Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
lamhung2011

[Xin tài liệu hướng dẫn DACNCTM2- Bánh Vít.]

Các bài được khuyến nghị

Hì hì hì...

bác Bình tẩm ngẩm tầm ...ngầm thật đấy, không gay đâu bác ơi, chỉ gày ...còm thôi bác ạ!

Trao đổi giao lưu với Lamhung2011, em cũng thấy ngày càng có phần thêm gần gũi thân quen và em cũng có cảm tình với bạn ấy.

Cho dù Lamhung2011 có viết tắt sai lỗi chính tả: Em xl chị thành Em sl chị , em vẫn hiểu là Em xin lỗi chị, bác ạ! :D :D :D

Hì hì hì...Thực ra thì em không trách bác em Lamhung2011 mà thấy có cảm tình hơn và thích bác ấy hơn!

 

Thú thự với bác Bình là em vẫn muốn Lamhung2011 thay đổi kết cấu theo hình ảnh sản phẩm mẫu mà em đã gửi lên . Bác là dân cơ khí, bác góp ý cho em, việc đề xuất của em có hợp lý không nhé? Em mong nhận được trao đổi với bác về vấn đề này!

Đây là phương án em đề xuất về thay đổi kết cấu kiểu gần giống chi tiết này:

 

rdrwfff222.jpg

Hề hề hề,

Bác Hoan2182 khiêm tốn quá. Bác đã hỏi thì mình đành phải giả nhời vậy.

1/- Việc thay đổi kết cấu bánh vít như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được.nếu như thầy hướng dẫn của bạn lamhung không phản đối.

2/- Số lượng gân tăng cứng cho moay ơ bác định dùng bao nhiêu vậy???

3/- Đã sử dụng ren M10x1 để tự hãm thì có nhất thiết phải cần chốt chẻ nữa không??? Có thể dùng đệm vênh để tự hãm có tốt hơn không??? Nếu sử dụng ren M10 hay M12 với đệm vênh thì có rẻ hơn dùng kết cấu như vầy không, vì rằng ren bước nhỏ tuy là ren tiêu chuẩn nhưng cũng không phổ biến như ren bước lớn.

4/- Chốt định vị nên có kết cấu để có thể thuận lợi cho quá trình tháo lắp và sửa chữa sau này.

5/- Ngoài ra nên có hai lỗ ren để kích đẩy vành răng ra khỏi moay ơ khi tháo lắp cho thuận tiện.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bác Phamthanhbinh!

Bác Phamthanhbinh kỹ tính quá hi... Vâng ạ em xin lỗi về sự thiếu sót này!

 

‘’ Thực ra thì em không trách bác Lamhung2011 mà thấy có cảm tình hơn và thích bác ấy hơn, bác Bình ạ!’’- Cảm ơn chị nhiều!

Em sẽ cố gắng hoàn thiện hơn , mong bác và chị và mọi người giúp đỡ nhiều.

Hề hề hề,

Học cái chi cũng phải hành mới được. Học mà không hành thì cầm bằng vô nghĩa và sẽ không sử dụng được cái mình học cho cuộc sống của chính mình.

Cái việc hành không đơn giản là đi copy bản vẽ và hiểu loáng thoáng nó để cho qua đồ án. Nó còn yêu cầu bạn cần hiểu rõ vì sao bạn lại làm như vầy mà không làm khác đi và bạn phải có cơ sở lý luận để bảo vệ được phương án của bạn.

Nên nhớ rằng phương án bạn đưa ra có thể rất tuyệt với, hoàn chỉnh, nhưng bạn không hiểu nó tuyệt vời chỗ nào, hoàn chỉnh ra sao thì vẫn không bảo vệ nổi nó đâu. Ngược lại phương án có thể cùi một chút nhưng bạn hiểu rõ vì sao bạn phải chấp nhận nó cùi thì có khi lại bảo vệ cực ngon. Tỷ như tại sao bạn lại dùng 6 lỗ khoét phi 30 mà không phải là 4 lỗ khoét phi 25 như bạn đã hỏi bác Hoan2182. Bác ấy đã trả lời và bạn đã hiểu rõ chưa??? Vậy nếu thầy giáo bảo bạn nên làm 5 lỗ khoét phi 27.5 thì bạn cãi thế nào??? Chả nhẽ lại: Vâng, em thấy thế cũng tốt à????

Vấn đề của bạn là ở chỗ đó, đừng chỉ nghĩ cứ hỏi tới đi, biết càng nhiều càng tốt mà là phải biết lắng nghe. phân tích các câu trả lời để tìm ra cái lý của việc trả lời đó. Từ đó bạn hãy tự đặt các phương án giả thiết khác và sử dụng cái lý ấy mà cãi xem nó đã nhuần nhuyễn chưa, đã chuẩn không cần chỉnh hay chưa và nếu cần thì tham khảo ngay thầy giáo về cách trả lời của bạn (chứ không phải của bác Hoan2182 đâu nhé). Sau mỗi một vấn đề đã được trả lời và bạn đã thông như cháo chảy thì hẵng chuyển sang vấn đề khác. Chớ có tham một lúc mà mắc nghẹn cả đời bạn ạ.

Vậy đó, bạn chỉ cần chăm chỉ và có quyết tâm thì sẽ học được tốt thôi, chứ chả cần phải nhồi nhét làm chi cho nó nặng bụng bạn ạ.

Kiến thức là cả một quá trình tích lũy từ học tới hành chứ nó không phải là cái có thể cứ nhồi vào là được. Nhồi vào cái bụng to đoành còn chả nhồi được chứ nói chi đến việc nhồi vào cái óc bé tí. Nếu bạn đã bị hổng kiến thức thì cần phải có thời gian để hoàn thiện lại nó chứ không thể muốn có mọi thứ ngay một lúc qua diễn đàn như thế này được. Dục tốc bất đạt, ấy là câu nói của các cụ truyền lại, cấm có sai bao giờ.....

Hề hề hề, mong rằng bạn sẽ qua được cái khó của kỳ đồ án này.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Bác Hoan2182 khiêm tốn quá. Bác đã hỏi thì mình đành phải giả nhời vậy.

1/- Việc thay đổi kết cấu bánh vít như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được.nếu như thầy hướng dẫn của bạn lamhung không phản đối.

2/- Số lượng gân tăng cứng cho moay ơ bác định dùng bao nhiêu vậy???

3/- Đã sử dụng ren M10x1 để tự hãm thì có nhất thiết phải cần chốt chẻ nữa không??? Có thể dùng đệm vênh để tự hãm có tốt hơn không??? Nếu sử dụng ren M10 hay M12 với đệm vênh thì có rẻ hơn dùng kết cấu như vầy không, vì rằng ren bước nhỏ tuy là ren tiêu chuẩn nhưng cũng không phổ biến như ren bước lớn.

4/- Chốt định vị nên có kết cấu để có thể thuận lợi cho quá trình tháo lắp và sửa chữa sau này.

5/- Ngoài ra nên có hai lỗ ren để kích đẩy vành răng ra khỏi moay ơ khi tháo lắp cho thuận tiện.

1/Tình hình là em chỉ biết nội đồ án của Lamhung2011 qua 3 bài viết:

Bài viết 1: "Chào anh/ chị trong diễn đàn.Em đang làm đồ án công nghệ về chi tiết là bánh vít với số liệu như sau:1. Vít M10* 182. Moay–ơ3. Vành bánh vít.Các số liệu khác …."

