Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
cad_2012

[Nhờ giúp đỡ] Đồ Án Công nghệ_chi tiết Càng

Các bài được khuyến nghị

Chào cả nhà Cadviet.

Em là lính mới, có chút thắc mắc về Đồ Án CN nhờ các huynh giúp đỡ.

da.jpg

bản vẽ chi tiết em tự xây dựng http://www.mediafire.com/?l42mx6fyfzgpuhx

Đề chỉ có kt và hình 3D, dung sai, độ nhám....em tự tra

1. Vì không biết chức năng làm việc của Càng nên em cho dung sai, độ nhám không biết có phù hợp chưa?

2. Ở NC gia công rãnh 27 (trước đó đã gc được mặt đầu và lỗ 12.5), em định dùng dao phay ngón 26 (thô), sau đó dùng dao 27(tinh)

- Nhưng tra trong sổ tay không có 2 loại dao trên?

- Rãnh 27 dùng dao ngón 27 có hợp lý không hay bị khoét rộng ra quá dung sai?

(Phôi đúc đặc, đặt lõi tại rãnh 27-lượng dư mỗi bên 2)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đề ra như thế là ko rõ ràng, chẳng khác nào đánh đố!

-Với các lỗ Ø12.5 và Ø16 sai lệch bạn để +0.04 là lớn, bạn nên tra dung sai lại theo kiểu H7

-Khoảng cách tâm nên để dung sai ±0.1

- K thước 25 ± 0.2 và 40±0.2 ko cần thiết, các kích thước R bao quanh ghi dung sai ±0.3 cũng ko cần thiết chỉ cần ghi tự do.

- K thước 16 (sai lệnh trên -0.05 và dưới -0.1) xem lại! nên tra dung sai theo g6 hoặc f7

- Bề mặt rãnh 27 ghi độ bóng 1.25√, nên sửa lại là 2.5√

- Trong thiết kế người ta thường chọn theo kích thước dao tiêu chuẩn. Tuy nhiên cũng có nhiều chi tiết thiết kế phi tiêu chuẩn do nhiều lý do và đương nhiên là phải đặt gia công dao cụ theo yêu cầu.

- Rãnh 27 dùng dao ngón 27 được.

- Không nên đúc lỗ Ø27 đúc đặc luôn cho dễ gia công cơ, vật liệu tiết kiệm không đáng kể, vì vật đúc dễ bị khuyết tật chai cứng bề mặt làm hỏng dao.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hi, đội ơn anh.

Em đã tra lại dung sai dựa theo sự gợi ý của Anh

Còn kt rãnh 27 thì Thầy bảo phải đặt lõi vì là sx hàng loạt lớn..

bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh http://www.mediafire.com/?0wgdsyjuo919qj8

Dựa vào bản vẽ, về sơ bộ em thiết kế thành 9 Nguyên công như thế này:

bản vẽ lồng phôi

longphoi.jpg

nc12.jpg

nc34.jpg

nc56.jpg

nc78.jpg

nc9.jpg

Mấy Anh xem xét giùm em một số thắc mắc:

-cách gá đặt, chuẩn phù hợp chưa?

-Có thể thay dao phay đĩa thành dao phay ngón được không?

-Ở NC phay rãnh 27, có cần thêm NC khoan mồi không?

-Có cách nào khác gia công rãnh 27 đạt yêu cầu không? (vì dao phay ngón là phi tiêu chuẩn)

Em xin chân thành cảm ơn!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hi, đội ơn anh.

Em đã tra lại dung sai dựa theo sự gợi ý của Anh

Còn kt rãnh 27 thì Thầy bảo phải đặt lõi vì là sx hàng loạt lớn..

bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh http://www.mediafire...0wgdsyjuo919qj8

Dựa vào bản vẽ, về sơ bộ em thiết kế thành 9 Nguyên công như thế này:

bản vẽ lồng phôi

 

 

 

 

 

 

Mấy Anh xem xét giùm em một số thắc mắc:

-cách gá đặt, chuẩn phù hợp chưa?

-Có thể thay dao phay đĩa thành dao phay ngón được không?

-Ở NC phay rãnh 27, có cần thêm NC khoan mồi không?

-Có cách nào khác gia công rãnh 27 đạt yêu cầu không? (vì dao phay ngón là phi tiêu chuẩn)

Em xin chân thành cảm ơn!

Hề hề hề,

Mình có vài ý kiến như sau:

1/- Các nguyên công 1 và 2: Chỉ cần định vị mặt phẳng với 3 bậc tự do là đủ. Việc sử dụng khối V và bố trí phương lực kẹp chặt không vuông góc với bề mặt tỳ của khối V như vậy là không nên cho dù bạn có dùng thêm chốt chống xoay. Thử xem xét việc sử dụng ê tô bàn máy để kẹp cha95t kết hợp với nêm chèn xem sao nhé.

2/- Nguyên công 3: Cấn định vị 5 bậc tự do, nên sử dụng một mặt bên phẳng để không chế hai bậc tự do thì tốt hơn là dùng khối V tựa và mặt trụ như vậy.

