Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
ssg

Cùng nhau học SolidWorks

Các bài được khuyến nghị

Chào các bác.

Hôm trước em có ghé qua xem bác SSG nói về SG. Em cũng đang muốn hoc cái này nhưng đợt vừa rùi chưa tham gia được vì phải đi công tác dài ngày. Hôm nay quay lại diễn đàn thấy các bác trao đổi về SW hay quá. Bác lớp trưởng SSG cho em tham gia lớp hoc với nha. Chỉ tiếc là công việc của em phải đi công tác liên tục nên ko có thời gian tham gia lớp hoc thường xuyên.

Danh sách lớp học đến thời điểm này:

1- ssg

2- pikeman286

3- vanduong

4- tichuot

5- X.THANHCONG

6- tuannguyen314169

7- voima_tien

8- ktsnvn

9- kiepngheo

10 - ...

...

50 - stop

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Danh sách topten của lớp SW:

1- ssg

2- pikeman286

3- vanduong

4- tichuot

5- X.THANHCONG

6- tuannguyen314169

7- voima_tien

8- ktsnvn

9- kiepngheo

10 - longdrobmash

 

(Không có chuyện "50- stop" như vanduong ghi đâu nhé. Càng đông càng vui và càng có nhiều ý tưởng hay)

 

Có vẻ khí thế lắm, cám ơn tất cả các bạn!

Kể từ hôm nay, ssg không làm cái việc ghi tên nữa, ai đăng ký thì tự ghi lấy (tham khảo kiểu "tự ghi" của bạn ktsnvn). Không phải ssg có sự "phân biệt đối xử" mà là vì không cần thiết phải như vậy. Lúc đầu hơi bị lèo tèo nên mới phải hô hào. "Khua chiêng đánh trống" như vậy có lẽ cũng đủ rồi, giờ là lúc cần đi vào thực chất. Các bạn cố gắng tự hoàn thành 3 bài đầu tiên, sau đó post bài thảo luận là vừa.

Ssg xin lưu ý các bạn một lần nữa, tutorial của bất cứ phần mềm nào cũng vậy, nó là hướng dẫn của "chính hãng" về những vấn đề cơ bản nhất. Các ví dụ minh hoạ họ đã nghiên cứu rất kỹ theo một trình tự khoa học, logic chặt chẽ. Các bạn cứ yên tâm thực hiện đúng theo trình tự của họ, đừng suy nghĩ lan man.

Trong quá trình làm bài, tự liên hệ thực tế và mở rộng vấn đề ra là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu mở rộng quá và cảm thấy... bí thì thôi, hãy tạm gác lại đã, đừng đi lạc đề quá xa.

Mục tiêu của lớp học này là mỗi người phải tự mình làm được tất cả các ví dụ trong tutorial mà không cần nhìn hướng dẫn. Hoàn thành bước cơ bản này, mỗi người sẽ tự đúc kết được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề thực tế, cũng như biết cách định hướng cho mình những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo, phù hợp với nhu cầu riêng của bản thân.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bác SSG và các bạn.

Hôm nay lang thang vào đây thấy có lớp học hay quá. Các bác cho tui theo với nhé. Xin giới thiệu chút xíu về mình, tui cũng là dân cơ khí, làm công việc vẽ vời cũng được 8 năm rồi. Nhưng toàn là dùng AutoCad không hà, mấy tháng nay có tham khảo chút ít về Inventor 2008, chủ yếu để lấy các thông số bánh răng, trục vít bánh vít, ... Rồi ráp mấy cái lại xem cũng ... khoái, :-). Rồi tui thấy thằng bạn nó dùng SLW, tui to mo xem thử, wa! Đúng là nó có phần hấp dẫn tui thiệt, cái tui mê nhứt là cảm giác nhẹ nhàng của nó (chủ quan của tui thôi) nhưng không biết thư viện của nó có được như Invetor không nữa, bác nào đã qua 2 cái này rồi xin cho ý kiến nhé. Bây giờ tui chạy đi mua đĩa SLW về cài thử xem. Không biết tui có tham quá không??? Có gì các bác giúp đỡ thêm nhé. Thanks

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bác SSG và các bạn.

