Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
minhchi90

Hỏi về Đồ án công nghệ - Ống nối

Các bài được khuyến nghị

Uầy, bác nói hay qua, y như thầy em nói ấy ( Thậm chí còn hay hơn ấy ) ! Giờ thì em cũng khá là hiểu nguyên lý hoạt động của loại đồ gá này !

Cái trục gá này khó định vị mặt lỗ là 4 bậc tự do, bởi vì khi nó bung ra thì nó sẽ định vị 2 điểm xúc đầu tiên.

-Hiểu được nguyên lý hoạt động của "loại" đồ gá này chưa đủ, mà phải biết ứng dụng nó vào công việc cụ thể. Nếu áp dụng vào cái ống nối của bác em thì việc kẹp phôi như thế sẽ kém cứng vững đấy phải giảm chiều sâu cắt mới đảm bảo an toàn, và không nên ứng dụng panh kẹp vào cái gọi là ống nối của bác em.

-Về vấn đề định vị, Bác Bình đã nói khác chứ đâu có giống Thầy bác em??? Thầy bác em đã giải thích như thế là hơi bị ...điêu đó, tức là sai kiến thức cơ bản đó. Chắc là thầy nói đúng nhưng bác em đã hiểu sai ý thầy và diễn đạt sai lời nói của thầy.

Bác em chịu khó mở giáo trình ra xem lại định vị và kẹp chặt để hiểu rõ bản chất của vấn đề nhé!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác em có 2 phương án thiết kế : trục gá sử dụng côn mooc của máy. căn cứ vào s, v, t .... chọn máy tiện >> tra catalogue để biết trục chính của máy số côn mooc của nó là bao nhiêu...

-Phương án 1: Trục côn mooc phanh kẹp

-Phương án 2: Trục côn mooc đĩa kẹp đàn hồi

 

39678_sgdgrg.jpg

 

39678_reyreheh11.jpg

 

Phần đầu bên phải thay bằng trục côn mooc, phần bên trái sửa đổi lại kết cấu cho phù hợp để có thể kẹp phôi bằng trục rút qua trục chính của máy.

Bác em thử thiết kế rồi gửi bản vẽ lên đây em sẽ góp ý. Côn mocc tìm trong sổ tay công nghệ chế tạo máy, nếu không tìm thấy em sẽ gửi lên cho!

Em đang "nghiên cứu" phương án của bác. Hehe, lại được thử sức với 1 bài tập mới.

Qua đây em xin thử phân tích ý định sửa kết cấu của em về trục gá này 1 chút ( Áp dụng với chi tiết của em ) : Em vẫn sẽ giữ cái trục rút này. Ở phía đầu bên trái em sẽ làm ngắn đi 1 chút, bỏ lỗ tâm đi. Do không dùng ụ động chống tâm và tốc kẹp để truyền mô-men quay nên ở đầu phía bên phải sẽ thay bởi trục côn mooc. Bề mặt 1 vẫn dùng để định hướng sơ bộ. Trục vẫn có ren để vặn đai ốc hãm 2 vào ép các đĩa mỏng 3 để định vị và kẹp chặt chi tiết 4.

Do không có bản kích thước tiêu chuẩn nên em sẽ vẽ tương đối thôi . Có gì các bác cho em ý kiến !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Về vấn đề định vị, Bác Bình đã nói khác chứ đâu có giống Thầy bác em??? Thầy bác em đã giải thích như thế là hơi bị ...điêu đó, tức là sai kiến thức cơ bản đó. Chắc là thầy nói đúng nhưng bác em đã hiểu sai ý thầy và diễn đạt sai lời nói của thầy.

Bác em chịu khó mở giáo trình ra xem lại định vị và kẹp chặt để hiểu rõ bản chất của vấn đề nhé!

