Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
buitienduan

[Xem giúp em đồ án CNCTM2]!

Các bài được khuyến nghị

Anh chị ơi em mới làm xong đồ án CNCTM2, em đưa lên đây mong anh chị xem xét giùm em có chỗ nào chưa đúng hay cần bổ sung gì mong anh chị góp ý cho em để em rút kinh nghiệm.

Em cảm ơn mọi người nhiều:

1.Bản thuyết minh:

http://www.mediafire.com/?212q74nfronwhuu

2. Bản vẽ nguyên công:

http://www.mediafire.com/?psxsliur5ok2p1v

3. Bản vẽ chi tiết:

http://www.mediafire.com/?86cwa804t9p7scr

4. Đồ gá:

http://www.mediafire.com/?ooa04kz2417o141

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình chỉ có ít thời gian xem sơ sơ mình thấy thế này. Dung sai trong DT của bạn có lẽ là ko hợp lý ( sao tiện mà lớn hơn cả dung sai đúc ) bạn tìm hiểu lại xem thế nào nhé

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Không ai giúp em nah?huhu...

Hề hề hề,

Sao mà nóng vậy??? bạn làm cái đồ án này trong bao lâu rồi??? vậy mà vừa post lên đã đòi có trả lời ngay ư?? Ít ra cũng để cho người muốn trả lời đọc cho thấm hết cái công trình ba tháng của bạn đã chứ. Bạn muốn người ta trả lời phứa đi thế nào cũng được hay sao???

Sau khi ngâm sơ sơ được vài chục phút thì mình thấy có một số việc cần cứu như sau:

1/- Nhìn chung các bản vẽ của bạn còn khá nhiều sai sót mà nếu không cứu ngay thì rất dễ out.

-về bản vẽ chi tiết: các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của cái bánh răng mà không có thì out là cái chắc. Tỷ như mô dun răng, góc nghiêng răng, hệ số dịch chỉnh răng, đường kính vòng tròn cơ sở của biên dạng thân khai,.....

Hãy mở sách ra đọc lại và bổi sung cho đầy đủ.

Hình cắt không đúng vị trí với hình chiếu thì phải có thể hiện vị trí cắt chứ, Tại sao bạn vẽ như vậy??? Cái hình cắt của bạn bị sai cơ bản đấy, hãy xem lại ngay.

Mặt cắt A-A thể hiện cái gân tại vị trí cắt ghi kích thước độ côn như vậy là thể hiện cho độ dốc đúc của mắt nào vậy???

Hình chiếu đứng còn thiếu các nét lửng thể hiện gân nằm thấp hơn bề mặt vành răng và moay ơ. Nét chân răng phải là nét liền mảnh phân biệt với nét đường bao, không để giống nhau như vậy được.

Trên hình biểu diễn profin răng tại sao không có các bán kính lượn ở chân răng và không thể hiện được kết cấu của mặt chân răng. Nên vẽ hai răng để thấy được điều này và có chỗ ghi đầy đủ các kích thước của cấu tạo profin răng.

Các kích thước còn thiếu rất nhiều.

Về kết cấu của bánh răng mình thấy quá mỏng mảnh, e rằng khó chịu tải nổi. Chiều dày đĩa chỉ có 26 mà lại còn bị khoét đi 6 lỗ to tổ chảng như vầy. Tuy đã có các gân tăng cứng nhưng với kết cấu gân như vầy e chưa ổn bạn ạ. Hãy kiểm tra tải trọng nhé.

- Về bản vẽ lồng phôi cũng có những điểm sai tương tự. Bạn phải kiểm tra lại ngay.

-Về các bản vẽ nguyên công mình sẽ góp ý sau.

Chúc bạn vui.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các

Hề hề hề,

Sao mà nóng vậy??? bạn làm cái đồ án này trong bao lâu rồi??? vậy mà vừa post lên đã đòi có trả lời ngay ư?? Ít ra cũng để cho người muốn trả lời đọc cho thấm hết cái công trình ba tháng của bạn đã chứ. Bạn muốn người ta trả lời phứa đi thế nào cũng được hay sao???