Bài viết 2: “Đây là đề mà em nhận được ạ, em phác qua mong anh/chị nhận xét hộ em, Các kích thước cho như thế đã ổn chưa ạ, em thấy nó thiếu thiếu cái gì ạ?”

Bài viết 3: “Về cái vật liệu của Vít, em cũng tham khảo các tài liệu và cũng thấy nhiều vật liệu khác nhau.

Nhưng ở bản vẽ em nhận được là ghi cm3, Thầy em bảo là vật liệu của Nga nên em chỉ biết thế,”

2/ Em chỉ bàn về phương án Lamhung2011 đưa ra và em thấy phương án này có nhiều bất cập, nên em gợi ý Lamhung2011 thay đổi phương án kết cấu.

 

3/Em chọn vít M10x1 là chọn cho phương án kết cấu của Lamhung2011, chốt chẻ nó ở hình ảnh sản phẩm bác ạ!

Nếu lắp lắp bu lông M10 hay M12 như bác nói cũng được nhưng chiều cao của tán bu lông + chiều dầy đệm vênh sẽ là cho kích thước hộp giảm tốc phải rộng ra một chút.

-Em đã chọn 2 chốt định vị (tạm gọi là then tròn) + với sức căng Ø204 H7^n6 là đủ truyền lực rồi. Việc lắp 4 cái ren chỉ là "ví dụ mang tính thủ tục hành chính" làm cho hệ số an toàn tăng lên. Ren bước nhỏ vẫn được dùng tùy theo mục đích sử dụng> Trục trước, trục sau xe đạp đều dùng ren bước nhỏ, mua ta rô cũng dễ và rẻ mà bác.

>>>Về công nghệ chế tạo đã có nhiều bất cập, khi sửa chữa thay thế lại bất cập hơn nữa...

 

4/Hình ảnh sản phẩm và hình ảnh hình vẽ là em sưu tầm cái người ta đã làm để Lamhung2011 tự lựa chọn (nếu muốn)

- Cái hình ảnh ghép đôi 1 sản phẩm có chốt chẻ +1 hình vẽ dùng đệm vênh là em ghép ảnh từ 2 loại bánh vít khác nhau, không phải hình vẽ của sản phẩm. Muốn đưa ra kết cấu cụ thể, cần phải có số liệu cụ thể về sản lượng...

 

-Cái hình ảnh bánh vít có gân em chụp ảnh trong sổ tay thiết kế cơ khí .

Đó không phải là phương án thiết kế của em, bác ạ!

Thiết kế bánh vít em chưa làm bao giờ, còn thiết kế bánh đai thang bằng gang đúc có phần khoét lỗ thì em đã làm rồi, nên em khuyên Lamhung2011 khoét 6 lỗ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn anh chị đã nhắc nhở ! Em sẽ phát huy và bổ sung những gì còn thiếu sót!

Để tiếp nối “chương trình” em lại có thắc mắc hỏi anh chị đây hi.

Với chiều rộng then : b= 10 , với hình vẽ dưới em coi cái chiều sâu then là X:

83318571.png

Khoảng cách vát = 2, nên đoạn chiều cao then tính từ lỗ phi 36 là: X=3 theo cái này phải không ạ:

68099310.png

Gửi chị Hoan! Em đã mò mẫn ra cái Vít mà của chị giới thiệu cho em và nó được áp dụng ở bản vẽ của em,

nó ở trang 559-STCK-T1, vậy mà mấy hôm trước em mò không ra.

Còn cái chốt định vị ấy em tìm chưa thấy nó ở chỗ nào, mong chị bật mí cho.

Các hệ số dung sai trên bản vẽ em cũng đã tra và đã hiểu rồi ạ: Vd: H7/n6; H7/s6….

 

(Hi em vẫn cô đơn chị Hoan ạ, ai có 21 tuỏi rồi mà chưa ai yêu cơ chị à! Không biết là do em hay duyên chưa thắm nên thế.Mong là ngày đó đến sớm chị à.-Cảm ơn chị về lời chúc!)

Chúc anh chị và mọi người buổi tối an lành!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Kích thước lỗ then H = d + t2 = Ø36 +3,3 = 39.3

Hãy đọc kỹ ghi chú chiều sâu rãnh then, trên trục t1=5, trên lỗ t2=3,3

- Chốt định vị lấy tra trong sổ tay TKCTM, hoặc sổ tay CNCTM

Trong bài viết Gửi vào 12 September 2012 - 08:45 PM Lamhung2011 xem tài liệu nào mà lại ra cái hình ảnh kiểu lắp chốt định vị là H7^k6 ??? (Họ đã ghi nhầm đấy, tất cả các tài liệu mà em có trong tay đều là H7^s6)

- Lamhung hãy đọc kỹ lại dung sai để hiểu rõ bản chất của các kiểu lắp ghép...

Ufsdfe22.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn anh chị đã nhắc nhở ! Em sẽ phát huy và bổ sung những gì còn thiếu sót!

Để tiếp nối “chương trình” em lại có thắc mắc hỏi anh chị đây hi.

Với chiều rộng then : b= 10 , với hình vẽ dưới em coi cái chiều sâu then là X:

 

Khoảng cách vát = 2, nên đoạn chiều cao then tính từ lỗ phi 36 là: X=3 theo cái này phải không ạ:

 

Gửi chị Hoan! Em đã mò mẫn ra cái Vít mà của chị giới thiệu cho em và nó được áp dụng ở bản vẽ của em,

nó ở trang 559-STCK-T1, vậy mà mấy hôm trước em mò không ra.

Còn cái chốt định vị ấy em tìm chưa thấy nó ở chỗ nào, mong chị bật mí cho.

Các hệ số dung sai trên bản vẽ em cũng đã tra và đã hiểu rồi ạ: Vd: H7/n6; H7/s6….

 

(Hi em vẫn cô đơn chị Hoan ạ, ai có 21 tuỏi rồi mà chưa ai yêu cơ chị à! Không biết là do em hay duyên chưa thắm nên thế.Mong là ngày đó đến sớm chị à.-Cảm ơn chị về lời chúc!)

Chúc anh chị và mọi người buổi tối an lành!

Hề hề hề,

1/- Khoảng cách vát = 2, nên đoạn chiều cao then tính từ lỗ phi 36 là: X=3 theo cái này phải không ạ:

 

KHÔNG PHẢI Ạ

Bạn tra trên bảng sẽ thấy chiều sâu rãnh then trên lỗ là 3.3 mm . Do vậy cái thằng X của bạn dứt khoát phải lớn hơn 3.3 mm. Còn nó là bao nhiêu thì phụ thuộc vào đường kính lỗ trên moay ơ hay nói liều một chút là đường kính trục mang then. Sở dĩ ở đây mình nói là nói liều vì đường kính trục và đường kính lỗ moay ơ chỉ bằng nhau về kích thước danh nghĩa, còn kích thước thực thì khác nhau đấy, bạn hiểu không???

Cái thông số X mà bạn đưa ra hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt thiết kế cả. Nó chỉ là kết quả ắt có của các thông số thiết kế khác đã được cho bằng bảng và bản vẽ thiết kế của bạn. Vậy nên bạn quan tâm tới nó làm chi vậy??? Có phải đấy là một việc làm vô nghĩa, tốn thời gian vô ích không????

