnh: Nguyễn Tâm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Anh H có thể cho ví dụ hoặc 1 bản vẽ về dầm gấp khúc này không ạ ?

 

Không có gì bí ẩn ở Dầm gấp khúc:

 

dgp_jpg.jpg

 

Kết cấu này lợi dụng hiệu ứng vòm để giảm tối đa mô men uốn trong Dầm, giúp dầm vượt nhịp lớn hơn.

Nội lực truyền lên đỉnh cột có thêm thành phần lực xô, gây mô men khá lớn ở chân cột, chỉ cần khắc phục mô men này là OK

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Câu hỏi đơn giản trước nhé: - Bạn thiết kế một cấu kiện hay một kết cấu dựa theo những điều kiện nào?

em trả lời thế này có đúng ko?

Thiết kế 1 cấu kiện hay 1 kết cấu phải dựa vào 3 yếu tố chính:

thứ 1: Về kiến trúc: Thiết kế kiến trúc gắn liền với kết cấu.

thứ 2. Đảm bảo khả năng chịu lực (yêu cầu về kỹ thuật) - có sơ đồ kết cấu rõ ràng, hợp lý.

- sự phân bố nội lực trong kết cấu dưới tác dụng của tải trọng(kể đến cả các trường hợp như động đất, sóng thần...thiên tai ^^ cái này phải theo nguyên lý về xác suất. ).

- vật liệu sử dụng.

thứ 3: đảm bảo yêu cầu về kinh tế: có giá thành hợp lý(không thể cứ đảm bảo an toàn rùi nhân hệ số 1 cách lung tung-> kết quả ra một khối lượng bê tông or cốt thép cồng kềnh...mà chưa chắc đã an toàn)

em nói vạy ko biết đúng ko?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em đưa ra câu hỏi cho mọi người thảo luận nha:

1, khi tính toán móng cọc: khoảng cách từ mép đài đến mép ngoài của móng lấy bằng bao nhiêu? lấy khoảng cách đó phụ thuộc vào yếu tố nào?

2, khi bố trí cọc dựa trên nguyên tắc nào?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em đưa ra câu hỏi cho mọi người thảo luận nha:

1, khi tính toán móng cọc: khoảng cách từ mép đài đến mép ngoài của móng lấy bằng bao nhiêu? lấy khoảng cách đó phụ thuộc vào yếu tố nào?

2, khi bố trí cọc dựa trên nguyên tắc nào?

ủa...ko ai trả lời được sao?

1- khoảng cách mép cọc đến mép ngoài của đài lấy >= 2 D và không nhỏ hơn 100mm (>= 100mm) D là đường kính cọc.

giải thích: khoảng cách này được lấy theo nguyên tắc xác suất khi cọc bị lệch(ép hoặc đóng cọc bị lệch so với thiết kế) để đảm bảo đài cọc luôn bao hết móng cọc. Đặc biệt là trường hợp thiết kế và thi công nhà có tầng hầm. sau khi ép cọc mới đào đến vị trí của tầng hầm. khi đó nếu cọc ép lệch 1 độ thôi thì khi xuống đến khoảng 10 m thì là cả 1 vấn đề.,,hj

2. Bố trí cọc phải bố trí dựa trên nguyên tắc chính:

- khoảng cách bố trí phải < 6D và > 3D

Giải thích: nếu kc < 3D thì sẽ xảy ra hiệu ứng nhóm cọc, tức là có sự cộng dồn ứng suất giữa các cọc => làm cho độ lún của nhóm cọc tăng lên. Ngoài ra, nếu khỏng cách giữa các cọc nếu nhỏ khi ép xong 1- 2 cọc thì đất trở lên tương đối tốt(chặt lên ở xung quanh cọc) nên việc ép thêm các cọc khác là rất khó khăn, có thể gẫy hoặc vỡ cọc,,,lúc ấy thì thui rùi.

chú ý: với cọc chống, mũi cọc ở nền đất Tốt(Rất tốt) như đá...thì cho phép khoảng các tối thiểu là 2D.

tùy theo xem công trình là công trình gì, chịu M lớn hay nhỏ mà ta bố trí cọc.

Với công trình M lớn thì lên bố trí các cọc xa nhau..(các bạn nhìn công thức tính tải trọng tác dụng lên cọc thì sẽ thấy ngay). trường hợp này ta phải chấp nhận tốn thép và bê tông thui.

kon nếu N lớn , M nhỏ thì cứ bố trí khoảng 3D thui. vì thế thì đài cọc sẽ nhỏ, tiết kiệm vật liệu. hjhh

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

câu hỏi tiếp nè:

câu 1:trong Khung BTCT vị trí nút giao nhau giữa dầm và cột(tạo thành hình chữ thập ý +) cốt đai được ưu tiên bố trí trên cột hay trên dầm, hay cả 2. giải thích.

