Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
gp14

Những công trình kiến trúc đặc sắc P2

Các bài được khuyến nghị

Tháp SIGNAL của KTS Jean Nouvel – Sự đột phá trong kiến trúc cao ốc

(Nguồn: kientrucvietnam.org.vn)

Được trang bị những tấm pin mặt trời và quạt năng lượng gió cộng với sự lấy sáng tự nhiên nhờ vào những sân trong khổng lồ, tòa tháp Signal tiết kiệm đươc ít nhất 50% năng lượng so với những tòa tháp thông thường hiện nay.

Jean7.jpg

Trong chương trình thay đổi bộ mặt khu phố thương mại La Défense- Paris, ngày 25/7/2006 văn phòng quy hoạch công trình công cộng La Défense (EPAD) đã tổ chức cuộc thi thiết kế cao ốc văn phòng giữa lòng thành phố Paris- Tháp Signal.

Jean1.jpg

Khu thương mại La Défense – và vị trí tháp Signal

 

 

Cuộc thi có 18 đồ án được chọn vào vòng 2. Vòng chung kết được tổ chức vào tháng 3 năm 2008. Sau đây là 5 đồ án xuất sắc nhất được chọn vào vòng chung kết:

 

Jean2.jpg

Đồ án của KTS Norman Foster là một công trình cao 297m, khối trụ tròn, lớp vỏ kép lấy ý tưởng từ ngành nghề đan lát, tổng diện tích sử dụng 112.000m² với 80.000m² văn phòng, một khách sạn cao cấp và một trung tâm thiết kế.

 

Jean3.jpg

Đồ án của KTS jean- Michel Wilmotte là một công trình cao 280m, gồm 3 khối trụ tam giác độc lập được đặt trên cùng 1 khối đế vuông, tổng diện tích sử dụng 115.000m² với phần lớn là văn phòng có không gian mở

Jean4.jpg

 

ồ án của KTS Jacques Ferrier cao 300m, tháp đôi với 2 khối không đối xứng dựa vào nhau bằng những chiếc cầu nối nhằm giảm lực gió và lực xô ngang. Tổng diện tích sử dụng 250.000m² chủ yếu là căn hộ (120 000m²)

Jean5.jpg

 

Đồ án của KTS Daniel Libeskind cao 255m,hình dáng cách điệu của 1 mũi tên hướng thẳng lên không trung. Là công trình phức hợp bao gồm văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại, nhà hàng... với tổng diện tích sử dụng 119.000m².

Jean6.jpg

Đồ án của KTS Jean Nouvel - chủ nhân giải thưởng lớn Pritzker 2008 đã thuyết phục ban giám khảo bằng ý tưởng mới lạ của mình, vượt qua các đối thủ nặng cân trên và được chọn là đồ án xuất sắc nhất .

Jean7.jpg

Hình khối đơn giản kết hợp hài hòa với vòm cung Khải Hoàn Môn La Défense

 

 

Ngoài việc tạo ra 1 biểu tượng mới của thành phố, tôn trọng sự phát triển bền vững, cân bằng giữa 3 yếu tố: Kinh tế, Xã hội và Môi trường, một yêu cầu quan trọng khác được đặt ra trong nội dung thiết kế là giải quyết triệt để sự hài hoà giữa các không gian và các hoạt động khác nhau trong tòa nhà. KTS Jean Nouvel đã đề xuất tòa tháp cao 310m, tổng diện tích sử dụng: 140 000m², sử dụng phức hợp bao gồm: 50.000m² văn phòng, 33.000m² căn hộ, 39.000m² khách sạn, 8.000m² dịch vụ công cộng, 10.000m² không gian thương mại và nhà hàng.

 

Tất cả đưọc bố trí hài hòa trong một khối trụ vuông đơn giản tạo thành từ 4 khối lập phương xếp chồng lên nhau, mỗi khối mang một chức năng hoạt động độc lập. Khối trung tâm thương mại và nhà hàng ở tầng dưới cùng, trên đó là khối văn phòng, khu khách sạn được bố trí ở khối thứ 3, khối cao nhất trên đỉnh tháp là 90 căn hộ cao cấp.

Jean8.jpgJean9.JPG

 

Theo nhận xét của ban giám khảo, tác phẩm của KTS Jean Nouvel được xem như một bước đột phá, một ý tưởng hoàn toàn mới lạ, chưa từng được biết đến từ trước đến nay trong kiến trúc cao ốc truyền thống

Jean11.jpg

Jean12.jpgJean13.jpg

Các sân trong được trang trí bằng những hình ảnh phân dạng mang tính trừu tượng với những màu sắc khác nhau

 

 

Sự sáng tạo độc đáo nhất là mỗi một khối lập phương-mỗi đơn vị công năng- được đẽo vạt vào trong, xuyên suốt 13 tầng, tạo thành 1 sân trong (atrium) theo kiểu logia Ý, mỗi sân trong là 1 cửa sổ khổng lồ mở ra toàn cảnh Paris. Cho phép lấy sáng và thông thoáng tự nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong tòa nhà.

 

Tất cả những bức tường, và những mặt kính trong các sân trong được sơn hay phủ 1 lớp phim màu với những hình ảnh «toán học phân dạng -images fractales» của nhà toán học Benoît Mandelbro. Màu xanh dương cho khu văn phòng, màu đỏ cho khu khách sạn, màu bạch kim cho khu thương mại, và màu xanh lục cho khối căn hộ hợp với màu của vườn treo sinh thái được tổ chức ngay phía dưới vị trí giếng trời với mái che bằng kính có thể đóng lại hay để mở tùy theo điều kiện thời tiết.

 

Được trang bị những tấm pin mặt trời và quạt năng lượng gió cộng với sự lấy sáng tự nhiên nhờ vào những sân trong khổng lồ, tòa tháp Signal tiết kiệm đươc ít nhất 50% năng lượng so với những tòa tháp thông thường hiện nay.

 

Jean14.jpg

Jean15.jpg

Sau 2 lần thất bại tại La Défense: Tháp Không Hoàn Thiện (Tour Sans Fin ) 1992 vì lý do tài chính, và tháp Hải Đăng (Tour Phare) 2006 – văn phòng KTS Mỹ-Morphosis đoạt giải nhất, KTS Jean Nouvel cuối cùng cũng thực hiện được ước mơ của mình: xây dựng 1 cao ốc giữa lòng thành phố Paris. Cộng với giải thưởng lớn Pritzker (tương đương với giải Nobel cho ngành kiến trúc), năm 2008 là năm gặt hái nhiều thành công lớn nhất của ông.

 

Paris- La Défense năm 2013

Jean16.jpg

Cảnh quan 1 góc phố La Défense vào năm 2013.

 

 

 

Cho đến năm 2013, ngoài tháp Signal, còn rất nhiều tòa nhà chọc trời khác sẽ được mọc lên trên khu phố La Défense, Tháp T1 va Granite Tower dự kiến khánh thành vào cuối năm nay, tháp Carpe vào năm 2011, cao ốc Generali và tháp Phare vào năm 2013.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

KTS Eisenman - Khu tưởng niệm cuộc thảm sát người Do thái, Berlin, Đức.

