Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
lamhung2011

[Xin tài liệu hướng dẫn DACNCTM2- Bánh Vít.]

Các bài được khuyến nghị

Okay, cảm ơn @Hoan2182. Tại anh đọc bản vẽ của @lamhung2011 thấy thiếu nét nhiều quá (Nét quan trọng). Nên a nghĩ cơ khi nó là vậy chứ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bác SGCQ! Cái bánh vít của em nó không liền ăn như thế đâu ạ, chỗ bắt mấy con vít với chốt ấy ạ.

Bác mà vẽ như vậy thì em bắt con mấy cái vít và chốt vào làm chi nữa hả bác hi, bác phải thể hiện chỗ lắp ghép cho em với chứ!hihi!

Cái vành răng và mô đun răng bác mà vẽ như thế là sản phẩm của em bị đưa vào hàng tồn kho rồi!

''Tại anh đọc bản vẽ của @lamhung2011 thấy thiếu nét nhiều quá (Nét quan trọng). Nên a nghĩ cơ khi nó là vậy chứ''SGCQ said

Em hiểu ý bác nói là tại sao cố chỗ hình chiếu cạnh vẽ chốt mà phía sang hình bên lại xoay đi 45 độ, cái này em cũng đã hỏi mọi người vấn đề này ok!còn thiếu cái gì quan trọng nữa xin bác cứ chỉ rõ luôn cho em coi coi với nhé!

Cảm ơn bác đã tham gia topic của em.

Chúc bác sức khoẻ, hạnh phúc!

Đây là bản vẽ lồng phôi của em. Mọi người xem rồi nhận xét và cho ý kiến cho em rút ra điểm sai sót của em với:

http://www.mediafire...dci5iy6olriy3uq

 

87460631.png

Chị Hoan à, đó là em viết ra để cho mọi người tiện theo dõi bản vẽ hi.

 

1.Cho em hỏi mọi người tý luôn là khi khoan lỗ và tạo ren cho Vít M10*1 của em em sẽ khoan mồi với đường kính dk=8 vì theo em biết (d k =0.85 d), nhưng liệu có dao khoan đường kính d= 8,5 không ạ?

 

2.Cái nguyên công khoan lỗ bắt vít và chốt trụ có thể gộp lại 1 nguyên công được không ạ?

Hay mình chỉ dùng mũi khoan có d=8 , rồi sau đó tarô ren D=10 ạ?

Chúc mọi người buổi tối vui vẽ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Về cái bản vẽ lồng phôi, Lamhung2011 cho phép em bỏ qua câu này, không trả lời vì lý do.....không cần nói chắc Lamhung2011 cũng hiểu... hiểu và thông cảm!

1/ Về lỗ ren cho lỗ M10x1đường kính chân ren của nó là Ø8.918, trong thực tế sản xuất người ta có thể khoan bằng mũi khoan Ø9 cũng không sao, nhưng làm đồ án thì phải dùng mũi khoan Ø8.9 (Tất cả các loại mũi khoan với các kích thước nhỏ lẻ đều có bán trên thị trường, nếu không có đặt hàng gia công theo yêu cầu, giá cũng rẻ)

2/ Chia nhỏ nguyên công: NC khoan lỗ Ø8.9; NC ta rô lỗ M10x1...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đây là bản vẽ lồng phôi của em. Mọi người xem rồi nhận xét và cho ý kiến cho em rút ra điểm sai sót của em với: http://www.mediafire...dci5iy6olriy3uq

Hề hề hề,

Bản vẽ lồng phôi mà không có kích thước lượng dư gia công thì vẽ để làm chi nhỉ????

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

...Đây là hình tham khảo, không phải là lắp ráp đâu nhé nên cũng chưa cái mà bát vít.

Hình chỉ mang tinhd phác hoạ cho cách vẽ bánh vít (Răng ).

Em không trích dẫn hình minh họa của bác em, vì nhìn nó ngộ nghĩnh như hình vẽ của anh Hai Lúa. Hình anh Hai Lúa pót lên cũng dễ hiểu thôi, vì anh ấy là dân xây dựng, anh ấy đâu phải là dân cơ khí mà "bắt bẻ" mà "chành chọe" anh ấy phải cầu toàn! Sao bác em có thời gian rỗi đã vẽ được như thế rồi mà không vẽ nốt cho em nó xem?

Vẽ cái hình 3D của cái bánh vít, chỉ cần các lệnh vẽ cơ bản của AutoCAD.

@Lamhung2011: Bản vẽ lồng phôi vẽ chưa chuẩn đâu!

Đó là lý do bác Bình đã đánh 4 cái dấu chấm hỏi : "Bản vẽ lồng phôi mà không có kích thước lượng dư gia công thì vẽ để làm chi nhỉ????"

Lamhung hãy thể hiện lại bản vẽ sao cho đúng đủ nhé!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng ạ, mấy hôm nay em đã sữa lại, khi nghe bác Bình nhận xét, Thầy giáo nhận xét, em đã sữa lại.

Đây là 4 bản vẽ của em:

Bản vẽ chi tiết:

http://www.mediafire...bmu07wur943j0bz

Bản vẽ lồng phôi Moay-ơ:

http://www.mediafire...m4o9niyphxziqjs

Bản vẽ lồng phôi Bánh vít:

http://www.mediafire.com/?xxylo31xylyktr8

Bổ sung bản vẽ đúc sáng nay em mới vẽ xong nữa, mọi người xem hộ em với ạ:

http://www.mediafire...16t72l2lwccu3i4

Mọi người cho em hỏi thêm là khi tiến hành làm nguội vật đúc (của em đây là GX 21-40) thì ta nên làm nguội bằng phương pháp nào là hợp lý nhất ạ?

Em cảm ơn mọi người!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

II/Bản vẽ lồng phôi:

Bản vẽ lồng phôi đã có tiến bộ rõ nét so với bản vẽ trang trước,...có bề mặt dầy mỏng khác nhau, chứng tỏ là bác em đã quan tâm đến vị trí của các mặt trong khuôn đúc. Về cách ghi kích thước đúng sai thừa thiếu cho phép em không bàn ở đây, mong bác em hiểu và …hiểu.

III- Chưa có bản vẽ chi tiết đúc??? Đúc xong để vật đúc nguội trong khuôn càng lâu càng tốt ...Sau đó người ta mới dỡ khuôn rồi hóa già tự nhiên để ngoài trời từ 3 tháng trở lên hoặc hóa già nhân tạo nhanh bằng nhiệt độ ... trong lò ủ để khử ứng suất dư, cái này bác em xem giáo trình nhé....

