Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Đặng Vũ Hiệp

Có ai ưa thích CÂU ĐỐI không

Các bài được khuyến nghị

:s_big: Tôi đọc nhiều trong cad việt trong thư giãn nhưng chỉ thấy mọi người post câu đố nhưng không thấy ai post CÂU ĐỐI Hôm nay mạnh dạn đưa một chủ đề mới xin ý kiến cả nhà nhé:

 

 

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

 

Ai có vế đối nào hoàn chỉnh xin chỉ giáo.

 

Trân Trọng

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Câu đối này thuộc dạng đối về ngữ cảnh giống như câu:

 

Rừng sâu mưa lâm thâm

Cò trắng vỗ bì bạch

Câu đối của tôi là:

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Thầy che trò đậy cô mở ra

 

(Nhà chùa>< nhà trường; đi, đứng, ngồi>< che đậy mở.)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rừng sâu mưa lâm thâm

Cò trắng vỗ bì bạch

 

câu này phải là ":da trắng vỗ vì bạch" chứ bác ssg ơi!

chữ :"da trang " ở trước mà sau lại có thêm "bì bạch" nữa mới ác chứ.

câu sau đối lại :'rừng sâu''...."lâm thâm" khá là chỉnh nhưng ý nghĩa thì lại hok đưọc hay lắm!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Rừng sâu mưa lâm thâm

Cò trắng vỗ bì bạch

"câu này phải là ":da trắng vỗ vì bạch" chứ bác ssg ơi!

chữ :"da trang " ở trước mà sau lại có thêm "bì bạch" nữa mới ác chứ.

câu sau đối lại :'rừng sâu''...."lâm thâm" khá là chỉnh nhưng ý nghĩa thì lại hok đưọc hay lắm!

Xin lỗi bạn jindo07 nhé! tôi đã viết nhầm: Da trắng = Có trắng ! Thật là ngớ ngẩn phải không bạn hi hi! Không chừng nhầm lẫn thế lại hóa hay bạn nhỉ? Thật vui khi bạn viết bác ssg ơi! và tôi rất buồn cười vì chẳng hiểu sao mình viết thế nào mà : Da trắng lại viết nhầm thành cò trắng! hi hi!

 

Da trắng vỗ bì bạch

Cho tới thời điểm này vẫn chưa có ai đối lại được câu đối tài tình kia của nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, và có lẽ cả sau này cũng vậy. Dù cũng đã có những câu như "Rừng sâu mưa lâm thâm", hay "Trời xanh màu thiên thanh" được đưa ra đối lại và nghe có vẻ cũng tạm được, nhưng xét kỹ thì không thể là vế đối hoàn chỉnh với câu "Da trắng...".

"Da trắng" tiếng Hán - Việt có nghĩa là "bì bạch" nên xét về mặt này thì "rừng sâu" - "lâm thâm", "trời xanh" - "thiên thanh" tưởng như đối lại rất hợp với "da trắng" - "bì bạch".

Nhưng câu đối của bà Đoàn Thị Điểm không chỉ đối về mặt chữ mà còn bao hàm cả phân loại từ và tạo hình, tạo âm hơn. "Bì bạch" không chỉ là "da trắng" mà còn là cái tiếng vỗ bì bạch trên bụng, trên da (ai mập vỗ kêu rõ hơn!), tức "bì bạch" đây còn là tiếng động. Theo khía cạnh này thì "lâm thâm" và "thiên thanh" (chỉ tính chất, màu sắc) nên đối không chuẩn được!

Thế nên câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" xứng đáng là câu đối "của mọi thời đại" trong kho tàng văn học VN ta!"

Đoàn Thị Điểm còn là một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về khả năng đối đáp văn thơ.

 

"Da trắng vỗ bì bạch"

 

Tương truyền một lần Đoàn Thị Điểm đang tắm còn Trạng Quỳnh đang đợi ngoài cửa và đứng ngoài đập cửa đòi vào. Đoàn Thị Điểm đã ra câu đối "da trắng vỗ bì bạch" và giao hẹn nếu đối được thì đồng ý. Nhưng với câu đối này, Trạng Quỳnh không thể đối lại được.