 

 

 

Phỏng vấn được thực hiện bởi Charles Hawley và Natalie Tenberg

 

 

 

Khu tưởng niệm những người Do thái bị thảm sát ở châu Âu được đặt tại trung tâm Berlin, gần cổng Brandenburg. Mục đích để tưởng niệm những người Do thái trong cuộc Thảm sát hàng loạt, và đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho thế hệ tương lai, để những tội ác như thế sẽ ko bao giờ còn xảy ra. Kinh phí 25.3 triệu € dành cho 2711 phiến bê-tông và bao phủ một khu vực rộng bằng 3 lần một sân bóng đá. Một trung tâm Thông tin được đặt ngầm phía dưới, bổ sung vào thiết kế ban đầu.

 

Tạp chí Spiegel phỏng vấn kts Peter Eisenman về Khu tưởng niệm cuộc Thảm sát người Do Thái ở châu Âu, đặt tại Berlin, nước Đức.

1.jpg

 

"How Long Does One Feel Guilty?"

........................... con người mặc cảm tội lỗi trong bao lâu?

SPIEGEL ONLINE:

Berlin đã trông đợi hàng năm nay để thấy khu tưởng niệm hình thành. Ông cũng đã làm việc lâu hơn cả sự mong đợi đó, gần trong suốt 6 năm. Ông có thấy hạnh phúc khi nó kết thúc không?

Eisenman: Không. Chắc chắn không. Nó cũng giống như nói rằng bạn hạnh phúc khi chuẩn bị chết vậy. Tôi không phải là một người đến để hoàn thiện, tôi là một người khởi xướng. Và tôi luôn suy nghĩ, dự án sắp tới chúng tôi sẽ làm là gì, điều đó kích thích tôi. Sự kết thúc, giống như tôi vãn thường nói, như sự mang thai của một người phụ nữ. Khi sinh ra đứa con, cô ấy hạnh phúc vì có nó, nhưng có một cảm giác gọi là thời kỳ suy thoái hậu sinh, khi cô ta không còn mang đứa trẻ trong bụng nữa. Có cái gì hứng thú quan sát mọi việc kết thúc? Cảm giác thỏa mãn hoàn thiện ư? Nó có nhiều hơn mức tôi có thể nghĩ ko?

2.jpg

3.jpg

4.jpg

 

 

SPIEGEL ONLINE: Ông có thỏa mãn với tác phẩm đã hoàn thành của mình ko? Nó có giống như những gì ông mong đợi ko?

Eisenman: Điều thực sự thú vị với tôi là những gì tôi học được trong quá trình thực thi dự án. Mới chỉ hôm qua thôi, lần đầu tiên tôi trông thấy dòng người đi vào trong nó, và kinh ngạc biết bao khi thấy những cái đầu biến mất - cứ như lặn xuống nước vậy. Primo Levi cũng nói về một ý tưởng tương tự trong cuốn sách về Auschwitz của ông (Primo Levi, nhà hóa học người Italia gốc Do Thái, người sống sót sau cuộc Thảm sát, là tác giả của rất nhiều tiểu thuyết, thơ và truyện ngắn về thời kỳ đó) . Ông ta viết về những người tù, họ ko còn sống nữa, nhưng họ cũng chưa hẳn đã chết. Nói đúng hơn là họ dường như đang bị kéo xuống địa ngục của chính họ.Tôi đã đột ngột nhớ đến những dòng đó khi tôi trông thấy những chiếc đầu biến mất trong khu tưởng niệm. Bạn sẽ không thường xuyên nhìn thấy cảnh tượng này đâu, trên một bình diện phẳng như vậy. Điều đó thật sự đáng kinh ngạc, nhìn thấy họ biến mất.

5.jpg

 

 

SPIEGEL ONLINE: Ông ko hề tính toán đến hiệu quả đó khi ông thiết kế khu tưởng niệm?

Eisenman: Không hề. Bạn cứ việc cầu nguyện và cầu nguyện cho những kết quả may rủi thôi, bởi vì không thể biết được sản phẩm cuối cùng sẽ như thế nào Ví dụ, tôi đã ko thể ngờ âm thanh lại tĩnh lặng như thế khi vào bên trong. Bạn ko nghe thấy gì ngoài tiếng bước chân của chính mình. Hơn nữa, là phần nền. Chúng tôi ko muốn sử dụng bất cứ loại vật liệu nào từ đất, bởi vì đất tượng trưng cho người Đức. "Máu và đất" ("Blood and Soil") đã là hệ tư tưởng tách biệt giữa người Do Thái và người Đức. Hơn nữa ở đây nền đất rất ko bằng phẳng và khó thi công. Vợ tôi ngày hôm qua đã suýt choáng váng khi vào trong khu tưởng niệm vì nền đất dốc theo vài hướng. Nó thật sự rất phi thường.

 

6.jpg

 

SPIEGEL ONLINE: Có điều gì làm ông ko thích ở sản phẩm hoàn thiện?

Eisenman: Tôi nghĩ là nó vẫn quá thẩm mỹ sao đó. Nó hơi thiên quá về tạo hình. Điều đó ko có nghĩa là tôi mong muốn nó xấu xí, nhưng tôi ko muốn trông nó có vẻ là được thiết kế. Tôi chỉ muốn những thứ tầm thường, vô vị. Nếu bạn muốn khoe một bức ảnh, thì hãy khoe nó đi - đừng mất quá nhiều thời gian cho việc tỉa tót nó. Và bỗng nhiên bức ảnh trở nên quá sức tỉa tót.

7.jpg

SPIEGEL ONLINE: Rất nhiều người nói nó giống như một cái nghĩa địa vậy.

Eisenman: Tôi không thể nghĩ về vấn đề này. Nếu một người nói rằng nó giống một mãi tha ma, hay người kế tiếp nói nó giống như một thành phố hoang phế, và rồi một ai đó kêu nó như từ sao Hỏa đến vậy - ai mà chẳng có nhu cầu nhìn nó giống một thứ gì họ biết. Có một bức ảnh chụp từ trên cao tôi mới thấy hôm nay - một bức ảnh đẹp. Tôi chưa bao giờ thấy một nghĩa địa trông như vậy. Và nếu bạn bước vào trong, cảm giác chắc chắn là ko phải. Nhưng nếu mọi người muốn nói nó như vậy, thì bạn ko thể ngăn họ được. Điều đó cũng tốt thôi.

 

SPIEGEL ONLINE: Ông có chủ định tạo ra một loại cảm xúc gì đó cho những người bước vào khu tưởng niệm?

Eisenman: Tôi đã vẫn nói suốt rằng tôi chỉ muốn mọi người có một cảm nhận về thực tại, và trải qua một cảm giác mà họ chưa từng kinh qua bao giờ. Và một trong số đó là cảm giác về sự khác biệt, một chút hoang mang. Thế giới đã vốn đầy những thông tin và đây là nơi ko có thông tin gì hết. Đó là cái mà tôi muốn tạo ra.