I/Bản vẽ chi tiết:

-Kiểm tra lại kích thước, kích thước nào ghi trên mặt cắt đứng rồi thì hình cạnh không cần phải ghi nữa.

-Không cần phải thêm mặt cắt II , mặt cắt II vẽ sai không đúng đâu, bác em dòm kỹ phần giới hạn mặt cắt. Nếu thích, bác em có thể gộp 2 mặt cắt làm một mặt, chỉ ghi kích thước 10, bỏ qua kích thước 1 vì đây là kích thước tạo thành.

-Kích thước lỗ then ghi 23,3+0.1^ ghi không đúng kích thước này, làm sao mà đo kiểm được? (em đã nói ở bài trước về tra lỗ then rồi bác em xem lại)

39678_1215f.jpg

- Kiểm tra lại sai lệch về hình dáng hình học, và ghi bằng ký hiệu trên hình vẽ , điều kiện kỹ thuật chỉ ghi: Chế độ nhiệt luyện, sơn, mạ (nếu có), làm cùn cạnh sắc…

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vậng ạ.

Hi, em biết là cái bản vẽ lồng phôi việc sai đúng là do chính em kiểm tra lại, vì cái này trong quá trình tính và vẽ thì em mới biết được cụ the nó sai chỗ nào,hihi.

Bản vẽ chi tiết đúc? Có nghĩa là em phải ghi lại kích thước luôn trên bản vẽ đó hả chị Hoan?

Về cách ủ để khử ứng suất là ý em hỏi thế này, ở NC1 em ủ thấp khử ứng suất dư bên trong chi tiết thì khi mình tiến hành ủ đến nhiệt độ (500-6000 C/2-6h)thì sau quá trình này em nên làm nguội bằng cách nào ý chị Hoan ạ?

Về bản vẽ chi tiết, cái hình cắt II đó em cũng băn khoăn cái giới hạn vòng tròn nó vượt biên thế có sao không nhưng khi đi thông em thấy ông Thầy em không bảo gì nên em cũng để vậy, may mà chị nói chứ em cũng để thế,hi.em sẽ sữa lại 2 cái làm 1 vậy.

Về cái kích thước lỗ then thì em lấy nó =3,3 (mm) mà chị Hoan. Do cắt mặt cắt nên em không sử dụng đo từ đỉnh then đến điểm thứ 3(ở đáy phi 36) nên em đo khoảng cách từ tâm lên. (Hi 18+3,3 =21.3),có thể sữa như thế nào ạ?

Em hiểu là chị đưa cái hình ấy cho em dòm là cần ghi thêm độ không đối xứng rãnh then nữa phải không chị?

Cảm ơn chị nhiều!Chúc chị 1 tuần làm việc thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Là cái bản vẽ chi tiết của vành và moay ơ trước gia công trước khi lắp ghép... nếu thầy hướng dẫn không yêu cầu có thề lười ...vẽ cũng được...

- Hình như nhiệt độ khử ứng suất dư cho vật đúc bằng gang hơi cao, bác em thử kiểm tra lại xem sao?

- Bây giờ người thường ta dùng lò điện, chỉ cần ngắt cầu dao điện rồi để cho nó nguội cùng lò... thời gian lấy phôi ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào tiến độ công việc, cứ để trong lò hàng tháng cũng được.

- Về cách ghi kích thước lỗ then và độ không đối xứng, xem hình vẽ ở bài trên39678_duc1.jpg39678_duc2.jpg39678_duc3.jpg

(Ảnh sưu tầm)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đọc topic mới biết bác hoan2182 là con gái à? Hay nhỉ, một người phụ nữ đáng ''kính"".

Tại hạ xin bái phuc, bái phục.

Cao thủ xin cho mình hỏi là cái vít có 6 rãnh nó hoạt động thế nào không nhỉ?

Hiện tại mình thấy họ thường sử dụng vít xẻ 2 rãnh hoặc 4 rãnh vẫn ôxơkê mà.

Về cái lỗ then, mình có đọc mấy bài viết trước, nếu như ghi 21.3 với 39.3 thì có gì là khác nhau nhỉ?

Vài ý kiến của mình thế mong được trao đổi thêm!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em vào đây để học tập thư giãn là chính, cái gì em học mót được thì em nói còn cái không hiểu hoặc chưa hiểu thì em im re! Sao lại gọi là cao thủ???

Bác em không đọc bài viết thứ 2 trên trang này sao? Em đã viết: "Về cách ghi kích thước đúng sai thừa thiếu của bản vẽ lồng phôi, cho phép em không bàn ở đây, mong bác em hiểu và …hiểu." em đã viết như vậy có nghĩa là vấn đề đó em vẫn còn mơ hồ nên không dám trả lời.

Không hiểu bác hỏi cái vít có 6 rãnh là cái vít nào. Ở bản vẽ của bác em Lamhung2011 là cái vít M10x1 > chọn ren bước nhỏ vì ren bước nhỏ tự hãm tốt hơn ren bước lớn, chọn giác sáu cạnh đầu chìm để dễ vặn chặt hơn. (Cái này là vẽ theo TCVN chứ không phải em bịa ra được. dùng vít xẻ rãnh 1 rãnh hoặc 2 rãnh cũng được như không đảm bảo vặn chặt được bằng loại vít có giác chìm. Vặn quá tay một phát là tòe rãnh và tòe cả tô vít .

Vì chi tiết chuyển động có rung động cho nên phải chọn vít đầu chìm làm tăng hệ số an toàn cho cái sự kẹp chặt không bị lới lỏng trong quá trình làm việc.

Trong TCVN chọn có nhiều loại vít, tùy vị trí, công việc, ...Khi thiết kế các đồ gá gia công cơ khí, người ta thường dùng bu lông giác nổi cho nó ...rẻ tiền, khi thiết kế các khuôn đột dập chịu va chạm rung động mạnh người ta dùng vít đầu chìm có vai. Dùng loại giác chìm này kể cả không có đệm vênh vẫn yên tâm nhớn, không sợ lới lỏng trong quá trình làm việc, nhược điểm của nó là... đắt nhưng lại xắt ra miếng !!!

 

Về cái lỗ then có thể gọi đường tâm lỗ là chuẩn ảo, chẳng ai đo trực tiếp được kích thước 21.3 vì thế người ta phải ghi kích thước 36,3 để thò... chân vào đo cho dễ. Bác em xem cái hình vẽ em trích ở phía trên, tây họ ghi dư nào cứ ghi theo thế...cho vui !

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đấy,mình không đánh giá sai đâu , Riêng cái câu nói đo lấy kích thước 36.3 ở then là biết năng lực thực tế của bạn thế nào!