Hãy đọc lại và hiểu kỹ về các thông số thiết kế then , nếu không bạn sẽ nhầm lẫn tùm lum và sẽ vẽ sai toe toét đấy.

 

2/- Gửi chị Hoan! Em đã mò mẫn ra cái Vít mà của chị giới thiệu cho em và nó được áp dụng ở bản vẽ của em,

nó ở trang 559-STCK-T1, vậy mà mấy hôm trước em mò không ra.

Còn cái chốt định vị ấy em tìm chưa thấy nó ở chỗ nào, mong chị bật mí cho.

Các hệ số dung sai trên bản vẽ em cũng đã tra và đã hiểu rồi ạ: Vd: H7/n6; H7/s6….

 

Điều này chứng tỏ bạn đã làm việc, nhưng cách làm việc thiếu tình khoa học và tính nghiêm túc nên kết quả chỉ là cầu may. Người làm kỹ thuật trước hết cần phải có tính nguyên tắc trong làm việc mới được. Gọi là mò nhưng mà cũng phải có cách, có phương pháp khoa học mới mò được đấy. bằng không thì cua dẫu có nhưng mó chẳng thấy đầy.

Bất cứ số tay hay tài liệu kỹ thuật nào cũng đều có phần mục lục để thống kê và đánh số trang các nội dung chính trong tài liệu. Vì thế bạn phải biết cái bạn cần tìm nó nằm trong chương mục nào của tài liệu để tìm kiếm. Trong trường hợp chưa biết rõ thì phải dùng phép phỏng đoán dựa trên hiểu biết của bạn về cái bạn cần tìm. Tỷ như bạn muốn tìm chốt địng vị thì bạn cần hiểu nó dùng để làm gì. nó dùng để định vị các chi tiết với nhau khi lắp ráp vậy thì bạn thử tìm các chương mục có liên quan đến lắp ráp như các chi tiếp lắp ráp, dung sai lắp ráp, hay các loại mối lắp ráp chẳng hạn.......

Bạn đã tìm thấy cái loại bu lông mà chị Hoan2182 đã chỉ, vậy bây giờ bạn có tìm lại được nó không và nó nằm trong chương mục nào của sổ tay????

Mình chưa mở sổ tay ra nhưng cứ theo mình đoán thì cái bu lông thuộc các chi tiết của mối lắp tháo được, và chốt định vị thì thuộc vào các chi tiết định vị, Do vậy nó sẽ loanh quanh chỗ cái bu lông của bạn đã tìm. Nếu bạn thấy cần hãy ráng tìm chỉ khoảng 15 phút sẽ thấy.

Bạn nói đã hiểu ký hiệu về mối lắp ghép, vậy chứ cái H7/n6 là cái chi chi??? Nếu trên bản vẽ ghi 40 H7/n6 và 400 H7/n6 thì dung sai của các kích thước lắp ráp này có giống nhau không??? Tại sao???

 

3/- (Hi em vẫn cô đơn chị Hoan ạ, ai có 21 tuỏi rồi mà chưa ai yêu cơ chị à! Không biết là do em hay duyên chưa thắm nên thế.Mong là ngày đó đến sớm chị à.-Cảm ơn chị về lời chúc!)

Sai cú pháp tiếng Việt rồi. Làm cán bộ kỹ thuật mà "ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời" thì nói ai nghe. Đừng tưởng cứ có cái bằng là oai, có bằng mà không có năng lực tương xứng với cái bằng đó thì còn bị chửi cho nát nước ấy chứ. Cái năng lực đó thể hiện cả qua từng câu nói từng hành vi ứng xử của bạn trong cuộc sống chứ chả phải chỉ là trong công việc đâu.

21 tuổi, chưa có người yêu, ấy là việc thường ngày ở .....tỉnh thôi, có gì mà phải kêu than hử???

Làm một thằng đàn ông mà phải đợi Ai yêu ư???? Nếu muốn thì phải tự mình xồng xộc đi mà oanh tạc đám con gái chứ lại nằm đợi chúng nó tán tỉnh hay sao??? Kém quá.

Chả phải là duyên chưa thấm mà chính xác là do em ...... kém hoặc là do em chửa thích khoái.

Thực ra thì ở cái tuổi 21 này, việc yêu đương nếu có cũng chả phải là điều đáng khoe. Bởi chưng yêu sớm mà không cưới thì chỉ làm cho chết thèm. mà cưới sớm thì lại khổ cả đời. Cái tuổi nên bắt đầu yêu đương và tính chuyện xây dựng gia đình ở con trai phải là từ 25 đế 27 tuổi , còn lấy vợ thì nên ở tầm 27 đến 30 là vừa.

Khoảng thời gian từ 21 đến 25 tuổi nên dành cho việc học tập và phấn đấu ổn định cuộc sống cá nhân, có việc làm ổn định, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp để có chỗ đứng vững vàng trong công việc. Chớ có vì ham thích nhất thời mà bỏ qua cái khoảng thời gian quí báu này.

Mình không mong bạn sớm có cái ngày ấy mà mong bạn sớm có cái ngày ngẩng mặt mang vinh quang về cho cha mẹ bạn mừng.

 

Hề hề hề, vài điều lạm ngôn, mong bạn đọc kỹ và chớ có trách mình nếu như nó quá rác tai bẩn mắt bạn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác cho em hỏi là , em đọc có thấy về độ nhám trong bài viết này.

Vậy khi nào thì mình biết chi tiết đã đạt độ nhám như yêu cầu chưa khi mình tiến hành gia công ?

ví dụ 1,25 (có kí hiệu chữ V nữa nhé...)

Cảm ơn các bác nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@bác em Maulanh2:Để kiểm tra độ nhẵn có 3 cách:1- Kinh nghiệm từ độ nhẵn đạt được từ các phương pháp gia công như tiện thô tiện tinh 2- có mẫu để so sánh bằng mắt thường 3- Máy đo độ nhẵn, sử dụng máy đo này phải học, người bán hàng sẽ bầy cách.

C

 

39678_dgrghdfhh1.jpg

Ảnh chụp từ tài liệu hướng dẫn làm đồ án môn học chi tiết máy. đường kính trục từ d=30-36 , trên trục t=4,5 ; trên lỗ =3,6

Lamhung2011 tham khảo thêm, có thể chọn kích thước lỗ theo tài liệu Lamhhung2011 đã tra ở trên cũng được . Em đưa lên đây để thấy rằng tài liệu kỹ thuật của ta được dịch từ nhiều nguồn khác nhau, nên cũng có sự khác nhau.

Bữa trước em quên không giả nhời Lamhung2011:"(Hi em vẫn cô đơn chị Hoan ạ, ai có 21 tuỏi rồi mà chưa ai yêu cơ chị à! Không biết là do em hay duyên chưa thắm nên thế.Mong là ngày đó đến sớm chị à.-Cảm ơn chị về lời chúc!)"

Nếu duyên chưa thắm, Lamhung2011 hãy mạnh dạn nói thẳng với "người ta" rằng:

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi........ :rolleyes: :rolleyes:

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

A.TheoTCVN quy định 27 cách bố trí miền dung sai ( so với kích thwocs danh nghĩa) cho kích thước trục, và 27 miền dung sai cho kích thước lỗ.