Sau khi ngâm sơ sơ được vài chục phút thì mình thấy có một số việc cần cứu như sau:

1/- Nhìn chung các bản vẽ của bạn còn khá nhiều sai sót mà nếu không cứu ngay thì rất dễ out.

-về bản vẽ chi tiết: các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của cái bánh răng mà không có thì out là cái chắc. Tỷ như mô dun răng, góc nghiêng răng, hệ số dịch chỉnh răng, đường kính vòng tròn cơ sở của biên dạng thân khai,.....

Hãy mở sách ra đọc lại và bổi sung cho đầy đủ.

Hình cắt không đúng vị trí với hình chiếu thì phải có thể hiện vị trí cắt chứ, Tại sao bạn vẽ như vậy??? Cái hình cắt của bạn bị sai cơ bản đấy, hãy xem lại ngay.

Mặt cắt A-A thể hiện cái gân tại vị trí cắt ghi kích thước độ côn như vậy là thể hiện cho độ dốc đúc của mắt nào vậy???

Hình chiếu đứng còn thiếu các nét lửng thể hiện gân nằm thấp hơn bề mặt vành răng và moay ơ. Nét chân răng phải là nét liền mảnh phân biệt với nét đường bao, không để giống nhau như vậy được.

Trên hình biểu diễn profin răng tại sao không có các bán kính lượn ở chân răng và không thể hiện được kết cấu của mặt chân răng. Nên vẽ hai răng để thấy được điều này và có chỗ ghi đầy đủ các kích thước của cấu tạo profin răng.

Các kích thước còn thiếu rất nhiều.

Về kết cấu của bánh răng mình thấy quá mỏng mảnh, e rằng khó chịu tải nổi. Chiều dày đĩa chỉ có 26 mà lại còn bị khoét đi 6 lỗ to tổ chảng như vầy. Tuy đã có các gân tăng cứng nhưng với kết cấu gân như vầy e chưa ổn bạn ạ. Hãy kiểm tra tải trọng nhé.

- Về bản vẽ lồng phôi cũng có những điểm sai tương tự. Bạn phải kiểm tra lại ngay.

-Về các bản vẽ nguyên công mình sẽ góp ý sau.

Chúc bạn vui.

Anh ơi a có thể chỉ cho em (hình ảnh) những chỗ sai đó không ah? có những gì cần bổ sung nữa thì anh cho ý kiến cho em, em sắp nộp rồi và sắp thi nữa nên cuống hết rùi!Mong mọi người giúp đỡ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các

 

Anh ơi a có thể chỉ cho em (hình ảnh) những chỗ sai đó không ah? có những gì cần bổ sung nữa thì anh cho ý kiến cho em, em sắp nộp rồi và sắp thi nữa nên cuống hết rùi!Mong mọi người giúp đỡ.

Hề hề hề,

Mình đã nói khá rõ như vậy mà bạn chưa hình dung ra ư.

Hãy xem lại cái hình cắt. Theo cách thể hiện của bạn thì vị tr1 cắt là mặt phẳng đối xứng nằm ngang trên hình chiếu đứng. nghĩa là bạn cắt dọc qua các gân chịu lực. vậy mà lại có cái lỗ hay sao.???? Còn nếu bạn nói là bạn cắt theo mặt phẳng cắt nghiêng 30 độ so với phương ngang trên hình chiếu đứng thì tại sao lại thấy được cái rãnh then trên moay ơ và tại sao lại không có thể hiện vị trí cắt trên hình chiếu đứng????

Các thông số thiết kế của bánh răng phải được ghi ra trên bản vẽ mà bạn không ghi là vì lý do gì vậy???

Độ dốc dúc 1:20 theo mình thì phải ghi trên các mặt đứng và ngang trên mặt cắt ngang A-A chứ không phải chỉ ghi như bạn là đủ.