Cái vít của bạn giới thiệu cho bạn lamhung2011mình cũng chỉ nêu ý kiến thế thôi, biết là nó chắc hơn là loại vít 2, 4 rãnh.

Ý mình là bạn cho 1 ví dụ về nguyên lý làm việc của nó cơ!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Muốn hiểu rõ nguyên lý làm việc của ren, bác em chịu khó đọc giúp em các bài em đã viết trong trang 1 nhé, em cảm ơn nhiều. Những gì cần nói, cần chia sẻ, em đã nói hết trong các bài viết của em ở trong topic này. Nếu bác em không phải là dân cơ khí, để giải thích cặn kẽ thì em phải viết ít nhất 2 trang khổ A4 mới có thể giải thích được đầu cua tai nheo. Em xin giải trình vắn tắt như sau, nếu có chỗ nào cần “chất vấn” thêm bác em cứ tiếp tục chất vấn, em sẽ giả nhời tiếp:

-Đây là bánh vít ghép gồm vành bánh vít và moay ơ lắp cứng lại với nhau theo kiểu lắp H7^n6 . Kiểu lắp này thường có độ dôi và là loại lắp ghép cứng vững nhất trong nhóm lắp ghép trung gian. Khi dùng lắp ghép này, để lắp và tháo các chi tiết phải dùng lực lớn. Do đó các mối ghép này chỉ được tháo ra khi đại tu máy và cơ cấu….

- Các chi tiết ghép ren tác dụng làm tăng độ bền chắc của mối ghép giữa vành vít và bánh vít….Chốt trụ ở đây cũng có tác dụng làm tăng độ bền chắc của mối ghép giữa vành bánh vít và moay ơ đồng thời nó có tác dụng như một then tròn làm cho bánh vít không xoay trượt tròn quanh vành moay ơ

-Vì không có bản vẽ lắp cụm chi tiết >>>em chỉ đoán mò về cái kết cấu vít không vai gờ >>> biết đâu có khi cái lỗ ren này lại là mối ghép ren với chi tiết khác???

- Đây là kết cấu có nhiều cái bất cập về công nghệ chế tạo cũng như sửa chữa sử dụng sau này, nên em đã khuyên chủ thớt thay đổi phương án kết cấu. Em đã sưu tầm các hình ảnh về kết cấu bánh vít gửi lên…nhưng cuối cùng chủ thớt vẫn làm theo phương án ban đầu dựa trên hình vẽ sơ lược của thầy hướng dẫn.

(Em vẫn muốn bác em Lamhung2011 thay đổi phương án thiết kế theo mẫu của sản phẩm mới, trong thời buổi khoa học kỹ phát triển nhanh như ...lũ lụt mà vẫn theo đuổi đề tài cũ rinh rích từ đời nảo đời nào rồi, thì buồn cười lắm í!)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hi. Chị Hoan cứ nhắc vào nỗi đau em rồi. Cơ cấu lũ lụt của em sắp hoàn thành rồi mà chị ‘chê’ sản phẩm của em thế thì lỡ may em làm ra sản phẩm thì ‘ế’’ thật rồi!

Xin lỗi mọi người, mấy ngày hôm nay em cật lực vẽ bản vẽ Nguyên Công để mong Anh/ Chị, mọi người đóng ghóp ý kiến cho em .

Đây là bản vẽ nguyên công của em ạ:

http://www.mediafire.com/?3c70a44e07s445d

Về bản vẽ chi tiết vật đúc thì ông bảo là không cần phải vẽ, hi, (ông bảo là nếu là bản vẽ chi tiết đúc thì phải tính toán hệ thống rót, khe hở…cụ thể ), cái này chiếu cố không phải làm chị Hoan ạ.

(Cái này em cũng tham khảo về chương đúc kim loại rồi, nếu có xoắn em cũng có thể trả lời được hi).

Về bản vẽ chi tiết. Em đã sữa lại cách ghi kích thước lỗ then và mặt cắt 2 rồi ạ!

Cảm ơn tất cả mọi người!

Chúc mọi người buổi tối vui vẽ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hi. Chị Hoan cứ nhắc vào nỗi đau em rồi. Cơ cấu lũ lụt của em sắp hoàn thành rồi mà chị ‘chê’ sản phẩm của em thế thì lỡ may em làm ra sản phẩm thì ‘ế’’ thật rồi!

Xin lỗi mọi người, mấy ngày hôm nay em cật lực vẽ bản vẽ Nguyên Công để mong Anh/ Chị, mọi người đóng ghóp ý kiến cho em .

Đây là bản vẽ nguyên công của em ạ:

http://www.mediafire...3c70a44e07s445d

Về bản vẽ chi tiết vật đúc thì ông bảo là không cần phải vẽ, hi, (ông bảo là nếu là bản vẽ chi tiết đúc thì phải tính toán hệ thống rót, khe hở…cụ thể ), cái này chiếu cố không phải làm chị Hoan ạ.

(Cái này em cũng tham khảo về chương đúc kim loại rồi, nếu có xoắn em cũng có thể trả lời được hi).

Về bản vẽ chi tiết. Em đã sữa lại cách ghi kích thước lỗ then và mặt cắt 2 rồi ạ!

Cảm ơn tất cả mọi người!

Chúc mọi người buổi tối vui vẽ!

Hề hề hề,

1/- NC1: Vẽ biểu đồ gia nhiệt theo thời gian mà trục thời gian không có thước đo vẫn coi được ư???

Thiết bị dùng cho NC này là gì ??? Nung bao nhiêu chi tiết cho một mẻ hay nung từng em một???

2/- NC2: Ký hiệu định vị không có, bạn định vị mấy bậc tư do ở NC này???

Sử dụng tiện tinh lỗ và mặt đầu ngay khi bề mặt định vị là mặt thô sau đúc như vầy có nên không???

3/- NC3: Gá như vầy mà gia công được sao???

Thiếu ký hiệu định vị của hầu hết các nguyên công nên bạn hãy kiểm tra lại và bổ sung luôn, mình không nói ở các nguyên công sau nữa.

4/- NC4: Kẹp chặt kiểu chi vậy ??? Hay là để nó chạy tự do cho khoái??? Chiều chạy dao

5/- NC5: Mài kiểu này có khi vỡ mặt như chơi đấy. Phải gia công rãnh thoát đá mài, chứ không làm liều thế được nếu như muốn chơi mài mặt trụ và mặt đầu cho oai. Thực tế theo mình nghĩ chả cần tới việc mài này đâu.

6/- NC6: Bố trí mặt cắt sai. Con dao thứ hai vẽ cho vui mắt à???