 

Có người cho rằng nhân vật nữ trong giai thoại trên có thể là Hồ Xuân Hương[cần dẫn nguồn]. Cũng có giả thuyết nói Trạng Quỳnh chỉ là nhân vật hư cấu và các câu chuyện Trạng Quỳnh lấy lại từ điển tích Trung Quốc[cần dẫn nguồn].

 

Ngày nay, có người đưa ra một số vế đối cho "da trắng vỗ bì bạch" không hoàn chỉnh về luật đối như Rừng sâu mưa lâm thâm, Trời xanh màu thiên thanh, Giấy đỏ viết chỉ chu. Quyển Thế Giới Mới đăng câu Tay tơ sờ tí ti, với giải thích như sau : "Tí" nghĩa chữ Hán là "tay", còn "ti" nghĩa là "sợi tơ". "Tay tơ" là tay người trai trẻ. "Tí ti" còn có nghĩa là chút ít, và còn để chỉ nhũ hoa của người phụ nữ.

[sửa] Đối đáp với Trạng Nguyễn

(st)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Câu đối này thuộc dạng đối về ngữ cảnh giống như câu:

 

Rừng sâu mưa lâm thâm

Cò trắng vỗ bì bạch

Câu đối của tôi là:

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Thầy che trò đậy cô mở ra

 

(Nhà chùa>< nhà trường; đi, đứng, ngồi>< che đậy mở.)

Cảm ơn bác ksgia đã đối vế đó, vế đối: Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem có 2 nghĩa:

1 - Nhà Sư đi, chú tiểu đứng, còn Vãi ngồi xem là 3 hành động của 3 người trong chùa.

2- Sư đi tiểu đứng, vãi ngồi xem: Nghĩa này hơi bậy một chút nhưng đại ý là Vãi xem nhà Sư đi tiểu.

Vế đối của bác chỉ đối đựa nghĩa đầu còn nghĩa 2 chưa được chuẩn lắm.

Trân trọng!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

 

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Chúa ngồi quan lạy tốt đứng canh.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chà rôm rả quá, mình chịu ba món này.Nhưng để thêm phần rôm rả, mình đề nghị vế một, các Bác thêm vế hai, mình cũng đang bí:

" Bánh ít nhiều đường bánh ít ngọt "

(Bánh ít là đặc sản Bình định mà : Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình định cho dài đường đi)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Chúa ngồi quan lạy tốt đứng canh.

Câu đối này cũng như câu trên, nhưng mình nghĩ nó cũng chưa thật sự chuẩn lắm, Bác nào có vế đối chuẩn hơn không?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CÂU ĐỐI Ở QUAN ẢI

Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi (MDC) nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường sá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến qua ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mức không cho qua. M ĐC bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin đi. Ngẫm nghĩ hồi lâu , viên quan coi ải nói :

- Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không,xin mời ngài quay lại .

Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra đối :

- Quá quan trì , quan quan bế, át quá khách quá quan.

(Đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng cửa không cho khách qua )

Không cần suy nghĩ lâu, MĐC đối ngay :

- Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

(Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước).

Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đi.

 

 

Theo www.vnthuquan.net

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác hỏi PCCC hỏi tôi làm tôi hơi ngại, thật ra tôi cũng chỉ như bác không dám đánh giá, nhưng xét về chữ và nghĩa thì cũng chưat hật sự chuẩn:

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Thầy đánh trò đau cô mỉm cười!

 

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem. Có 3 Từ đi đứng ngồi là 3 hành động.

Thầy đánh trò đau cô mỉm cười!. Có 3 từ Đánh, Đau, Cười không chuẩn lắm.

Với lại nghĩa cũng không hay.

Câu đối trên tui cũng chỉ sưu tầm thôi chứ không phải nghĩ ra. Trong kho tàng câu đối dân gian còn rất nhiều câu đối chưa có lời giải như:

 

 

a. Cầu Đông, Tây Bắc, Nam đi.

b. Đậu phụ nấu với mì chính, mì chính là phụ đậu phụ là chính.

c. Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường. (Câu đối của Đoàn Thị Điểm)

....

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác hỏi PCCC hỏi tôi làm tôi hơi ngại, thật ra tôi cũng chỉ như bác không dám đánh giá, nhưng xét về chữ và nghĩa thì cũng chưat hật sự chuẩn:

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

Thầy đánh trò đau cô mỉm cười!