Miền dung sai của kích thước trục được ký hiệu bằng chữa in thường,Lỗ được ký hiệu bằng chữ in hoa:

- a,b,c,cd,d,e,ef,f,g,h,I,j,k,m,n,p,r,s,u,v,x,y,z

- A,B,C,D,E,EF,F,G,H,J,JS,K,M,N,P,R,S,T,U,V,X,Y,Z,ZA,ZB,ZC

Vị trí miền dung sai được xác định bởi sai lệch cơ bản như hình sau:

 

26739852.png

1..H7/n6 là kiểu lắp trung gian tiêu chuẩn.

Các loại kiểu lắp trung gian:

Đối với hệ thống lỗ: H/js , H/k, H/m, H/n,H/j

Đối với hệ thống trục: Js/h, K/h, M/h,N/h,J/h.

Kiểu lắp ghép H7/n6, là mối ghép bền chắc nhất trong các kiểu lắp trung gian, thực tế không xuất hiện độ hở. Độ dôi tương đối lớn nên khi tháo lắp cần 1 lực lớn để tháo.

Để tháo và lắp các chi tiết của mối ghép cần lực không lớn, có thể dùng máy ép,đồ gá ép hoặc phương pháp lắp ghép bằng nhiệt.Các mối ghép này chỉ tháo khi đại tu, truyền lực llớn có rung động và va đập: bánh răng chịu tải, các khớp nối tay quay, bánh vít lắp trên trục, vành đồng lắp với moay- ơ gang..

Nên với bánh vít của em chọn loại lắp ghép trung gian loại này.

*Ø 204H7/n6 .

Miền dung sai của lỗ là H7: trong đó

H – Sai lệch cơ bản

7- Cấp chính xác.

Miền dung sai của trục là n6:Trong đó

n – là sai lệch cơ bản

6- là cấp chính xác.

2. Ø 10H7/s6 .

-H7/s6 là kiểu lắp ghép có độ dôi vừa phải;đây là kiểu lắp ghép ưu tiên.

Đối với hệ thống lỗ:H/p, H/r, H,s, H/t, H/u,H/x, H/z

Đối với hệ thống trục : P/h, R/h,S/h,T/h,U/h.

Các lắp ghép này được sủ dụng : Ống lót ổ trượt lắp trong lỗ chịu tải nặng,cữ tỳ lắp trong đồ gá,…bánh vít lắp trên trục có kẹp chặt bằng then của hộp giảm tốc và vành răng đồng của bánh vít lắp trên moay ơ gang có kẹp chặt bằng vít nên em sử dụng loịa lắp ghép này cho Ø 10.

Ø 10H7/s6 .

Miền dung sai của lỗ là H7: trong đó

H – Sai lệch cơ bản

7- Cấp chính xác.

Miền dung sai của trục là n6:Trong đó

s – là sai lệch cơ bản

6- là cấp chính xác.

 

Nếu có gì thiếu sót mong Bác và mọi người chỉ bảo thêm ạ!

 

 

phamthanhbinh, on Hôm qua, 03:26 PM, said:

 

Hề hề hề,

 

Bác Hoan2182 khiêm tốn quá. Bác đã hỏi thì mình đành phải giả nhời vậy.

 

1/- Việc thay đổi kết cấu bánh vít như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được.nếu như thầy hướng dẫn của bạn lamhung không phản đối.

 

2/- Số lượng gân tăng cứng cho moay ơ bác định dùng bao nhiêu vậy???

 

3/- Đã sử dụng ren M10x1 để tự hãm thì có nhất thiết phải cần chốt chẻ nữa không??? Có thể dùng đệm vênh để tự hãm có tốt hơn không??? Nếu sử dụng ren M10 hay M12 với đệm vênh thì có rẻ hơn dùng kết cấu như vầy không, vì rằng ren bước nhỏ tuy là ren tiêu chuẩn nhưng cũng không phổ biến như ren bước lớn.

 

4/- Chốt định vị nên có kết cấu để có thể thuận lợi cho quá trình tháo lắp và sửa chữa sau này.

 

5/- Ngoài ra nên có hai lỗ ren để kích đẩy vành răng ra khỏi moay ơ khi tháo lắp cho thuận tiện.

 

Hi, em có câu hỏi này mong bác giúp đỡ:

Xem các bản vẽ và hình ảnh sản phẩm sưu tầm được của chị Hoan2182, em không thấy có lỗ ren. Nếu muốn là hai lỗ ren để tháo được thì lỗ ren đó là M10 có được không bác?

(Còn vấn đề duyên tình thì đó là cách nói khéo mà thật của em đó bác,em là 1 ngưòi quan niệm đã yêu là phải xác định người đó là vợ tương lai của mình sau này, nói như bác yêu mà không lấy thì yêu làm chi cho mệt ra. Ý em cũng là ý bác đã vạch tỏ ra đó bác:

“Khoảng thời gian từ 21 đến 25 tuổi nên dành cho việc học tập và phấn đấu ổn định cuộc sống cá nhân, có việc làm ổn định, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp để có chỗ đứng vững vàng trong công việc. Chớ có vì ham thích nhất thời mà bỏ qua cái khoảng thời gian quí báu này.

Mình không mong bạn sớm có cái ngày ấy mà mong bạn sớm có cái ngày ngẩng mặt mang vinh quang về cho cha mẹ bạn mừng.)

Câu này là câu chốt trong lòng em đó bác, bác hiểu ý em quá, em chỉ nói 1 câu mà bác nói đúng tim đen của em).

Em cảm ơn mọi người!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn chưa biết cách update bản vẽ, ảnh lên diễn đàn nên vào mục hướng dẫn update File lên diễn đàn trong mục hướng dẫn ấy.

Bạn tham khảo bản vẽ về Etô này:

 

etoc.png

http://www.cadviet.c...?showtopic=3890

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

các bác cho em hỏi cách biễu diễn bản vẽ lắp Ê TÔ em up hình,xin ý kiến các bácem cảm ơn!

Đã có chủ đề:gíup em vẽ cái ETO với http://www.cadviet.c...?showtopic=3890Có ảnh của cái ê to do bác tichuot gửi lên!

Bác em lưu ý : Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm thông tin trên diễn đàn, tránh pót bài có nội dung trùng lặp! Bài viết không đúng nội dung chủ đề gây nhiễu loạn thông tin, khó khăn cho việc tìm kiếm thông tin, tốn thời gian truy cập của nhiều người! (Đây là vấn đề mang tính nhạy cảm cao, diễn đàn đã chi phí tốn kém hàng trăm triệu container giấy mực để viết ...lạm... bàn...)

Bác em nên biết là ở một số diễn đàn khác, chủ thớt là người có quyền yêu cầu ban quản trị xóa bài viết lạc đề làm loãng nội dung của chủ đề! Em mạnh dạn nêu ra việc này để bác em rút kinh nghiệm cho lần pót bài sau.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mặc dù Bác chưa chấm điểm và trả lời câu hỏi của em nhưng cũng tiếp tục xin ý kiến của Bác

và chị Hoan và mọi người về quy trình gia công bánh vít cua em ((Cái này em tham khảo thầy và các tài liệu rồi áp dụng cho bài mình):

1.Nguyên Công 1: Ủ khử ứng suất dư cho moay-ơ (Vật liệu GX21-40)

(Nguyên công này nhằm làm ổn định tổ chức, khử những ứng lực bên trong vật liệu (gang),

do đó làm tăng độ cứng, tăng tính dẻo và tính dai của của nó.)

Về vật liệu Gang Xám GX 21-40: Là loại gang xám có:

+Giới hạn bền kéo là : 21Kg/mm2;

+Giới hạn bền uốn là: 40Kg/mm2.