Hôm nay lang thang vào đây thấy có lớp học hay quá. Các bác cho tui theo với nhé. Xin giới thiệu chút xíu về mình, tui cũng là dân cơ khí, làm công việc vẽ vời cũng được 8 năm rồi. Nhưng toàn là dùng AutoCad không hà, mấy tháng nay có tham khảo chút ít về Inventor 2008, chủ yếu để lấy các thông số bánh răng, trục vít bánh vít, ... Rồi ráp mấy cái lại xem cũng ... khoái, :-). Rồi tui thấy thằng bạn nó dùng SLW, tui to mo xem thử, wa! Đúng là nó có phần hấp dẫn tui thiệt, cái tui mê nhứt là cảm giác nhẹ nhàng của nó (chủ quan của tui thôi) nhưng không biết thư viện của nó có được như Invetor không nữa, bác nào đã qua 2 cái này rồi xin cho ý kiến nhé. Bây giờ tui chạy đi mua đĩa SLW về cài thử xem. Không biết tui có tham quá không??? Có gì các bác giúp đỡ thêm nhé. Thanks

Lớp học SW chúng ta luôn luôn rộng mở chào đón tất cả các bạn! Như đã nói trên, ssg bày ra trò "ghi tên đăng ký" chỉ với mục đích duy nhất là hô hào lúc đầu. Đến giờ, có lẽ việc đó không cần thiết nữa, bạn nào thấy thích xin mời cứ tự nhiên, không cần phải khách sáo. Điều quan trọng là các bài thảo luận về nội dung của SolidWorks.

Về dòng chữ in đậm trên, theo ssg là không. Sau lớp SW này sẽ mở lớp Inventor! Hy vọng bạn sẽ xung phong làm lớp trưởng!

 

Để "làm gương" trong việc thảo luận, ssg xin mở màn bằng một vài kinh nghiệm nhỏ, với một vài sự tưởng tượng mang tính trực quan, hy vọng giúp được một số bạn nhanh chóng làm quen với SW. Những cái ssg đề cập dưới đây có lẽ là những điều sơ đẳng nhất khi bắt đầu tiếp cận một phần mềm mới:

 

1- Toolbars: cung cách y chang như AutoCAD

- Cách "chính thống": Menu - Tools - Customize - ...

- Nhanh hơn: right_click trên một toolbar bất kỳ hoặc trên status_bar - một menu động hiện ra, bạn muốn chọn hoặc huỷ chọn cái nào tuỳ ý

 

2- Zoom Out: nghĩa là nhìn ra ngoài, tổng thể hơn, thấy đối tượng nhỏ hơn

- Phím tắt: z

- Nếu dùng chuột có bánh xe (wheel type mouse): lăn bánh xe ra xa mình với hình dung rằng, các đối tượng nằm trên... "chiếc xe mouse", bạn lăn bánh xe như vậy tức là "chở" các đối tượng đi ra xa

 

3- Zoom In: nghĩa là nhìn vào trong, thấy rõ chi tiết hơn, thấy đối tượng lớn hơn. Hình dung ngược lại:

- Shift + z: có thể hình dung là chữ Z lớn -> bạn thấy đối tượng lớn hơn

- Lăn bánh xe chuột về phía mình, tức là "chở" các đối tượng tiến gần mình hơn

 

4- Zoom to Fit: rất đơn giản là phím f

 

5- Rotate_view:

- Các phím mũi tên

- Wheel_drag (giữ bánh xe và kéo rê). Hình dung: phanh gấp bánh xe lại -> các đối tượng bị... lộn nhào!

 

6- Pan:

- Ctrl + các phím mũi tên

- Ctrl + wheel_drag . Hình dung: phanh gấp nhưng... tài xế lành nghề (control) -> chỉ lết bánh chứ không bị lộn nhào!

 

7- Shortcut_key:

SW đã có sẵn một số phím tắt chuẩn. Vào "Help - Contents - User Interface - Command, Menu, Toolbars - Managing Menu - Keyboard Shortcuts" hoặc "Help - Index" gõ "shortcut" sẽ thấy.

Bạn có thể tự định nghĩa thêm một số phím tắt thông dụng cho riêng mình. Vào Tools - Customize - Keyboard - ...

Ví dụ:

 

Tip1.jpg

 

Họ đã có sẵn Ctrl+7 để chuyển đến khung nhìn Isometric. Bạn cứ mặc nó, gõ thêm chữ i ở "Press new shortcut key", bấm assign -> bạn sẽ có thêm một phím tắt nữa là i cho thao tác này...

Kết quả: bạn zoom, pan, rotate_view... loạn cào cào nhưng chỉ cần bấm i là nó trở về ngay ngắn, đầy đủ với khung nhìn Isometric...

 

Nhận xét:

Các thao tác trên, bạn có thể dùng Menu hoặc Toolbars một cách "bài bản" như tài liệu hướng dẫn. Tuy nhiên, các phím tắt và chuột có bánh xe giúp thao tác nhanh hơn nhiều. Bạn nào chưa có thì kiếm lấy một chú, rẻ thôi mà!

Bản thân ssg vẫn thích dùng chuột cho zoom-pan-rotate_view và đúc kết thành "khẩu quyết":

 

Nhìn xa lăn ra (zoom out)

Nhìn gần lăn vào (zoom in)

Phanh gấp lộn nhào (rotate_view)

Control lết bánh (pan)

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Troi. Hay wa, cho em tham ja voi nhe. Em moi hoc Solid duoc mot thoi jan thay me qua, nhung do tu hoc nen trinh do con han che lam. Mong anh em trong dien dan chi bao them cho nhieu

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Danh sách lớp học đến thời điểm này:

1- ssg

2- pikeman286

3- vanduong

4- tichuot

5- X.THANHCONG

6- tuannguyen314169

7- voima_tien

8- ktsnvn

9- kiepngheo

10 - ...

