Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
soon96

Hỏi về chiếc máy lột vỏ trứng

Các bài được khuyến nghị

 

Khi  quay trục tay quay, truyền động quay sẽ truyền chuyển động xuống trục xoắn vít số 1 và hai trục nhỏ số 2 và 4. Nằm  giữa hai trục nhỏ số 2 và 4 là trục nhỏ  số 3  không nhận được truyền động từ trục tay quay.

 Như vậy là ống nhựa lắp  vào trục giữa số 3 sẽ phải lắp lỏng, lắp có khe hở, nó sẽ tự quay theo quả trứng khi được tiếp xúc với bề mặt đang quay của quả trứng.

Do quả trứng không phải là hình tròn, khi đưa vào nó sẽ nằm ngang dọc, xiên bất kỳ …hơn nữa trứng lại quả to nhỏ khác nhau. Vì thế trục xoắn vít số 1 và trục nhỏ số 2 sẽ là hai trục làm việc chính để bóc vỏ trứng, các trục số 2, 3 và 4 chỉ là trục làm việc phụ,  nó tạo ra vòng ôm để tăng lực ma sát.

Chính vì vậy bác Phamthanhbinh đã viết:

Nếu trục 3 không có truyền động từ trục khác mà nó tự lăn theo quả trứng thì giây thứ 20 nó không thể nào quay vs tốc độ nhanh như vậy ( nhìn cái vỏ trứng nó dính vào trục thứ 2 quay). Theo mình nghĩ thế này nếu sai bạn góp ý.:

Trục nhỏ thứ 4 (trên cùng ) và trục nhỏ thứ 2 quay cùng chiều đồng hồ do người ta quay theo chiều đồng hồ

Trục thứ 3 tiếp xúc với trục thứ 2 và thứ 4 nên sẽ nhận chuyển động từ 2 trục này nên sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ. Do đó trục thứ 2 và trục thứ 3 quay hướng vào nhau nên có nhiệm vụ cuốn vỏ trứng vào còn trục thứ 4 thì có nhiệm vụ cung cấp chuyển động cho trục 2 thôi.142204_img_2_1.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu anh xem cái vi deo của anh Hai Lúa (Sgcq) ở bài viết trên,  anh sẽ thấy ở giây thứ 21 vỏ trứng sẽ chui vào khe hở giữa hai trục và quay tít quanh một trục. >>>Nó phải có khe hở lớn hơn hoặc bằng vỏ trứng, mới không bị kẹt.

 

....................

3. Một vấn đề nữa: bác nói trục bóc đc bọc bằng nhựa thực phẩm... Vậy cho em hỏi nhựa thực phẩm nó có ưu điểm hơn ống nước chổ nào ko a??

4. Khoảng cách trục là em nói khoảng cách các trục bóc.. hiện h mik cho nó hơi sít lại với nhau => nhưng khi bóc trứng nó cứ kẹt lại làm cho máy đứng yên luôn ( hay chăn là động cơ quá yếu .. hiện em đang dùng đc bước)

 

Hề hề hề,

3/- Nhựa thực phẩm là để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, còn ống nước thì chưa chắc nghen. Độ cứng của nhựa phải đảm bảo lớn hơn độ cứng của vỏ trứng.

4/- Khoảng cách giữa các trục bóc phải đủ nhỏ để đảm bảo việc truyền động giữa các trục thuận lợi do ma sat, nhưng cũng không được quá nhỏ dẫn tới kẹt trục. Lưu ý là có hai trục cùng truyền động cho trục thứ 3 nên hai trục nạy phải có cùng vận tốc dài.tại vị trí tiếp xúc với trục thứ 3.

 

 

Video trên máy chỉ có 2 trục nhỏ, anh sẽ thấy vỏ trứng dễ dàng chui vào khe hở giữa hai trục >>>Nó phải có khe hở!

 

 

Video trên chỉ một trục nhỏ quay, lực ma sát  để bóc được vỏ có được nhờ 2 thành bên đứng yên và lực ấn bằng tay

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình có 3 vấn đề thắc mắc 
-Xem video anh hai lúa thì: Nếu trục 3 không có truyền động từ trục khác mà nó tự lăn theo quả trứng thì giây thứ 20 nó không thể nào quay vs tốc độ nhanh như vậy ( nhìn cái vỏ trứng nó dính vào trục thứ 2 quay)
-Anh phamthanhbinh ghi" 
 Khoảng cách giữa các trục bóc phải đủ nhỏ để đảm bảo việc truyền động giữa các trục thuận lợi do ma sat, nhưng cũng không được quá nhỏ dẫn tới kẹt trục. Lưu ý là có hai trục cùng truyền động cho trục thứ 3 nên hai trục nạy phải có cùng vận tốc dài.tại vị trí tiếp xúc với trục thứ 3." chứng tỏ truc thứ 3 nhận chuyển động từ 2 trục nhỏ ngoài cùng phải hok bạn.
 - Và video này bạn coi trục trong cùng quay bằng cách nào khi chưa bỏ vỏ trứng vô (từ giây thứ 10) nếu bạn nói "nó khe hở lớn hơn hoặc bằng vỏ trứng và lăn theo quả trứng)