+Độ cứng : 170-241HB.

Nốt em nói luôn về vật liệu làm bánh vít- là đồng thanh là vật liệu có tính đúc tốt,có độ bền chống dính cao

2.Nguyên Công 2: Tiện thô các mặt đầu (A,B, tiện lỗ Ø 36, vát mép 2.450;

3.Nguyên công 3:Tiện thô mặt trụ Ø210, Ø204, tiện thô mặt đầu (C.D) , tiện tinh mặt đầu C, vát mép 2.450.

5.Nguyên công 5:Chuốt lỗ Ø 36.

6.Nguyên công 6:Xọc rãnh then b=10

7.Nguyên công 7:Tiện thô Ø250 , tiện mặt đầu (E), vát mép 3.450, tiện tinh mặt trụ Ø 250.

8.Nguyên công 8:Tiện thô lỗ Ø204, Ø212, tiện tinh lỗ Ø204, vát mép 2.450;

9.Nguyên công 9:Tiện thô mặt đầu (G) vát mép 2.450; 3.450;

10.Nguyên công 10:Kiểm tra trung gian.

11.Nguyên công 11:Ép vành bánh vít vào moay-ơ;

12.Nguyên công 12:Khoan 4 lỗ Ø8, ta rô lỗ M10 , bắt vít

13. Nguyên công 13: Khoan 4 lỗ Ø8, ta rô lỗ M10, lắp chốt trụ.

14.Nguyên công 14:Tiện cung tròn R27.

15.Nguyên công 15: Phay lăn răng bánh vít.

16.Nguyên công 16: Tổng kiểm tra

17:Nguyên công 17: Làm sạch –Bảo quản

18: Nguyên công 18: Bao gói- Nhập kho.

 

(Các mặt đầu A,B,C,D,E- là em đặt để dễ hình dung ).

Cho em hỏi là ở cái nguyên công 12 -13 có thể gộp lại trong cùng 1 nguyên công không ạ?

Về Bản vẽ lồng phôi , em có tra trong sổ tay cơ khí với mô đun của em : m=5 thì lượng dư 2a là 1,4.

Như vậy ở tất cả các mặt gia công em nên cho lượng dư là 1,4 phải không ạ?

59679719.png

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của em.

Chúc mọi người buổi tối an lành!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

A.TheoTCVN quy định 27 cách bố trí miền dung sai ( so với kích thwocs danh nghĩa) cho kích thước trục, và 27 miền dung sai cho kích thước lỗ.

 

Em cảm ơn mọi người!

Hề hề hề,

Đọc qua sự trả lời của bạn thì thấy khá rõ rằng bạn chưa hiểu rõ vấn đề mình hỏi và cũng còn khá lơ mơ về dung sai và lắp ghép. Hãy đọc lại và đọc kỹ hơn các tài liệu bạn có để hiểu kỹ về vấn đề này.

Mình chỉ nói vắn tắt một số ý chính có liên quan đến vấn đề này như sau:

1/- Miền dung sai hay còn gọi là miền sai lệch cơ bản:

Hãy nhớ rằng tất cả các kích thước danh nghĩa đều có các miền dung sai của nó và được ký hiệu với cùng một cách tù A đến ZC với kích thước lỗ, từ a đến zc với kích thước trục.Miền dung sai của lỗ giảm dần từ A đến ZC và của trục thì tăng dần từ a đến zc

Trong các miến dung sai này nên lưu ý miền dung sai H với lỗ và miến dung sai h với trục.

Miền dung sai H có kích thước sai lệch dưới là 0

Miền dung sai h có kích thước sai lệch trên là 0

Với cùng kích thước danh nghĩa, cùng miền dung sai, nhưng nếu cấp chính xác chế tạo của kích thước đó khác nhau thì giá trị của dung sai kích thước khi chế tạo sẽ khác nhau.

Với cùng kích thước danh nghĩa, cùng cấp chính xác chế tạo, nhưng nếu miền dung sai khác nhau sẽ có giá trị dung sai của kích thước khác nhau

 

2/- Dung sai lắp ghép:

Các kích thước hình học danh nghĩa trên các chi tiết khác nhau được sử dụng để lắp ghép các chi tiết này với nhau thành một kết cấu được gọi là kích thước lắp ráp của chi tiết. Mỗi kích thước lắp ráp đều yêu cầu một phạm vi sai lệch cho phép gọi là dung sai lắp ghép bao gồm dung sai của chi tiết lỗ và dung sai của chi tiết trục.

Các mối ghép cơ khí được chia làm 3 loại là :

Lắp lỏng: khi dung sai của lỗ lớn hơn dung sai của trục. (sai lệch dưới của lỗ >= sai lệch trên của trục)

Lắp Trung gian: khi dung sai của lỗ và dung sai của trục có một phần trùng nhau (Sai lệch dưới của trục<= sai lệch dưới của lỗ < sai lệch trên của trục<= sai lệch trên của lỗ)

Lắp chặt : khi dung sai của lỗ nhỏ hơn dung sai của trục (sai lệch trên của lỗ < sai lệch dưới của trục)

 

3/- Ứng dụng vào việc thiết kế;

Với mỗi một kích thước lắp ráp, căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật khi làm việc của chi tiết, phải xác định kiểu lắp vá cấp chính xác chế tạo cho kích thước lắp ráp này ứng với từng chi tiết tạo nên mối lắp.

Một chi tiết có thể có nhiều kích thước lắp ráp, và mỗi kích thước lắp ráp có thể có yêu cầu về cấp chính xác chế tạo cũng như kiểu lắp khác nhau.

Tỷ dụ như cái bánh vít của bạn thì kích thước 204 lắp ráp giữa vành răng và moay ơ có thể chọn là 204 H7/n6. Song kích thước lắp ráp của lỗ bu lông M10 thì không nên chọn như vậy, vì điều này sẽ dẫn tới việc bạn không thể lắp nổi bu lông vào lỗ. Ngay cả việc bạn chọn kiểu lắp này cho chốt định vị và truyền lực phi 10 cũng cần phải xem xét lại vì việc lắp ráp chót này trong quá trình tháo lắp cũng sẽ chả dễ dàng chút nào. Kích thước lắp ráp theo chiều dày của vành răng lại càng không cần thiết chọn kiểu lắp này.

Sau khi đã có được kiểu lắp và cấp chính xác chế tạo thích hợp bạn mới có thể tra bảng để có được dung sai chế tạo cho mỗi kích thước của chi tiết.

Với các mối ghép ren, không cần thiết phải quan tâm tới kiểu lắp của nó.

 

Ngoài ra bạn cũng lưu ý rằng, các kiểu lắp tiêu chuẩn như H7/n6 được đưa ra nhằm thuận tiện cho quá trình thiết kế cũng như chế tạo chứ không phải đó là những kiểu lắp bắt buộc phải sử dụng. Trong trường hợp cần thiết hoàn toàn bạn có thể chọn kiểu lắp phi tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu làm việc của chi tiết. Tỷ như khi bạn phải sửa chữa đơn chiếc cái bánh vít của bạn, lúc này rất có thể cái đường kính lắp ráp trên moay ơ 204 đã bị hư hại phải sửa lại, và bạn sẽ phải tiện vớt lại đường kính này. Khi đó bạn hoàn toàn có thể chọn một kiểu lắp phi tiêu chuẩn ví dụ 204 N7/f6 chẳng hạn để lắp vành răng mới với moay ơ mà vẫn đảm bảo đủ điều kiện làm việc của bánh vít.

