Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
huynhnhatlong

[Công nghệ hàn tàu]

Các bài được khuyến nghị

Anh chị ơi em đang làm bài thảo luận về hàn tàu mà chưa định hướng được phương pháp này như thế nào, em cũng đã tìm thử trên các diễn đàn tài liệu khá nhiều nhưng toàn nói chung chung về tất cảc các phương pháp hàn như : hàn hồ quang, hànTig, hàn điện cực...Nếu với 1 bài thảo luận nhóm trình bày như thế thì dài và khá lan man vì thực sự bọn em chưa nắm rõ về nó!

Vậy em lập topic này mong anh chị nào có tài liệu hay cách gì có thể định hướng sừon làm cho em. Với các phương pháp hàn tàu thì em cần nêu và làm rõ những phương pháp nào?

Em xin chân thành cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Anh chị ơi em đang làm bài thảo luận về hàn tàu mà chưa định hướng được phương pháp này như thế nào, em cũng đã tìm thử trên các diễn đàn tài liệu khá nhiều nhưng toàn nói chung chung về tất cảc các phương pháp hàn như : hàn hồ quang, hànTig, hàn điện cực...Nếu với 1 bài thảo luận nhóm trình bày như thế thì dài và khá lan man vì thực sự bọn em chưa nắm rõ về nó!

Vậy em lập topic này mong anh chị nào có tài liệu hay cách gì có thể định hướng sừon làm cho em. Với các phương pháp hàn tàu thì em cần nêu và làm rõ những phương pháp nào?

Em xin chân thành cảm ơn!

Khi đóng mới tầu người ta vẫn phải sử dụng những phương pháp hàn trên cạn như bạn đã nói. Sau khi kiểm tra độ kín thân tàu, người ta mới tiến hành hạ thủy. Ở nước ta, chủ yếu là hàn trên bờ, nhưng trong quá trình sử dụng nhiều công trình dưới nước đã bị hư hỏng đòi hòi phải lắp đặt , sửa chữa và từ đây bắt đầu nhiều vấn đề đã nảy sinh, đó là làm sao có thể kết nối, sửa chữa các công trình này ở dưới nước. Khái niệm hàn ở dưới nước ở nước ta mới được hình thành còn mơ hồ lắm vì vậy với một bài thảo luận nhóm bạn cứ việc bịa đặt ra thế nào thì nó nên thế, sau đây là sưu tầm lượm lặt mỗi nơi một ít:

Khái niệm về hàn tầu: Là phương pháp bịt không cho nước chảy vào tầu. Hàn tầu là phương pháp hàn doTrung Quốc sáng tạo ra ,có thời Nam Hán được thử nghiệm lần đầu tiên năm 1288, trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt.

Năm ấy, CụTrần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Sông Bạch Đằng nước ròng, tức nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số. Tình thế đó buộc tướng Ô- Mã – Nhi vội thét quân lính: Hàn tầu! Hàn tầu … từ đó người ta goi là hàn tầu.

hhhh33333.jpg

Phân loại :Hàn dưới nước có thể được phân loại thành:1) Hàn ướt 2) Hàn khô

Ở phương pháp hàn ướt, quá trình hàn được thực hiện dưới nước, xảy ra trực tiếp trong môi trường nước. Với phương pháp hàn khô, một buồng khô được tạo gần khu vực hàn và thợ hàn ở trong buồng kín để thao tác.

 

Hàn ướt :Hàn ướt được thực hiện trực tiếp trong môi trường nước . Sử dụng loại que hàn đặc biệt và quá trình hàn được thực hiện như là hàn trên cạn. Với thao tác tự do và linh hoạt nên hàn ướt là phương pháp hàn kinh tế, năng suất và hiệu quả nhất. Nguồn hàn được đặt trên bờ và được nối với thợ lặn/thợ hàn bằng cáp và ống.

 

Hàn bội áp(hàn khô):Hàn bội áp được thực hiện trong buồng kín bao quanh kết cấu hàn. Buồng này được nạp khí (thường là heli) tại áp suất thông thường. Buồng kín- nơi quá trình hàn diễn ra - được nối với đường ống dẫn hỗn hợp dưỡng khí heli và oxy tại áp suất môi trường hoặc cao hơn một chút. Phương pháp này cho chất lượng mối hàn cao có thể đáp ứng được yêu cầu kiểm tra X-ray. Khu vực dưới sàn của buồng mở thông với nước. Do đó, quá trình hàn được thực hiện ở không gian khô nhưng tại áp lực thủy tĩnh của nước biển xung quanh buồng hàn.