...

50 - stop

11. ngayve324

KS XD có thêm món này cũng tuyệt

không được lọt vào top10 nhưng vẫn còn trong top 20. Ssg ghi giúp tên em với

đến hôm nay kiến thức về SW=0, ở tỉnh lẽ chắc khó tìm ra bộ cài SW lắm. hay bác ssg chịu khó share bộ cài lên mạng cho thành viên lớp luôn đi. bên trang www.Adrive.com cho Upload dữ liệu trực tuyến đến 50GB

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhiệt liệt hoan nghênh tất cả các bạn! Nhưng có lẽ không cần ghi tên ghi tuổi gì nữa đâu. Điều quan trọng là kiếm bộ cài SW và bắt tay vào làm ngay 3 bài đầu tiên theo hướng dẫn, sẽ có nhiều cái để thảo luận với nhau hay hơn nhiều.

Về bộ cài, ssg cũng đã nói rồi. Với tốc độ mạng chỗ ssg mà up lên 4 đĩa CD chắc mất hết... 24 giờ! Trong thời gian up, có thể bị "cắt" bất cứ lúc nào -> kết quả trước đó sẽ thành công cốc. Ssg biết chắc là không thể nào up được, mong các bạn thông cảm cho.

 

Nhân tiện, ssg post thêm một bài tổng quan, hy vọng giúp các bạn hiểu sâu sắc hơn những gì đã đọc trong tài liệu:

 

 

Tổng quan về Part – Assembly - Drawing

 

Người ta đưa Lesson 1, 2, 3 (minh hoạ cho 3 khái niệm trên), lên đầu tiên trong tutorial là có chủ ý rất rõ ràng: giúp user có cái nhìn tổng quan nhất về SolidWorks ngay từ đầu.

 

Part: chi tiết, là đối tượng cơ bản nhất, là đơn vị cơ sở để tạo thành assembly.

 

Assembly: lắp ghép, được ghép từ nhiều part (hoặc assembly con) bằng những liên kết (mate) cụ thể.

Khái niệm part và assembly tương tự như khái niệm “chi tiết” và “máy” trong môn học “Chi tiết máy”.

 

Drawing: bản vẽ. Có thể hiểu rằng, đây chỉ là bản sắp xếp những gì đã được thiết kế trong part và assembly với mục đích in ra giấy, với nhiều phương án thể hiện khác nhau (tương tự như Layout của AutoCAD). Gọi là drawing nhưng hầu như bạn chẳng cần vẽ vời gì ở đây cả, mọi cái đều sinh ra một cách tự động từ những gì bạn đã xây dựng trong part và assembly.

 

Ssg rất tâm đắc với quan điểm của dịch giả DCL (bản dịch tutorial) “trong SolidWorks hầu như không có khái niệm vẽ”. Rất nhiều tài liệu hướng dẫn về CAD3D cũng không dùng từ “vẽ” (drawing) mà dùng từ “mô hình hoá” (modeling). Quả vậy, phần lớn các thao tác bạn cần làm trong SW là xây dựng mô hình. Tự thân mô hình đã bao hàm đầy đủ các yếu tố hình học, tính chất cơ lý, đặc điểm liên kết… Toàn bộ thông tin ấy đã được số hoá (digitalize) và kết quả chủ yếu mà bạn nhận được là các files lưu trong computer chứ không phải là bản in ra giấy. Có những trường hợp, bạn không cần phải in ra giấy để làm gì cả, nhưng kết quả modeling của bạn vẫn được sử dụng rất hiệu quả cho các mục đích:

- Chuyển giao cho phần mềm CAD khác xử lý tiếp

- Xuất sang CAM để lập chương trình gia công

- Xuất sang CAE để tính toán kết cấu, sức bền, tính toán thuỷ khí...

- …

Với từng ấy thông tin chứa trong mô hình, việc thể hiện các hình chiếu, hình trích, hình cắt, mặt cắt… đủ các kiểu trên drawing rõ ràng là chuyện “nhỏ như con thỏ”!

 

Bộ 3 Part – Assembly - Drawing có mối quan hệ hữu cơ nhau. Bạn thay đổi một yếu tố nào đó trong part chẳng hạn, lập tức nó được thể hiện trong assembly và drawing. Có thể nói, việc chia ra part, assembly và drawing chỉ mang ý nghĩa về phương pháp (chia nhỏ ra để dễ làm việc), toàn bộ chúng là một thể thống nhất. Chi tiết máy nằm riêng lẻ hay chi tiết máy nằm trong cụm lắp vẫn cứ là nó, vẫn chỉ là một đối tượng duy nhất.