3/- Nguyên công 4 và 5: Việc định vị hai bậc tự do vào lỗ phi 12.5 như vậy là không đúng. Hãy sử dụng mặt bên để định vị sẽ tốt hơn nhiều. Không nhất thiết phải sử dụng dao phay đúng theo kích thước rãnh cần phay mà có thể sử dụng dao phay ngón có kích thước nhỏ hơn rãnh cần phay để gia công rãnh này. Do vậy bạn hoàn toàn có thể chọn dao theo tiêu chuẩn được. Vấn đề chỉ là lực chọn máy gia công và đồ gá gia công thích hợp là OK. Hãy nghiên cứu thêm nhé.

4/- Nguyên cống 6 và 7: vẫn có thể sử dụng dao phay ngón để thực hiện nguyên công này chứ không nhất thiết phải dùng dao phay đĩa.Bạn có thể lựa chọn phương án gia công khác sẽ tốt hơn phương án hiện tại do chi tiết được gá cứng vững hơn.

5/- Nguyên công 8: Phương thức gá có thể sử dụng như nguyên công 3

6/- Nguyên cống 9 : Cũng có thể dùng dao phay ngón nhưng dùng dao phay đĩa sẽ thuận lợi hơn.

7/- Vì sao không thấy bạn gia công các mặt bên??? Các mặt đó bạn để thô nguyên như sau khi đúc xong à????

Chúc bạn thành công.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em xin ghi nhận sự giúp đỡ của Anh và có ý kiến thế này:

-Hình như không nhất thiết là phải định vị đủ 6BTD (dù là sx hàng loạt lớn) phải hông Anh?

-Ở NC 3 định vị 5BTD em thấy chưa đủ vì đây là sx hàng loạt lớn, sợ sai lệch theo chiều dài k/c giữa lỗ đang gc và rãnh 27. Lực kẹp nên hướng ntn?

-Nguyên công 4, 5 em chưa hiểu lắm (dao 27 mới ra được 27 chớ Anh, tiêu chuẩn thì mình thấy chỉ có 25,28), nhưng đề xuất là: khoét 2 lỗ đúng 27 hai bên, rồi dùng dao ngón 25 để phay nốt mặt phẳng 2 bên hông (2 bước), nhưng thấy không ổn lắm.(tích lũy sai số)

-Định vị như vậy em thấy không có chuẩn tinh (thống nhất), vì 2 mp bên (nối bằn cung R20) không qua gia công cắt gọt?

-Các mặt bên cung R để nguyên anh à.(biên dạng như thế chắc đưa lên CNC)

 

Cảm ơn Anh, mong nhận được sự đóng góp quý báu của Anh cùng các bạn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

lljhuyuu.jpg

Chi tiết của bạn còn thiếu 1 kích thước quan trọng nhất đó là kích thước khoảng cách 133.

Bạn xem lại chỗ ghi độ nhẵn bề mặt 2.5√ và Rz40 căn cứ vào đâu bạn lựa chọn sự khác biệt này, trong khi các bề mặt đó đều gia công phay???

Bạn xem lại dung sai của các chỗ khoang tròn, các con số sai lệch ở đây không lôgic:

- 2 lỗ Ø12.5 và Ø16 ghi dung sai +0.027 là to quá, bạn thử tra lại dung sai theo H7 xem sao???

- Rãnh 27 sai lêch +0.052 là to quá, bạn thử tra lại dung sai H7 xem sao???

- Chiều dầy 16 của đầu càng bạn trên hình chiếu cạnh bạn ghi sai lệch trên là -0.016 sai lệch dưới là -0.059 to quá! (bạn thử tra lại theo kiểu lắp f7 xem sao???

 

Về Quy trình công nghệ sẽ góp ý với bạn sau!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em xin ghi nhận sự giúp đỡ của Anh và có ý kiến thế này:

-Hình như không nhất thiết là phải định vị đủ 6BTD (dù là sx hàng loạt lớn) phải hông Anh?

-Ở NC 3 định vị 5BTD em thấy chưa đủ vì đây là sx hàng loạt lớn, sợ sai lệch theo chiều dài k/c giữa lỗ đang gc và rãnh 27. Lực kẹp nên hướng ntn?

-Nguyên công 4, 5 em chưa hiểu lắm (dao 27 mới ra được 27 chớ Anh, tiêu chuẩn thì mình thấy chỉ có 25,28), nhưng đề xuất là: khoét 2 lỗ đúng 27 hai bên, rồi dùng dao ngón 25 để phay nốt mặt phẳng 2 bên hông (2 bước), nhưng thấy không ổn lắm.(tích lũy sai số)

-Định vị như vậy em thấy không có chuẩn tinh (thống nhất), vì 2 mp bên (nối bằn cung R20) không qua gia công cắt gọt?

-Các mặt bên cung R để nguyên anh à.(biên dạng như thế chắc đưa lên CNC)

 

Cảm ơn Anh, mong nhận được sự đóng góp quý báu của Anh cùng các bạn!

Hề hề hề,

Việc định vị chủ yếu là để nhằm đảm bảo kích thước cần gia công chứ không nhất thiết phải luôn đủ 6 bậc tự do.