Túm lại là bạn hãy đọc kỹ bài post của mình và giở bản vẽ của bạn ra mà so sánh sẽ hiểu rõ thôi mà.

Những cái sai đó mà bạn không sửa thì cũng chả cần sửa thêm gì cả đâu.

Chúc bạn thành công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bnhrngff.jpg

 

Hình ảnh trên sửa theo chi tiết của bạn: tra dung sai chiều rộng rãnh then 40 theo sản xuất hàng khối.

Ko hiểu bạn tra dung sai ở đâu mà nó sai lệch trên và dưới to thế? Bánh răng lắp với trục theo hệ lỗ hay hệ trục cơ bản?

 

Ngoài nhận xét của bác Bình nói ở trên, xin bổ xung thêm:

Bạn chưa nói tiện và xọc rãnh then trên máy nào, chi tiết nặng và đường kính lớn hơn Ø758.3 cặp nhiều chi tiết là không hợp lý, gia công nhiều chi tiết chỉ thích hợp khi chi tiết nhỏ.

- Khi lựa chọn máy tiện chú ý: 1/Đường kính lớn nhất tiện được trên thân máy. 2/ Đường kính lớn nhất tiện được trên bàn dao.3/ khoảng cách từ mặt tựa của dao tới tâm máy. 4/ Khoảng cách lớn nhất từ tâm máy tới mép đài dao

- Bản vẽ lồng phôi chỉ cần để lượng dư theo đường tròn là được, không nên tham cho thêm cả rãnh then!

-Chi tiết theo thuyết minh là thép 45 sao nhiệt luyện rồi mà độ rắn chỉ yêu cầu là 160-190 HB, (thấp hơn chưa nhiệt luyện)?

- Tiện tinh lỗ Ø150 mà độ bóng Rz= 20 ? (viết trong thuyết minh của bạn) là quá thấp, nếu tiện theo các bước: tiện thô + bán tinh + tinh + mỏng, có thể đạt được độ nhẵn tối đa là Ra=3.2. Bạn nên nhớ quy ước trên bản vẽ nếu là Rz thì ghi là Rz20 còn Ra thì không cần phải ghi Ra mà chỉ cần ghi theo ký hiệu 3.2√

-Rãnh then phải gia công suốt chiều dài lỗ sao bạn lại ghi là sai lệnh rãnh then theo chiều dài không quá 0.12 ?

-Nếu bạn chọn phương án phôi như mình sửa thì công nghệ tiện sẽ cải thiện được đáng kể. Có thể kẹp vào vành phía trong của vành ngoài đề tiện đồng thời đường kính đỉnh răng và lỗ.

- Nếu lựa chọn phôi như của bạn thì nguyên công tiện chưa hợp lý. Bạn nên sửa nguyên công 1 là Nguyên công Tiện mặt đầu và tiện thô một nửa đường kính ngoài. (định vị bằng mặt đầu và 1 nửa đường kính ngoài)

 

Bạn xem lại định nghĩa thế nào là Nguyên công thế nào là Bước! Bạn viết Nguyên công 2 có 3 bước như thế là sai cơ bản, bạn nên nhớ mỗi lần gá là một nguyên công, một nguyên công có thể có nhiều bước: bước tiện thô, bước tiện tinh….

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Mình đã nói khá rõ như vậy mà bạn chưa hình dung ra ư.

Hãy xem lại cái hình cắt. Theo cách thể hiện của bạn thì vị tr1 cắt là mặt phẳng đối xứng nằm ngang trên hình chiếu đứng. nghĩa là bạn cắt dọc qua các gân chịu lực. vậy mà lại có cái lỗ hay sao.???? Còn nếu bạn nói là bạn cắt theo mặt phẳng cắt nghiêng 30 độ so với phương ngang trên hình chiếu đứng thì tại sao lại thấy được cái rãnh then trên moay ơ và tại sao lại không có thể hiện vị trí cắt trên hình chiếu đứng????