 

Tóm lại:

- Part là mô hình chi tiết máy, là đối tượng cơ bản

- Assembly là tổ hợp các parts, là mô hình lắp của máy hoặc bộ phận máy

- Drawing là bản sắp xếp của parts và/hoặc assemblies khi có nhu cầu in ra giấy, kèm theo một số ghi chú (annotations) theo quy ước chung của bản vẽ kỹ thuật.

 

Những gì viết ở trên thể hiện hiểu biết hiện tại của bản thân ssg về SolidWorks, post lên với ý muốn chia sẻ quan điểm cùng các bạn. Các ý nêu trên có thể đúng, có thể sai, có thể còn nhiều thiếu sót..., mong các bạn cùng tham gia đóng góp để hoàn thiện dần. Những hiểu biết ấy sẽ là kiến thức chung cho cả lớp chúng ta.

 

Ngoài ra, ssg cũng xin gợi ý trước một số khái niệm để các bạn tìm hiểu trong quá trình học. Bạn hiểu gì về:

 

1- Parametric Models

2- Feature

3- Sketch

4- Mate

5- Origin

6- Plane

7- Feature Manager Tree

8- Command Manager

9- Task pane

10- Quan hệ giữa SolidWorks và AutoCAD

 

Còn nữa, nhưng từ từ đã, nhiều quá dễ gây sốc! Hãy đợi đấy!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nhiệt liệt hoan nghênh tất cả các bạn! Nhưng có lẽ không cần ghi tên ghi tuổi gì nữa đâu. Điều quan trọng là kiếm bộ cài SW và bắt tay vào làm ngay 3 bài đầu tiên theo hướng dẫn, sẽ có nhiều cái để thảo luận với nhau hay hơn nhiều.

Về bộ cài, ssg cũng đã nói rồi. Với tốc độ mạng chỗ ssg mà up lên 4 đĩa CD chắc mất hết... 24 giờ! Trong thời gian up, có thể bị "cắt" bất cứ lúc nào -> kết quả trước đó sẽ thành công cốc. Ssg biết chắc là không thể nào up được, mong các bạn thông cảm cho.

 

Nhân tiện, ssg post thêm một bài tổng quan, hy vọng giúp các bạn hiểu sâu sắc hơn những gì đã đọc trong tài liệu:

Em mà có bộ cài thì em sẽ UP thay bác ssg, kiếm không ra bộ cài thì xem ra chỉ xem chơi chứ chẵng thực hành được

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác SSG và mọi người giúp em chút. Trong SLW có lệnh Circula tương tự như lệnh Array. Vậy tại sao ko tài nào mà chọn được trục xoay vậy các bác.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sẵn đây em Up file của em lên. Em định cho trục tròn xoay quanh tâm hình như thế này. :rolleyes:

 

File up: http://www.cadviet.com/upfiles/Helloword.sldprt

Trích dẫn Help:

Pattern Axis: Select an axis, model edge, or an angular dimension in the graphics area.

Trục của pattern: chọn 1 axis, một cạnh của mô hình hoặc 1 kích thước góc trên màn hình đồ hoạ.

 

Axis là một dạng Reference Geometry (đối tượng hình học để tham chiếu). Bạn có thể tạo nó bằng cách:

Chọn thanh công cụ "Reference geometry", chọn lệnh "axis", pick vào line của bạn. Khi đã có axis, khi bạn gọi lệnh circular pattern, nó sẽ tự nhìn ra, chẳng cần chọn!

 

circular.jpg

 

P/S: Cái Extrude2 của bạn bị lỗi gì đó, nó đang bị mờ đi. Bạn right_click vào nó, bấm Unsuppress sẽ thấy SolidWorks báo lỗi. Tình trạng này không thể để như vậy được. Chưa có kinh nghiệm sửa lỗi, tốt nhất là bạn vẽ lại mô hình, thao tác thật chuẩn xác vào.

 

Bổ sung:

1- Các lệnh có thể dùng Toolbar, Menu hoặc Shortcut_key. Bạn có thể vào Menu-Insert-Reference Geometry...

2- Có 5 phương án tạo axis (nhìn hình trong Property Manager là hiểu ngay)

Chỉnh sửa theo ssg
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn bác. Đúng là nó đang bị lỗi gì đó. Lúc trước em chọn trục hoài không được uất quá định đập máy.(Dù sao cũng có kinh nghiệm xài đồ họa) :rolleyes: .Bác nhắc em mới biết công cụ Reference Geometry. Còn một điều nữa em muốn hỏi bác và cả nhà. Khi thiết lập tùy chọn cho Dimension làm sao bỏ được cái dòng RD1 như hình, mặc dù đã tick hết vào các checkbox nhưng không hiển thị ra dòng hide này.

dimensionoption.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Còn một điều nữa em muốn hỏi bác và cả nhà. Khi thiết lập tùy chọn cho Dimension làm sao bỏ được cái dòng RD1 như hình, mặc dù đã tick hết vào các checkbox nhưng không hiển thị ra dòng hide này.