Ủa là sao nhỉ? Nói chung là em không diễn đạt nguyên văn như thầy em nói, nhưng em hiểu ý thầy là như thế nên em cũng không ngại viết lên đây ! Có gì chưa đúng mong các bác chỉ giáo em thêm ! Trong time chờ đợi, em đi vẽ kết cấu của cái panh kẹp của bác ! :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Vậy thì bác em đã hiểu sai ý của thầy rồi, Bác em đọc lại giáo trình sẽ hiểu về cái sự ngộ nghĩnh cua câu viết Cái trục gá này khó định vị mặt lỗ là 4 bậc tự do, bởi vì khi nó bung ra thì nó sẽ định vị 2 điểm xúc đầu tiên. Nếu đọc lại mà vẫn chưa hiểu được, em sẽ giải thích sau.

-Hiểu được nguyên lý hoạt động của panh kẹp chưa đủ, mà phải biết ứng dụng nó vào công việc cụ thể. Nếu áp dụng vào cái ống nối của bác em thì việc kẹp phôi như thế sẽ kém cứng vững . Đồ gá kém cững vững gây ra rung động ảnh hưởng đến độ chính xác của bề mặt gia công, khi thấy vết dao bị gằn trên bề mặt.

-Nếu sử dụng panh kẹp hoặc gá kẹp đàn hồi bằng các đĩa mỏng , bác em nên lưu ý là chỉ dùng được để tiện lỗ Ø55 và bề mặt của lỗ Ø55. Chi tiết của bác em dài kẹp chặt kiểu con sơn không đảm bảo an toàn để tiện đường kính Ø78 và mặt đầu của Ø78, lại càng không an toàn khi tiện mặt đầu của Ø150.

- Bác em nên dùng trục gá kẹp đàn hồi bằng các đĩa mỏng vì:

39678_hhsge.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Haiz`, vừa vẽ vừa sửa thì nó ra như thế này. Các bác chém nhẹ tay nhé @@ 112847_xxxxxxx.jpg

Trục gá chỉ tiện lỗ phi 55 phía bên kia, còn các mặt trụ và mặt đầu phía trên không tiện được vì không đủ độ cứng vững !

Như thế sẽ chuyển sang nguyên công sau, và sẽ phải đổi chuẩn hả các bác ?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Uầy, bác nói hay qua, y như thầy em nói ấy ( Thậm chí còn hay hơn ấy ) ! Giờ thì em cũng khá là hiểu nguyên lý hoạt động của loại đồ gá này ! Hjhj, em vẽ đúng tỉ lệ và kích thước như trong sách đấy, nhưng công nhận, không phải là đồ gá nào trong sách cũng đúng ! Bữa qua thầy em có nói rằng, Cái trục gá này khó định vị mặt lỗ là 4 bậc tự do, bởi vì khi nó bung ra thì nó sẽ định vị 2 điểm xúc đầu tiên. Vì vậy chỉ nên thiết kế sao cho mặt lỗ định vị 2 bậc, còn mặt đầu định vị 3 bậc ! Nhưng nếu định vị lỗ 2 bậc, mặt 3 bậc thì khi tiện ở đầu bên kia, sẽ không loại trừ khả năng chi tiết sẽ kém cứng vững và gây biến dạng .... Nhưng dù sao cũng rất cám ơn bác đã giải thích cho em nguyên lý của loại trục gá này ! Em thấy hay quá :) À mà tiện đây bác cho em hỏi luôn, độ nhám mặt lỗ phi 55 của em sau ra công cần đạt là Ra=1,25 . Vậy thì tiện tinh có thể đạt được hay không ? Em thấy trong sách nó viết là có thể đạt được nếu là tiện tinh mỏng ( Dao kim cương ) . Còn thực tế như thế nào thì em chưa rõ. Có người thì nói là nếu sản xuất đơn chiếc, thì cố vẫn có thể đạt được độ nhám ấy, còn nếu sản xuất hàng loạt trở lên, thì nó không khả thi lắm. Nếu mà tiện tinh không được, thì rõ ràng nguyên công cuối em sẽ phải mài 2 tinh lỗ phi 55 ấy ! Vậy làm thế nào để em không phải đổi chuẩn ? ( Chuẩn tinh thống nhất của em là mặt lỗ phi 55 có chiều dài lỗ là 37 ) Tks bác ^^

Hề hề hề,

Việc chọn chuẩn tinh thống nhất là do bạn chọn cơ mà. Nếu thấy nó chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình gia công thì tại sao không chọn phương án khác mà cứ chết dí ở đó để mà phải nhức đầu.