7/- NC7,8,9: Xem NC1. chiều quay của chi tiết???

8/- NC10: Kiểm tra cái chi vậy?? Thiết bị sử dụng, độ chính xác cần đạt .... Chiều chuyển động của chi tiết khi đo.

9/- NC13: Chơi dao định hình làm một nhát thế này được à??? Có tính toán kiểm tra lực cắt chưa???? Xem thêm NC3

10/- NC11: Lực ép 36N mà ép nổi ư???

11/- NC12: Khoan hai lỗ phi 8,9, taro M10 mà lắp được chốt trụ phi 10 sao???

12/- NC14: Kiểm tra lại dao phay lăn răng có phải là P18 không???

13/- NC15: Có thấy và biết cái dụng cụ đo này nó hoạt động ra sao không??? Có hiểu cái nguyên lý đo của nó không??? Vẽ cho vui mắt thôi à???

 

Hề hề hề,...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Nguyên côngII: Xem góp ý của bác Bình và xem lại giáo trình tiện, sổ tay công nghệ chế tạo máy ...

-Nguyên côngIII: Gá kẹp như vậy, nhìn rất hoành tráng nhưng ngộ nghĩnh lắm, vẽ thiếu tâm chống của ụ động! Không dùng được đâu …vừa yếu vừa không đảm bảo độ chính xác do sai số tích lũy do…panh kẹp và mũi tâm cộng dồn lại

Chỉ cần đồ gá đơn giản thôi, nếu thích hoành tráng, phải thay đổi lại kết cấu của panh kẹp.

-Nguyên công IV: Đồ gác chuốt cũng rất ngộ nghĩnh > Thật vô duyên khi lỗ ở NC tiện đã đạt được Ø36+0.016^ >>> Sang chuốt lại là Ø36+0.02^ ???

 

Em chỉ xem được đến đây thôi, bác em phải đọc kỹ lại góp ý của bác Bình

Và vẽ lại kết cấu panh kẹp xem sao??? Nếu cần em sẽ gửi kết cấu tham khảo lên sau....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1/- NC1: Vẽ biểu đồ gia nhiệt theo thời gian mà trục thời gian không có thước đo vẫn coi được ư???

Thiết bị dùng cho NC này là gì ??? Nung bao nhiêu chi tiết cho một mẻ hay nung từng em một???

+ Vâng ạ, cái này thiếu trục đo thời gian ạ, em sẽ bổ sung việc phân bố thời gian ở trục ngang.

Theo em thì nung từng em một bác ạ. Có gì mong bác chỉ rõ cho em với ạ!

2/- NC2: Ký hiệu định vị không có, bạn định vị mấy bậc tư do ở NC này???

Sử dụng tiện tinh lỗ và mặt đầu ngay khi bề mặt định vị là mặt thô sau đúc như vầy có nên không???

+ Em chọn mặt trụ ngoài Ø 204 làm chuẩn thô khống chế 2 bậc tự do và mặt đầu khống chế 3 bậc tự do ạ!

+Kí hiệu định vị, em thấy các ông thầy cũng không bảo làm nên em cũng quên bénh không cho vào.

+ Sử dụng phương án như thế có bất cập ở chỗ nào Bác chỉ rõ cho em luôn, không thì em cũng chịu bác ạ.

3/- NC3: Gá như vầy mà gia công được sao???

Em có đưa cho ông thầy ông bảo là ok, nên em cũng chả biết đường nào mà lần ạ.

Bác cứ chỉ rõ cái sai cho em để em chỉnh sữa hợp lý hơn với ạ!

Em nghĩ là cái chỗ con ốc ở trục gá lồi ra phải không ạ?

4/- NC4: Kẹp chặt kiểu chi vậy ??? Hay là để nó chạy tự do cho khoái??? Chiều chạy dao

+Em cũng đang ban khoăn cái đoạn này, em có thấy Hình 17.8 –Trang 228 – Át lát đồ gá có hướng dẫn đồ gá này.

Mong bác cũng nói rõ cho em luôn ạ!

5/- NC5: Mài kiểu này có khi vỡ mặt như chơi đấy. Phải gia công rãnh thoát đá mài, chứ không làm liều thế được nếu như muốn chơi mài mặt trụ và mặt đầu cho oai. Thực tế theo mình nghĩ chả cần tới việc mài này đâu.

Cũng nhờ bác chỉ rõ luôn, em cũng chỉ tham khảo Atlat đồ gá rồi vẽ theo nên bất cập là không thể thiếu..hi

6/- NC6: Bố trí mặt cắt sai. Con dao thứ hai vẽ cho vui mắt à???

+ Mặt cắt chỗ Moay-ơ sai hả bác?em thấy nó bình thường mà bác? Hi, lại nhờ bác chỉ rõ luôn cho em luôn ạ.

+Con dao thứ 2 em đã bỏ đi rồi ạ.Nó bị thừa ạ.

7/- NC7,8,9: Xem NC1. chiều quay của chi tiết???

Chiều quay của chi tiết theo trục chính luôn mà bác.hi

Bác cứ nói nửa chừng làm em chịu, bác cứ nói thẳng cho em đỡ lo.hi.

8/- NC10: Kiểm tra cái chi vậy?? Thiết bị sử dụng, độ chính xác cần đạt .... Chiều chuyển động của chi tiết khi đo.

Kiểm tra độ tròn của chi tiết đó bác ( em dùng cữ tỳ và đồng hồ so để kiểm tra)

Cần chấn chỉnh chỗ nào bác chỉ rõ luôn cho em luôn ạ!

9/- NC13: Chơi dao định hình làm một nhát thế này được à??? Có tính toán kiểm tra lực cắt chưa???? Xem thêm NC3

+ Khi tiện em sử dụng con dao định hình T15K6.

Có chiều sâu cắt : t= 3,25 (mm(

Lượng chạy dao : S = 0,07 mm/vòng

Tốc độ trục chính n = 350 vòng/phút.

Em chỉ tra thế thôi nhưng chưa tính lực cắt Bác ạ!

10/- NC11: Lực ép 36N mà ép nổi ư???

+ Cái này em xác định lực ép P = 11,5 .Smax.l

Smax – độ dôi lớn nhất của mối ghép = 79 (um)

(mối lắp ghép này ở chỗ Ø 204 H7/n6 ý ạ (không biết em tra có đúng chưa nữa?)

l- chiều dài mối ghép là 40 (mm).

Vậy P = 11,5.79.40 = 36,340 (N).

11/- NC12: Khoan hai lỗ phi 8,9, taro M10 mà lắp được chốt trụ phi 10 sao???