 

Các rủi ro khi hàn dưới nước : Có thể có rủi ro bị điện giật cho thợ hàn/thợ lặn. Cần đưa ra các biện pháp đề phòng bao gồm tiêu chuẩn cách điện thích hợp cho thiết bị hàn, thiết bị đóng ngắt cắt nguồn điện ngay khi tắt hồ quang và giới hạn điện áp mạch hở thích hợp cho máy hàn.

Rủi ro thứ hai, hydro và oxy được tạo ra bởi hồ quang khi hàn ướt. Cần phòng ngừa khả năng hình thành các túi khí, tạo ra nguy cơ gây nổ

Rủi ro khác ảnh hưởng tới thợ hàn/thợ lặn từ nitơ thâm nhập vào máu khi tiếp xúc với không khí tại áp suất gia tăng. Biện pháp phòng ngừa là cung cấp nguồn khí dự phòng và buồng giảm áp để tránh nguy cơ rơi vào trạng thái mê man do nitơ gây nên khi lên bờ nhanh.

Với những kết cấu được hàn dưới nước bằng phương pháp hàn ướt, việc kiểm tra mối hàn có thể khó khăn hơn. Việc đảm bảo chất lượng mối hàn đồng bộ cũng không dễ dàng và có thể mối hàn có thể có khuyết tật nhưng không phát hiện được.

Sưu tầm lượm lặt

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em cảm ơn anh nhưng em muốn biết là với các công nghệ hàn tàu hiện nay thì em nên trình bày các phương pháp hàn nào để thảo luận. Ban đầu em dự định sẽ giới thiệu về lịch sử,nguồn gốc của công nghệ hàn tàu này, sau đó em sẽ chọn ra 10 phương pháp hàn được ứng dụng nhiều nhất để trình bày còn các phương pháp hàn khác em sẽ chỉ đề cập đến tên và cho thêm 1 số vi deo hình ảnh về các phương pháp hàn tàu quen thuộc.Nhờ anh chị chỉ bảo thêm cho em!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em cảm ơn anh nhưng em muốn biết là với các công nghệ hàn tàu hiện nay thì em nên trình bày các phương pháp hàn nào để thảo luận. Ban đầu em dự định sẽ giới thiệu về lịch sử,nguồn gốc của công nghệ hàn tàu này, sau đó em sẽ chọn ra 10 phương pháp hàn được ứng dụng nhiều nhất để trình bày còn các phương pháp hàn khác em sẽ chỉ đề cập đến tên và cho thêm 1 số vi deo hình ảnh về các phương pháp hàn tàu quen thuộc.Nhờ anh chị chỉ bảo thêm cho em!

Theo mình thì bạn nên trình bầy tổng quan về tất cả các phương pháp hàn của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Tầu biển là một trong những dạng có nhiều chi tiết nổi tiếng là phức tạp, không thể giới hạn trong một phạm vi nhỏ của các phương pháp hàn.

 

Tùy theo tính chất công việc và đòi hỏi của chi tiết cần hàn, có thể hàn mối hàn thường hoặc mối hàn chịu áp lực, que hàn thường cũng khác que hạn chịu áp lực... và bạn nên tập trung nói nhiều về hàn áp lực : tính toán tiết diện hàn, các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn chịu áp lực. Đây là vấn đề cốt lõi nhất vì nếu tàu chìm thì ...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình cũng có giáo trình về hàn tàu đây, nhưng nó không đi sâu vào nó nhung cũng post lên cho bạn tham khảo:

1. http://www.mediafire.com/?ufr40c4raky9ddk

2.http://www.mediafire.com/?laboa5r0s0732u8

3.http://www.mediafire.com/?hvdd6t5jvq8amed

4.http://www.mediafire.com/?g3yba594eayxdqz

5.http://www.mediafire.com/?o3gpzvd25xzh2xd

6.http://www.mediafire.com/?s45l2g2a1eulgjz

Theo mình thì thế này:

 

I/ Sơ lược về lịch sử phát triển công nghệ hàn vỏ tàu.

Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu gắn liền với lịch sử phát triển

của công nghệ hàn

-Năm 1802, nhà bác học Nga Pê-tơ-rốp đã tìm ra hiện tượng hồ quang điện và chỉ

rõ khả năng sử dụng nhiệt năng của nó để làm nóng chảy kim loại, mở ra thời kỳ

hàn hồ quang tay trong ngành công nghiệp đóng tàu.

-Năm 1888, Sla-vi-a-nốp đã áp dụng điện cực nóng chảy-cực điện kim loại vào hồ

quang điện .

-Năm 1907, kỹ sư Thuỵ Điển Ken-Be đã phát hiện ra phương pháp ổn định quá trình

phóng hồ quang và bảo vệ vùng hàn khỏi tác động của không khí xung quanh bằng

cách lắp lên điện cực kim loại một lớp vỏ thuốc.

-Thời kỳ phát triển cao của công nghệ hàn trong ngành công nghiệp đóng tàu đã được

mở ra vào những năm cuối ba mươi và đầu bốn mươi sau những công trình nỗi tiếng

của viện sĩ E.O.Pa-tôn về hàn dưới thuốc. Phương pháp hàn bán tự động và sau đó

hàn tự động dưới lớp thuốc ra đời, sau đó nó được ứng dụng rộng rãi trong ngành

công nghiệp đóng tàu, đó là thành tựu vô cùng to lớn của kỹ thuật hàn hiện đại.

-Cho đến nay, hàn dưới thuốc vẫn là phương pháp cơ khí hoá cơ bản trong kỹ thuật

hàn trong ngành công nghiệp đóng tàu với những ưu điểm vượt trội về hiệu

suất và chất lượng của mối hàn.

 

II/Tầm quan trọng của công nghệ hàn trong nghành công nghiệp đóng tàu.

Có thể nói sự phát triển của công nghệ hàn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp nặng nói chung trong đó có ngành công nghiệp đóng tàu. Hàn là một phương pháp gia công kim loại tiên tiến và hiện đại với những ưu điểm vượt trội.

a/Hàn với sức bền thân tàu.

Do sử dụng triệt để mặt cắt làm việc của chi tiết hàn nên độ bền mối hàn cao, tăng độ bền chắc của kết cấu. Độ bền của các mối hàn sẽ tham gia đảm bảo độ kín khít, độ bền chung và khả năng làm việc lâu dài, ổn định, của con tàu.

b/Tính công nghệ.

Công nghệ hàn là yếu tố hàng đầu quyết định việc chọn lựa phương án chế tạo, lắp ghép các phân đoạn, tổng đoạn. Do đó, nó trực tiếp quyết định đến độ lớn của con tàu. Hàn có thể nối được những kim loại có tính chất khác nhau, không hạn chế chiều dày của các chi tiết, với độ bền mối hàn cao, mối hàn kín, chịu tải trọng tĩnh tốt và chịu được áp suất cao. Ngoài ra, công nghệ hàn cho phép giảm được tiếng ồn trong sản xuất.

c/ Tính kinh tế.

Công nghệ hàn mang lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành công nghiệp đóng tàu. So với tán ri-vê, hàn sẽ tăng đươc13% tốc độ thi công, giảm 30% lượng nhiên liệu tiêu hao, tiết kiệm được 10÷20% khối lượng kim loại do sử dụng mặt cắt làm việc của chi tiết hàn triệt để hơn, hình dáng chi tiết cân đối hơn, giảm được khối lượng kim loại mất mát do đột lỗ v.v…So với đúc, hàn tiết kiệm được tới 50% vì không cần tới hệ thống rót.

 

III/ Các phương pháp hàn được trong ngành công nghiệp đóng tàu.

Hiện nay, có hơn 120 phương pháp hàn khác nhau, trong đó, các phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp đóng tàu là: hàn bán tự động và tự động dưới lớp thuốc ,hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ ,hàn hồ quang dây hàn lõi thuốc,hàn hồ quang tự bảo vệ ,hàn TIG. Một số phương pháp hàn mới đang được nghiên cứu và đưa vào sản xuất như: hàn bằng tia điện tử, Laser beam, hàn siêu âm, hàn phát ma hồ quang và cánh tay Robot …

........ Bạn trình bày tiếp các phương pháp hàn (.....)

... Cho thêm mấy video về hàn tàu nữa là ổn!

Thân gửi!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×