8.jpg

SPIEGEL ONLINE: Ông là người đã phản đối công trình Trung tâm thông tin đặt ngầm dưới khu tưởng niệm, đúng ko?

Eisenman: Đúng vậy. Nhưng như mọi kiến trúc sư, đôi khi bạn thắng, đôi khi bạn thua.

SPIEGEL ONLINE: Khu tưởng niệm là dành cho ai? Cho những người Do Thái ư?

Eisenman: Nó là dành cho người Đức. Tôi ko nghĩ đã có lúc nào nó dành cho người Do Thái. Đây là một cử chỉ tuyệt vời của người Đức, khi đặt nó ngay giữa trung tâm thành phố, nơi sẽ gợi nhắc họ - nếu có thể gợi nhắc - về quá khứ.

9.jpg

 

SPIEGEL ONLINE: Một cảm giác tội lỗi, ý ông là vậy chăng?

Eisenman: Không. Đối với tôi nó ko phải nói về tội lỗi. Khi nhìn vào những người Đức, tôi ko hề cảm thấy họ có tội. Tôi đã tiếp xúc với thuyết Diệt chủng Do Thái bên Mỹ. Rõ ràng là thuyết này của người Đức đã vượt biên trong những năm 1930 và nó đã từng có giai đoạn hoành hành khủng khiếp trong lịch sử. Nhưng một người cảm thấy tội lỗi trong bao lâu? Liệu chúng ta có thể vượt qua nó?

Tôi đã luôn nghĩ rằng mục đích của khu tưởng niệm này là sự cố gắng vượt qua vấn đề về tội lỗi. Khi tôi bước chân đến đây, tôi cảm thấy đúng mình là một người Mỹ. Nhưng khi ra đi, tôi lại cảm thấy mình như một người Do Thái vậy. Và tại sao lại có chuyện như vậy? Bởi vì người Đức đã rút khỏi con đường của họ - bởi vì tôi đang là một người Do Thái - và họ muốn làm tôi cảm thấy tốt đẹp hơn. Nhưng tôi chỉ thấy tệ hơn với điều này. Tôi ko thể giải thoát được. Làm ơn đừng có cố làm tôi thấy mình tốt đẹp. Nếu bạn là một tay diệt chủng, tốt thôi. Nếu bạn ko ưa tôi về mặt cá nhân, cũng tốt thôi. Nhưng hãy đối xử với tôi như một cá nhân, chứ ko phải là một người Do Thái. Tôi vẫn sẽ hy vọng rằng khu tưởng niệm này, vắng mặt sự-gây-cảm-giác-tội-lỗi, sẽ đóng góp một phần vào tiến trình vượt qua mặc cảm tội lỗi. Bạn ko thể sống với mặc cảm tội lỗi. Nếu người Đức đã cảm thấy như thế, thì có lẽ cả đất nước họ đã phải đến gặp một nhà phân tích. Tôi ko biết nói sao khác về vấn đề này.

10.jpg

 

SPIEGEL ONLINE: Khu tưởng niệm được chỉ định rõ ràng là dành để tưởng nhớ những người Do Thái đã thiệt mạng trong cuộc Thảm sát. Ông có nghĩ rằng có đúng ko khi loại trừ các nạn nhân khác khỏi công trình này?

Eisenman: Có, tôi cho là như vậy. Tôi đã thay đổi quyết định về nó chỉ trong vài tháng trước đây. Càng đọc về lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II, tôi nhận ra là sẽ còn tệ hơn nếu cuộc chiến lan quá nước Nga, sẽ càng nhiều người Do Thái bị Quốc xã Đức giết hơn. Khi Quốc Xã nhận ra họ ko thể đánh bại được những người Bôn-xê-vích, thì chúng đã có những người Do Thái trong tay. Nên bây giờ tôi thấy sẽ tốt đẹp thôi nếu công trình chỉ dành cho người Do Thái.

 

 

SPIEGEL ONLINE: Nhưng bây giờ lại xảy ra một mối nguy hiểm là các nhóm nạn nhân khác cũng đều muốn một đài tưởng niệm cho mình, và chả mấy chố Berlin sẽ biến thành thành phố của những công trình tưởng niệm.

Eisenman: Về vấn đề này tôi ko biết. Tôi chắc chắn ko dự định làm một đài tưởng niệm nào khác nữa. Tôi ko đặc biệt say mê thể loại công trình này.

 

SPIEGEL ONLINE: Phương án của ông đã được lựa chọn năm từ hàng trăm đề xuất. Điều gì khó khăn nhất cho ông trong 6 năm làm việc?

Eisenman: Dự án này nặng tính chính trị. Và làm sao để xử lý các tiến trình chính trị là một công việc khó đối với tôi. Tôi là một người Mỹ và tôi ko hoàn toàn hiểu được cách thức người ta vận hành đất nước này. Đôi khi công tác vận động là rất khó khăn. Có rất nhiều vấn đề và nếu bạn ngồi với 20 chính trị gia quanh một cái bàn trong phòng, lần lượt từng người trong họ sẽ phải nói. Đó là một việc làm tốt đẹp, nhưng rất dài dòng. Cuối cùng là, ko có nhà đầu tư nào cho bạn toàn quyền quyết định. Và những khách hàng tuyệt với nhất trên thế giới là những người khiến bạn phải đấu tranh.

11.jpg

 

 

12.jpg

 

SPIEGEL ONLINE: Bây giờ khi công trình đã hoàn thành và mở cưa đón công chúng, ông nghĩ liệu nó có thể tồn tại lâu dài trước khi những dấu thập ngoặc bôi đầy lên khu tưởng niệm?

Eisenman: Đó có phải là điều xấu? Tôi ngay từ đầu đã phản đối sử dụng chất chống graffiti. Nếu một chữ thập ngoặc được vẽ lên, nó phản ánh người ta cảm thấy ra sao. Và nếu nó cứ nằm đấy mãi, nó sẽ phản ánh chính quyền người Đức cảm thấy sao về những người dân vẫn vẽ chữ thập ngoặc lên khu tưởng niệm. Đó là điều tôi ko hề muốn kiểm soát. Khi bạn đã giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư, họ sẽ làm tất cả những gì họ muốn - nó là của họ và họ chiếm hữu công việc của bạn. Bạn ko thể nói cho họ nên làm cái gì với nó. Nếu họ muốn bậy hết những tảng đá đi vào sớm ngày mai, thành thật mà nói, điều đó tốt thôi. Mọi người sẽ đi picnic trên khoảng trống rộng đó. Trẻ con sẽ chơi trốn tìm. Sẽ có những chương trình thời trang và quay phim tại đó. Tôi có thể dễ dàng hình dung có vài tên gián điệp triệt hạ nhau trên khu đất. Và tôi có thể nói gì được hơn? Đây ko phải là một thánh đường.

 

 

SPIEGEL ONLINE: Ông có một công trình tưởng niệm nào ưa thích ko?