Câu 2;

Sàn ô cờ , sàn có bản kê 4 cạnh có phải là sàn dầm hay không? giải thích, câu này dễ nhưng thấy nhiều bạn trẻ hay sai.hj

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác giúp mình trả lời những câu hỏi này với nha. Mình còn yếu lắm. Thanks !

Cấu 1: sức chịu tải của cọc dài và cọc ngắn khác nhau chỗ nào ?

Pvl, Pdat nen, Pmax, Pmin, Pthiet k, theo thứ tự cái nào lớn hơn và nhỏ hơn ?

Câu 2: Trong quá trình ép cọc tại sao tải trọng thiết kế không quá 1,5 - 2 lần ?

Câu 3: Mục đích tạo độ vòng để làm gì ?

Câu 4: Các phương pháp kiểm tra chất lượng betong của cọc khoan nhồi ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

câu hỏi tiếp nè:

câu 1:trong Khung BTCT vị trí nút giao nhau giữa dầm và cột(tạo thành hình chữ thập ý +) cốt đai được ưu tiên bố trí trên cột hay trên dầm, hay cả 2. giải thích.

Câu 2;

Sàn ô cờ , sàn có bản kê 4 cạnh có phải là sàn dầm hay không? giải thích, câu này dễ nhưng thấy nhiều bạn trẻ hay sai.hj

câu1: ưu tiên cho cột, vi dầm kê lên côt và tác dụng lực vào cột theo phương vuông góc với cột ( phương lực cắt của cột)

câu 2: sàn ô cờ và sàn có bản kê 4 cạnh làm việc theo 2 phương, còn sàn dầm làm việc theo 1 phương

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác giúp mình trả lời những câu hỏi này với nha. Mình còn yếu lắm. Thanks !

Cấu 1: sức chịu tải của cọc dài và cọc ngắn khác nhau chỗ nào ?

Pvl, Pdat nen, Pmax, Pmin, Pthiet k, theo thứ tự cái nào lớn hơn và nhỏ hơn ?

Câu 2: Trong quá trình ép cọc tại sao tải trọng thiết kế không quá 1,5 - 2 lần ?

Câu 3: Mục đích tạo độ vòng để làm gì ?

Câu 4: Các phương pháp kiểm tra chất lượng betong của cọc khoan nhồi ?

câu 1:

để trả lời câu hỏi này bạn phải hiểu SCT là j? phụ thuộc vào yếu tố nào.

SCT cọc min[ pvl; pdn] thường lấy theo pdn vì pvl thường phải lấy luôn >> so với Pđn.

vá SCT của cọc phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: - sức kháng đầu mũi cọc và sức kháng thành cọc

như vậy thì cọc dài sẽ có sức kháng thành cọc > cọc ngắn. Nếu lớp đất tốt ở dưới sâu thì cọc dài sẽ đặt vào lớp đất tốt. Tất nhiên như vậy thì SCT cọc sẽ lớn. Kon nếu lớp đất tốt ở trên rùi(ngắn) thì bạn dùng cọc ngắn . Ko ai đi dùng cọc dài làm j, vừa tốn vật liệu, vừa khó hạ cọc.

Cọc dài SCT còn phụ thuộc vào độ mảnh nữa . nếu độ mảnh quá lớn rùi thì mất ổn định còn đâu mà chịu tải.

Câu 2: Bạn hỏi ko rõ ý cho lém. ko quá 1-2 lần cái j?

Thường thì khi ép cọc Pép min = 1-1.5 Ptk. P ép max = 2-3 lần Ptk. Cái min thì là để có thể ép cọc xuống dc thui. Vì để ép cọc xuống dc thì lực ép phải > Pđn(thường SCT = Pđn mà). KOn cái Max thì đi kèm thêm 1 dk nữa. là nó phải <= Pvl. vì nếu > thì vỡ cọc còn đâu.

trong thiết kế SCT của cọc thì bạn cũng sẽ thấy ng ta khuyên lên chọn SCT = 1/3 Pvl cũng là vì lý do trên thui.

Câu 3;

ko hiểu ý bạn hỏi về cái j luôn,

câu 4;.

Cái mà ta cần kiểm tra ở đây chính là xem cọc có khuyết tật ko? Bt có đều ko?

Người ta kt băng pp siêu âm. trước khi đổ bt ng ta sẽ hạ ống siêu âm xuống. có thể làm bằng ống nhựa hoặc ống thép. D = 35-60mm. Tất nhiên phải đc bịt kín rùi. Đổ bt xong 3-7 ngày ng ta se kt. Kt xem ống có thẳng ko? sau đó hạ thiết bị siêu âm xuống đáy rùi từi từ kéo lên. các thông số siêu âm sẽ dc máy tính tính toán và hiển thị và đánh giá mức độ khuyết tật trên cọc cũng như chất lượng bt,

ok

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
câu1: ưu tiên cho cột, vi dầm kê lên côt và tác dụng lực vào cột theo phương vuông góc với cột ( phương lực cắt của cột) câu 2: sàn ô cờ và sàn có bản kê 4 cạnh làm việc theo 2 phương, còn sàn dầm làm việc theo 1 phương

câu 2: trả lời vậy mình đồng ý.

câu 1:

Phương lực cắt của cột? bạn ah. Cột mà mình đang nói là cột ở giưa nhà. Lực cắt trong cột cũng nhỏ. Bạn trả lời thì đúng. nhưng giải thích thì mình ko đồng ý.