Qua đó bạn sẽ thấy rất rõ là nếu người thiết kế không đưa ra quy trình công nghệ hợp lý thì sẽ khó khăn ra sao cho người gia công để đảm bảo độ chính xác gia công của chi tiết. Và đó chính là cái sự cần học của người kỹ sư.

 

Cái đồ gá bạn vẽ chưa hợp lý đâu. cái trục rút ây sẽ rút ra sao???

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Haiz`, vừa vẽ vừa sửa thì nó ra như thế này. Các bác chém nhẹ tay nhé @@ 112847_xxxxxxx.jpg

Trục gá chỉ tiện lỗ phi 55 phía bên kia, còn các mặt trụ và mặt đầu phía trên không tiện được vì không đủ độ cứng vững !

Như thế sẽ chuyển sang nguyên công sau, và sẽ phải đổi chuẩn hả các bác ?

Cũng khá khen bác em đã tiến bộ rất nhiều!

Hình của vẽ của bác em chỉ gần đúng về nguyên lý làm việc, cái gọi là sơ đồ nguyên lý làm việc thôi. Còn kết cấu để là làm việc được và làm việc với năng suất chất lượng cao thì bác em đã vẽ sai toe toét về kết cấu! Kết cấu của đai ốc như thế thì vặn sao được, khi nó chật cứng như thế???

Kẹp rút qua trục chính có thể cấu tạo bằng vít hoặc cơ cấu cam kẹp ở phía sau ổ trục chính của máy.

Bác em hãy xem lại bài viết em đã gợi ý: "Phần đầu bên phải thay bằng trục côn mooc, phần bên trái sửa đổi lại kết cấu cho phù hợp để có thể kẹp phôi bằng trục rút qua trục chính của máy.

Bác em thử thiết kế rồi gửi bản vẽ lên đây em sẽ góp ý. Côn mocc tìm trong sổ tay công nghệ chế tạo máy, nếu không tìm thấy em sẽ gửi lên cho!"

 

Bác em phải đưa ra phương án công nghệ của mình để mọi người góp ý. Với hình trên giả thiết nó là bạc lót ổ theo cái sự đoán mò, và bác em vẫn theo đuổi làm cái lỗ giữa làm to ra 2 lỗ hai bên nên em mới góp gợi ý cho bác em như trên. Còn nếu như làm theo phương án bản thiết kế của em đã làm thực tế và cái bản vẽ tham khảo ổ trục bánh răng côn là cho cái lỗ giữa to hơn hai cái lỗ bên cạnh thì công việc đơn giản hơn nhiều!

 

P/S : còn cái viêc thắc mắc của em:

Về vấn đề định vị, Bác Bình đã nói khác chứ đâu có giống Thầy bác em??? Thầy bác em đã giải thích như thế là hơi bị ...điêu đó, tức là sai kiến thức cơ bản đó. Chắc là thầy nói đúng nhưng bác em đã hiểu sai ý thầy và diễn đạt sai lời nói của thầy.

Bác em chịu khó mở giáo trình ra xem lại định vị và kẹp chặt để hiểu rõ bản chất của vấn đề nhé!

Bác em đã xem lại giáo trình chưa????
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cũng khá khen bác em đã tiến bộ rất nhiều!

Hình của vẽ của bác em chỉ gần đúng về nguyên lý làm việc, cái gọi là sơ đồ nguyên lý làm việc thôi. Còn kết cấu để là làm việc được và làm việc với năng suất chất lượng cao thì bác em đã vẽ sai toe toét về kết cấu! Kết cấu của đai ốc như thế thì vặn sao được, khi nó chật cứng như thế???

Kẹp rút qua trục chính có thể cấu tạo bằng vít hoặc cơ cấu cam kẹp ở phía sau ổ trục chính của máy.

Bác em hãy xem lại bài viết em đã gợi ý: "Phần đầu bên phải thay bằng trục côn mooc, phần bên trái sửa đổi lại kết cấu cho phù hợp để có thể kẹp phôi bằng trục rút qua trục chính của máy.