+ Hi, cái này em cũng ghi ‘bậy’ chứ đã gia công taro khoan đâu mà biết nó có lắp vào được hay không hả bác?

Bác nói cho em cần phải doa hay làm cái chi nữa để em bổ sung ạ!

12/- NC14: Kiểm tra lại dao phay lăn răng có phải là P18 không???

Em thấy các anh khoá trước khuyên em là dùng dao P18 vẫn được nên em cũng cho vào chứ cũng chẳng biết nó có đạt độ cứng khi phay không nữa?

13/- NC15: Có thấy và biết cái dụng cụ đo này nó hoạt động ra sao không??? Có hiểu cái nguyên lý đo của nó không??? Vẽ cho vui mắt thôi à???

+ Nói thật bác, vẽ cho vui mắt đó bác ạ. Em chỉ biết là cái Dững kiểm tra thôi ạ

Em chỉ nhìn thấy hình ảnh còn nguyên lý chỉ đọc HDSD nhưng chưa thực hiện nên cũng chưa giám nói.

Mong Bác chỉ bảo luôn ạ!

Cảm ơn Bác rất rất nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Nguyên côngII: Xem góp ý của bác Bình và xem lại giáo trình tiện, sổ tay công nghệ chế tạo máy ...

-Nguyên côngIII: Gá kẹp như vậy, nhìn rất hoành tráng nhưng ngộ nghĩnh lắm, vẽ thiếu tâm chống của ụ động! Không dùng được đâu …vừa yếu vừa không đảm bảo độ chính xác do sai số tích lũy do…panh kẹp và mũi tâm cộng dồn lại

Chỉ cần đồ gá đơn giản thôi, nếu thích hoành tráng, phải thay đổi lại kết cấu của panh kẹp.

-Nguyên công IV: Đồ gác chuốt cũng rất ngộ nghĩnh > Thật vô duyên khi lỗ ở NC tiện đã đạt được Ø36+0.016^ >>> Sang chuốt lại là Ø36+0.02^ ???

 

Em chỉ xem được đến đây thôi, bác em phải đọc kỹ lại góp ý của bác Bình

Và vẽ lại kết cấu panh kẹp xem sao??? Nếu cần em sẽ gửi kết cấu tham khảo lên sau....

 

Vậng ạ.

Em đã giãy bày kiến thức ‘nông cạn-sơ sài’của mình cho bác ấy xem xét chấn chỉnh rồi ạ.

Không phải hoành tráng đâu chị Hoan ạ, em dựa theo quyển Átlat vẽ theo thôi. Thầy hướng dẫn cũng chỉ bảo dựa vào đó vẽ, chứa cũng chả hướng dẫn làm chi tiết hay dùng đồ gá như vậy đã đảm bảo chưa?

‘’Và vẽ lại kết cấu panh kẹp xem sao??? Nếu cần em sẽ gửi kết cấu tham khảo lên sau..’’

Cũng rất mong chị và Bác Bình chỉ bảo thêm cho em!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

À quên, bác em xem lại về nguyên công chuốt nhé, chỉ cần tiện tinh và doa cũng ngọt như trà đá rồi> Chỉ nên chuốt rãnh then gá nhiều chi tiết chuốt một lèo...dăm bẩy cái cho hoành tá tràng!

Bác em có thể gửi ảnh cái át lát ngộ nghĩnh đó lên được không???

Cơ mà sao thầy của bác em lại bảo: "Thầy hướng dẫn cũng chỉ bảo dựa vào đó vẽ, chứa cũng chả hướng dẫn làm chi tiết hay dùng đồ gá như vậy đã đảm bảo chưa?"

Không có nhẽ anh thầy của bác chưa được học bài chuẩn và sai số chuẩn...??? Thảm nào anh ấy đã cho đề tài cũ rích rích từ đời nảo đời nào rồi!...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1/- NC1: Vẽ biểu đồ gia nhiệt theo thời gian mà trục thời gian không có thước đo vẫn coi được ư???

Thiết bị dùng cho NC này là gì ??? Nung bao nhiêu chi tiết cho một mẻ hay nung từng em một???

+ Vâng ạ, cái này thiếu trục đo thời gian ạ, em sẽ bổ sung việc phân bố thời gian ở trục ngang.

Theo em thì nung từng em một bác ạ. Có gì mong bác chỉ rõ cho em với ạ!

2/- NC2: Ký hiệu định vị không có, bạn định vị mấy bậc tư do ở NC này???

Sử dụng tiện tinh lỗ và mặt đầu ngay khi bề mặt định vị là mặt thô sau đúc như vầy có nên không???

+ Em chọn mặt trụ ngoài Ø 204 làm chuẩn thô khống chế 2 bậc tự do và mặt đầu khống chế 3 bậc tự do ạ!

+Kí hiệu định vị, em thấy các ông thầy cũng không bảo làm nên em cũng quên bénh không cho vào.

+ Sử dụng phương án như thế có bất cập ở chỗ nào Bác chỉ rõ cho em luôn, không thì em cũng chịu bác ạ.

3/- NC3: Gá như vầy mà gia công được sao???

Em có đưa cho ông thầy ông bảo là ok, nên em cũng chả biết đường nào mà lần ạ.

Bác cứ chỉ rõ cái sai cho em để em chỉnh sữa hợp lý hơn với ạ!

Em nghĩ là cái chỗ con ốc ở trục gá lồi ra phải không ạ?

4/- NC4: Kẹp chặt kiểu chi vậy ??? Hay là để nó chạy tự do cho khoái??? Chiều chạy dao

+Em cũng đang ban khoăn cái đoạn này, em có thấy Hình 17.8 –Trang 228 – Át lát đồ gá có hướng dẫn đồ gá này.

Mong bác cũng nói rõ cho em luôn ạ!

5/- NC5: Mài kiểu này có khi vỡ mặt như chơi đấy. Phải gia công rãnh thoát đá mài, chứ không làm liều thế được nếu như muốn chơi mài mặt trụ và mặt đầu cho oai. Thực tế theo mình nghĩ chả cần tới việc mài này đâu.

Cũng nhờ bác chỉ rõ luôn, em cũng chỉ tham khảo Atlat đồ gá rồi vẽ theo nên bất cập là không thể thiếu..hi

6/- NC6: Bố trí mặt cắt sai. Con dao thứ hai vẽ cho vui mắt à???

+ Mặt cắt chỗ Moay-ơ sai hả bác?em thấy nó bình thường mà bác? Hi, lại nhờ bác chỉ rõ luôn cho em luôn ạ.

+Con dao thứ 2 em đã bỏ đi rồi ạ.Nó bị thừa ạ.