Eisenman: Thành thật mà nói, tôi ko khoái đài tưởng niệm. Tôi ko nghĩ về chúng nhiều. Tôi thích xem về thể thao hơn.

Sưu tầm từ: diendankientruc.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kiến trúc cổ Việt Nam

 

Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19.

Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá..., sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

 

Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại hình như sau:

I. Kiến trúc quân sự - quốc phòng.

Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp đài, đồn, cửa ô... Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ Việt nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du, người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi vữa xây thành.

 

1. Thành Cổ Loa:

- Thành Cổ Loa ( Đông Anh - Hà Nội ) theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối

2493550021_20cfa321ae_o.jpg

 

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

 

Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

 

Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000 m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).

 

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

 

2493550905_9db9739c03_o.jpg

 

 

 

Dấu tích Thành Cổ Loa

2493551607_d0b5b2bedc_o.jpg

 

Giá trị của Thành Cổ Loa: ( Xem thêm )

( Tham khảo lichsuvietnam.info ) Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài họặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại. Không biết được có bao nhiêu ụ, lũy như thế, nhưng một số được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn... Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu. Đây cũng là một điểm đặc biệt của thành Cổ Loa.

 

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.

 

Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và xa hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

 

Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.

2493550097_cb9e7a9a2c_o.jpg

Đền thờ An Dương Vương - Cổ Loa

 

Nguồn: Diendankientruc.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhà hát sầu riêng ở Singapore

 

Nhà hát Esplanade trên vịnh Marina là niềm tự hào của người dân đảo quốc sư tử Singapore. Họ gọi nhà hát với cái tên thân mật "Quả sầu riêng" vì thiết kế độc đáo. Tên gọi này cũng tự nhiên trở thành "ngôn ngữ quốc tế".

 

E1.jpg

Esplanade Theatre nhìn từ trên cao. Ảnh: Hidekata Mori

 

 

 

E2.jpg

Esplanade Theatre trong ánh sáng lung linh của buổi tối. Ảnh: Hidekata Mori

 

"Nhà hát sầu riêng" là một trung tâm biểu diễn nghệ thuật "hoành tráng" nhất của đảo quốc Singapore, tọa lạc trên diện tích rộng 6 ha. Nhà hát chính có sức chứa 2.000 chỗ. Ngoài ra còn có một phòng hòa nhạc 1.600 khách. Esplanade có cả studio, thư viện, trung tâm nghệ thuật ngoài trời dành cho những buổi biểu diễn cuối tuần (chứa được khoảng 1.000 người trong đó có 200 chỗ ngồi), bãi đỗ xe ngầm, trung tâm thương mại, ẩm thực, khách sạn và trung tâm hội nghị quốc tế...

 

E10.jpg

Hành lang trong nhà hát. Ảnh: Calvin Teo

 

E3.jpg

Hệ thống mái nhôm che nắng như lớp vỏ sầu riêng. Ảnh: Hidekata Mori

 

Công trình được thực hiện bởi hai công ty kiến trúc là Michael Wilford & Partners (có trụ sở chính tại London) và DP Architects (Singapore). Trong bản thiết kế đầu tiên được giới thiệu trước công chúng năm 1994, tòa nhà có những lớp kính trang trí xung quanh. Thiết kế này đã bị chê bai vì dễ gây hiệu ứng nhà kính, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Singapore. Chính vì vậy, Giám đốc DP Architects đã áp dụng một vài thay đổi. Giải pháp tạo "bóng mát" đã được sử dụng, đó là dùng vật liệu nhôm có sơn phủ, cách điệu thành những hệ mái nhỏ. Nhờ thế, nhà hát có dáng vẻ tương tự như quả sầu riêng. Và cái tên "Nhà hát sầu riêng" bắt nguồn từ đó.

 

E5.jpg

Nhà hát 4 tầng nhưng dù ngồi ở đâu cũng ông bị che tầm nhìn. Ảnh: Eujin Goh

 

E11.jpg

Sân khấu rộng nhất tại Singapore. Ảnh: Eujin Goh

 

E4.jpg

Phòng hòa nhạc với 1.600 chỗ ngồi. Ảnh: Hidekata Mori

 

"Nhà hát sầu riêng" mở cửa ngày 12/10/2002. Kinh phí đầu tư xây dựng ước tính khoảng 1 tỷ đô la Singapore. Nhà hát chính có sân khấu lớn nhất Singapore với kích thước 39 x 23 m. Với 4 tầng, gần 2.000 chỗ ngồi, nhưng tầm nhìn của khán giả sẽ không bị ảnh hưởng bởi hàng ghế xa nhất chỉ cách sân khấu khoảng 40 m. Phòng hòa nhạc có thể chứa được chừng 120 nhạc công một lúc. Nơi đây thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn mang tầm cỡ quốc tế. 84 máy tính được huy động để điều khiển hệ thống cửa ra vào. Mỗi cánh cửa có trọng lượng từ 3 đến 11 tấn, cánh lớn nhất có chiều cao 10,5 m, cánh nhỏ nhất là 2,2 m. Để phục vụ cho hoạt động, nhà hát có 4.470 ống kỹ thuật, với 610 điểm nối khác nhau.

 

E9.jpg

Một tác phẩm nghệ thuật trong nhà hát. Ảnh: Huaiwei

 

E6.jpg

Studio trong khu nhà hát. Ảnh: Hidetaka Mori

 

Một studio nhỏ có thể chứa được 250 người là không gian lý tưởng cho những màn trình diễn phạm vi nhỏ, cũng như các buổi thuyết trình và gặp gỡ thân mật. Ngoài ra, còn có một sân khấu nhỏ khác, dành cho hơn 200 người, thích hợp cho các buổi tập của những nghệ sĩ sẽ biểu diễn trong sân khấu chính.

 

 

E8.jpg

Hệ thống mái vòm và cửa ra vào hoành tráng. Ảnh: Hidetaka Mori

 

Khách du lịch đến Singapore hầu như đều không bỏ qua cơ hội thăm Esplanade vào tất cả các ngày trong tuần. Mỗi tour kéo dài 45 phút với giá vé cho người lớn là 8 đô la Singapore và trẻ em là 5 đô la Singapore.

 

 

Theo Dothi.net

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những công trình kiến trúc độc đáo… chỉ có trên bản vẽ

 

Sau đây là 9 công trình kiến trúc độc đáo trên thế giới mà chưa bao giờ được xây dựng:

1. Hotel Attraction, New York City (Mỹ), thiết kế năm 1908

 

Đây là tòa nhà cao nhất ở thành phố New York vào thời đó do kiến trúc sư Antoni Gaudi thiết kế. Nhà tháp cao đến 360m và bị coi là phi hiện thực vào thời điểm được thiết kế.

untitled.jpg

 

Dự án này chỉ được nhiều người biết đến vào năm 1956 khi một phóng sự có nhan đề "Thế giới mới gọi là Gaudi" xuất hiện. Nhưng hiện nay, các bản vẽ của Gaudi được nghiên cứu để làm nền tảng cho dự án Ground Zero ở Manhattan.