Bạn không có quyền loại bỏ! Mọi đối tượng đều phải có một cái tên để SolidWorks quản lý. Mà không hiểu tại sao bạn lại muốn vậy, nó đâu làm gì phiền hà đến bạn?!

Dim này bạn ghi trên drawing đúng không? Nói chung nó mờ đi như vậy là đúng (để người ta khỏi... quậy phá!). Bạn sang bên part, edit sketch, các giá trị trên sẽ hiện rõ, bạn có thể rename hoặc thay đổi value ở đó tuỳ ý.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn không có quyền loại bỏ! Mọi đối tượng đều phải có một cái tên để SolidWorks quản lý. Mà không hiểu tại sao bạn lại muốn vậy, nó đâu làm gì phiền hà đến bạn?!

Dim này bạn ghi trên drawing đúng không? Nói chung nó mờ đi như vậy là đúng (để người ta khỏi... quậy phá!). Bạn sang bên part, edit sketch, các giá trị trên sẽ hiện rõ, bạn có thể rename hoặc thay đổi value ở đó tuỳ ý.

Thưa bác. Em muốn hiệu chỉnh nó bởi vì trong edit bản vẽ. Các đường kích thước đều có ký hiệu (RD1) đi kèm. Làm gì có ai hiểu được RD1 là gì đâu bác.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thưa bác. Em muốn hiệu chỉnh nó bởi vì trong edit bản vẽ. Các đường kích thước đều có ký hiệu (RD1) đi kèm. Làm gì có ai hiểu được RD1 là gì đâu bác.

Mặc định khi cài đặt nó không như vậy, bạn... táy máy nó mới hiện ra! Bạn vào Tools - Option - System Options - General, huỷ chọn "Show dimension names" như hình:

 

dim_name.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em đã phải reset system option. Có một điều mà em vẫn băn khoăn là chỉnh Size cho kích thước kiểu gì vậy bác. Một bản vẽ dù để tỉ lệ nào thì Size vẫn như nhau. Nhìn rất là thô bác ạ. Em có vào Tool > Options > Document Properties > Detailing > Annotation Font... nhưng hiệu chỉnh hoài mà vẫn thế. Bác xem thế nào chỉ giùm em.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em đã phải reset system option. Có một điều mà em vẫn băn khoăn là chỉnh Size cho kích thước kiểu gì vậy bác. Một bản vẽ dù để tỉ lệ nào thì Size vẫn như nhau. Nhìn rất là thô bác ạ. Em có vào Tool > Options > Document Properties > Detailing > Annotation Font... nhưng hiệu chỉnh hoài mà vẫn thế. Bác xem thế nào chỉ giùm em.

Bạn vào đó là đúng rồi, nhưng hãy dừng lại tại:

"Tool > Options > Document Properties > Detailing", chọn "Dimensioning standard" theo DIN hoặc GOST. Các tiêu chuẩn này gần giống với TCVN nhất. Sau đó có thể chỉnh thêm theo ý riêng. Cuối cùng, bạn có thể lưu lại ở dạng Drawing Template *.drwdot để sử dụng nhiều lần (y chang như *.dwt của Acad).

Chẳng biết bạn thao tác thế nào, mình chỉnh cái nào là thấy tác dụng cái đó.

 

Lưu ý: môi trường drawing giống như Layout của AutoCAD. Bạn thử làm như sau:

- Luôn luôn chọn sheet scale là 1:1 -> các yếu tố "ăn theo" trên sheet (dim, ghi chú...) cũng luôn luôn ở tỷ lệ 1:1

- Trong Model View Properties, chọn "Use custom scale" để thiết lập tỷ lệ theo ý thích

Kết quả: các hình biểu diễn có thể ở nhiều tỷ lệ khác nhau nhưng dim, text... luôn luôn là 1:1 theo tờ giấy (sheet).

Cách làm này hoàn toàn tương tự như trong AutoCAD: bạn dùng layout, với tỷ lệ khi pagesetup là 1:1, các viewport thay đổi tỷ lệ tuỳ ý vậy mà.

 

Theo ssg, có thể có nhiều cách để đạt mục đích trên, nhưng trong giai đoạn mới học, còn nhiều thứ khác phải quan tâm. Chỉ cần 1 cách để trình bày bản vẽ như ý là đủ. Khi đã có kinh nghiệm, bạn muốn làm kiểu gì tuỳ thích.

Nếu còn vướng mắc về vấn đề này, bạn hãy post file drawing lên và nói rõ ý muốn của bạn, mình sẽ chỉnh lại để bạn tham khảo.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kiến thức (knowledge) và kỹ năng (skill) là “cỗ xe song mã” của mọi sự học. Dân gian ta đã đúc kết điều đó bằng cụm từ đầy đủ ý nghĩa là “học hành”. Học và hành luôn luôn đi đôi với nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Để có được kỹ năng, không có cách gì khác hơn là thực hành. Như ssg đã đề nghị, mỗi người phải cố gắng tự mình hoàn thành tất cả các bài tập trong tutorial.