Nguyên công 3 chỉ cần 5 bậc tự do vì bậc tự do xoay quanh tâm lỗ là không cần thiết phải khống chế. Tuy nhiên trường hợp này của bạn đúng là cần thêm một bậc tự do khống chế chuyển động dọc theo phương song song với phương tạo bởi đường thẳng nối hai điểm định vị đã có và như vậy thì cũng chống xoay quanh tâm lỗ luôn rồi.Tuy có dư nhưng không phải bị siêu định vị.

Việc sử dụng dao phay ngón có đường kính nhỏ hơn chiều rộng rãnh thì bạn hãy hình dung đường tâm chạy dao khi gia công kết thúc sẽ là đướng offset biên dạng ra công với khoảng cách là bán kính dao. Do vậy sẽ cần tới phương pháp gia công với thiết bị và đồ gá thích hợp bạn ạ.

Việc tạo chuẩn tinh thống nhất là do bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được mà. Tỷ như gia công thêm các bề mặt bên đâu có khó khăn chi. Đành rằng việc gia công thêm này có thể không cần thiết và tốn kém hơn chút chút, nhưng nếu để đảm bảo chất lượng và độ chính xác cần thiết cho gia công thì đó cũng là điều cần phải làm. Hoặc giả bạn cho gia công các nguyên công 6,7 trước để lấy chuẩn thì sao nhỉ ??? Tuy rằng việc sử dụng các vai này để định vị tuy không tốt bằng các mặt bên nhưng cũng còn đảm bảo đúng yêu cầu hơn là sử dụng lỗ phi 12.5. Bởi vì việc dùng như vậy là vừa thiếu vừa thừa định vị bạn ạ.

Việc gia công trên máy CNC là bị cấm hay sao mà bạn không dám sử dụng phương án này.??? Hay do giá thành sản xuất cao??? Chưa chắc đâu nhé, tuy giá máy đắt nhưng bù lại năng suât và chất lượng thì lại tăng đáng kể đó. Tính hiệu quả kinh tế thì chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào đâu nhất là với sản xuất loạt lớn và sản xuất hàng khối.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thành thật cảm ơn những ý kiến đóng góp của các anh

@Hai_YenLang

- Về dung sai: Em băn khoăn nhất là rãnh 16 không biết có lắp ghép với chi tiết nào không, hay là để giảm khối lượng (nếu có thì là kiểu lắp gì?)

- Độ nhám 2.5 em cho phay tinh, còn Rz40 em cho phay thô.

@phamthanhbinh:

- Về rãnh 27theo ý anh chắc là phải khoét mồi 2 lỗ bên (vì 2 lỗ 2 đầu cũng phi 27)??? Em nghĩ chắc phải 3NC:khoét-phay thô-phay tinh => không biết qua 3 lần gá, có sai số quá không?vd như rãnh bị lệch giữa khoét và phay, có bậc.

- Em chưa hiểu ý của anh về việc dùng lỗ 12.5 để đvị

- Đây là Đồ Án môn học, không được phép gc trên CNC

Đây là những ý kiến của em, có gì các anh chỉnh đốn giùm để dc hoàn thiện hơn.

- Về định vị: các Anh gợi ý cho em phương án gá đặt và kẹp chặt ở 3NC đầu tiên. (điều này thực sự khó khăn đối với em)

- Về pp gia công: không biết NC phay rãnh như vậy ổn chưa?, dùng dao mà phi tiêu chuẩn thấy rất hiếm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình rất có thiện cảm với bạn vì bạn đã gửi ảnh sơ đồ nguyên công lên chứ không gửi file bản vẽ dwg. Nếu ai cũng làm như bạn thì quí hóa quá , vì người quan tâm đến đồ án của bạn đỡ phải mở file bản vẽ.

 

- Mình ko đồng ý với ý kiến đồ án môn học “không được phép gc trên CNC”. Chắc đây là ý kiến của thầy hướng dẫn. Ý kiến này thật tai hại, phản giáo dục và ko thể chấp nhận được trong thời buổi kinh tế thị trường. Muốn làm ra 1 sản phẩm, có chất lượng cao giá thành hạ người ta phải ứng dụng tất cả những gì gọi là tiên tiền nhất. Để làm được điều này, buộc người thiết kế phải đưa ra được nhiều phương án, dựa trên cơ sở tính toán giá thành rồi lựa chọn ra phương án rẻ tiền nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật...

- Rãnh 16 có lắp với chi tiết khác là chắc 100% , nó ghép với chi tiết khác như kiểu bản lề cánh cửa, bạn khỏi phải lăn tăn, chắc chắn không phải là để giảm khối lượng vật liệu. Tiết kiệm được tí ti mà phải gia công tốn kém như trên vô lý.

- Về độ nhám và sai lệch, vì đề bài không cho biết nguyên lý làm việc của chi tiết, lắp ghép với chi tiết nào nên sự góp ý của mình chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tế, những cái mà mình từng trải nghiệm qua công việc thực tế hàng ngày.