 

2. Tháp Illinois, Chicago (Mỹ), thiết kế năm 1956

 

Tháp Illinois của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright dự kiến sẽ cao 1.069m, gồm 528 tầng. Wright tin rằng thiết kế này có thể chấp nhận được về mặt kỹ thuật vào thời điểm nó được đề nghị.

 

milehigh_2.jpg

 

Tuy nhiên, một số vấn đề đã nảy sinh trong bản thiết kế tháp Illinois của Wright, trong đó bao gồm không gian cần để bố trí hệ thống thang máy đã chiếm quá nhiều diện tích ở những tầng dưới thấp. Cuối cùng dự án bị thất bại.

 

3. Fourth Grace, thành phố Liverpool (Anh), thiết kế năm 2002

 

12-1.jpg

 

Mặc dù bị nhiều người chê bai, song thiết kế của kiến trúc sư Will Alsop cũng giành được chiến thắng và có tên gọi là "The Cloud" (Đám mây). Do công trình được xây dựng gần 3 cao ốc lịch sử khác ở khu Pier Head - gọi là "The Three Graces" - nên dự án có tên là "Fourth Grace".

 

Nhưng dự án bị hủy bỏ năm 2004 do chi phí quá cao. Fourth Grace là một phức hợp bao gồm khách sạn 107 phòng và các công trình khác như quán bar, nhà hàng và gallery.

 

4. Beacon of Progress, Chicago (Mỹ), thiết kế năm 1891

 

13-2.jpg

Dự án tháp bằng đá "Beacon of Progress" của kiến trúc sư người Pháp tên là Desire Despradelle cao 457m và địa điểm xây dựng là công viên Jackson ở Chicago, nơi mọc lên tháp Chicago World's Fair năm 1893.

 

Thiết kế bao gồm một đài vòng (nhà hát lớn) ở phần chân tháp đủ chỗ cho 100.000 người và cầu tàu kéo dài đến hồ Michigan.

 

5. Thành phố hiện đại, được thiết kế năm 1922 cho Paris (Pháp)

le_corbusier_1922_contemporary_city.gif

 

Thành phố hiện đại là nơi ở của 3 triệu người, được thiết kế bởi kiến trúc sư Le Corbusier. Trung tâm của dự án là cụm các khối nhà chọc trời 60 tầng được xây dựng trên những khung thép và nằm gọn trong những bức tường kính khổng lồ.

Corbu1925.gif

Ngay trung tâm thành phố là mạng lưới giao thông với những bến xe buýt và nhà ga tàu điện, cũng như hệ thống xa lộ và một sân bay.

corbuisier_ground.jpg

Le Corbusier cho rằng thiết kế này là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng khủng hoảng nhà ở nơi thành thị.

 

6. Tháp Talin, St. Petersburg (Nga), thiết kế năm 1917

 

So với tháp Talin - nếu được xây dựng - thì tháp Eiffel ở Paris chỉ là “chú lùn”. Tháp Talin là cấu trúc bao gồm sắt, kính và thép.

 

Tháp có hình xoắn ốc vươn cao đến 400m. Du khách tham quan sẽ di chuyển vòng quanh nhờ rất nhiều thiết bị cơ học.

 

Phần chân tháp là một hình khối xoay được thiết kế làm nơi hội họp, tổ chức hội nghị lập pháp v.v... Hình khối này sẽ xoay đúng 1 vòng trong 1 năm.

 

Phía trên hình khối là kim tự tháp nhỏ hơn, xoay 1 vòng trong 1 tháng, dành cho những hoạt động hành pháp.

 

7. Kim tự tháp Shimizu, Tokyo (Nhật Bản), thiết kế năm 2004

14-1.jpg

 

Dự án được thực hiện trên vịnh Tokyo, Nhật Bản. Cấu trúc cao hơn Đại Kim tự tháp ở Giza 12 lần và là nơi ở của 750.000 người. Shimizu bao gồm 55 kim tự tháp nhỏ hơn và mỗi cấu trúc này có kích thước cỡ khách sạn Luxor ở Las Vegas. Tuy nhiên, thiết kế đã không được thực hiện do không có vật liệu siêu nhẹ và siêu cứng theo yêu cầu.

 

8. Tháp Ultima, San Francisco (Mỹ), thiết kế năm 1991

 

15-1.jpg

 

Cấu trúc cao 3.218m là thiết kế của kiến trúc sư Eugene Tsui, bao gồm 500 tầng và là nơi ở của 1 triệu người. Thiết kế được xây dựng theo kiểu tổ mối ở châu Phi.

 

9. Cung điện Xôviết, Moskva (Liên Xô), thiết kế năm 1933

 

Nếu được xây dựng, Cung điện Xôviết có thể trở thành cấu trúc cao nhất thế giới. Dự án đã thu hút được sự chú ý và tranh tài của hàng trăm kiến trúc sư trên thế giới.

bashnyamainyp1.jpg

Dự án được khởi công xây dựng vào năm 1937 nhưng đã bị đình lại vì Thế chiến II bùng nổ. Năm 1942, những khung thép của công trình được tháo dỡ để phục vụ xây dựng cầu và công sự

 

(Nguồn: Theo Báo CAND, 23/10/2008, 16:22 (GMT+7))

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sẽ có tòa tháp 1.000 m ở Dubai

Nguồn: Diendankientruc.com

 

Hôm qua, Tập đoàn Nakheel đã công bố kế hoạch xây dựng một tòa tháp mới ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất). Dự kiến công trình sẽ có chiều cao khoảng 1 km, gần gấp đôi "nóc nhà" thế giới hiện tại, Burj Tower, cũng nằm ở Dubai.

 

thap.jpg

Phối cảnh dự kiến của tòa tháp Nakheel Harbour & Tower.

 

Nakheel Harbour & Tower dự kiến sẽ có tổng kinh phí khoảng 38 tỷ USD, được xây dựng trên một khu đất có diện tích 27 ha, gồm 200 tầng, với khoảng 15 thang máy, 500.000 m2 bê tông.

Khi hoàn thành, nơi đây sẽ có chỗ ở cho khoảng hơn 55.000 người, trong 19.000 căn hộ, là nơi làm việc của 45.000 nhân viên, 10.000 chỗ đỗ ôtô và sẽ thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngoài ra, tòa tháp còn có khoảng 950.000 m2 cho trung tâm thương mại và bán lẻ, hơn 3.500 phòng khách sạn, đặc biệt là không gian ấn tượng trên tầng mái.

Theo Chủ tịch Tập đoàn Nakheel, Sultan Ahmed bin Sulayem, Nakheel Tower còn có khoảng 40 tòa nhà khác từ 20 đến 90 tầng vây quanh. Thời gian thực hiện dự án khoảng 10 năm, chia thành nhiều giai đoạn, tùy thuộc tình hình thị trường.