Bác em thử thiết kế rồi gửi bản vẽ lên đây em sẽ góp ý. Côn mocc tìm trong sổ tay công nghệ chế tạo máy, nếu không tìm thấy em sẽ gửi lên cho!"

 

Bác em phải đưa ra phương án công nghệ của mình để mọi người góp ý. Với hình trên giả thiết nó là bạc lót ổ theo cái sự đoán mò, và bác em vẫn theo đuổi làm cái lỗ giữa làm to ra 2 lỗ hai bên nên em mới góp gợi ý cho bác em như trên. Còn nếu như làm theo phương án bản thiết kế của em đã làm thực tế và cái bản vẽ tham khảo ổ trục bánh răng côn là cho cái lỗ giữa to hơn hai cái lỗ bên cạnh thì công việc đơn giản hơn nhiều!

 

P/S : còn cái viêc thắc mắc của em:

Bác em đã xem lại giáo trình chưa????

Theo kiến thức em vẫn còn nhớ thì định vị là quá trình xác định vị trí tương quan giữa chi tiết với dụng cụ cắt. Còn kẹp chặt là quá trình cố định cái vị trí trí đó ! Nhưng em chưa thấy có sự liên quan gì cả ???

Cái đai ốc hãm ấy, em thấy nó vẫn vặn được mà, vặn theo chiều ren, có gì bất cập hả bác ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Việc chọn chuẩn tinh thống nhất là do bạn chọn cơ mà. Nếu thấy nó chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình gia công thì tại sao không chọn phương án khác mà cứ chết dí ở đó để mà phải nhức đầu.

Qua đó bạn sẽ thấy rất rõ là nếu người thiết kế không đưa ra quy trình công nghệ hợp lý thì sẽ khó khăn ra sao cho người gia công để đảm bảo độ chính xác gia công của chi tiết. Và đó chính là cái sự cần học của người kỹ sư.

 

Cái đồ gá bạn vẽ chưa hợp lý đâu. cái trục rút ây sẽ rút ra sao???

Chuẩn luôn !

Trục rút em sẽ rút về phía bên phải, sau khi đã tháo đai ốc hãm ra ...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Thứ 7: Cái đoạn ren ngắn ngủn chật chội như vầy chưa kịp vặn chặt đã kịch đường tiến của xe tăng rồi, làm sao kẹp chặt được???

- Chủ nhật: Khi đang quay đai ốc chưa kịp kẹp chặt , chi tiết ra công đã tách khỏi vị trí định vị bằng mặt đầu rồi làm sao để định vị đây????

- Thứ 2: Kết cấu ren như vầy thì bác em lắp cái ốc đai ốc vặn thế nào được, hay là bác em chơi con đai ốc hai mảnh??????

-Thứ 3: Bác em xem lại bài viết của em ở trang trước để biết được kết cấu ren của họ. Xem để hiểu thôi, còn kết cấu trục rút là phần ren hoặc có thể làm cơ cấu cam kẹp rút ở phía sau trục chính. Trục dài hơn trục chính của máy , nó rút luồn qua trục côn mocc- trục côn mooc lại lắp vào trục chính của máy

 

-Thứ 4: Bác em đã viết: "Cái trục gá này khó định vị mặt lỗ là 4 bậc tự do, bởi vì khi nó bung ra thì nó sẽ định vị 2 điểm xúc đầu tiên"

-Khó định vị mặt lỗ là 4 bậc tự do không phải là khi bung ra nó sẽ định vị 2 điểm tiếp xúc đầu tiện đâu nhé cái này được gọi là sai cơ bản!!!!!