 

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem. Có 3 Từ đi đứng ngồi là 3 hành động.

Thầy đánh trò đau cô mỉm cười!. Có 3 từ Đánh, Đau, Cười không chuẩn lắm.

Với lại nghĩa cũng không hay.

Câu đối trên tui cũng chỉ sưu tầm thôi chứ không phải nghĩ ra. Trong kho tàng câu đối dân gian còn rất nhiều câu đối chưa có lời giải như:

 

 

a. Cầu Đông, Tây Bắc, Nam đi.

b. Đậu phụ nấu với mì chính, mì chính là phụ đậu phụ là chính.

c. Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường. (Câu đối của Đoàn Thị Điểm)

....

Mình cũng góp vui 1 câu:

Cô hàng má đỏ hồng hồng

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
:s_big: Tôi đọc nhiều trong cad việt trong thư giãn nhưng chỉ thấy mọi người post câu đố nhưng không thấy ai post CÂU ĐỐI Hôm nay mạnh dạn đưa một chủ đề mới xin ý kiến cả nhà nhé:

 

 

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

 

Ai có vế đối nào hoàn chỉnh xin chỉ giáo.

 

Trân Trọng

 

cho bé thử ná

Cha sờ xơ ngủ con thức nhìn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
:s_big: Tôi đọc nhiều trong cad việt trong thư giãn nhưng chỉ thấy mọi người post câu đố nhưng không thấy ai post CÂU ĐỐI Hôm nay mạnh dạn đưa một chủ đề mới xin ý kiến cả nhà nhé:

 

 

Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem.

 

Ai có vế đối nào hoàn chỉnh xin chỉ giáo.

 

Trân Trọng

Đi -- đứng - ngồi xem (chuyển -- chuyển -- dừng _ em đoán vậy! Và sư + Tiểu + Vãi = liên kết đi + Đứng + ngồi = liên kết)

Mấy câu sau được không bác?:

Miệng ăn hàm nhai họng nuốt vào

 

Hay

Biển vỗ cát trôi cá lặn sóng

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Eo ơi

mấy cái này khoai quá

chắc phải đọc " THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT " rùi mới tham gia được

hic :s_big:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đi -- đứng - ngồi xem (chuyển -- chuyển -- dừng _ em đoán vậy! Và sư + Tiểu + Vãi = liên kết đi + Đứng + ngồi = liên kết)

Mấy câu sau được không bác?:

Miệng ăn hàm nhai họng nuốt vào

 

Hay

Biển vỗ cát trôi cá lặn sóng

Bạn quả thật là có một vế đối tương đối chuẩn. Tôi nghĩ nó được 90% đấy, Thanks bác nhiều vì đã góp vui.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bé thấy câu này khó nhất ở phần tục của nó: Sư đi tiểu đứng -> sư đi tè đứng :s_big:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bé thấy câu này khó nhất ở phần tục của nó: Sư đi tiểu đứng -> sư đi tè đứng :s_big:

Chính xác đấy Mun163 à, ngoài nghĩa đơn giản ra thì nó còn có nghĩa ẩn của nó, hơn thế nữa vế đối sao còn hợp ngữ cảnh đối với cảnh chùa, đối với 3 người trong chùa và 3 hành động đó.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn quả thật là có một vế đối tương đối chuẩn. Tôi nghĩ nó được 90% đấy, Thanks bác nhiều vì đã góp vui.

 

Vậy là còn thiếu chất tục bác nhỉ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vậy là còn thiếu chất tục bác nhỉ!

Uhm, có thêm một chất gì đó để đối hoàn chỉnh với vế trên thì thật khó, quả thật là: Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối. :s_big:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem

Chị chặt cu hứng trẻ đợi chờ

 

Ơ! Bác ơi! Câu đó có được ko???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ơ! Bác ơi! Câu đó có được ko???

 

Chị chặt cu hứng trẻ đợi chờ

Em lỏng hứng cu già chờ đợi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sư đi tiểu đứng vãi ngồi xem

Chị chặt cu hứng trẻ đợi chờ

 

xin lỗi Colonbay thời gian vừa qua tôi bận quá không vào diễn đàn nhiều. Câu đối của bác tôi xem rồi, bác đối hay lắm, cảm ơn nhiều nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×