Chủ đầu tư công trình Nakheel cũng chính là chủ nhân của khu siêu khách sạn hình cây cọ trên mặt biển ở Dubai.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tòa nhà hình mặt trăng

 

Với tham vọng của người kỹ sư xây dựng là bay cao lên mãi, các kiến trúc sư của Công ty Heerim Hàn Quốc đã cố gắng thiết kế nên một tòa nhà chọc trời trong hai dự án của họ tại Nước cộng hòa Trung Á A- giéc- bai- gian. Họ đã đề xuất phương án xây một tòa nhà chọc trời trông ra biển Catxpiên (Caspian) tại Bacu, thủ đô A giéc bai gian. Tên của tòa nhà thứ nhất được dự kiến đặt là Full Moon Bay (Vịnh trăng tròn) và tòa kia là Crescent and Caspian Plus (Trăng khuyết và Caspian).

 

Dưới đây là một số ảnh về tòa nhà có thể sẽ trở thành một thách thức lớn đối với người kỹ sư xây dựng.

moon-shaped-skyscraper-1.jpg

 

Tòa nhà trông như một giấc mơ

moon-shaped-skyscraper-3.jpg

 

moon-shaped-skyscraper-5.jpg

 

Toàn cảnh Tòa nhà hình mặt trăng theo đề xuất

 

Chỉ có bầu trời mới là giới hạn đối với người kỹ sư xây dựng

 

 

Theo CEP

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quá trình xây dựng điện Parthenon

 

Ngoài các gối tựa mái gỗ, toàn bộ kiến trúc thượng tầng của điện Parthenon - kể cả ngói lợp mái đều được xây dựng bằng đá cẩm thạch đẽo gọt từ các mỏ đá ở núi Pentelicon, cách Đông Bắc Athens 13 km.

 

10890549-Athen.jpg

 

Tiến trình xây dựng điện Parthenon bắt đầu ở mỏ đá. Người ta sử dụng một hệ thống gồm nêm và đòn bẩy sắt, chày vồ và sức người để nạy các tảng đá ra khỏi tầng đá. Nơi nào có thể được, thì người ta tận dụng các kẽ nứt tự nhiên, để công tác nạy dời đá dễ dàng hơn.

 

Chèn nêm vào trong các hốc ở rìa tảng đá muốn lấy, dùng chày vô búa mạnh lên nêm. Cùng lúc, nhiều người dùng đòn bẩy gia tăng lực tác động lên tảng đá cho đến khi tảng đá long ra. Ít nhất phải có bốn người dùng nêm, bốn người dùng đòn bẩy. Thế nhưng, nhiều tảng đá to hơn để làm các khúc đá lắp cột nặng đến 5-10 tấn và mũ cột 8-9 tấn cần đến số người đông hơn.

 

Có lẽ sử dụng các thanh trượt để kéo các tảng đá khổng lồ ra khỏi khu mỏ đá: đòn bẩy phải đủ lực để nâng đá tảng sao cho rầm có thể trượt bên dưới để tạo thành thanh trượt. Đối với các khúc đá lắp cột có kích thước trung bình, cần khoảng 28 người là đủ sức kéo một tải trọng trên thanh trượt ra khỏi khu mỏ đá đến xe bò để tải đá về Athens.

 

Tư liệu văn học cho biết, người ta dùng xe bò và la để tải đá từ mỏ về đồi Acropolis. Có lẽ xe bò phải đủ sức để chịu đựng các tảng đá nặng hơn 10 tấn. Muốn kéo khúc đá ngắn lắp cột cỡ trung bình, ít nhất phải cần đến 33 con la và một người điều khiển nhóm, nếu đá to hơn và đường dốc nhiều hơn, phải huy động nhiều người hơn.

 

Đẽo gọt đá

 

Nếu không tạo dáng đá tại khu mỏ, phải thực hiện công việc này ngay tại hiện trường theo mục đích và vị trí trong sơ đồ tổng thể. Kết quả, không hề có chuyện hai tảng đá giống nhau. Người ta đưa vào các đường cong và góc nhỏ tuỳ theo tỷ lệ toán học xác định trước, dùng để thiết lập đối trọng và di chuyển trong toàn bộ cấu trúc và để chỉnh sửa tất cả những bất cập về thị giác. Tất cả những đường nằm ngang uốn cong hướng lên trên để tạo thành những mặt phẳng hơi cuốn thành hình vòng cung. Các cột ngoại thất, mũ cột, cùng các tường dài của phòng cella nghiêng hướng vào trong so với chiếu thẳng đứng. Các cột góc cũng nghiêng hướng vào trong, nhưng theo đường chéo góc. Tác động toàn bộ là một cấu trúc đầy sức sống và vững chãi, không có nét tinh xảo này thì công trình có vẻ nặng nề ở phần trên cùng, như thể sắp muốn đổ đối với người xem.

 

Những người thợ xây có tay nghề chỉ hoàn thiện mặt dưới của các đoạn ngắn lắp cột và các chi tiết khác trong phần đá xây dựng. Những mẫu lồi, những chỗ nhỏ nhô ra có tính toán trên tảng đá, dùng làm tay nắm khi di chuyển và nâng nhấc đá, khi đã vào đúng vị trí, người ta sẽ gọt phần lồi này đi. Sau đó những người thợ xây lại tiếp tục hoàn thiện. Thế nhưng, phải hoàn tất mũ cột trước khi nhắc vào đúng vị trí.

 

Phải mất 9 năm mới xây dựng xong điện Parthenon, với hơn 230.000 tấn đá tảng được sử dụng. Điều này có nghĩa hơn 70 tấn đá khai thác từ mỏ, vận chuyển, đẽo gọt và di chuyển đến hiện trường mỗi ngày. Thực tế, con số này có thể nhiều hơn vì chưa tính đến các ngày nghỉ và lễ hội tôn giáo, cũng như chưa tính đến vật liệu khác ngoài số đá cẩm thạch. Chúng ta biết các má kẹp bằng sắt được sử dụng để liên kết cả đá tảng xây dựng lẫn tác phẩm điêu khắc, gỗ dùng để lợp mái và sơn các pho tượng cũng như chi tiết kiến trúc. Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc trên trán tường cũng chưa tính đến. Điều chắc chắn rằng ngay cả cách phỏng đoán cực kỳ kỹ lưỡng này, cũng cần đến rất nhiều toán nhân công.

 

Phải có hơn một toán nhân công để di chuyển đá xây dựng từ xe bò đến khu vực làm việc, trong khi những toán khác dựng thẳng đá vào đúng vị trí. Các toán hoàn thiện các chi tiết kiến trúc khác nhau trên mặt đất và khi đá đã vào đúng vị trí. Đối với một khúc ngắn lắp cột cỡ vừa, tối thiểu phải cần đến 28 người để di chuyển đá trên một thanh trượt từ xe bò đến khu vực làm việc thích hợp. Một người thợ xây đẽo gọt khúc đá lắp cột dưới mặt đất trong khi người thứ hai tiếp tục khâu hoàn thiện khi đá đã vào đúng vị trí. Phải cần đến nhiều người khác dùng cần cẩu kéo và dời đá đến vị trí.

