Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
caothanhks

1 ngày 2 câu hỏi tốt nghiệp!!!

Các bài được khuyến nghị

Mình xin trả lời như sau:

Câu 1: Gán tải trọng gió thì tất nhiên ở cột và ở đầu mút của sênô bạn à.

Mình đưa cho bạn tài liệu tham khảo tính khung không gian. Xem có thể giúp bạn được gì không nha. Mình thấy cũng có ích đó.

Câu 2: Mình ko quan tâm đến etap cho lắm, nên câu này mình xin nhường quyền trả lời cho các bác khác.

Câu 3:

Thường thường khi tỷ số l2/l1 = 2 thì ta tính theo khung phẳng theo phương cạnh ngắn, Phương cạnh dài bé nên có thể không xét đến. Nhưng thật ra nó vẫn chịu lực.

Nên suy cho cùng tính khung không gian giá trị nội lực giải ra vẫn tốt hơn khi mình tính khung phẳng. Và khi gán tải trọng động đất vào thì cũng vậy thôi, nên gán vào khung không gian.

Vì khung phẳng thường thường ta tính cho khung có nội lực tác dụng vào nhiều và lớn nhất để tính. Sau đó ta có thể đi bố trí cốt thép cho các khung còn lại (trừ dầm giao thoa và dầm phụ gác lên dầm chính...).

Cảm ơn vì những câu hỏi của bác.

Sau đây là ví dụ tính khung không gian bằng SAP: http://www.cadviet.com/upfiles/Bt_06_khung_khong_gian.pdf

Còn về hướng dẫn ETAPS thì bên phần giáo trình trong mục Giáo trình HOT cho ngành XDDD thì mình có UP lên rồi. Bạn có thể vào đó để down về nha.

Em cám ơn anh đã trả lời. Anh ơi phần khung phẳng này ko có tải trọng gió. Anh ơi lúc này ta giải khung ko gian thì ta lấy khung nào nguy hiểm nhất để tính thì có phải lấy nội lực ấy trong cùng mặt phẳng khung đó để tính ko?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em cám ơn anh đã trả lời. Anh ơi phần khung phẳng này ko có tải trọng gió. Anh ơi lúc này ta giải khung ko gian thì ta lấy khung nào nguy hiểm nhất để tính thì có phải lấy nội lực ấy trong cùng mặt phẳng khung đó để tính ko?

Khung không gian thì bạn phải nhập tải trọng toàn bộ công trình luôn chứ. Nếu bạn chỉ chọn 1 khung nguy hiểm để nhập thì đó chả phải là bạn đang tính khung phẳng à.

Bạn cứ đọc hướng dẫn mà mình UP lên cho bạn đó. Nó cung giúp ích 1 phần nào đó cho bạn hiểu thêm về chạy SAP khung không gian. Thân chào!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin cảm ơn bạn congchi đã chia sẻ kinh nghiệm về việc kiểm tra kết quả từ máy tính.

 

@caothanks: Phần mềm kết cấu mà không cân bằng nút thì làm sao cho ra kết quả, kiểm tra vừa thừa, vừa ngớ ngẩn, hic.

 

@ngoctan q:

Câu 1: Giải khung ko gian ta hoàn toàn có thể gán tải gió vào sàn vì ta có thể quan niệm sàn là tuyệt đối cứng theo phương ngang (tức là nó không bị uốn theo phương ngang), khi đó có thể gộp gió trái và gió phải chung vô rồi gán vào tâm cứng. Còn không, bạn gán từng tải gió trái và phải vô dầm biên đón gió cũng được, nên hạn chế cách gán tải gió vào cột.

Câu 2: Tính vách thì bạn tính gần giống cột, bằng cách gán Pier cho nó. Ta quan tâm đến lực dọc, Moment uốn theo 2 phương (Moment theo phương dài là chủ yếu), bạn có thể tính giống cột chịu nén lệch tâm sau đó bố trí cốt thép lại sao cho hợp lý (ưu tiên ở 2 mép), hoặc cách thứ 2 là chia vách ra thành những vùng nhỏ rồi tính như cột chịu nén đúng tâm (có thể gọi phương pháp này là pp phân bố ứng suất vì nó giống môn sức bền vật liệu)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình xin trả lời như sau:

Câu 1: Gán tải trọng gió thì tất nhiên ở cột và ở đầu mút của sênô bạn à.