Các thông số thiết kế của bánh răng phải được ghi ra trên bản vẽ mà bạn không ghi là vì lý do gì vậy???

Độ dốc dúc 1:20 theo mình thì phải ghi trên các mặt đứng và ngang trên mặt cắt ngang A-A chứ không phải chỉ ghi như bạn là đủ.

Túm lại là bạn hãy đọc kỹ bài post của mình và giở bản vẽ của bạn ra mà so sánh sẽ hiểu rõ thôi mà.

Những cái sai đó mà bạn không sửa thì cũng chả cần sửa thêm gì cả đâu.

Chúc bạn thành công.

Trong bản vẽ CT của em có ghi yêu cầu cho bánh răng rùi mà Anh.

Và em chưa hiểu cái câu:

'Hình chiếu đứng còn thiếu các nét lửng thể hiện gân nằm thấp hơn bề mặt vành răng và moay ơ.?''

Mong Anh giúp đỡ nhiều?

hahuytaponline.com---63854374518032470298.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong bản vẽ CT của em có ghi yêu cầu cho bánh răng rùi mà Anh.

Và em chưa hiểu cái câu:

'Hình chiếu đứng còn thiếu các nét lửng thể hiện gân nằm thấp hơn bề mặt vành răng và moay ơ.?''

Mong Anh giúp đỡ nhiều?

 

Hề hề hề,

Sorry, vì mình không nhòm tới cái bảng kê của bạn mà chỉ nhòm chỗ ghi chú trên bản vẽ.

Cái chỗ bạn chưa hiểu thì xem hình vẽ này

5194_brang.jpg

 

Chú ý cái nét màu đỏ mình vẽ thêm. Nò là nét lửng vì thể hiện gioa tuyến giữa hai mặt tiếp xúc vòi nhau là mặt góc lượn và mặt phẳng đỉnh gân. Phải có nét này thì người đọc mới không nhầm là mặt đỉnh gân trùng với mặt đầu của vàng răng và moay ơ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hihi. Em cũng loay hoay không biết nói sao.Không cần xin lỗi em đâu.hihi.

Thế mình chỉ vẽ thêm 1 cái để thể hiện cho điều đó hay là phải vẽ ở tất cả các chỗ tiếp xúc hả Anh?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hihi. Em cũng loay hoay không biết nói sao.Không cần xin lỗi em đâu.hihi.

Thế mình chỉ vẽ thêm 1 cái để thể hiện cho điều đó hay là phải vẽ ở tất cả các chỗ tiếp xúc hả Anh?

Hề hề hề,

Phải vẽ trên tất cả các gân.

Còn cái hình chiếu đứng, nếu bạn không muốn sửa phần hình cắt thì phải xoay nó đi một góc 30 độ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nói thêm về nguyên công Tiện mà bạn dùng đồ gá bằng đĩa kẹp đàn hồi:

-Tại sao bạn ko tiện luôn đường kính ngoài bằng đồ gá này?

-Kết cấu đồ gá đĩa kẹp đàn hồi bạn vẽ sai sẽ không thể định vị được chi tiết. Phần định vị lỗ chi tiết ko hoàn toàn là các đĩa đàn hồi, nó phải có đoạn trụ ngắn để định vị lỗ. Bạn giở sổ tay CNCTM ra xem lại kết cấu.

-Đồ gá của bạn để gờ vai chặn quá lớn không cần thiết phải rút ngắn lại

-Đồ gá định vị bằng mâm cặp sẽ gây sai số lớn >>> bạn phải thiết kế Côn mooc cắm thẳng vào lỗ côn trục chính của máy và phải có bu lông

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nói thêm về nguyên công Tiện mà bạn dùng đồ gá bằng đĩa kẹp đàn hồi:

-Tại sao bạn ko tiện luôn đường kính ngoài bằng đồ gá này?