 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chốt lại:

1) Khi anh thắc mắc :

Bạn phamthanhbinh cho mình hỏi bạn nói là có 2 trục cùng chuyển động cho trục thứ 3, theo như clip thì trục trên và duới cùng truyền cho trục giữa , vậy thì cả 3 trục phải sát vs nhau chứ. Mình hok hiểu sao bạn ghi la" Khoảng cách giữa các trục không cần quá sát nhau"

 

Em đã cầm đèn chạy trước ô tô  trả lời:

Không hiểu ý anh nói là sát nhau, có phải là tiếp xúc nhau không??? :) :) :)

Theo em thì đường kính đỉnh  của rãnh xoắn không được tiếp xúc với trục nhỏ liền kề mà phải có khe hở.  Hai trục nhỏ cũng không được tiếp xúc nhau mà phải có khe hở một vài mm

 

2) Câu trả  lời của em hoàn toàn căn cứ vào câu hỏi chủ thớt:

.............

4. Khoảng cách trục là em nói khoảng cách các trục bóc.. hiện h mik cho nó hơi sít lại với nhau => nhưng khi bóc trứng nó cứ kẹt lại làm cho máy đứng yên luôn ( hay chăn là động cơ quá yếu .. hiện em đang dùng đc bước)

 

Và câu trả lời của bác Phamthanhbinh:

Hề hề hề,

3/- Nhựa thực phẩm là để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, còn ống nước thì chưa chắc nghen. Độ cứng của nhựa phải đảm bảo lớn hơn độ cứng của vỏ trứng.

4/- Khoảng cách giữa các trục bóc phải đủ nhỏ để đảm bảo việc truyền động giữa các trục thuận lợi do ma sat, nhưng cũng không được quá nhỏ dẫn tới kẹt trục. Lưu ý là có hai trục cùng truyền động cho trục thứ 3 nên hai trục nạy phải có cùng vận tốc dài.tại vị trí tiếp xúc với trục thứ 3.

 

3) Nếu trục con lăn có độ cứng lớn hơn độ cứng của  vỏ trứng như bác Phamthanhbinh đã viết ở trên thì rõ ràng là giữa các trục phải có khe hở đủ lớn để vỏ trứng có thể chui qua được.

Nếu tiếp xúc nhau, vỏ trứng  rơi vào vị trí tiếp xúc sẽ  làm trục quay bị kẹt.

Đó chính là lí do em đã viết trong bài số #25: “Như vậy là ống nhựa lắp  vào trục giữa số 3 sẽ phải lắp lỏng, lắp có khe hở, nó sẽ tự quay theo quả trứng khi được tiếp xúc với bề mặt đang quay của quả trứng.”

 

4) Ý kiến của anh: - “Trục nhỏ thứ 4 (trên cùng ) và trục nhỏ thứ 2 quay cùng chiều đồng hồ do người ta quay theo chiều đồng hồ
Trục thứ 3 tiếp xúc với trục thứ 2 và thứ 4 nên sẽ nhận chuyển động từ 2 trục này nên sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ. Do đó trục thứ 2 và trục thứ 3 quay hướng vào nhau nên có nhiệm vụ cuốn vỏ trứng vào còn trục thứ 4 thì có nhiệm vụ cung cấp chuyển động cho trục 2” –
Chỉ đúng khi và chỉ khi các ống bóc vỏ trứng  là vật liệu mềm có đàn hồi để khi vỏ trứng rơi vào khe  sẽ không làm trục quay bị kẹt.

Khi đó khe hở giữa bề mặt của các trục sẽ có “giá trị âm” hay còn gọi là “mối ghép có đôi dôi” thì trục giữa mới có thể  quay ngược chiều vớ trục trên và dưới được, nhờ vào lực ma sát giữa hai bề mặt.

5) Kết loạn:

Nếu ống lồng trục làm bằng vật liệu cứng >>>Giữa các trục bắt buộc phải  có khe hở!

và ngược lại như anh đã..... thắc mắc ở trên. :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chốt lại:

1) Khi anh thắc mắc :

 

Em đã cầm đèn chạy trước ô tô  trả lời:

 

2) Câu trả  lời của em hoàn toàn căn cứ vào câu hỏi chủ thớt:

 

Và câu trả lời của bác Phamthanhbinh:

 

3) Nếu trục con lăn có độ cứng lớn hơn độ cứng của  vỏ trứng như bác Phamthanhbinh đã viết ở trên thì rõ ràng là giữa các trục phải có khe hở đủ lớn để vỏ trứng chui có thể chui qua được.