Do đó bạn cần phải hiểu rõ về dung sai lắp ghép để có thể tùy cơ ứng biến trong quá trình làm việc sau này, chứ không đơn thuần chỉ là phục vụ cho cái đồ án của bạn.

 

Xem các bản vẽ và hình ảnh sản phẩm sưu tầm được của chị Hoan2182, em không thấy có lỗ ren. Nếu muốn là hai lỗ ren để tháo được thì lỗ ren đó là M10 có được không bác?

Chưa hiểu câu hỏi này của bạn. Phải chăng ý bạn muốn nói tới cái chốt định vị và truyền lực phi 10 mà bác Hoan2182 đã gợi ý cho bạn???

Nếu đúng vậy thì bạn sai lầm lớn đó, vì đã là chốt định vị thì không nên sử dụng bề mặt ren để lắp ghép. Bề mặt ren có khả năng sai số rất cao do quá trình chế tạo nên việc sử dụng nó để định vị là điều tối kỵ.

Việc mình nói

4/- Chốt định vị nên có kết cấu để có thể thuận lợi cho quá trình tháo lắp và sửa chữa sau này.

trong bài post trước là ý khác. Không phải là làm chốt ren cho dễ tháo đâu. Mình nói vậy là để bạn suy nghĩ tìm kết cấu sao cho có thể lấy chốt ra khỏi vị trí định vị này dễ dàng mà không ảnh hưởng tới yêu cầu làm việc của chốt. Có khá nhiều cách xử lý việt này. Tỷ như thay chốt trụ bằng chốt côn và có lỗ thông. hoặc làm lỗ ren ở tâm chốt trụ để sử dụng bu lông kéo chốt ra khi tháo ....... Bạn phải hiểu về chúng mới có thể lựa chọn cho phù hợp được.

Rất mong bạn lưu tâm và đọc lại tài liệu để có được sự hiểu biết vững chắc về công việc bạn phải làm.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mặc dù Bác chưa chấm điểm và trả lời câu hỏi của em nhưng cũng tiếp tục xin ý kiến của Bác

và chị Hoan và mọi người về quy trình gia công bánh vít cua em ((Cái này em tham khảo thầy và các tài liệu rồi áp dụng cho bài mình):

 

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của em.

Chúc mọi người buổi tối an lành!

Hề hề hề,

Về các nguyên công mình chưa bàn tới vì cần phải xem cái bản vẽ chi tiết và bản vẽ lồng phôi của bạn đã.

Về chọn lượng dư cho việc gia công bánh vít bạn hiểu sai rồi.

1/- Cái bảng tra đó mới là lượng dư để gia công TINH bề mặt răng, và nó là 2a chứ không phải a. Vì thế lượng dư để gia công tinhcho một bề mặt của răng chỉ là 0.7 mm. Còn lượng dư cho gia công thô, còn lượng dư cho sự co ngót của phôi sau khi đúc,.....

2/- Mỗi bề mặt của chi tiết, tùy vào yêu cầu kỹ thuật của nó và phương pháp gia công mà cần có lượng dư gia công khác nhau chứ không phải tất cả các bề mặt cần gia công có lượng dư như nhau.

Bạn cần đọc thêm giáo trình về gia công cơ để hiểu về quá trình và cách chọn lượng dư gia công.....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

''Bạn cần đọc thêm giáo trình về gia công cơ để hiểu về quá trình và cách chọn lượng dư gia công....._Phamthanhbinh ''

Tặng bạn 2 cuốn sách :

Giáo trình gia công bánh răng - Trần Văn Địch

http://www.mediafire...u9c1xv1uecr31c1

Giáo trình gia công cơ – Nguyễn Thế Công – Phạm Ngọc Liên:

http://www.mediafire...j5aykv20be5rdo9

Chúc bạn học giỏi!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@YAYE: Về hai cuốn giáo trình đó, là sinh viên chắc ai cũng phải có, chắc là em nó không cần. Nếu có cuốn tài liệu tham khảo nào quý hiếm khó tìm thấy trên mạng, bác em hãy gửi gấp lên cho em nó!

Xem các bản vẽ và hình ảnh sản phẩm sưu tầm được của chị Hoan2182, em không thấy có lỗ ren. Nếu muốn là hai lỗ ren để tháo được thì lỗ ren đó là M10 có được không bác?

Chưa hiểu câu hỏi này của bạn. Phải chăng ý bạn muốn nói tới cái chốt định vị và truyền lực phi 10 mà bác Hoan2182 đã gợi ý cho bạn???

4/- Chốt định vị nên có kết cấu để có thể thuận lợi cho quá trình tháo lắp và sửa chữa sau này.

I)- Em đoán là câu hỏi đó em nó hỏi về điều 5 bác trả lời trong bài trước:

Bác đã viết dư ...lày: "5/- Ngoài ra nên có hai lỗ ren để kích đẩy vành răng ra khỏi moay ơ khi tháo lắp cho thuận tiện.", có thể em nó chưa hiểu???

II)-Về chốt định vị em đã trả lời trong bài cuối cùng của trang 2:

 

sdghh.jpg

Bánh vít này chỉ khi nào móm hết răng mới phải thay, khi thay xong lại phải làm lại từ đầu...gia công lỗ ren, lỗ chốt ...Đó là một phần lý do khiến em gợi ý đề xuất phương án thay đổi kết cấu theo mẫu ảnh sản phẩm mới để không lạc hậu với thời đại.

Bác quá lo xa và cẩn thận trong vấn đề tháo chốt. Cơ sở sản xuất nào cũng có bộ phận cơ điện chuyên sửa chữa

máy, dụng cụ tháo lắp các chi tiết máy không thể thiếu được là vam tự chế bằng vít me , nơi nào hoành tráng hơn sẽ tậu vam ngoại thay vít me bằng kích thủy lực, khi tháo vành chốt sẽ tự rơi ra.

258491.jpgNếu không may bị kẻ gian lấy trộm vam để bán sắt vụn, vẫn có nhiều cách tháo được bằng búa có căn kê đệm gỗ ... điều kiện để dễ tháo là không dùng dầu ma dut, không dùng bình xịt RP7 , chỉ cần ngâm nó vào dầu hỏa 1 ngày + một đêm >>> là tháo được, bác ạ!

Hình ảnh vam tháo các chi tiết lắp ghép có độ dôi lớn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@bác em Maulanh2:Để kiểm tra độ nhẵn có 3 cách:1- Kinh nghiệm từ độ nhẵn đạt được từ các phương pháp gia công như tiện thô tiện tinh 2- có mẫu để so sánh bằng mắt thường 3- Máy đo độ nhẵn, sử dụng máy đo này phải học, người bán hàng sẽ bầy cách

Cảm ơn Bác đã giúp em hiểu rõ về cách kiểm tra nó.

Em có down bản vẽ của bạn Lamhung2011 về và có xem trong ấy có cái vít M10.1, loại này làm việc thế nào hả các bác.

Mình nới lỏng , vặn chặt cái cái vít nhỏ ở phía trên để siết tháo lắp cái vít đó hả các bác?