Để có được kiến thức, phải chịu khó đọc càng nhiều càng tốt mọi tài liệu, sách vở có liên quan đến cái mình đang quan tâm. Tài liệu English thì đầy (chẳng cần đi đâu xa, cứ vào Help mà đọc sẽ "vỡ" ra được nhiều cái) nhưng bằng Vietnamese có lẽ hơi bị hiếm.

Ssg post bài này với ý muốn chia sẻ cùng các bạn chút ít “kiến thức còm” vừa học được. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về SolidWorks cũng như các phần mềm CAD xây dựng mô hình hình học dựa trên tham số.

Trước hết, xin trích dẫn một đoạn về Parametric Models sưu tầm trên mạng:

Parametric Models

In a parametric model, each entity, such as a line or arc in a wireframe, or a filleting operation, has parameters associated with it. These parameters control the various geometric properties of the entity, such as the length, width and height of a rectangular prism, or the radius of a fillet. They also control the locations of these entities within the model.

These parameters can be changed by the operator as necessary to create the desired part. Parametric modelers that use a history-based method keep a record of how the model was built. When the operator changes parameters in the model and regenerates the part, the program repeats the operations from the history, using the new parameters, to create the new solid. Designers can test various sizes of parts to determine which is the ``best'' part for their use by simply adjusting the model parameters and regenerating the part.

Parametric modelers also allow constraint equations to be added to the models. These can be used to construct relationships between parameters. If several parameters always require the same value, or a certain parameter depends on the values of several others, this is the best way to ensure that these relationships are always correct.

These modelers allow other methods of relating entities as well. Entities can be located, for example, at the origin of curves, at the end of lines or arcs, at vertices, or at the midpoints of lines and faces. When the model is regenerated, these relationships are maintained. Some CAD systems will also allow geometric constraints between entities. These can require that entities be, for example, parallel, tangent, or perpendicular.

 

Mô hình tham số

Trong mô hình tham số, mỗi đối tượng, chẳng hạn như một đoạn thẳng, một cung tròn hoặc một góc lượn, có các tham số liên kết với nó. Các tham số này điều khiển các thuộc tính hình học khác nhau của đối tượng, ví dụ như chiều dài, chiều rộng, chiều cao của một khối lăng trụ, bán kính của một góc lượn. Chúng cũng điều khiển vị trí của các đối tượng này trong mô hình.

Các tham số này có thể được thay đổi bởi người dùng để tạo nên các chi tiết theo ý muốn. Cách thức tạo thành mô hình được ghi lại. Khi người dùng thay đổi các tham số, chương trình sẽ lặp lại các tác vụ như khi khởi tạo, với các tham số mới để tái tạo lại mô hình. Người thiết kế có thể kiểm tra mô hình với nhiều kích thước khác nhau và chọn ra phương án tối ưu một cách dễ dàng bằng cách thay đổi các tham số.

Mô hình tham số cũng cho phép thêm vào các công thức liên kết. Chúng được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa các tham số. Nếu có một vài tham số luôn luôn yêu cầu bằng nhau hoặc luôn luôn phụ thuộc vào giá trị của các tham số khác thì đây là cách thức tốt nhất để bảo đảm cho các mối quan hệ đó luôn luôn chính xác.

Các mô hình tham số cũng cho phép tạo sự liên hệ giữa các đối tượng. Ví dụ, chúng có thể được định vị tại điểm đầu của đường cong, điểm cuối của đường thẳng hoặc cung, tại các đỉnh hoặc tại điểm giữa của đường thẳng hoặc mặt. Khi mô hình được tái hiện, các quan hệ này được bảo toàn. Vài hệ thống CAD cũng cho phép tạo sự ràng buộc hình học giữa các đối tượng. Ví dụ, chúng bắt buộc các đối tượng phải song song, tiếp tuyến hoặc thẳng góc với nhau.

 

Để làm rõ hơn ý nghĩa của mô hình tham số, hãy xét ví dụ đơn giản sau:

 

parametric1.jpg

 

Một đường tròn, được xác định hoàn toàn nếu biết đường kính D hoặc bán kính R (tham số hình dáng, kích thước) và toạ độ tâm X, Y (tham số vị trí). Trong AutoCAD hay SolidWorks, yêu cầu trên là như nhau, nhưng mỗi chương trình có cách hành xử khác nhau.