- Về dao phay ngón phay rãnh 27 bạn khỏi phải lăn tăn. Nếu thị trường không có bạn có thể đặt hàng, giá thành sẽ cao hơn dao tiêu chuẩn có sẵn một tí ti thôi, ko có gì phải ngại cả.

Phương án dùng dao nhỏ như bác Phamthanhbinh đưa ra sẽ rất phức tạp cho việc thiết kế đồ gá và ko khả thi.

- Chi tiết của bạn về công nghệ không khó, chỉ hóc nhất là kích thước tọa độ các lỗ tâm. Mức độ dung sại ±0.1 chỉ ở mức khó trung bình có thể thiết kế đồ gá gia công trên máy công cụ thông thường được. Nếu có đòi hỏi chính xác hơn bắt buộc phải gia công trên máy doa tọa độ hoặc máy CNC.

 

- Hôm trước mình ko đọc kỹ bản vẽ, tưởng bạn ghi thiếu đã bổ xung thêm kích thước khoảng cách lỗ tâm 133±0.1. Hôm nay nhìn lại thì thấy đủ vì bạn có ghi góc nghiêng 15º. Tuy nhiên bạn ko nên ghi kích thước góc nghiêng 15º vì sẽ rất khó khăn khi xác định góc và thực tế cũng không có dụng cụ để đo chính xác góc 15º. Ghi kích thước 133±0.1 trực quan và dễ kiểm tra hơn. (trên bản vẽ chi tiết có kích thước 25 bạn ghi vào nét khuất là ko đúng, phải cắt trích ra để thể hiện nét khuất hoặc ghi trên hình chiếu khác quy định vẽ kỹ thuật ko được ghi kích thước trên nét khuất)

 

-Bạn ghi vẫn chưa đúng: các kích thước tọa độ tâm lỗ: 35±0.1 và 48±0.1 và 45±0.1 và 40±0.1 . Bạn ghi kt nối tiếp nhau như thế sẽ bị sai số tích lũy. Mình sửa lại, bạn xem hình ảnh sau và nhớ là kt 48 không cần phải ghi dung sai :

 

U224khf.jpg

 

- Về nguyên NCI và NCII phay, mình đề xuất với bạn phương án định vị và kẹp chặt như trên ảnh (gá 2 chi tiết trong cùng một NC)

- Về NCIII: Chi tiết dạng càng gạt này, thường đòi hỏi khắt khe về độ chính xác tọa độ các rãnh và lỗ, không đòi hỏi nhiều về độ chính xác của các kích thước bao ngoài. Vì vậy với việc khoan lỗ Ø12.5 , bạn có thể định vị bằng bề mặt thô cũng được. Về nguyên tắc chỉ cần định vị 5 bậc tự do, nhưng do phương pháp gá đặt và kẹp chặt, bạn chọn 6 bậc cũng OK . 3 bậc tự do bạn định vị trên mặt cong R100 và R25 ko được hay ho lắm! Bạn nên chuyển 3 bậc tự do sang hai mặt bên có chiều dài 83 và 85 (xem hình ảnh sẽ thấy định vị kiểu này đường nối tâm các lỗ sẽ song song hơn với cạnh bên, cho dù nó chỉ là mặt thô)

- NCIV phay bậc 16 NCV dùng Ø12.5 định vị xem hình ảnh (nên chọn kẹp đồng thời 2 chi tiết , kích thước này ko quan trọng có thể định vị bậc td chống xoay bằng mặt thô cũng được)

- NCVI dùng lỗ Ø12.5 hạn chế 2 bậc td + 1 bậc td chống xoay trên mặt thô + 3 bậc td mặt đáy để gia công lỗ Ø16.

-NCVII bạn dùng 2 lỗ Ø12.5 và Ø16 định vị bằng chốt trụ ngắn 2 bậc td + chốt trám 1 bấc td + mặt đáy 3 bậc td để gia công rãnh 27

 

Tiếp theo bạn xem lại những góp ý của bác Phamthanhbinh và của mình để tiếp hoàn thiện lại nốt công viêc còn lại, và rồi…có gì thắc mắc ta lại trao đổi tiếp để học hỏi lẫn nhau.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn những đóng góp quý báu và những lời động viên khích lệ của anh.

Dựa vào sự giúp đỡ của 2 bác, Em sẽ cố gắng hoàn thiện đồ án này đến mức có thể. Sau khi phần QTCN mà ok thì sang phần thiết kế Đồ gá chắc chắn em sẽ làm phiền các bác một lần nữa.hi!

Một lần nữa thành thật cảm ơn tất cả !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thành thật cảm ơn những ý kiến đóng góp của các anh

@Hai_YenLang

- Về dung sai: Em băn khoăn nhất là rãnh 16 không biết có lắp ghép với chi tiết nào không, hay là để giảm khối lượng (nếu có thì là kiểu lắp gì?)

- Độ nhám 2.5 em cho phay tinh, còn Rz40 em cho phay thô.