Thường thì em thấy họ dùng con vít có 4 chấu để lắp vào lỗ vít ấy.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

''Bạn cần đọc thêm giáo trình về gia công cơ để hiểu về quá trình và cách chọn lượng dư gia công....._Phamthanhbinh ''

Tặng bạn 2 cuốn sách :

Giáo trình gia công bánh răng - Trần Văn Địch

http://www.mediafire...u9c1xv1uecr31c1

Giáo trình gia công cơ – Nguyễn Thế Công – Phạm Ngọc Liên:

http://www.mediafire...j5aykv20be5rdo9

Chúc bạn học giỏi!

Hề hề hề,

Cái cuốn tài liệu thứ hai đòi phải có pass word. Nó không phải là www.cadviet.com ư?????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu có gì thiếu sót mong Bác và mọi người chỉ bảo thêm ạ!

ds3.jpg

Ngoài việc hiểu các kiểu lắp, Lamhung còn phải biết ứng dụng các kiểu lắp đó vào công việc cụ thể và linh hoạt:

Để hoàn thiện công việc Lamhung phải vẽ bản vẽ tách chi tiết ....

Có thể tham khảo thêm ở đây, có ảnh và bản dwg:

http://www.meslab.or...i-tiet-nay.html

(Lưu ý: Kích thước người ta ghi vẫn chưa được chuẩn )

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

‘’Về hai cuốn giáo trình đó, là sinh viên chắc ai cũng phải có, chắc là em nó không cần.

Nếu có cuốn tài liệu tham khảo nào quý hiếm khó tìm thấy trên mạng, bác em hãy gửi gấp lên cho em nó- Hoan2182!’’

-Thì trừ trường hợp em nó không có thì là mà avye post lên giúp em nó tý.

Tốt thì được, không thì cũng chả có sao đâu mà Hoan. Đừng quan trọng hoá vấn đề mà gây nên tâm trạng không thoải mái. Hiho!

Bác Bình em quên là không đưa pass vì khi đó em bỏ pass vào rồi mà nó nhảy đi đâu mất ý.

Link không pass cho cuốn thứ 2 đây bác ạ:

http://www.mediafire.com/?pegfvncok6673at

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

‘’Về hai cuốn giáo trình đó, là sinh viên chắc ai cũng phải có, chắc là em nó không cần.

Nếu có cuốn tài liệu tham khảo nào quý hiếm khó tìm thấy trên mạng, bác em hãy gửi gấp lên cho em nó- Hoan2182!’’

-Thì trừ trường hợp em nó không có thì là mà avye post lên giúp em nó tý.

Tốt thì được, không thì cũng chả có sao đâu mà Hoan. Đừng quan trọng hoá vấn đề mà gây nên tâm trạng không thoải mái. Hiho!

Bác Bình em quên là không đưa pass vì khi đó em bỏ pass vào rồi mà nó nhảy đi đâu mất ý.

Link không pass cho cuốn thứ 2 đây bác ạ:

http://www.mediafire...pegfvncok6673at

Không có chuyện tâm trạng em "không thoải mái" ! Em luôn sống vô tư hòa nhập với cộng đồng, giao lưu chia sẻ với tất cả mọi người , không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giầu nghèo và sang hèn!

-Không quan trọng hóa vấn đề tí tẹo tèo teo nào, vấn để là nếu em nó là em trai thì vô tư luôn. Nhưng nếu em nó là em gái thì sự việc sẽ khác đấy. Đây là việc nhậy cảm về cách ứng xử giữa con người với con người trong thời buổi văn minh lịch sự, kể cả những người không biết đọc biết viết trước khi giao lưu thông tin chia sẻ cái mình đã biết, người ta cũng thường nói câu này: Tôi xin phổ biến kinh nghiệm ngâm ủ mạ chiêm mà tôi đã đi học lớp tập huấn trên huyện về có thể có người chưa biêt....

-Việc YVYE viết ''Tặng bạn 2 quyển sách" là không nên. Em xin nói lại một lần nữa, nếu em nó là con trai thì không vấn đề gì, nhưng giả dụ em nó là con gái, mà con gái thường cả nghĩ....

-Thảm nào người yêu của AVYE nó bỏ đi yêu người khác là đúng thôi, giờ có nói ngàn lần chữ vẫn thì cũng vẫn... vưỡn... thôi...

-Ai cũng từng lạ lẫm với công việc mới, van sự khởi đầu nan có những cái chưa hiểu thấu đáo, vấp váp ...là chuyện thường. Tự dưng bác em lại gửi tặng người ta cái gọi là giáo trình... em nó sẽ tủi thân đấy! Gửi sách tham khảo thì chấm hết, chẳng có gì đáng bàn ngang ghế dọc gì ở đây cả!

-Không có nhẽ, em nó lại đói nghèo đến mức đi học mà không mua được giáo trình để học sao??? Không có nhẽ nhà trường cũng đói nghèo đến mức trong thư viện không có nổi giáo trình để sinh viên đến đọc sao ???

-Việc bác Bình đã viết bài thắc mắc, không phải là bác Bình cần giáo trình đâu nhé! Bác ấy chỉ kiểm tra xem đường link có hoạt động được bình thường hay khác thường mà thôi!

Kể cả việc bác Bình đã phản biện các bài viết của em, em cũng hiểu là bác ấy đang lật ngửa lại vấn đề , mở rộng vấn đề theo chiều sâu của 7 phần tảng băng chìm, chứ không phải là bác ấy chỉ quan tâm đến 3 phần tảng băng nổi đâu nhé, đừng tưởng ...bở nhé!

-Giao lưu với bác Bình nhiều, em hiểu cách làm việc khoa học, nghiêm túc và cẩn thận của bác ấy, hơn ai hết trên diễn đàn này. Phong cách pót bài của bác ấy là gợi ý, là kiểm tra và là giám sát, mọi lỗi sai sót nhỏ về kỹ thuật, không lọt ra ngoài tầm ngắm đã qua nhiều năm bươn trải với cuộc sống của bác ấy đâu nhé!

Bác Bình là người thích đùa và hay trêu đùa em lắm :rolleyes: và em cũng thích trêu đùa bác ấy ....Hi hi hi...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào anh chị!

Mấy hôm nay em theo tính lại lượng dư nên không vào diễn đàn được.

Cảm ơn bác Bình, hôm đó em chỉ ngó qua mà không nhìn kỹ , bây giờ mới biết là mình nhìn hoa mắt.

Rõ ràng nó ghi là gia công tinh mà em cho nó là tất cả.

Cũng cảm ơn Bác và chị Hoan đã cho em hiểu về dung sai lắp ghép 1 hơn 1 tý nữa.

Cũng chả dấu gì mọi người, Ông thầy em thúc dục là tuần này phải nộp bản vẽ lồng phôi, và bản vẽ nguyên công nên em cũng tính chuyện làm cái qua cái nguyên công để mọi người giúp em chỉnh cho nó chuẩn,em phân bổ nguyên công như vậy đã hợp lý chưa ạ?

Còn về bản vẽ Lồng phôi không biết em tính và tra các bảng trong STCTM của Thầy N.Đ.Lộc

Cuốn HDTK DACNCTM em tính được như sau:

1.Tính lượng dư gia công cho bề mặt lỗ

*Đường kính của chi tiết khi chuốt lỗ là:

d chuốt = ddn-2Zi min chuốt = 36.025 - 275,1 = 35,7499 (mm)

*Đường kính nhỏ nhất của lỗ khi tiên thô là:

Dt.thô = d chuốt-2Zi min t.thô = 35,7499 - 2,3489 = 33,401 (mm)

2. Tra lượng dư cho các bề mặt còn lại.

a, Với vành bánh vít.