 

Người ta ước tính rằng xe bò đi từ mỏ đá Pentelicon về đến đồi Acropolis phải mất cả ngày. Nếu mỗi xe chở khúc ngắn lắp cột nặng khoảng 70 tấn, cần ít nhất 9-14 xe, hơn 300 con la, 250 người vận chuyển 18-28 thợ xây cùng hàng trăm người khác khai thác đá và nhấc tải trọng. Thật ra, Athens trưng dụng hầu hết thợ thủ công và nhân công trong thành. Họ phải chịu đựng nhiều năm để chiến đấu, sự tàn phá của các tác động bên ngoài với ý thức quyết tâm cao; đồng thời, đây cũng là dịp tái khẳng định sức mạnh của người dân Athens thông qua sự tuyên truyền của nhà nước. Quy mô và tầm vóc của điện Parthenon củng cố thêm sự thịnh vượng, năng lực và vinh quang của người dân thành Athens.

 

Theo: Vnexpress.net

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

10 tòa nhà tiêu biểu năm 2007

1196815263_gg.gif Các công trình được lựa chọn năm nay không chỉ bởi thiết kế đẹp mà còn bởi những tiêu chí phục vụ công việc kinh doanh. Đây là năm thứ 10, BusinessWeek và Architectural Record cùng phối hợp tổ chức cuộc bầu chọn này.

Có hơn 100 tòa nhà khắp toàn cầu đã được đưa vào danh sách để chọn ra 10 công trình tiêu biểu nhất. Tiêu chí năm nay được đặt ra cao hơn mọi năm. Những tòa nhà này ngoài những đặc điểm ấn tượng trong kiến trúc, đều phải đáp ứng sự thuận lợi cho mỗi hoạt động mà nó phục vụ, từ khu văn phòng, trung tâm thương mại, thể thao, bảo tàng... Ban giám khảo là những kiến trúc sư, phóng viên đến từ BusinessWeek và Architectural Record.

1000-Gehry-NY.gif

1. Trụ sở chính của InterActiveCorp tại New York đoạt giải đặc biệt. Công trình do nhóm KTS Gehry Partners Studios Architecture thực hiện. Nhiều người đã so sánh công trình cao 10 tầng này với một con thuyền đang no gió, nằm ngay gần khu Manhattan. Đây là một tòa nhà được coi là sẽ tạo nên những hình ảnh mới trong thế kỷ 21. Tòa nhà hoàn toàn tự động hóa, mọi hoạt động đều được thiết kế dựa trên các ứng dụng web. Nội thất đã đạt tới sự hoàn mỹ, giúp các không gian được thông suốt. Hành lang công cộng của tòa nhà được coi là lớn nhất thế giới với những bức tường video có độ phân giải rất cao.

 

 

Arkinetia_Centennial_HP_Sci.gif

2. Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn dành cho giới trẻ tại Toronto do văn phòng KTS Kuwabara Payne McKenna Blumberg thực hiện.

 

 

Suitland.gif

3. Trụ sở chính của Cục Điều tra dân số Mỹ tại Suitland, bang Maryland do các KTS Skidmore, Owings và Merrill thiết kế.

 

 

Federal.gif

4. Trung tâm Hải quân Federal Credit Union's Heritage Oaks Center, tòa nhà o­ne Pensacola tại bang Florida do nhóm KTS ASD thực hiện.

 

 

4-seasons-center.gif

5. Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Bốn mùa tại Toronto do nhóm KTS Diamond và Schmitt thực hiện.

 

 

hearstscreensc0.gif

6. Cao ốc Hearst Tower tại New York do nhóm KTS Norman Forster và cộng sự thực hiện.

 

Hubbell-Lighting-Greenville.gif

7. Tòa nhà trụ sở chính Hubbell Lighting Greenville, S.C. do KTS McMillan Smith và các cộng sự thực hiện.

 

 

Berwin.gif

8. Công trình SJ Berwin tại London của nhóm kiến trúc sư HOK.

 

Pico-Park.gif

9. Sân bóng chày San Diego Padres Ballpark của Công ty Kiến trúc Antoine Predock.

 

 

gardiner_museum2.gif

10. Bảo tàng Gardiner tại Toronto (Canada) do nhóm KTS Kuwabara Payne Mckenna Blumberg thiết kế.

(Theo Đô thị)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các công trình làm thay đổi London

1178117545_images.jpg Diện mạo của London, một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới, sẽ có nhiều thay đổi khi một loạt cao ốc chọc trời được hoàn thành trong những năm tới. Dưới đây là hình ảnh những tòa nhà này.

Leadenhall Street:

LeadenhallSt.jpg

Công ty xây dựng của kiến trúc sư Rogers đã thiết kế tòa nhà cao 220 m này theo hình dạng thẳng đứng. Toàn bộ thang máy của tòa nhà sẽ được trang bị kính trong suốt để tôn lên chiều thẳng đứng của tòa nhà.

 

Heron Tower:

 

LD.jpg

Đây là tòa nhà gây ra nhiều tranh cãi khi nó được cấp phép xây dựng, và cũng thu hút nhiều sự chú ý khi chủ nhân của nó là nhà tài phiệt Gerald Ronson, người trước đây đã phải vào tù vì dính dáng đến một vụ bê bối liên quan đến buôn bán cổ phiếu nội bộ. Tòa nhà 37 tầng này được cấp phép dù nhiều ý kiến cho rằng nó sẽ làm hỏng cảnh quan của nhà thờ Thánh Paul nổi tiếng gần đó.

 

Lime Street

LimeStreet.jpg

Khu phức hợp gồm 3 tòa tháp này được xây dựng tại ngay trung tâm London, với một tháp 29 tầng và một tháp 17 tầng và một tòa nhà 7 tầng.

 

St Mary Axe

StMaryAxe.jpg

Tòa nhà này được tập đoàn Foster & Partners xây dựng theo đơn đặt hàng của hãng bảo hiểm Swiss Re. Ngay từ khi hoàn thành khâu thiết kế, nó đã được nhiều người ca tụng là "cỗ máy in tiền thanh mảnh".

 

London Wall

 

LondonWall.jpg

Đây cũng là một công trình khác của Foster & Partners. Tòa nhà 13 tầng được thiết kế với phần lớn là kính này được hoàn thành cách đây một năm và được mệnh danh là "khối băng lộng lẫy".

 

Minerva

 

Minerva1.jpg

Tòa nhà 50 tầng này do kiến trúc sư Nicholas Grimshaw, vốn nổi tiếng với các các công trình Eden tại Cornwall và nhà ga Eurostar tại Waterloo, đảm nhận. Tòa nhà được cấp phép dù nhiều ý kiến cho rằng chiều cao của nó sẽ che khuất nhiều khu nhà gần đó.

(Theo The Guardian)

 

(Theo dothi.net)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin lỗi, cho mình góp chút ý kiến nhé!

Bạn nên Up file nếu ai cần xem thì Down về. :leluoi:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin lỗi, cho mình góp chút ý kiến nhé!