7/- NC7,8,9: Xem NC1. chiều quay của chi tiết???

Chiều quay của chi tiết theo trục chính luôn mà bác.hi

Bác cứ nói nửa chừng làm em chịu, bác cứ nói thẳng cho em đỡ lo.hi.

8/- NC10: Kiểm tra cái chi vậy?? Thiết bị sử dụng, độ chính xác cần đạt .... Chiều chuyển động của chi tiết khi đo.

Kiểm tra độ tròn của chi tiết đó bác ( em dùng cữ tỳ và đồng hồ so để kiểm tra)

Cần chấn chỉnh chỗ nào bác chỉ rõ luôn cho em luôn ạ!

9/- NC13: Chơi dao định hình làm một nhát thế này được à??? Có tính toán kiểm tra lực cắt chưa???? Xem thêm NC3

+ Khi tiện em sử dụng con dao định hình T15K6.

Có chiều sâu cắt : t= 3,25 (mm(

Lượng chạy dao : S = 0,07 mm/vòng

Tốc độ trục chính n = 350 vòng/phút.

Em chỉ tra thế thôi nhưng chưa tính lực cắt Bác ạ!

10/- NC11: Lực ép 36N mà ép nổi ư???

+ Cái này em xác định lực ép P = 11,5 .Smax.l

Smax – độ dôi lớn nhất của mối ghép = 79 (um)

(mối lắp ghép này ở chỗ Ø 204 H7/n6 ý ạ (không biết em tra có đúng chưa nữa?)

l- chiều dài mối ghép là 40 (mm).

Vậy P = 11,5.79.40 = 36,340 (N).

11/- NC12: Khoan hai lỗ phi 8,9, taro M10 mà lắp được chốt trụ phi 10 sao???

+ Hi, cái này em cũng ghi ‘bậy’ chứ đã gia công taro khoan đâu mà biết nó có lắp vào được hay không hả bác?

Bác nói cho em cần phải doa hay làm cái chi nữa để em bổ sung ạ!

12/- NC14: Kiểm tra lại dao phay lăn răng có phải là P18 không???

Em thấy các anh khoá trước khuyên em là dùng dao P18 vẫn được nên em cũng cho vào chứ cũng chẳng biết nó có đạt độ cứng khi phay không nữa?

13/- NC15: Có thấy và biết cái dụng cụ đo này nó hoạt động ra sao không??? Có hiểu cái nguyên lý đo của nó không??? Vẽ cho vui mắt thôi à???

+ Nói thật bác, vẽ cho vui mắt đó bác ạ. Em chỉ biết là cái Dững kiểm tra thôi ạ

Em chỉ nhìn thấy hình ảnh còn nguyên lý chỉ đọc HDSD nhưng chưa thực hiện nên cũng chưa giám nói.

Mong Bác chỉ bảo luôn ạ!

Cảm ơn Bác rất rất nhiều!

Hề hề hề,

Cách cám ơn tốt nhất là bạn hãy làm việc nghiêm túc hơn với đồ án cũng như với công việc của bạn đẻ bạn có thể trở thành một kỹ ......... Sư.

Cách làm việc như bạn hiện nay là chưa ổn.

Bạn không thể " chỉ tham khảo Atlat đồ gá rồi vẽ theo" mà không hiểu gì về cái hình vẽ ấy. Và cũng không thể " vẽ cho vui mắt đó bác ạ" được.

Lại càng không thể "không biết em tra có đúng chưa nữa?", "Em thấy các anh khoá trước khuyên em là dùng dao P18 vẫn được nên em cũng cho vào", "Em chỉ tra thế thôi nhưng chưa tính lực cắt Bác ạ!".

Chỉ với chừng đó câu trả lời của bạn đã làm người hướng dẫn cụt hứng rồi. Bạn học thuê à??? Học cho ai??? Học để làm gì???

Là một người làm kỹ thuật thì không thể có những tư tưởng làm việc như bạn được. Đó là một sự vô trách nhiệm với chính công việc mình được giao, vô trách nhiệm với chính lời nói của mình, và vô trách nhiệm đối với cái xã hội mà bạn đang sống đó.

Bạn nói : "Bác cứ nói nửa chừng làm em chịu, bác cứ nói thẳng cho em đỡ lo.hi." Vậy bạn muốn nói thẳng thế nào??? Nói thẳng là chỗ này sai, chỗ kia không được, chỗ nọ phải làm thế này ư????

Điều đó cũng không phải là cách làm việc của người làm kỹ thuật. Người làm việc kỹ thuật phải biết tự tin vào khả năng làm việc của mình, phải biết tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Mọi ý kiến của những người khác, kể cả của thầy giáo hay giám đốc, hay ông chủ cũng chỉ là để tham khảo, còn quyết định cuối cùng là của mình và mình dám chịu trach nhiệm về điều đó. dám bảo vệ chính kiến của mình. Chứ không phải làm kỹ thuật theo kiểu nghe hơi nồi chõ.

Mình đặt vấn đề, câu hỏi, thắc mắc vào những điểm mình thấy chưa ổn, còn thế nào là ổn thì tự bạn phải tìm hiểu, phải học hỏi thêm và phải có câu trả lời của bạn chứ không phải bạn mượn câu trả lời của mình để làm và cứ coi vậy là đúng..... Mình không phải là thầy của bạn, và lại càng không phải là người chịu trách nhiệm thay bạn về cái đồ án này. Nếu như cái đồ án của bạn được đánh giá tốt, mình cũng chả hề được lợi xu nào từ đó, cũng như nếu cái đồ án của bạn bị đánh giá tối, mình cũng không mất một xu teng nào cả. Và chắc chắn là mọi ý kiến mình đã nêu và sẽ nêu chỉ là để bạn tham khảo. Đừng trông mong chi sự làm hộ, chịu trách nhiệm hộ ở đây.

Hề hề hề, ....

Quay trở lại cái đồ án của bạn:

1/- NC1:

Theo em thì nung từng em một bác ạ. Có gì mong bác chỉ rõ cho em với ạ!

Nếu bạn nói vậy thì bạn đã kiểm tra xem thời gian gia công một chi tiết có tương ứng với thời gian ủ một chi tiết hay không??? Nếu không thì bạn sẽ giải quyết ra sao??? Bắt công nhân ngồi chờ à????

Với việc ủ một chi tiết như vầy thì công suất lò nung bạn cần là bao nhiêu??? Bạn có biết cái lò nung nào có công suất như vậy không??? Hay là bạn sẽ bỏ tiền để thiết kế chế tạo một cái lò riêng cho công việc này????