Nếu tiếp xúc nhau vỏ trứng sẽ rơi vào vị trí tiếp xúc làm trục quay bị kẹt.

Đó chính là lí do em đã viết trong bài số #25: “Như vậy là ống nhựa lắp  vào trục giữa số 3 sẽ phải lắp lỏng, lắp có khe hở, nó sẽ tự quay theo quả trứng khi được tiếp xúc với bề mặt đang quay của quả trứng.”

 

4)Ý kiến của anh: - “Trục nhỏ thứ 4 (trên cùng ) và trục nhỏ thứ 2 quay cùng chiều đồng hồ do người ta quay theo chiều đồng hồ

Trục thứ 3 tiếp xúc với trục thứ 2 và thứ 4 nên sẽ nhận chuyển động từ 2 trục này nên sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ. Do đó trục thứ 2 và trục thứ 3 quay hướng vào nhau nên có nhiệm vụ cuốn vỏ trứng vào còn trục thứ 4 thì có nhiệm vụ cung cấp chuyển động cho trục 2” – Chỉ đúng khi và chỉ khi các ống bóc vỏ trứng  là vật liệu mềm có đàn hồi để vỏ trứng rơi vào khe không làm trục quay bị kẹt.

Khi đó khe hở giữa bề mặt của các trục sẽ có “giá trị âm” hay còn gọi là “mối ghép có đôi dôi” thì trục giữa mới có thể  quay theo trục trên và dưới được nhờ vào lực ma sát giữa hai bề mặt.

5) Kết loạn:

Nếu ống lồng trục làm bằng vật liệu cứng >>>Giữa các trục bắt buộc phải  có khe hở 

và ngược lại như anh đã..... thắc mắc ỏ trên. :) :) :)

Mình nghĩ vật liệu bọc trục bóc ( nhìn trong hình và clip) là cao su nên sẽ có ma sát nên 3 trục sẽ tiếp xúc nhau. Cảm ơn bạn ^^

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình nghĩ vật liệu bọc trục bóc ( nhìn trong hình và clip) là cao su nên sẽ có ma sát nên 3 trục sẽ tiếp xúc nhau. Cảm ơn bạn ^^

 

Nếu chỉ tiếp xúc... suông  thì không thể truyền chuyển động cho nhau được anh ạ! :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mấy thánh cho em hỏi cái que tiếp xúc vỏ trứng là cái gì va mua ở đau ạ..em tim mãi mà không ra.

 

Hơi bị tiếc là diễn đàn toàn là NGƯỜI TRẦN MẮT THỊT, không có ai là thần thánh cả! :) :) :)

 

P/s: Tuy nhiên, anh nên chọn vật liệu vỏ trục bóc trứng là ống cao su sẽ dễ bóc hơn vì cao su có hệ số ma sát lớn. Nếu chọn ống vỏ trục bóc là nhựa cứng thì anh phải tạo khía nhám ...để tăng hệ số ma sát vì đồ nhựa có hệ số ma sát hơi bị.... thấp! ( Là em cứ đoán mò thế vì  em chưa từng làm máy bóc lột vỏ trứng bao giờ)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hơi bị tiếc là diễn đàn toàn là NGƯỜI TRẦN MẮT THỊT, không có ai là thần thánh cả! :) :) :)

 

P/s: Tuy nhiên, anh nên chọn vật liệu vỏ trục bóc trứng là ống cao su sẽ dễ bóc hơn vì cao su có hệ số ma sát lớn. Nếu chọn ống vỏ trục bóc là nhựa cứng thì anh phải tạo khía nhám ...để tăng hệ số ma sát vì đồ nhựa có hệ số ma sát hơi bị.... thấp! ( Là em cứ đoán mò thế vì  em chưa từng làm máy bóc lột vỏ trứng bao giờ)

hic... buồn thật bác ah.. muốn làm 1 cái lắm ấy chứ.. hè này rảnh mak.. chắc em cung đi tim ong cao su nhu bác bảo quá..

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tại sao phải dùng 3 trục nhỉ.Mình chỉ cần dùng 2 trục thôi mà.Cái chính là biến chuyển động của 2 trục con bọc nhựa kìa chuyển động ngược chiều nhau hướng chuyển động vào khe giữa 2 ống thôi.Các bạn chỉ cần xoắn chéo dây chuyền của 1 trục là oke rôài

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×