Bác Thanh này chỉ bậy hơi bị nhiều rùi đấy.

 

Việc gán tải trọng gió vào cột hay tường phụ thuộc vào cách làm việc của tường đón gió.

 

Với những công trình thuộc thập niên 7x-8x, chủ yếu là khung xây chèn, bước cột nhỏ, chiều cao tầng tương đối, cột ra sát biên, thì tường chịu gió giống như sàn kê 04 cạnh. Khi đó, tải trọng gió sẽ truyền vào cột và dầm sàn biên. Phần gió truyền vào dầm biên sẽ được sàn hấp thụ hết, phần gió truyền vào cột sẽ phát sinh thêm moment uốn, và tăng độ nguy hiểm. Để thiên về an toàn, người ta sẽ dồn tải trọng gió về cột.

 

Với những công trình hiện nay, đa phần bước cột lớn, chiều cao tầng thấp, tường biên thường là kết cấu nhẹ, nên phương truyền lực của tường biên sẽ là lên các sàn tầng, cột gần như không chịu tải trọng gió trực tiếp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác Thanh này chỉ bậy hơi bị nhiều rùi đấy.

 

Việc gán tải trọng gió vào cột hay tường phụ thuộc vào cách làm việc của tường đón gió.

 

Với những công trình thuộc thập niên 7x-8x, chủ yếu là khung xây chèn, bước cột nhỏ, chiều cao tầng tương đối, cột ra sát biên, thì tường chịu gió giống như sàn kê 04 cạnh. Khi đó, tải trọng gió sẽ truyền vào cột và dầm sàn biên. Phần gió truyền vào dầm biên sẽ được sàn hấp thụ hết, phần gió truyền vào cột sẽ phát sinh thêm moment uốn, và tăng độ nguy hiểm. Để thiên về an toàn, người ta sẽ dồn tải trọng gió về cột.

 

Với những công trình hiện nay, đa phần bước cột lớn, chiều cao tầng thấp, tường biên thường là kết cấu nhẹ, nên phương truyền lực của tường biên sẽ là lên các sàn tầng, cột gần như không chịu tải trọng gió trực tiếp.

Sao bậy được hả bác.Thế thành của sênô không chịu tác dụng của gió theo phương đó à.Thường sênô thì ta quy về lực tập trung tại đầu mút của sênô. Vì trong lúc chạy SAP thì sơ đồ tính của sênô như 1 cái consol chứ có giống như hình cái sênô ngoài đời đâu mà bác quy về giống cột ở dưới được ờ.

Gió tác dụng vào cột thì có 2 dạng: phân bố đều hoặc quy về lực tập trung tại nút khung.

Việc quy về lực tập trung tại nút khung gióng như bạn xác định tải trọng của dầm chính khi có dầm phụ hoặc tường xây bên trên tác dụng thôi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin cảm ơn bạn congchi đã chia sẻ kinh nghiệm về việc kiểm tra kết quả từ máy tính.

 

@caothanks: Phần mềm kết cấu mà không cân bằng nút thì làm sao cho ra kết quả, kiểm tra vừa thừa, vừa ngớ ngẩn, hic.

 

@ngoctan q:

Câu 1: Giải khung ko gian ta hoàn toàn có thể gán tải gió vào sàn vì ta có thể quan niệm sàn là tuyệt đối cứng theo phương ngang (tức là nó không bị uốn theo phương ngang), khi đó có thể gộp gió trái và gió phải chung vô rồi gán vào tâm cứng. Còn không, bạn gán từng tải gió trái và phải vô dầm biên đón gió cũng được, nên hạn chế cách gán tải gió vào cột.

Câu 2: Tính vách thì bạn tính gần giống cột, bằng cách gán Pier cho nó. Ta quan tâm đến lực dọc, Moment uốn theo 2 phương (Moment theo phương dài là chủ yếu), bạn có thể tính giống cột chịu nén lệch tâm sau đó bố trí cốt thép lại sao cho hợp lý (ưu tiên ở 2 mép), hoặc cách thứ 2 là chia vách ra thành những vùng nhỏ rồi tính như cột chịu nén đúng tâm (có thể gọi phương pháp này là pp phân bố ứng suất vì nó giống môn sức bền vật liệu)

Sao các bác cứ nhầm nhọt sang trồng trọt vậy nhỉ.Ai chả biết là phần mềm giải chả đúng. Đúng thì mới có nhiều người áp dụng chứ.