Và với công suất lò như bạn đã chọn liệu có đảm bảo thực hiện được đúng biểu đồ gia nhiệt như bạn đã vẽ hay không??? Nếu không đảm bảo cho một giai đoạn gia nhiệt nào đó thì bạn sẽ xử lý ra sao???

2/- NC2:

Việc sủ dụng định vị như vậy không sai, song hãy lưu ý rằng bề mât phôi lúc này là bề mặt thô sau đúc, có độ chính xác rất thấp. Vậy có nên làm chuẩn cho việc gia công tinh hay không??? Thường thì để gia công tinh, người ta phải chọn gia công bề mặt làm chuẩn trước khi gia công.

3/- Em có đưa cho ông thầy ông bảo là ok, nên em cũng chả biết đường nào mà lần ạ.

Bác cứ chỉ rõ cái sai cho em để em chỉnh sữa hợp lý hơn với ạ!

Em nghĩ là cái chỗ con ốc ở trục gá lồi ra phải không ạ?

Nếu bạn nói vậy thì thầy bạn nên quẳng cái giáo viên đi và bạn chớ có tin vào điều ông ấy nói nữa.

Hãy thử nhìn xem nếu gá như vầy đã đảm bảo việc định vị chi tiết chưa mà đòi gia công. Đọc lại bài của bác Hoan2182 đi nhé.

Ở đây mình cóc quan tâm xem thầy bạn nói gì, bởi mình và ông ấy chả liên quan gì tới nhau. Cái mình muốn là bạn hiểu cái gì chứ không phải ông ấy. Ông ấy có là tổng thống hay thủ tướng mình cũng coi như rác nếu dám nói sai với sinh viên như bạn đã nói.

Hoàn toàn không phải ở cái chỗ lồi ấy. Bác Hoan2182 nói chỉ là một trong các giải pháp có thể xử lý với cái việc định vị này, cho dù đó là một phương án tốt.

4/- Át lát đồ gá có hướng dẫn đồ gá này,

Atlas cũng chỉ là để tham khảo. Nếu không hiểu về nó thì đừng có vẽ nó mà hãy tự mình suy nghĩ để có được cái đồ gá mình cần. Vẽ mà không hiểu vẽ gì thì là lòe bịp thôi và còn tệ hơn nhiều lần cái anh không vẽ gì.....

Còn nếu bạn muốn hiểu về nó thì cần học để hiểu rõ hơn về nguyên công chuốt. Nó dùng làm gì??? Nó yêu cầu gì??? ......

Đã không hiểu những điều này thì có nói về đồ gá cũng vô ích, vì đồ gá chỉ để nhằm thực hiện được yêu cầu của nguyên công....

5/- Chỉ như thế là quá rõ rồi. Nếu không hiểu thì phải học lại phương pháp gia công mài trụ và mài mặt đầu.

6/- + Mặt cắt chỗ Moay-ơ sai hả bác?em thấy nó bình thường mà bác? Hi, lại nhờ bác chỉ rõ luôn cho em luôn ạ.

Nếu mà vẫn thấy nó bình thường thì nên học lại môn vẽ kỹ thuật.

7/- Chiều quay của chi tiết theo trục chính luôn mà bác.hi

Theo trục chính hay theo trục phụ hay theo trục giời ơi nào cũng phải thể hiện cho rõ.

8/- Kiểm tra độ tròn của chi tiết đó bác ( em dùng cữ tỳ và đồng hồ so để kiểm tra)

Cần chấn chỉnh chỗ nào bác chỉ rõ luôn cho em luôn ạ!

Cần chấn chỉnh tất cả những chỗ làm cho người đọc chả hiểu bạn vẽ cái chi, dùng loại dung cu đo gì, cách do ra sao.....

9/- Với kết cấu dao như vầy mà chơi tiện một nhát thì có thể xảy ra các trường hợp như sau:

a/- Dao gãy lìa, văng vô ...... sọt rác

b/- Chi tiết vứt đi vì không đạt yêu cầu kỹ thuật.

Phải tính toán và kiểm tra lại lực cắt khi gia công để đảm bảo đủ lực kẹp dao cũng như lực kẹp chi tiết.

Còn kết cấu dao nào là hợp lý thì bạn hãy tự tìm hiểu và đề ra giải pháp nhé. Đúng sai, tốt xấu lúc đó mình sẽ trả lời.

10/-+ Cái này em xác định lực ép P = 11,5 .Smax.l

Smax – độ dôi lớn nhất của mối ghép = 79 (um)

(mối lắp ghép này ở chỗ Ø 204 H7/n6 ý ạ (không biết em tra có đúng chưa nữa?)

l- chiều dài mối ghép là 40 (mm).

Vậy P = 11,5.79.40 = 36,340 (N).

Cái này bạn hiểu sai tóe loe về công thức cũng như áp dụng nó cực bố láo. Hãy đọc kỹ lại các tài liệu có liên quan.

11/- + Hi, cái này em cũng ghi ‘bậy’ chứ đã gia công taro khoan đâu mà biết nó có lắp vào được hay không hả bác?

Bác nói cho em cần phải doa hay làm cái chi nữa để em bổ sung ạ!

Phải sử dụng một nguyên công khác để khoan và doa cái lỗ định vị này, Và do đó phải thể hiện lại bản vẽ của nguyên cóng này .

12/- Em thấy các anh khoá trước khuyên em là dùng dao P18 vẫn được nên em cũng cho vào chứ cũng chẳng biết nó có đạt độ cứng khi phay không nữa?

Anh nào cũng chỉ để tham khảo.

Thường thì phải sử dụng dao phay lăn răng được chế tạo riêng cho từng loại bánh vít . Hãy tìm sổ tay về dao phay lăn răng để tra cho phù hợp.

13/- Nói thật bác, vẽ cho vui mắt đó bác ạ. Em chỉ biết là cái Dững kiểm tra thôi ạ

Em chỉ nhìn thấy hình ảnh còn nguyên lý chỉ đọc HDSD nhưng chưa thực hiện nên cũng chưa giám nói.

Nếu đã không biết gì thì đừng có vẽ ra lấy oai, mà nó sẽ chỉ là lấy ... dại thôi. Bởi vì khi bảo vệ sẽ bị xoáy cho trọc đầu vì cái dại đó. Thà rằng chỉ liệt kê nguyên công còn tốt hơn

Danh từ trong kỹ thuật gọi là dưỡng chứ không phải Dững. Có nhiều loại dưỡng đo khác nhau và các dưỡng đo thường được thiết kế riêng để phục vụ cho một việc đo kiểm một loại kích thước nhất định. Không có loại dưỡng nào là dưỡng đo vạn năng cả. Và vì thế với các nguyên công sử dụng dưỡng đo không nhất thiết phải vẽ cái dưỡng ấy ra đâu. Còn nếu đã vẽ thì phải hiểu rõ về nguyên lý làm việc cũng như cách sữ dụng cái dưỡng đó.