 

AutoCAD: Khi bạn pick vào các điểm ¼ của đường tròn và kéo dãn nó ra, hoặc move đường tròn đi chỗ khác, các kích thước sẽ tự động cập nhật theo. Còn nếu bạn edit giá trị các kích thước, độ lớn và vị trí đường tròn vẫn không thay đổi. Đây là dạng Associate Dimension (kích thước kết hợp). Nói nôm na là kích thước ăn theo đối tượng.

 

SolidWorks: Khi bạn mới tạo đường tròn và chưa thiết lập các kích thước (đối tượng có màu xanh, bấm vào nó bạn thấy trong Property Manager có thông báo Under Define, nghĩa là chưa xác định) bạn có thể move hoặc thay đổi đường kính như trong AutoCAD. Nhưng khi đã ghi đủ 3 kích thước nói trên (đối tượng chuyển sang màu đen, trong Property Manager báo Fully Defined, đã xác định hoàn toàn) bạn không thể làm điều đó theo cách như vậy nữa mà theo cách ngược lại: thay đổi giá trị các tham số sẽ làm thay đổi hình dáng, kích thước và vị trí của đối tượng. Các kích thước trong SolidWorks được gọi là Parametric Dimensions (kích thước tham số). Nói nôm na, đối tượng "ăn theo" kích thước.

 

Chính sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau trong cách vẽ.

 

AutoCAD: Để tạo đường tròn nói trên, bạn phải chỉ định chính xác tâm và đường kính. Động tác này gọi là vẽ (draw).

 

SolidWorks: Không gọi là vẽ mà là phác thảo (sketch), bạn vẽ phác một đường tròn bất kỳ, thiết lập 3 kích thước cho nó, tức là tạo 3 tham số để xác định hoàn toàn hình dáng, kích thước và vị trí của nó. Muốn thay đổi yếu tố nào thì edit tham số tương ứng.

Bạn cũng có thể không cần ghi 3 kích thước trên mà vẫn tạo được Fully Defined cho đường tròn nói trên bằng cách thiết lập các mối quan hệ và liên kết (mate). Ví dụ:

- Tạo liên kết concentric (đồng tâm) với một đường tròn có sẵn và đã được xác định (C1)

- Tạo quan hệ đường kính = 1/3 chiều dài một đoạn thẳng có sẵn và đã được xác định (L1)

Kết quả là đường tròn đang xét C được xác định hoàn toàn, và “ăn theo” các tham số của C1 và L1. Khi bạn thay đổi C1 và/hoặc L1, C cũng tự động thay đổi theo.

 

Bạn làm đến bài tập “cái bản lề” trong Tutorial sẽ thấy rất rõ Parametric Models (cũng như Parametric Dimensions) có hiệu quả to lớn trong thiết kế như thế nào. Có thể bạn sẽ thấy hơi vất vả hơn là tạo đối tượng trong AutoCAD, nhưng khi đã hoàn thành, kết quả của nó thật “đáng đồng tiền bát gạo”. Công sức của bạn được đền đáp xứng đáng vì nếu cần, bạn có thể tạo ra hàng loạt mẫu bản lề lớn nhỏ đủ cỡ một cách nhanh chóng bằng cách thay đổi các tham số của mẫu có sẵn.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào mừng bạn! Anh em chỉ mới bắt đầu, có người còn chưa cài SW!

Về thời gian thì không có khái niệm sớm hay trễ, mọi người có thể tham gia bất cứ lúc nào. Ssg tin rằng, càng ngày sẽ càng có nhiều bạn tham gia chuyên mục này. Bạn là học viên thứ 5, chắc chắn thuộc... top 10 đầu tiên của lớp học này!

 

Có lẽ ssg phải làm lớp trưởng bất đắc dĩ! Phải thường xuyên điểm danh lại để nhắc nhở, và cũng là để vận động thêm học viên mới:

1- ssg

2- pikeman286

3- vanduong

4- tichuot

5- X.THANHCONG

6- ...???

Không ai tham gia nữa à? Các bạn không muốn mình thuộc "top 10 đầu tiên" của lớp học này à?

 

Chào bác SSG và các quý bác, quý anh em khác.

Lâu rồi, vì mải kiếm ăn nên chả lên diễn đàn được. Bữa nay lên mới thấy có topic mới này hay quá. Xin các bác cho tui gia nhập với làm thành viên thứ tùy ý các bác xếp. Tui cũng đang lọ mọ học về cái thằng SolidWork này mà thấy nó solid thực. Tài liệu học tập cũng mót từ diễn đàn này thôi nhưng có cái cơ bản là phần mềm SolidWork thì chỉ mới thấy mà chưa tậu được. Ở cái đất gốm sứ Bình Dương này khó kiếm quá. Các bác mách giùm chỗ nào gần gần có thể kiếm được nó để tui tậu về mới có cái mà vọc. Mấy cái soft_shop quanh nhà tui mò cả rồi, mà đi xa quá lại sợ hao xăng. Vậy nên mới càng khó.