Nhưng đây là những câu hỏi tốt nghiệp.Thử xem với nút đó thì cách cân bằng tại nút đó ra sao??? Câu hỏi về Cơ kết cấu chứ không phải là phần mềm tính sai. Hiểu giùm em với các bác ơi???????????????????????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình chỉ nhấn mạnh 1 điều là máy tính nó giải được thì không cần kiểm tra cân bằng nút chi cho mệt, việc kiểm tra kết quả từ máy tính là điều không phải dễ dàng, nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người lập mô hình, cụ thể họ sẽ ước chừng kết quả rồi so sánh và nhận xét với nhiều công trình họ đã làm (ví dụ nhà 15 tầng với nhịp cột 7x7m thì lực dọc cột của cột giữa tầng 1 khoảng 1000 T chẳng hạn .v.v..) đồng thời họ là người nắm vững cơ học kết cấu để kiểm tra xem có hợp lý hay không.

 

Trở về câu hỏi bạn kia, chốt lại, theo mình bạn cứ nhập tải gió tĩnh vào dầm biên, gió động vào tâm khối lượng, tâm này muốn lấy, bạn phải cho Etabs chạy trước rồi xuất phần gì có Mass building gì đó (ko nhớ nữa), đó là tọa độ XCM, YCM. Sau đó vô phần định nghĩa tải (Load Difine) chọn TH tải gió với type là WIND LOAD, sau đó chọn User Difine rồi nhập giá trị tải trọng vào từng tầng với tọa độ tâm khối lượng đã xuất ở trên.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Gửi Bác Tân file excel tính toán dầm phụ, dầm chính, cột, sàn theo TCVN 356-2005 + tổ hợp nội lực.

nếu có gì không hiểu, có số của mình rồi đó. Bác cứ alô cho mình.

http://www.cadviet.com/upfiles/Dam_LTKHUNG_356.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

A Caothanhks ơi,khoa mới phân công GVHD đồ án TN hồi chiều.Thầy Nguyễn Thạc Vũ HD chính kết cấu đồ án cho e.Dạo này thầy hay đi làm xa,công việc rất nhiều,gặp được thầy rất khó.Trong thời gian tới e không biết xoay sở ra sao đây.E đang phân vân không biết nên chọn đề tài như thế nào nữa.Sức học của e vào loại khá.Nếu chọn đề tài nhẹ quá, cầu toàn thì cung hơi tiếc.Mà nếu chọn đề tài hơi khó 1 chút thì lại sợ thầy Vũ không có thời gian chỉ bảo,tự e không làm nổi.Được biết trước đây thầy Vũ cũng HD KC Chính cho a.A có thể san sẻ 1 chút kinh nghiệm cho e dược không?!

Thầy đã mở công ty,công việc bộn bề,chắc đợt ni e phải tự bơi thôi.Trong quá trình làm ĐATN, có gì không rõ,e mong a tận tình chỉ bảo.A E mình là đồng môn,hi vọng a không từ chối!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
A Caothanhks ơi,khoa mới phân công GVHD đồ án TN hồi chiều.Thầy Nguyễn Thạc Vũ HD chính kết cấu đồ án cho e.Dạo này thầy hay đi làm xa,công việc rất nhiều,gặp được thầy rất khó.Trong thời gian tới e không biết xoay sở ra sao đây.E đang phân vân không biết nên chọn đề tài như thế nào nữa.Sức học của e vào loại khá.Nếu chọn đề tài nhẹ quá, cầu toàn thì cung hơi tiếc.Mà nếu chọn đề tài hơi khó 1 chút thì lại sợ thầy Vũ không có thời gian chỉ bảo,tự e không làm nổi.Được biết trước đây thầy Vũ cũng HD KC Chính cho a.A có thể san sẻ 1 chút kinh nghiệm cho e dược không?!

Thầy đã mở công ty,công việc bộn bề,chắc đợt ni e phải tự bơi thôi.Trong quá trình làm ĐATN, có gì không rõ,e mong a tận tình chỉ bảo.A E mình là đồng môn,hi vọng a không từ chối!