-Định vị bằng mặt trụ trơn ngắn sẽ hạn chế được 2 bậc tự do là tịnh tiến theo OZ và OY

-Định vị bằng mặt trụ trơn dài sẽ hạn chế được 4 bậc tự do là 2 bậc tự do tịnh tiến theo OZ và OY + 2 bậc tự do xoay quanh OZ và OY (hai bậc tự do tịnh tiến theo OX và xoay quanh OX không được hạn chế bởi vậy mới có câu ca dao : chốt trụ dài hạn chế 4 bậc tự do

 

-Thứ 5: Bác Bình đã viết:"@ minhchi90: Đường kính lỗ định vị là 55 mà chiều dài tối đa có thể sử dụng định vị chỉ có 37 nên đừng dại dột chọn định vị 4 bậc tự do trên bề mặt trụ đó bằng trục gá bung. chỉ nên chọn 2 và dùng mặt đầu để định vị thêm 3 bậc nữa cho đủ 5. Như vậy vai trục gá bung cần được thiết kế sao cho đủ rộng để làm việc đo bạn nhé."

 

Thứ 6: Rành rọt là bác Bình đã nói như trên, không phải như bác em đã viết: "Uầy, bác nói hay qua, y như thầy em nói ấy "

 

Thứ 7: Đó là lý do để em khẳng định: Về vấn đề định vị, Bác Bình đã nói khác chứ đâu có giống Thầy bác em???

 

Chủ nhật: Chúc bác em bình tĩnh, tự tin và sớm hoàn thành đồ án! Em và bác Bình sẽ viết bài chia sẻ, nếu không vướng bận về thời gian.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Thứ 7: Cái đoạn ren ngắn ngủn chật chội như vầy chưa kịp vặn chặt đã kịch đường tiến của xe tăng rồi, làm sao kẹp chặt được???

- Chủ nhật: Khi đang quay đai ốc chưa kịp kẹp chặt , chi tiết ra công đã tách khỏi vị trí định vị bằng mặt đầu rồi làm sao để định vị đây????

- Thứ 2: Kết cấu ren như vầy thì bác em lắp cái ốc đai ốc vặn thế nào được, hay là bác em chơi con đai ốc hai mảnh??????

-Thứ 3: Bác em xem lại bài viết của em ở trang trước để biết được kết cấu ren của họ. Xem để hiểu thôi, còn kết cấu trục rút là phần ren hoặc có thể làm cơ cấu cam kẹp rút ở phía sau trục chính. Trục dài hơn trục chính của máy , nó rút luồn qua trục côn mocc- trục côn mooc lại lắp vào trục chính của máy

 

-Thứ 4: Bác em đã viết: "Cái trục gá này khó định vị mặt lỗ là 4 bậc tự do, bởi vì khi nó bung ra thì nó sẽ định vị 2 điểm xúc đầu tiên"

-Khó định vị mặt lỗ là 4 bậc tự do không phải là khi bung ra nó sẽ định vị 2 điểm tiếp xúc đầu tiện đâu nhé cái này được gọi là sai cơ bản!!!!!

-Định vị bằng mặt trụ trơn ngắn sẽ hạn chế được 2 bậc tự do là tịnh tiến theo OZ và OY

-Định vị bằng mặt trụ trơn dài sẽ hạn chế được 4 bậc tự do là 2 bậc tự do tịnh tiến theo OZ và OY + 2 bậc tự do xoay quanh OZ và OY (hai bậc tự do tịnh tiến theo OX và xoay quanh OX không được hạn chế bởi vậy mới có câu ca dao : chốt trụ dài hạn chế 4 bậc tự do

 

-Thứ 5: Bác Bình đã viết:"@ minhchi90: Đường kính lỗ định vị là 55 mà chiều dài tối đa có thể sử dụng định vị chỉ có 37 nên đừng dại dột chọn định vị 4 bậc tự do trên bề mặt trụ đó bằng trục gá bung. chỉ nên chọn 2 và dùng mặt đầu để định vị thêm 3 bậc nữa cho đủ 5. Như vậy vai trục gá bung cần được thiết kế sao cho đủ rộng để làm việc đo bạn nhé."

 

Thứ 6: Rành rọt là bác Bình đã nói như trên, không phải như bác em đã viết: "Uầy, bác nói hay qua, y như thầy em nói ấy "

 

Thứ 7: Đó là lý do để em khẳng định: Về vấn đề định vị, Bác Bình đã nói khác chứ đâu có giống Thầy bác em???

 

Chủ nhật: Chúc bác em bình tĩnh, tự tin và sớm hoàn thành đồ án! Em và bác Bình sẽ viết bài chia sẻ, nếu không vướng bận về thời gian.