-Kết cấu đồ gá đĩa kẹp đàn hồi bạn vẽ sai sẽ không thể định vị được chi tiết. Phần định vị lỗ chi tiết ko hoàn toàn là các đĩa đàn hồi, nó phải có đoạn trụ ngắn để định vị lỗ. Bạn giở sổ tay CNCTM ra xem lại kết cấu.

-Đồ gá của bạn để gờ vai chặn quá lớn không cần thiết phải rút ngắn lại

-Đồ gá định vị bằng mâm cặp sẽ gây sai số lớn >>> bạn phải thiết kế Côn mooc cắm thẳng vào lỗ côn trục chính của máy và phải có bu lông

[Hề hề hề,

Phải vẽ trên tất cả các gân.

Còn cái hình chiếu đứng, nếu bạn không muốn sửa phần hình cắt thì phải xoay nó đi một góc 30 độ.]

--> Em đã chĩnh theo như ý của anh, cảm ơn anh nhiều.

Còn anh Hai_yenlang ơi anh có thể cho em ít tài liệu hay file bản vẽ của cái 'Côn mooc ' được không? Em còn ngu ngơ về cái này lắm.

Mong mọi người giúp đỡ thêm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

conm.jpg

 

Hình trên là dạng kết cấu của đồ gá tiện lắp trên trục chính của máy tiện (Khi lắp trên trục chính phải tháo mâm cặp ra - đồ gá loại này thích hợp với chi tiết có chiều dài ngắn chi tiết dạng bạc, bích.... tùy theo kết cấu của chi tiết gia công thân gá lắp với trục côn mooc có thể lắp ren trực tiếp hoặc lắp gián tiếp bằng bu lông như hình vẽ trên. Cần chú ý là phần định vị chi tiết gia công trên thân gá phải được gia công tinh lần cuối khi đã lắp thân gá và trục rút trên máy tiện).

- Tài liệu về côn mooc tra sổ tay CNCTM

- Tài liệu về đồ gá tiện tham khảo trên Internet

- Kích thước cụ thể của côn mooc máy tiện nào thì tra theo Catalogue của máy đó.

 

- Chúc bạn thành công thành đạt!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những nhận xét về bản vẽ và lưu ý về gia công thì 2 bác kia đã nói với bạn, mình chỉ góp ý cho bạn những lưu ý khi phay bánh răng trụ nghiêng dạng đĩa có moay ơ và 1 rãnh then ( theo bản Tm của bạn) như sau:

1. Cần chú ý tới chiều nghiêng. Bản thân mình đã mấy lần nhầm, khi tính toán chỉ chú ý tới giá trị góc mà quên mất chiều nghiêng --> phế phẩm. Thậm chí, nhiều người cẩn thận thường cho dao cắt nhẹ vào bánh răng để kiểm tra chiều nghiêng (tất nhiên cách này mất thời gian.)

2. Cần chú ý tới góc gá dao. Cùng một giá trị góc nghiêng của bánh răng nhưng hướng nghiêng khác nhau thì góc gá dao cũng khác nhau.

3. Nếu phay bánh răng nghiêng để thay thế thì nên thay cả bộ. Khi gia công để thay thế 1 bánh răng, vì nhiều lý do nên có thể không đạt được góc nghiêng giống hệt với góc nghiêng của bánh răng cũ (trong cặp bánh răng ăn khớp), mà góc nghiêng của cặp bánh răng ăn khớp sai lệch nhau thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cặp bánh răng đó...

Bạn có thể tham khảo thêm tại đây:

http://www.wattpad.com/452105-cnctm-3d-hdan?p=6

Chúc bạn thành công!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2. Cần chú ý tới góc gá dao. Cùng một giá trị góc nghiêng của bánh răng nhưng hướng nghiêng khác nhau thì góc gá dao cũng khác nhau.

 

Mình không hiểu ý bạn viết:"Cùng một giá trị góc nghiêng của bánh răng nhưng hướng nghiêng khác nhau thì góc gá dao cũng khác nhau."

Bạn gia công trên máy nào? Mình nghĩ giá trị góc gá dao phải bằng nhau chứ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×