ở đây ưu tiên cho cột. vì đai của dầm chịu lực cắt là chính, như vậy đoạn dầm giao với cột kia=> nút. Bên trong ko có lực cắt vậy thì bố trí cốt đai làm j. Trong khi đai cột mục đính chính là giữ ổn định và chống nở hông cho cột. => ko thể bỏ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

câu 1:

để trả lời câu hỏi này bạn phải hiểu SCT là j? phụ thuộc vào yếu tố nào.

SCT cọc min[ pvl; pdn] thường lấy theo pdn vì pvl thường phải lấy luôn >> so với Pđn.

vá SCT của cọc phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: - sức kháng đầu mũi cọc và sức kháng thành cọc

như vậy thì cọc dài sẽ có sức kháng thành cọc > cọc ngắn. Nếu lớp đất tốt ở dưới sâu thì cọc dài sẽ đặt vào lớp đất tốt. Tất nhiên như vậy thì SCT cọc sẽ lớn. Kon nếu lớp đất tốt ở trên rùi(ngắn) thì bạn dùng cọc ngắn . Ko ai đi dùng cọc dài làm j, vừa tốn vật liệu, vừa khó hạ cọc.

Cọc dài SCT còn phụ thuộc vào độ mảnh nữa . nếu độ mảnh quá lớn rùi thì mất ổn định còn đâu mà chịu tải.

Câu 2: Bạn hỏi ko rõ ý cho lém. ko quá 1-2 lần cái j?

Thường thì khi ép cọc Pép min = 1-1.5 Ptk. P ép max = 2-3 lần Ptk. Cái min thì là để có thể ép cọc xuống dc thui. Vì để ép cọc xuống dc thì lực ép phải > Pđn(thường SCT = Pđn mà). KOn cái Max thì đi kèm thêm 1 dk nữa. là nó phải <= Pvl. vì nếu > thì vỡ cọc còn đâu.

trong thiết kế SCT của cọc thì bạn cũng sẽ thấy ng ta khuyên lên chọn SCT = 1/3 Pvl cũng là vì lý do trên thui.

Câu 3;

ko hiểu ý bạn hỏi về cái j luôn,

câu 4;.

Cái mà ta cần kiểm tra ở đây chính là xem cọc có khuyết tật ko? Bt có đều ko?

Người ta kt băng pp siêu âm. trước khi đổ bt ng ta sẽ hạ ống siêu âm xuống. có thể làm bằng ống nhựa hoặc ống thép. D = 35-60mm. Tất nhiên phải đc bịt kín rùi. Đổ bt xong 3-7 ngày ng ta se kt. Kt xem ống có thẳng ko? sau đó hạ thiết bị siêu âm xuống đáy rùi từi từ kéo lên. các thông số siêu âm sẽ dc máy tính tính toán và hiển thị và đánh giá mức độ khuyết tật trên cọc cũng như chất lượng bt,

ok

Trước tiên cám ơn bác thang.kaka nge.

Theo như bác thang.kaka thi Pvl>Pmax>Pmin>Pdn>Ptk ,đúng ko vậy bác

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trước tiên cám ơn bác thang.kaka nge.

Theo như bác thang.kaka thi Pvl>Pmax>Pmin>Pdn>Ptk ,đúng ko vậy bác

- Mà ngoài kiểm tra bằng phương pháp siêu âm thì còn cách nào khác nữa ko vậy

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trước tiên cám ơn bác thang.kaka nge.

Theo như bác thang.kaka thi Pvl>Pmax>Pmin>Pdn>Ptk ,đúng ko vậy bác

thường thì là: Pvl > Pép max > Pép min > Pđn > Ptk (với cọc ép, đóng và ko có khoan dẫn).

bạn viết Pvl>Pmax>Pmin>Pdn>Ptk là ko đúng. Vì nếu viết pmax, pmin thì người ta sẽ hiểu đó là Tải trọng max , min phân bố lên đầu cọc. và Pvl>Pmax>Pmin>Pdn>Ptk là sai hoàn toàn. nếu nói về pmax, pmin thì pmax va pmin đều phải < [p] . Nhưng với trường hợp Moomen trên cọc gây ra do tải trọng ngắn hạn thì cho phép pmax vượt quá 20%. tức là pmax <= 1.2 [p] (TCVN) với tiêu chuẩn của các nước khác thì còn cho phép lớn hơn. Như Mỹ mình nhớ ko nhầm là 30%. Các cái này bạn có thể tra google để tìm hiểu thêm. Mình đang bận quá, chỉ trả lời vậy thuui. muốn tìm hiểu chi tiết chắc cậu phải tự tìm thui,

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×