Vô Nguyễn Thạc Vũ xem như là sướng rồi còn gì nữa.Thời xưa anh cũng thầy Vũ hướng dẫn chính đó. Thầy hướng dẫn rất nhiệt tình.Nói chung à em cứ yên tâm đi.

Sức học của mình khá thì đừng lo nghĩ gì hết à.Em tìm đề tài gì khoảng 10 tầng là được rồi. Làm móng cọc thôi cũng được.

Lúc anh ra trường. Có mấy lần vô thăm thầy mà có gặp được đâu.

Cố gắng lên nha. Bây giờ mới phần kiến trúc mà. Lo gì mà xa thế kaka!

Notes: Em lấy file excel anh gửi cho ngoc tan_q về mà làm đồ án.Mấy file đó đều của thầy Vũ lập nên đó. Đầy đủ tính thép sàn, dầm, cột

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đợt này mấy bác 04X1 của bách khoa Đà nẵng làm đồ án mà không thấy ai có vướng mắc gì hết vậy?

Bác ngoctan_q làm ăn sao rồi vậy?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thế lỡ phần mềm chạy lỗi thì sao. Vì SAP là phương pháp giải gần đúng chứ có phải là tuyệt đối đâu.

Còn bạn bảo nếu bạn là thầy chấm tốt nghiệp, SV nào trả lời như thế bạn cho rớt thì cũng đúng thôi. Vì suốt đời bạn có được làm thầy đâu mà cho họ rớt. Chấm dứt bàn luận vấn đề này tại đây.

Sao các bác cứ nhầm nhọt sang trồng trọt vậy nhỉ.Ai chả biết là phần mềm giải chả đúng. Đúng thì mới có nhiều người áp dụng chứ.

Nhưng đây là những câu hỏi tốt nghiệp.Thử xem với nút đó thì cách cân bằng tại nút đó ra sao??? Câu hỏi về Cơ kết cấu chứ không phải là phần mềm tính sai. Hiểu giùm em với các bác ơi???????????????????????

Mình thấy hai câu nói này của bạn thật sự mâu thuẫn với nhau???????????

Như vậy thì mình phải nên tin vào câu nói nào đây?

Bạn phải có quan điểm lập trường chứ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đợt này mấy bác 04X1 của bách khoa Đà nẵng làm đồ án mà không thấy ai có vướng mắc gì hết vậy?

Bác ngoctan_q làm ăn sao rồi vậy?

em đang thông phần kiến trúc, chưa vào phần kết cấu. Nhưng cũng có 1 số vấn đề:

Câu 1: Bác nào cho em hỏi cách tính vách với! Em đọc tham khảo thấy có nhiều cách tính vách, người thì dùng ứng suất top, ứng suất down-> tính theo công thức gì đó theo ứng suất ra thép; người thì dùng nội lực; Người thì dùng ứng suất có khác là dùng công thức sức bền vật liệu tính ra nội lực, lấy nội lực tính như cột nén lệch tâm rồi ko biết từ đâu có cặp nội lực thứ 2 dùng kiểm tra thép cho cặp 1?...

Câu 2: Khi số dạng dao động cần tính cho động đất nhiều vd như dao dộng 1 tính ra F cho từng tầng. dạng 2 cũng tính ra F cho từng tầng, dạng 3, dạng 4, dạng 7... thì lúc này gán tải trọng động đất như thế nào khi dùng estab? Có tổ hợp các dạng dao động trước ko? rồi gán vào ko?

Câu 3: Khi có tầng hầm việc có áp lực đất tác dụng vào tường tầng hầm lúc này trong estab ko giống sap, sap thì có thể gán áp lực đất, nước được còn estab thì ko? Bác nào có cao kiến thì cho em biết cách gán áp lực đất trong estab. Công trình em có đến 3 tầng hầm lận.

Mong các bác sớm cho ý kiến!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em thấy topic này hay quá mà lâu nay mọi người lại bỏ quên. Để góp vui cùng mọi người em cũng xin có một câu hỏi đưa ra để mọi người thảo luận.

Trong thiết kế nhà cao tầng thì việc chất tải lệch tầng lệch nhịp có tác dụng cụ thể gì. Hi vọng các pro bớt chút thời gian thảo luộn cùng topic này!!!!!!!!!