Các bác thông cảm vì tui là dân đi mót hơn nữa lại phải thi hành chủ trương tiết kiệm của "NHÀ ..... tui" nên giá mà có ai biếu không (free of charge) thì tốt quá.

Hì hì, nghe bác SSG nói mà sướng cả cái sự mót. Tui đang nản vì cái sự khó của thằng SolidWork cũng thấy tỉnh ra và hăng hái hơn tí ti. Nhờ các bác giúp đỡ để tui theo kịp lớp với nhé.

Bây giờ mọi người học đến phần mấy rồi nhỉ? Bao giờ thì thi học kỳ nhẩy? Cho tui biết với để còn cố gắng chăm hơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bác Phamthanhbinh. Chào mừng bác tới "Trung tâm đào tạo" cấp độ "cáo" phần mềm SolidWork. Hiện tại chưa có khái niệm là đến đâu. Cũng chưa biết khi nào thi học kỳ. Vấn đề mọi người tự học hỏi và phát triển kỹ năng. Chờ thời cơ chín muồi bác SSG sẽ "phân phát" Project cho anh em thực hiện để hoàn thiện. Rất mong bác và mọi người cùng cố gắng nhé. Bác cố gắng mua CD cài đi. Tại dung lượng phần mềm lớn không Upload lên được. Chứ không em đã Up cho mọi người xài lâu rồi.

P/S: tài liệu bác có thể Download ở đây:

http://www.cadviet.com/forum/index.php?sho...ic=4473&hl=

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Một tính năng tuyệt vời nữa của SolidWorks: COSMOSXpress - phân tích ứng suất và biến dạng của chi tiết dưới tác dụng của tải trọng bằng phương pháp phần tử hữu hạn - Finite Element Method (FEM). Bảo đảm dân thiết kế cơ khí thử một lần là "ghiền" luôn!

Cái càng này ssg thiết kế trước đây trên AutoCAD, mình đã phải tính trực tiếp bằng các phương pháp cổ điển của Sức bền vật liệu. Nay đưa vào SW tính thử chơi, chỉ vài thao tác rất đơn giản là có kết quả như sau.

 

Kết quả phân tích ứng suất

- Vật liệu: thép cacbon thường

- Giới hạn chảy (Yield Strength): 220 MPa

- Ứng suất tương đương cực đại: 86 MPa (chỗ màu đỏ nhất)

- Hệ số an toàn - Factor Of Safety (FOS) = 2.56. Sau khi chạy phân tích, nó hiện luôn FOS trên dialog, bạn có thể thấy ngay kết cấu thiếu hoặc thừa bền so với yêu cầu. Bạn có thể sửa kết cấu, gia giảm vật liệu và chạy lại để trị số FOS đúng như ý muốn.

Kết quả không chỉ là biểu đồ theo đường thẳng mà là một trường ứng suất trong không gian 3D (thay đổi từ thấp đến cao theo màu từ xanh sang đỏ):

UngSuat.jpg

 

 

Kết quả phân tích chuyển vị

Chuyển vị max = 0.84 mm

ChuyenVi.jpg

 

Ghi chú:

COSMOS đã khuyếch đại chuyển vị lên khoảng 86 lần để bạn dễ hình dung hình dáng của cái càng khi bị biến dạng như thế nào.

 

@phamthanhbinh:

Chào mừng bạn gia nhập lớp SW! Về bộ cài không thể up lên được. Bạn vanduong đã gợi ý rồi đó, 1 chầu cafe là có ngay!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác ơi. Em cài COSMOS không được. Cứ đến phần cài thì nó cứ hiện ra cái bảng setup này:

 

setupcosmos.jpg

 

mà rồi thấy nó chạy đi chạy lại mấy chục vòng không thấy được. Em cũng chưa gặp trường hợp này bao giờ cả. Bác chỉ dùm em.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ơi. Em cài COSMOS không được. Cứ đến phần cài thì nó cứ hiện ra cái bảng setup này:

 

setupcosmos.jpg

 

mà rồi thấy nó chạy đi chạy lại mấy chục vòng không thấy được. Em cũng chưa gặp trường hợp này bao giờ cả. Bác chỉ dùm em.

Mấy cái vụ này mình cũng không rành lắm. Hôm mình cài là nó chạy luôn một lèo, chẳng thấy nói gì, bây giờ cũng không nhớ lúc đó thao tác thế nào nữa vì chỉ làm có 1 lần.

Bạn thử cắt mạng internet và vô hiệu hoá các trình AntiVirus rồi cài lại xem sao?

 

@vanduong: Bạn vẫn chưa cài à? Bài đầu tiên mình có đề cập rồi, anh em thống nhất dùng bản 2006 để khi cần dễ trao đổi file với nhau. Máy chạy tốt AutoCAD 2007 thì dùng SW2006 vô tư. Có điều, nếu RAM dưới 1GB thì bổ sung thêm (các bản assembly lớn thiếu RAM hơi bị ì ạch)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×