- Mặt trụ ngoài
Ø
250.

Quy trình công nghệ gồm: tiện thô,tiện tinh.

+, Lượng dư của phôi:

2Z
0
=5(mm) ( Tra bảng 3-111 (STCNCTM Tập 1)

+, Lượng dư khi tiện tinh:

2Z
0
= 1,3( mm) ( Tra bảng 3-120 STCNCTM Tập 1):

+, Lượng dư khi tiện thô là:

2Z
0
= 5 – 1,3 = 3,7 (mm)

- Mặt Trụ trong
Ø
204 (mm.)

Quy trình công nghệ gồm: tiện thô, tiện tinh.

+, Lượng dư của phôi:

2Z
0
= 5,5 (mm) ( Tra bảng 3-112 STCNCTM Tập 1):

+, Lượng dư tiện tinh:

2Z
1
= 0,5 (mm) ( Tra bảng 3-120 STCNCTM Tập 1)

+, Lượng dư tiện thô:

2Z
2
= 5,5 – 0,5 = 5(mm)

-Mặt trụ trong
Ø
212 (mm)

Bề mặt này chỉ cần gia công thô nên ta lấy lượng dư khi tiện thô bằng lượng dư tổng cộng: 2Z
0
= 2Z
th
= 212 – 204 = 8(mm).

+, Lượng dư tiện thô:

2Z
1
=8 ( mm)

-Mặt đầu G.( Mặt trên khi đúc):

Bề mặt này chỉ cần gia công thô nên ta lấy lượng dư khi tiện thô bằng lượng dư tổng cộng: Z
0
= Z
th
= 4(mm). ( Tra bảng 3-113STCNCTM Tập 1)

- Mặt đầu E.( Mặt dưới khi đúc):

Bề mặt này chỉ cần gia công thô nên ta lấy lượng dư khi tiện thô bằng lượng dư tổng cộng: Z
0
= Z
th
= 3(mm). ( Tra bảng 3-112 STCNCTM Tập 1)

b, Với moayơ.:

-Mặt trụ ngoài
Ø
210 (mm):

Bề mặt này chỉ cần gia công thô nên ta lấy lượng dư khi tiện thô bằng lượng dư tổng cộng: 2Z
0
= 2Z
th
= 4m). ( Tra bảng 3-95 STCNCTM Tập 1)

-Mặt trụ ngoài
Ø
204 (mm.):

Quy trình công nghệ bao gồm: Tiện thô, tiện tinh, mài thô.

+, Lượng dư gia công của phôI tính cho bề mặt đối xứng.

2Z
0
= 210 – 204 = 6 (mm.)

+, Lượng dư khi mài tinh:

2Z
1
= 0,5(mm )( Tra bảng 3- 122 STCNCTM Tập 1)

+, Lượng dư khi tiện tinh:

2Z
2
= 1,3 (mm) ( Tra bảng 3- 120STCNCTM Tập 1)

+, Lượng dư khi tiện thô:

2Z
3
= 2Z
0
– 2Z
1
– 2Z
2
= 6 – 0,5 – 1,3 = 3,2(mm).

-Mặt lỗ
Ø
3
6 (mm).

Quy trình công nghệ bao gồm: Tiện thô và chuốt.

Đã tính trong phần tính lượng dư gia công.

- Rãnh then.

Lượng dư khi xọc rãnh then là Z
0
= 3,3 mm.

- Mặt đầu.

- Mặt A.
Quy trình công nghệ gồm: Tiện thô và tiện tinh.

+, Lượng dư của phôi.

2Z
0
= 4 (mm).

+, Lượng dư khi tiện tinh.

2Z
1
= 0,7( mm) (Tra bảng 3 – 125 STCNCTM Tập 1)

+, Lượng dư khi tiện thô.

2Z
2
= 4 – 0,7 = 3,3 (mm).

-Mặt đầu B.
quy trình công nghệ chỉ có tiện thô.

Bề mặt này chỉ cần gia công thô nên ta lấy lượng dư khi tiện thô bằng lượng dư tổng cộng: Z
0
= Z
th
= 4(mm)

- Mặt C.
Quy trình công nghệ gồm: Tiện thô và tiện tinh.

+, Lượng dư của phôi.

2Z
0
= 3(mm).

+, Lượng dư khi tiện tinh.

2Z
1
= 0,7 (mm) (Tra bảng 3 – 125 STCNCTM Tập 1)

+, Lượng dư khi tiện thô.

2Z
2
= 3 – o,7 = 2,3 (mm).

- Mặt đầu D
. quy trình công nghệ chỉ có tiện thô.

Bề mặt này chỉ cần gia công thô nên ta lấy lượng dư khi tiện thô bằng lượng dư tổng cộng: 2Z
0
= 2Z
th
= 3(mm).

(Các phần tính và dung sai em lược bỏ bất không lại dài quá làm mọi người chán..hi).

Còn đây là bản vẽ lồng phôi của em, mọi người xem rồi cho em ý kiến, sai đúng chỗ nào với ạ.

 

54716301.png

(À còn về cuốn sách mà bác Anhvanyeuem gửi thì nói thật trường em nói chung thì nội dung thì giống nhau, nhưng tên môn học lại ghi khác nhau ở cái cuốn gia công cơ khí., còn cuốn thứ 2 thì em cũng có rồi ạ.Nhưng cảm ơn bác đã nhiệt tình giúp em,chị Hoan đừng có ‘xéo ‘bác ấy mà tội bác ý nhé,hihi).

Em cảm ơn mọi người rất nhiều !

 

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho 2 lúa hỏi ngu tý xíu:

- Bản vẽ cơ khí có 1 số nét không cần diễn trên bản vẽ vẫn được phải không?

- Một số nét mà 2 lúa thấy ở hình chiếu này nhưng không tìm thấy nét đối ứng trên hình chiếu khác thì vẫn hợp chuẩn?

- Bản vẽ cơ khí tuân theo quy luật hình chiếu riêng?

- Đề bài của #73 có phải là cái giống hình bên dưới?

 

http://www.cadviet.c...3/110802_3d.dwg

http://www.cadviet.c...lamhungbvlp.dwg

110802_untitled1_30.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bản vẽ của dân cơ khí theo TCVN cũng giống như bản vẽ của dân xây dựng, chỉ khác về cách ghi kích thước thôi anh Hai Lúa ạ! Anh xem bản vẽ cầu thang tròn sẽ thấy là cách thể hiện bản vẽ của dân XD- "Xay Diệu" - cũng "dúng" như bản vẽ của dân CK -"Có Khỉ" không có khác một cái tí nào đó hết á!

Hình vẽ 3D sản phẩm của anh trông ngộ nghĩnh lắm ứ! Có hình ảnh sản phẩm minh họa ở các trang trước, không hiểu vì sao nó chỉ có chữ Posted Image mà không có hình ảnh???

Anh có thể tham khảo thêm bài viết viết và bản vẽ của dân "Có Khỉ" ở đây nhé:

http://www.cadviet.c...pic=66093&st=20

@Lamhung2011: Tra lượng dư đơn giản, không cần phải viết bài dài dòng như thế đâu, hãy hoàn thiện sớm và gửi hình vẽ lên là được. Ngôn ngữ giao lưu là hình vẽ, không cần phải giải thích dài dòng. Chúc Lamhung gặp vui nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×