Thân!!!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
em thấy topic này hay quá mà lâu nay mọi người lại bỏ quên. Để góp vui cùng mọi người em cũng xin có một câu hỏi đưa ra để mọi người thảo luận.

Trong thiết kế nhà cao tầng thì việc chất tải lệch tầng lệch nhịp có tác dụng cụ thể gì. Hi vọng các pro bớt chút thời gian thảo luộn cùng topic này!!!!!!!!!

Thân!!!!!

-Khi ta chất tải lệch tầng,lệch nhịp -->Mômen dương ở dầm tính toán được là lớn nhất & bất lợi nhất.

:undecided: :cheers: :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Moment âm vẫn được chứ.

Để hiểu rõ vẫn đề, ta nên làm ví dụ như vầy :

- Kiếm một khung phẳng nhiều tầng nhiều nhịp.

- Chất hoạt tải lên từng nhịp (số HT phải chất bằng số tầng x số nhịp).

- Chọn một tiết diện cần xét (giả sử nhịp xxx nào đó).

- Lọc ra những trường hợp chất tải làm moment ở nhịp đó dương (vì cùng chiều với tỉnh tải).

- Vẽ ra và kết luận.

- Trong những trường hợp đó, lọc ra những trường hợp chất tải gây ra phần lớn nội lực trong tiết diện (giả sử xét n trường hợp từ lớn đến nhỏ cộng dồn gây nên 95% nội lực trong nhịp).

- Vẽ ra và kết luận.

- Chất tải toàn bộ khung, xét nội lực tại tiết diện trên trong trường hợp này. So sánh và kết luận.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

trường hợp chất tải lệch nhịp thì tui nghĩ thế này:

 

Trước hết, nhằm tìm ra nội lực nguy hiểm nhất mà nội lực nguy hiểm nhât ở đây là Mô men. (không quan tâm lắm tới vấn đề nó âm hay dương.)

- Tổ hợp ở đây là tổ hợp hoạt tải, mà đặc điểm của hoạt tải là không cố định. vì thế ta cần phải tổ hợp cách tầng cách nhịp.

- Do khi tính toán, dầm trong nhà cao tầng là dầm liên tục, nếu chất tải đều thì các tải này sẽ làm giảm chuyển vị ở các vị trí dầm, do đó cần phải chất tải cách nhịp nhằm tìm được vị trí có biến dạng lớn nhất tương đương với Nội lực ở đó là nguy hiểm.

 

bác caothanhks cho tui xin ý kiến? thanks

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tiếp nữa, tôi có câu hỏi nữa:

trong khi tính toán tường trong đất khi thi công tầng hầm, nếu thi công tường barret thì mình cần tính cái khoảng ngập trong đất tính từ sàn tầng hầm cuối cùng tới hết chân của tường như thế nào cho phù hợp?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tiếp nữa, tôi có câu hỏi nữa:

trong khi tính toán tường trong đất khi thi công tầng hầm, nếu thi công tường barret thì mình cần tính cái khoảng ngập trong đất tính từ sàn tầng hầm cuối cùng tới hết chân của tường như thế nào cho phù hợp?

Hỏi vầy seo trả lời ?

Chiều sâu của cọc barret phụ thuộc vào nhiều thứ :

- Sơ đồ làm việc của cọc (chỉ chắn đất hay tham gia luôn vào hệ móng cọc của công trình).

- Sơ đồ thi công tầng hầm (đào mở hay top-down, sơ đồ chống từng tầng).

- Khả năng các phương pháp hạ nước ngầm và cấu tạo địa chất công trình (nếu đất nền thấm tốt thì nhiều khi phải cắm barret xuống tầng không thấm để cô lập và hạ nước ngầm).

Bác muốn hỏi cái nào ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hỏi vầy seo trả lời ?

Chiều sâu của cọc barret phụ thuộc vào nhiều thứ :

- Sơ đồ làm việc của cọc (chỉ chắn đất hay tham gia luôn vào hệ móng cọc của công trình).

- Sơ đồ thi công tầng hầm (đào mở hay top-down, sơ đồ chống từng tầng).

- Khả năng các phương pháp hạ nước ngầm và cấu tạo địa chất công trình (nếu đất nền thấm tốt thì nhiều khi phải cắm barret xuống tầng không thấm để cô lập và hạ nước ngầm).