@phamthanhbinh:

- Về rãnh 27theo ý anh chắc là phải khoét mồi 2 lỗ bên (vì 2 lỗ 2 đầu cũng phi 27)??? Em nghĩ chắc phải 3NC:khoét-phay thô-phay tinh => không biết qua 3 lần gá, có sai số quá không?vd như rãnh bị lệch giữa khoét và phay, có bậc.

- Em chưa hiểu ý của anh về việc dùng lỗ 12.5 để đvị

- Đây là Đồ Án môn học, không được phép gc trên CNC

Đây là những ý kiến của em, có gì các anh chỉnh đốn giùm để dc hoàn thiện hơn.

- Về định vị: các Anh gợi ý cho em phương án gá đặt và kẹp chặt ở 3NC đầu tiên. (điều này thực sự khó khăn đối với em)

- Về pp gia công: không biết NC phay rãnh như vậy ổn chưa?, dùng dao mà phi tiêu chuẩn thấy rất hiếm.

Hề hề hề,

1/- Chắc là bạn chưa hiểu phương pháp gia công lỗ sử dụng dao phay ngón có đường kính nhỏ hơn kích thước lỗ và bàn gá xoay rồi.

Nếu bạn đã biết việc sử dụng dao phay ngón để gia công phay biên dạng thì bạn sẽ thấy phương pháp này cũng khá đơng giản thôi mà.

Việc sử dụng máy phay đứng thông thường để gia công theo phương pháp này cũng không hẳn là không khả thi như bác hai_yenlang nói đâu. Đành rằng việc thiết kế và chế tạo đồ gá cho việc này cũng khá phức tạp, song với việc sản xuất hàng khối thì nó cũng đáng để bỏ công sức ra làm bạn ạ.

Chắc bạn cũng biết các máy phay đứng có trang bị bàn gá xoay không chỉ dùng với tay quay mà còn có thể nối chuyển động quay của bàn gá với xích truyền động của bàn máy để nó có thể xoay theo vận tốc yêu cầu. Nếu như có thể thiết kế một bộ gá cho phép chi tiết được chuyển động tịnh tiến dọc theo một phương xác định và bộ gá này được gá cố định lên bàn xoay thì hoàn toàn có thể gia công được cái rãnh của bạn với dao phay ngón tiêu chuẩn phi 20 chẳng hạn bạn ạ.

Phương án bác hai_yenlang đưa ra là dùng dao phi tiêu chuẩn phi 27 không phải là không khả thi đâu. Tuy nhiên do bạn hỏi thì mình đưa ra một phương án khác để bạn tham khảo mà thôi.

Việc quyết định chọn phương án nào là do bạn và bạn cần có lập luận để bảo vệ nó mà thôi. Mỗi phương án đều có ưu nhược điểm của nó và bạn cần thấu hiểu chúng để dễ bề bảo vệ.

Giả tỷ thầy giáo bảo bạn không được dùng dao phi tiêu chuẩn thì phương án mình đưa ra có thể sẽ là một lựa chọn hợp lý cho bạn , nhưng bạn sẽ gặp phải khó khăn khi trình bày về các đồ gá cần dùng cho nguyên công này. Nhưng nếu thầy lại cho phép sử dụng máy CNC để gia công thì phương án mình đưa ra lại rất thuận lợi do chả cần gì tới các đồ gá phức tạp cả.

Phương án bạn đưa ra cũng không phải là không được , tuy nhiên nó hơi cồng kềnh và bạn cũng phải xử lý một vài điểm như thắc mắc bạn đã nêu. Nếu bạn sử dụng các chuẩn tinh thống nhất thì hoàn toàn có thể khắc phục được những lo lắng bạn đã đưa ra.

Do vậy bạn cần phải tham khảo ý kiến của thầy để lựa chọn cho mình phương án hợp lý nhất theo yêu cầu của đề bài.

Với chi tiết của bạn , mình cũng đã tò mò làm thử với Master Cam X6 thì thấy khá dễ dàng chứ chả có chi là gay cấn cả.

Nếu bạn quan tâm mình sẽ gửi để bạn tham khảo.

2/- Về việc bạn sử dụng lỗ phi 12.5 để định vị như hình bạn gửi là chưa ổn do chưa có việc chống xoay của chi tiết quanh tâm lỗ này và như vậy thì cái cạnh thẳng của rãnh sẽ có thể không đúng phương bạn cần.

3/- Vì sao hai cạnh thẳng của rãnh 27 bạn lại chỉ phay tinh một bên ??

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Việc sử dụng máy phay đứng thông thường để gia công theo phương pháp này cũng không hẳn là không khả thi như bác hai_yenlang nói đâu.

Đành rằng việc thiết kế và chế tạo đồ gá cho việc này cũng khá phức tạp, song với việc sản xuất hàng khối thì nó cũng đáng để bỏ công sức ra làm bạn ạ. Chắc bạn cũng biết các máy phay đứng có trang bị bàn gá xoay không chỉ dùng với tay quay mà còn có thể nối chuyển động quay của bàn gá với xích truyền động của bàn máy để nó có thể xoay theo vận tốc yêu cầu.