Bạn nên Up file nếu ai cần xem thì Down về. :s_big:

Các bài viết là do mình lang thang trên Net gặp gom lại để mọi người đọc thôi Hiệp ạh, ai quan tâm phần nào thì save as về đọc thui :leluoi:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các bài viết là do mình lang thang trên Net gặp gom lại để mọi người đọc thôi Hiệp ạh, ai quan tâm phần nào thì save as về đọc thui :leluoi:

Bạn để như vậy thì bài viết của bạn chiếm tòan bộ màn hình (1)

(2) Tạo cho người đọc cảm giác chóng mặt :s_big: Mặt dù nó rất hay

Lời thật mất lòng. :P

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Công trình cầu Goden gate - Sanfrancisco

Là biểu tượng của San Francisco, cầu lớn Golden Gate tạo hình màu vàng quýt sẫm làm tôn vẻ đẹp của cả nước Mỹ, là một trong những cầu kéo nghiêng dài nhất thế giới.

 

 

Ngày 27/5/1937, khi chiếc cầu lớn Golden Gate nối liền San Francisco và huyện Malin thông xe, những người từng tuyên bố cây cầu không thể hình thành đều đồng loạt im lặng.

2%20(3).jpg

Cầu lớn Goden gate

 

Để xây dựng xong công trình dài 2,7 km này, người ta đã phải hoạt động cật lực trong vòng 4 năm, với đủ gian nan vất vả, chiến thắng sóng lớn, nước chảy xiết và sương mù dày đặc cùng hàng nghìn người thương vong.

 

2%20(4).jpg

Cây cầu do công trình sư Joseph Strauss thiết kế, cố vấn kiến trúc là giáo sư Oven Noro. Trong thời gian 20 năm, khẩu độ của cầu Golden Gate được coi là lớn nhất thế giới. Thân cầu giữa hai tháo cầu có khoảng cách 1.280 m, tháp cầu cách mặt nước cao 227 m. Nến tháp cầu phía Nam là bộ phận nguy hiểm nhất của công trình này. Khi xây dựng đệm chạm bê tông khổng lồ, để thiết kế cửa ụ kiểu hòm nổi chìm xuống, công nhân phải bắc cầu trên xà lan, sóng lớn nâng họ lên, rồi ném họ xuống không thương tiếc.

 

1.jpg

Khi hai tháp cầu đã định vị, công nhân lại phải trèo lên đường thông hẹp treo lơ lửng giữa khoảng hai tháp cầu, cố định đường dây treo. Mỗi dây bằng thép đường kính 93 cm, do gần 30.000 sợi dây thép quấn thành. Cường độ cầu khiến người ta phải kinh sợ. Mỗi tháp cầu trên sợi dây thép phải chịu phụ tải vuông góc nặng 9,5 tấn. Mỗi gối thả neo ở bờ biển phải chịu sức chịu lực kéo khoảng 29.000

2%20(11).jpg

 

Khi mới xây dựng cầu Golden Gate đã được sơn màu da cam quốc tế. Màu đỏ và màu da cam được coi là màu truyền thống của vật kết cấu thép, phòng gỉ truyền thống. San Francisco thường bị sương mù bao phủ, màu da cam giúp cho người đi đường nhìn rõ hơn hình ảnh cầu. Tuy nhiên, sương mù dày đặc nơi đây không ngừng phá hủy màu sơn truyền thống này. Các kiến trúc sư đã nghiên cứu siêng năng không mỏi mệt, phát minh ra cách pha chế sơn dầu vô hại, bảo lưu được màu da cam không bị tàn phai.

 

2%20(8).jpg

Rất nhiều đạo diễn điện ảnh đã chọn cảnh cầu Golden Gate cho bộ phim của mình. Golden Gate - một trong những bến cảng thiên nhiên an toàn nhất - mãi là niềm tự hào của thành phố San Francisco xinh đẹp.

Nguồn: wedo

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

::: 7 Kỳ quan thế giới CỔ ĐẠI :::

1. Vườn treo Babylon.

2. Hải đăng Alexandria.

3. Tượng thần Zeus ở Olympia (chúa tể của các vị thần Hy Lạp do nhà điêu khắc vĩ đại Pheidias tạc).

4. Đền Artemis ở Ephesus, Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ) được dựng lên để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên nhiên hoang dã của Hy Lạp.

5. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic.

6. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios do người Hy Lạp dựng lên tại một cảng gần đảo Địa Trung Hải có tên tượng Rhodes.

7. Kim tự tháp Giza, một cấu bằng đá khổng lồ gần thành phố cổ Memphis, nơi chôn pharaoh Ai Cập Khufu.

Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến hôm nay. Kỳ quan biến mất sau cùng là hải đăng Alexandria.

 

 

1. Vườn treo Babylon.

Vườn treo Babylon, một kiệt tác tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại và là một công trình kiến trúc tráng lệ độc nhất vô nhị. Vườn treo Babylon được xây dựng năm 3000 trước CN bên bờ nam sông Euphrates và cách thủ đô Baghdad, Iraq, 90km về phía Nam. Từ xa xưa, Babylon đã được mệnh danh là "Cửa Thần" rất linh thiêng. Trước khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra, mỗi năm có hàng chục vạn tín đồ, khách du lịch trên khắp thế giới đổ về đây cúng lễ cầu phúc và du lịch thưởng ngoạn kỳ quan tráng lệ bậc nhất thế giới.

 

Nhân loại có lẽ còn phải mất nhiều công sức giải mã mới có thể lý giải nổi câu hỏi, tại sao ở một vùng đất phần lớn là sa mạc, chỉ có dầu mỏ và ruồi vàng với những người nông dân lại có thể xây dựng được công trình kiến trúc tráng lệ và bền chắc tồn tại cùng thời gian suốt 5.000 năm qua? Babylon từng là thủ đô của Vương quốc Babylon cổ đại và là trung tâm thương mại sầm uất nhất vùng Tây Á, nơi "con đường tơ lụa" đi qua.

 

Tổng thể khu vườn treo Babylon là những tường thành hùng vĩ, cung điện nguy nga tráng lệ, đường sá, cầu cống... phản ánh trình độ thẩm mỹ, óc sáng tạo, đặc biệt kỹ thuật tính toán xây dựng rất cao của những người nông dân Lưỡng Hà cổ đại. Chính vì vậy, vườn treo Babylon được công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới và là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Iraq mà còn của cả nhân loại.

Và hiện nay, không chỉ các nhà khảo cổ học mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đều hết sức lo lắng và bất bình trước thông tin báo chí đã nêu gần đây: Vườn treo Babylon ở Iraq, một trong 7 kỳ quan thế giới đã tồn tại hơn 5.000 năm nay có nguy cơ bị biến mất. Đúng vậy, vườn treo nổi tiếng này hiện đang dần trở thành đống hoang tàn vì sự tàn phá của những lính Mỹ tại Iraq.

 

11rd1.jpg

 

Babylon-4_vuontreo.jpg

 

vuon%20treo%20babilon.PNG

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×