 

Hề hề hề,......

Mong rằng bạn sẽ hoàn thành tốt đồ án này.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chi tiết nhỏ bé như vầy mà nướng từng em một là ...H5N1 rồi! Chỉ có sản xuất đơn chiếc loạt nhỏ người ta mới phải "hóa già nhân tạo" thôi, mô lô tôn tốn điện lắm, không kinh tế đâu!

Khi gia công loạt vừa , lớn, hàng khối người ta phải giải bài toán kinh ...thế, em nào vào cuộc trước em nào vào cuộc sau là phải tính toán khít khìn khịt về mặt thời gian, để xảy ra tình trạng các em đụng ...hàng buồn cười lắm í >>>Nên hóa già tự nhiên bằng cách cho vật đúc hít thở khí giời từ 3 tháng trở lên, khi đó việc thiết kế và chế tạo đồ gá ra công cơ cũng vừa hoàn tất >>> cho các em lên thớt là vừa.

(Trường hợp các chi tiết lớn phức tạp đòi hỏi thời gian làm khuôn mẫu và đúc lâu thì người ta vẫn phải nướng, nướng bao nhiêu em phải căn cứ vào công suất của lò...nhưng chỉ là nướng các em ... bác sĩ bảo phải ...cưới thôi, không phải là em nào cũng nướng)<<<

Về nguyên công II, bác Bình đã gợi ý rồi, bác em lưu ý nhé, không thể lấy chuẩn thô để gia công tinh, đây là :nguyên tắc. Nếu là phôi thép cán thì không vấn đề gì, đây là phôi đúc, có góc nghiêng thoát phôi...Nếu cặp vào sẽ có cái dở không thể kẹp chặt được vì bề mặt nó nghiêng, vênh váo chỉ có thể ăn dao với chiều sâu cắt và bước tiến nhỏ, và đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao mới làm được. Còn không thì nếu ăn dao với bước tiến và chiều sâu cắt tra sách giáo khoa là nguy hiểm lắm, nó văng ra ngoài gây tai nạn như chơi.>L>>>Cần phải có nguyên công tiện sơ để làm chuẩn cho nguyên công tiện tinh, đây là vấn đề mang đầy đủ tính lý thuyết và thực tế sản xuất, chỉ cần tiện hết vết đen >240º tính theo chu vi là được. trong yêu cầu kỹ thuật nên chua thêm một câu : tiện hết vết đen, thợ sẽ hiểu là để lại 1/4 vết đen là vô tư!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Gửi chị Hoan“-Nguyên công IV: Đồ gác chuốt cũng rất ngộ nghĩnh > Thật vô duyên khi lỗ ở NC tiện đã đạt được Ø36+0.016^ >>> Sang chuốt lại là Ø36+0.02^ ???””

Chị Hoan ơi, nó là 0,16 không phải 0,016 như chị viết đâu ạ!

Gửi bác Bình: Thành thật cảm ơn Bác đã chỉ bảo tận tình cho em.

Cái em con thiếu sót còn khá nhiều, em sẽ cố gắng khắc phục.

À, vâng là cái Dưỡng nhưng em viết sai chính tả đó bác ạ!

11/-Phải sử dụng một nguyên công khác để khoan và doa cái lỗ định vị này, Và do đó phải thể hiện lại bản vẽ của nguyên cóng này .

+ Có nghĩa là mình phải thêm 1 nguyên công ở đây phải không bác.

Ở nguyên công khoan 2 lỗ Ø10 để bắt lỗ vít không cần taro ren phải không Bác?

Mình chỉ khoan Ø8,9 rồi doa M10 nữa được phải không ạ?

10. Em quên nó là 36KN bác Bình ạ! Em điền sai đơn vị bác ạ!

4.Em cũng bỏ Nguyên công mài đi (vì em nghĩ nó cũng không cần thiết khi mình tiện mặt trụ ngoài có thể đạt độ chính xác yêu cầu).

6. Việc gạch mặt cắt em đã sửa lại :

 

27975392.png

3. Cái nguyên công này em chưa hiểu nó thiếu định vị ở chỗ nào :

 

25529453.png

Cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Gửi chị Hoan“-Nguyên công IV: Đồ gác chuốt cũng rất ngộ nghĩnh > Thật vô duyên khi lỗ ở NC tiện đã đạt được Ø36+0.016^ >>> Sang chuốt lại là Ø36+0.02^ ???””

Chị Hoan ơi, nó là 0,16 không phải 0,016 như chị viết đâu ạ!

Gửi bác Bình: Thành thật cảm ơn Bác đã chỉ bảo tận tình cho em.

Cái em con thiếu sót còn khá nhiều, em sẽ cố gắng khắc phục.

À, vâng là cái Dưỡng nhưng em viết sai chính tả đó bác ạ!

11/-Phải sử dụng một nguyên công khác để khoan và doa cái lỗ định vị này, Và do đó phải thể hiện lại bản vẽ của nguyên cóng này .

+ Có nghĩa là mình phải thêm 1 nguyên công ở đây phải không bác.

 

4. Em cũng bỏ nguyên công mài đi (vì em nghĩ nó cũng không cần thiết khi mình tiện mặt trụ ngoài có thể đạt độ chính xác yêu cầu).

6. Việc gạch mặt cắt em đã sửa lại :

 

 

3. Cái nguyên công này em chưa hiểu nó thiếu định vị ở chỗ nào :

 

 

Cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ!

Hề hề hề,

11/- Đúng như vậy.

6/- Không phải cái mặt cắt đó, sửa như vậy càng sai tệ hơn. Hãy xem cái mặt cắt A_A đó. vị trí rãnh then có tương ứng với hình cặt chính không???

3/- Chi tiết được định vị trên đồ gá tối đa là 3 bậc tự do. không có kẹp chặt. Còn đồ gá có thể xoay lộn tùng phèo theo 3 bậc xoay tự do khi lực cắt đủ để thắng ma sát tạo bởi lực lò so. Vậy có gia công được không??? Nếu muốn được thì phải cần điều kiện gì????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

6/- Không phải cái mặt cắt đó, sửa như vậy càng sai tệ hơn. Hãy xem cái mặt cắt A_A đó. vị trí rãnh then có tương ứng với hình cặt chính không???

.Em gióng xuống rồi vẽ mà bác Bình, chuẩn mà.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×