Nếu như có thể thiết kế một bộ gá cho phép chi tiết được chuyển động tịnh tiến dọc theo một phương xác định và bộ gá này được gá cố định lên bàn xoay thì hoàn toàn có thể gia công được cái rãnh của bạn với dao phay ngón tiêu chuẩn phi 20 chẳng hạn bạn ạ. Phương án bác hai_yenlang đưa ra là dùng dao phi tiêu chuẩn phi 27 không phải là không khả thi đâu.

Trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, dùng dao phay Ø nhỏ để để gia công rảnh có R to, hoặc dùng dao Ø to để gia công R nhỏ là chuyện thường ngày ở xưởng! Điều kiện để gia công được R nhỏ là Ø to không được lớn hơn quá 1mm, thí dụ dùng dao Ø28 để gia công rảnh 27 có thể thực hiện được dễ dàng bằng cách tiện nhỏ lại đường kính.

Trong sản xuất loạt lớn làm như bác không khả thi vì chỉ cần nói đến chuyển động quay của của bàn gá đã tốn nhiều thời gian rồi chứ chưa nói đến giá thành thiết kế chế tạo đồ gá! Trong khi đó đặt gia công dao đặc chủng giá đắt hơn dao tiêu chuẩn không đáng kể.

Trong thực tế sản xuất em đã gặp trường hợp mũi doa Ø9 được chế tạo theo đúng sách vở và tiêu chuẩn nhà nước nhưng không thể gia công được chính xác lỗ theo ý muốn, đành phải đặt hàng theo yêu cầu làm nhỏ đường kính nhỏ đi vài vạch.

txfndfdnj.jpg

1- Bắt đầu phay R1: Dao quay tròn, chi tiết gia công lắp trên bàn xoay, quay 180º theo chiều kim đồng hồ

2- Phay xong R1: Chi tiết gia công chuyển động sang phải.

3- Phay xong mặt P1, tâm của bàn quay dịch chuyển về bên phải như hình vẽ

bác sẽ xoay xở ra sao để có thể phay được R2 và mặt phằng P2 ????????

 

Nếu bắt buộc em phải thiết kế gá để phay rãnh 27 thì em sẽ thiết kế đồ gá tiến dao ngạng bằng thủy lực theo

phương pháp gia công chép hình, sai số chuẩn ɛc= 0,000 vừa dễ tính toán thiết kế chế tạo đồ gá, giá thành lại rẻ.

Nhưng em vẫn khoái đặt gia công dao fay theo yêu cầu vì nó thân thiện, hiền lành và dễ tính lắm, bác ạ!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, dùng dao phay Ø nhỏ để để gia công rảnh có R to, hoặc dùng dao Ø to để gia công R nhỏ là chuyện thường ngày ở xưởng! Điều kiện để gia công được R nhỏ là Ø to không được lớn hơn quá 1mm, thí dụ dùng dao Ø28 để gia công rảnh 27 có thể thực hiện được dễ dàng bằng cách tiện nhỏ lại đường kính.

Trong sản xuất loạt lớn làm như bác không khả thi vì chỉ cần nói đến chuyển động quay của của bàn gá đã tốn nhiều thời gian rồi chứ chưa nói đến giá thành thiết kế chế tạo đồ gá! Trong khi đó đặt gia công dao đặc chủng giá đắt hơn dao tiêu chuẩn không đáng kể.

Trong thực tế sản xuất em đã gặp trường hợp mũi doa Ø9 được chế tạo theo đúng sách vở và tiêu chuẩn nhà nước nhưng không thể gia công được chính xác lỗ theo ý muốn, đành phải đặt hàng theo yêu cầu làm nhỏ đường kính nhỏ đi vài vạch.

 

Sau khi phay xong mặt P1, tâm của bàn quay dịch chuyển về bên phải như hình vẽ,

bác sẽ xoay xở ra sao để có thể phay được R2 và mặt phằng P2 ????????

 

Nếu bắt buộc em phải thiết kế gá để phay rãnh 27 thì em sẽ thiết kế đồ gá tiến dao ngạng bằng thủy lực theo

phương pháp gia công chép hình, sai số chuẩn ɛc= 0,000 vừa dễ tính toán thiết kế chế tạo đồ gá, giá thành lại rẻ.

Nhưng em vẫn khoái đặt gia công dao fay theo yêu cầu vì nó thân thiện, hiền lành và dễ tính lắm, bác ạ!

Hề hề hề,

Đây là sơ đồ gia công theo phuong án minh nói. Tất nhiên là phải có đồ gá thích hợp kèm theo, Song qua sơ đồ chắc bạn sẽ hiểu cần cái đồ gá như thế nào. Cũng có thể sử dụng hệ thống thủy lực để tạo chuyển động tịnh tiến trong đồ gá này và nó cũng không phải quá phức tạp.

Lưu ý là trong quá trình gia công này bàn gá xoay được gắn cố định tại vị trí phù hợp với tâm dao lựa chọn. Bàn gá chỉ xoay quanh tâm chứ không có chuyển động tịnh tiến. Chuyển động tinh tiến của chi tiết được tạo với đồ gá gắn cố định trên bàn xoay.