Bác muốn hỏi cái nào ?

Ý của tui là hỏi về tường trong đất cơ. không tham gia vào hệ thống móng công trình.

Mục đích của công trình của tui là làm tường tầng hầm chứ không làm chức năng của cọc. mà đã là tường thì nó chỉ làm chức năng chắn đất khi thi công và có thể làm tưởng tầng hầm sau này... Nhưng thi công chiều sâu của tường này tới đâu( tính từ cốt sàn tầng hầm sâu nhất) là phù hợp? cách thức tính toán thể nào? ( biết là phụ thuộc vào nền đất bên dưới)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu chỉ chắn đất, thì tường barret sẽ được tính toán như bản console cắm vào đất nền. Nó phụ thuộc nhiều vào sơ đồ cừ phần tầng hầm. Cách tính chung là :

- Giả thiết chiều sâu cắm cọc.

- Xác định tâm xoay cọc (cách đáy cọc một đoạn nào đó).

- Vẽ áp lực đất (phần trong tầng hầm (áp lực chủ động), phần cắm vào đất trên tâm xoay (áp lực bị động ngược hướng), phần cắm vào đất dưới tâm xoay (áp lực chủ động cùng hướng với áp lực chủ động)).

- Cân bằng lực và moment, từ đó xác định chiều sâu chôn cừ (nhớ hệ số an toàn).

 

Đây là cách tính dùng cho tường chắn đất tạm thời, hoặc không cần khống chế chặt chẽ chuyển vị.

Với tường barret làm tầng hầm, vì phải khống chế chặt chuyển vị đỉnh cừ, nên sơ đồ trên không đúng. Vì chuyển vị của cừ bé, các áp lực đất chủ động và bị động chưa được huy động hết. Phải hiệu chỉnh hệ số và hình dạng phân bố áp lực đất.

Tốt nhất nên bỏ vào máy và phân tích. Tính tay chỉ để đối chiếu thôi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nếu chỉ chắn đất, thì tường barret sẽ được tính toán như bản console cắm vào đất nền. Nó phụ thuộc nhiều vào sơ đồ cừ phần tầng hầm. Cách tính chung là :

- Giả thiết chiều sâu cắm cọc.

- Xác định tâm xoay cọc (cách đáy cọc một đoạn nào đó).

- Vẽ áp lực đất (phần trong tầng hầm (áp lực chủ động), phần cắm vào đất trên tâm xoay (áp lực bị động ngược hướng), phần cắm vào đất dưới tâm xoay (áp lực chủ động cùng hướng với áp lực chủ động)).

- Cân bằng lực và moment, từ đó xác định chiều sâu chôn cừ (nhớ hệ số an toàn).

 

Đây là cách tính dùng cho tường chắn đất tạm thời, hoặc không cần khống chế chặt chẽ chuyển vị.

Với tường barret làm tầng hầm, vì phải khống chế chặt chuyển vị đỉnh cừ, nên sơ đồ trên không đúng. Vì chuyển vị của cừ bé, các áp lực đất chủ động và bị động chưa được huy động hết. Phải hiệu chỉnh hệ số và hình dạng phân bố áp lực đất.

Tốt nhất nên bỏ vào máy và phân tích. Tính tay chỉ để đối chiếu thôi.

Cho em hỏi. Khi mô hình hoá nhà cao tầng trong etabs ta có nên đưa tường tầng hầm vào khung không gian không? em thấy có người bảo là nên đưa vào vì tường tầng hầm chịu áp lực đất. Cũng có người bảo áp lực đất các phía cân bằng nhau. Em thấy phân vân quá. Mong các anh giải thích kỹ càng vấn đề này ạ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cho em hỏi. Khi mô hình hoá nhà cao tầng trong etabs ta có nên đưa tường tầng hầm vào khung không gian không? em thấy có người bảo là nên đưa vào vì tường tầng hầm chịu áp lực đất. Cũng có người bảo áp lực đất các phía cân bằng nhau. Em thấy phân vân quá. Mong các anh giải thích kỹ càng vấn đề này ạ?

Nếu máy mạnh, rảnh rỗi thì nên đưa vào cho đúng catalogue.

Thường thì không. Để mô hình áp lực đất ta có thể chuyển nó sang dạng phân bố trên dầm hoặc cột.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×