 

 

5194_sodogiacong.jpg

 

Mình không phản bác việc bạn gia công theo phương án chép hình mà chỉ nói đây là một phương án có thể sử dụng. Còn việc lựa chọn thì mình để bạn ấy toàn quyền.. Thực tế trong sản xuất lớn hay hàng khối thì việc chế tạo đồ gá thích hợp là một điều cần thiết để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Do vậy cái đồ gá mà mình cần để gia công theo phương án này không phải là điều không thể làm. Vấn đề chỉ là phải cân nhắc phương án nào tốt nhất theo điều kiện cụ thể của bạn ấy mà thôi.

Hề hề hề,.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em hiểu phương án gia công của bác rồi, phải thiết kế thêm xích chạy dao dọc trên bàn quay nữa.

Như trên em đã nói không khả thi vì chỉ cần nói đến chuyển động quay của bàn gá đã tốn nhiều thời gian rồi chứ chưa nói đến giá thành thiết kế chế tạo đồ gá! Nếu đặt gia công dao theo yêu cầu là Ø27 chênh lệch 1mm so với dao tiêu chuẩn Ø28 , giá thành cũng không chênh lệch nhau nhiều lắm, nếu đặt hàng với số lượng tương đương với số lượng của sản xuất loạt nhỏ.

1- "Có thể thay dao phay đĩa thành dao phay ngón được không?".

2- "Ở NC phay rãnh 27, có cần thêm NC khoan mồi không?"

Trả lời :

-1/ Hai nguyên công 7 và nguyên công 9, không nên thay dao phay đĩa 3 mặt bằng dao phay ngón. Năng xuất dao phay ngón thấp hơn dao phay đĩa nhiều lần.

-2/ Bạn đã lựa chọn phôi đúc rãnh, vì vậy không thể khoan mồi được. (Chỉ có thể khoét, nhưng nhược điểm của mũi khoét chỉ tiến theo OZ không tiến được theo OX và OY, khoét tốn thời gian lắm >>> ko dùng khoét).

Phương án của bạn lựa chọn 2 nguyên công phay thô và phay tinh tạm được. Tuy nhiên bạn vẫn phải tra lại lượng dư cho nguyên công phay tinh để lựa chọn đường kính dao phay thô.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Về việc rãnh 27 chắc em dùng dao phi tiêu chuẩn cho chắc ăn. Phương án kia em thấy giống như nội suy cung tròn trên máy CNC.

-Về NC phay mặt đầu em thấy dùng 2 chốt tỳ thay cho phiến tỳ cũng được hở bác Hai_yenlang, và em thắc mắc là phay thô, phay tinh cái mặt đầu này nên tách thành 2 NC hay là 2 bước trong 1 NC.(Sx hàng loạt lớn nên thưc hiện cái nào có lợi hơn)

-@phamthanhbinh: em không dùng MasterCam, nếu xuất ra được file video thì bác cho link em down với nha!

Thanks!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-) Lựa chọn phiến tỳ hay chốt tỳ đều được, miễn sao , hạn chế đủ số bậc tự do cần định vị, kết cấu đồ gá nhỏ gọn, chế tạo đơn giản, dễ gá lắp.

1)-Chốt tỳ : các chốt tỳ có loại đầu phẳng (1) , đầu khía nhám (2) và đầu chỏm cầu (3). Chốt kiểu 1 dùng để định vị trên các bề mặt đã gia công cơ, còn chốt kiểu 2 và 3 dùng để định vị trên các bề mặt chưa ra công.

2)- Phiến tỳ: có 2 loại:

-Loại phẳng : đơn giản nhưng dễ bị phoi vụn bám vào bề mặt làm việc, dễ bị mất độ chính xác khi định vị, thường dùng để định vị mặt bên.

- Loại không phẳng, phay bậc chéo: ít có nhược điểm trên thường dùng định vị mặt đáy.

3)- Các bề mặt thân gá dùng để đỡ chốt tỳ và phiến tỳ, phải gia công để đảm bảo các điểm tỳ nằm trên cùng một mặt phẳng. Bề mặt định vị sau khi lắp hoàn chỉnh đồ gá phải được mài tinh chỉnh lại lần cuối, trước khi định vị chi tiết gia công.

 

-) Về các nguyên công gia công thô và tinh:

A- Tiện thô và Tiện tinh có thể là 1 NC chia làm 2 bước Tiện thô và Tiện tinh hoặc chia nhỏ ra 2 NC tiện thô và tiện tinh. Cấu tạo dao tiên thô và tiện tinh khác nhau một trời một vực

B- Phay thô và phay tinh bằng dao phay đĩa 3 mặt: Dao phay người ta chỉ sản xuất 1 loại dùng chung cho cả phay thô và phay tinh. Vì vậy theo mình bạn nên đưa vào 1 nguyên công chia làm hai bước: bước phay thô và bước phay tinh.

- Bước phay thô: chọn tốc độ cắt nhỏ, bước tiến lớn ( bề mặt nhấp nhô do bước tiến lớn)

- Bước phay tinh: Chọn tốc độ cao, bước tiến nhỏ (san phẳng bớt nhấp nhô bề mặt)

Trong thực tế sản xuất thường là người ta chỉ ăn dao 1 lần, gộp hai bước phay thô và phay tinh thành 1.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo e dc biết khi sx hàng loạt thì ta gc bằng phương pháp tự động đạt kích thước.

Nhưng e thấy không hiểu ở chỗ: 1NC chia làm 2 bước với 2 chiều sâu cắt khác nhau, (trong khi theo pp tự động đạt kt thì dao đã có (được điều chỉnh) vị trí xác định so với đồ gá (chi tiết) nhờ cữ so dao trong cả loạt.)

Tuy nhiên, thay đổi chiều sâu cắt tức là thay đổi vị trí trên trong 1 NC, tức là lại phải điều chỉnh lại vị trí dao? và làm như vậy cho từng chi tiết=> mâu thuẫn.

Liệu e có hiểu sai vấn đề nào không????

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vấn đề bạn nêu ra hoàn toàn đúng.

Ở trường hợp cụ thể này là vị trí dao không thay đổi, chiều sâu cắt t không thay đổi, chỉ thay đổi tốc độ và bước tiến.

(Nếu bạn sử máy tiện bạn sẽ thấy là sau khi tiện xong 1 đoạn thẳng , bạn không cần điều chỉnh thêm gì mà chạy dao lại thêm một lần nữa, cứ tưởng là dao sẽ không ăn vào chi tiết gia công, nhưng thực tế là nó vẫn hớt đi một phần rất mỏng những nhấp nhô của lần ăn dao trước)

rzxi4.jpg

 

Ở bài viết trước, mình đã nói:

"{B- Phay thô và phay tinh bằng dao phay đĩa 3 mặt: Dao phay người ta chỉ sản xuất 1 loại dùng chung cho cả phay thô và phay tinh. Vì vậy theo mình bạn nên đưa vào 1 nguyên công chia làm hai bước: bước phay thô và bước phay tinh.

- Bước phay thô: chọn tốc độ cắt nhỏ, bước tiến lớn ( Nhìn thấy rõ bề mặt nhấp nhô do bước tiến lớn)

- Bước phay tinh: Chọn tốc độ cao, bước tiến nhỏ (san phẳng bớt nhấp nhô bề mặt)

Trong thực tế sản xuất thường là người ta chỉ ăn dao 1 lần, gộp hai bước phay thô và phay tinh thành 1.}"

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Về việc rãnh 27 chắc em dùng dao phi tiêu chuẩn cho chắc ăn. Phương án kia em thấy giống như nội suy cung tròn trên máy CNC.

-Về NC phay mặt đầu em thấy dùng 2 chốt tỳ thay cho phiến tỳ cũng được hở bác Hai_yenlang, và em thắc mắc là phay thô, phay tinh cái mặt đầu này nên tách thành 2 NC hay là 2 bước trong 1 NC.(Sx hàng loạt lớn nên thưc hiện cái nào có lợi hơn)

-@phamthanhbinh: em không dùng MasterCam, nếu xuất ra được file video thì bác cho link em down với nha!

Thanks!

Hề hề hề, xin lỗi vì chậm trả lời.

http://www.mediafire.com/?e5ci2q5rypp3cl8

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hi cả nhà!

Em làm tới phần TK nguyên công ( 4 bản vẽ A3) - có biểu diễn kết cấu đồ gá (đây không phải là phần thiết kế đồ gá) thì vướng phải khó khăn, xin các bác giải đáp dùm em.

- Ở hình dưới trình bày nguyên công phay rãnh 27 bằng dao ngón 27 (em gộp bước thô và bước tinh vào cùng NC). Đây là sx hàng loạt và các bác xem xét dùm em phải đặt cữ so dao như thế nào cho phù hợp ạ?

 

link bản vẽ: http://www.mediafire.com/?urp9r5zbges9ena

 

tknc_A3.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2pajgft.jpg

Vì ko biết được tính năng làm việc của chi tiết nên có thể có hai khả năng ghi kích thước như trên.

- Dung sai khoảng cách tâm lỗ cũng chỉ dự đoán là ±0.1 để gia công được trên máy thông thường. Nếu chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao phải gia công lỗ 2 lỗ và rãnh trên máy cắt dây. Và nếu chi tiết đòi hỏi chính xác hơn nữa về kích thước bao cần phải được gia công trên máy phay CNC, thiết kế CAM như bác Phamthanhbinh đã gợi ý.

- Nguyên công khoan + doa: tạm chấp nhận được, nếu chi tiết đòi hỏi chính xác hơn thì cần phải Khoan- Khoét- Doa thô- Doa tinh.

Tham khảo tài liệu về khoan khoét…ở đây:

http://www.cadviet.c...at_co_khi_5.pdf

 

Nguyên công này nên chia nhỏ ra làm 2 nguyên công : NCkhoan + NC doa . Nên thiết kế trên máy khoan cần để gá lắp nhiều chi tiết trên 1 lần gá

 

- NCphay: Bạn có thể thay cữ so dao bằng cách thiết kế cơ cấu khống chế hành trình của bàn dao dọc để gia công đủ chiều dài rãnh...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×