Hi, đọc bài này thì em biết em chưa đúng phần ren để vặn đai ốc hãm và phần trục tút. Những cái còn lại em nghĩ là em "đã" được học rồi !

Thực ra em cảm giác như mình đang loay hoay, như 1 ông đẽo cày giữa đường ấy !

Ok, em sẽ cố gắng hoàn thành và hoàn thiện nó càng nhanh càng tốt, vì còn phải giành time mà học nhưng môn khác nữa !

Cám ơn các bác đã cho em ý kiến từ trước đến nay và mong rằng mai sau còn nhiều hơn nữa !

Chúc các bác trung thu vui vẻ, đầm ấm bên người thân và gia đình ! :)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác em bỏ đồ án rồi sao????

Hjjjjjjjjj, bỏ làm sao được cơ chứ? Chẳng qua em vẫn chưa nghĩ ra điều gì để lấy ý kiến các bác thôi. hehe.

Theo bác, cái rãnh thoát dao của em ngoài tác dụng thoát dao nó còn làm gì không? Đi duyệt lần nào cô cũng hỏi rãnh này để làm gì? Nó có cần thiết hay không? Bỏ đi có được không? Ngoài thoát dao nó còn làm gì nữa không? ... Nói thật em chỉ biết nó dùng để dễ thoát dao khi gia công thôi, có chăng là để lắp vòng găng chặn trục, nhưng đã có bậc trục rồi thì thôi chứ ạ? 112847_ranh_thoat.jpg

Còn đây là sơ đồ nguyên công và đồ gá em thiết kế, các bác xem cho ý kiến nha ^^

http://www.cadviet.com/upfiles/3/112847_dacnmc.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn minhchi90! Bạn cũng sắp xong rồi nhỉ?hihi!

Thèo mình thì nó 1 công dụng nữa là tránh siêu định vị khi gá đặt!

Không biết đúng hay trượ nữa, mong mọi người đã thông luôn ạ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

(5 nguyên tắc chọn chuẩn tinh:

-Nguyên tắc 1: Khi chọn chuẩn tinh cần cố gắng chọn chuẩn tinh chính, như vậy sẽ làm cho chi tiết lúc gia công có vị trí tương tự như khi làm việc.

Vd: Khi gia công bánh răng chuẩn tinh được chọn là lỗ B và mặt đầu A, lỗ B là bề mặt sau này được lắp ghép với trục truyền động

-Nguyên tắc 2: Cần cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước để sai số chuẩn bằng 0

-Nguyên tắc 5: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh thông nhất. Chuẩn tinh thống nhất là chuẩn tinh được dùng trong hầu hết các nguyên công của quá trình công nghệ vì nếu khi gá đặt mà thay đổi chuẩn nhiều lần sẽ sinh ra sai sô tích luỹ làm giảm độ chính xác gia công)

 

ghi11.jpg

ghi22.jpg

ghi33.jpg

 

 

1)- Rãnh thoát dao để dễ gia công tiện không bị mẻ dao ngoài ra, nó còn có thêm tác dụng phụ nữa là để cho phần ren vặn được vào sau hơn để ép chặt gioăng phía bên ngoài (nếu có)

2)- Về bản vẽ chi tiết bác em phải ghi lại kích thước lại tham khảo bài viết trên.

- Lỗ ren phải ghi kt chiều dài ren, chiều dài đoạn trụ khoan trước khi ren.

-Kích thước rãnh thoát dao, chỉ cần ghi tự do, không cần phải kèm dung sai..

3)- Về bản vẽ lồng phôi bác em tham khảo trang 5:

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=66150&st=80

4)- Về nguyên công tiện: Panh kẹp bác em vẽ chưa đúng bác em xem lại nhé

5)- Các NC: còn lại em chưa xem kỹ kết cấu chắc không có vấn đề gì lớn. Bác em nên tìm hiểu kỹ về giáo trình tiện, không nên tập trung nguyên công phải chia nhỏ ra là khoan, khoét, doa….

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hj, em đang tính đến phương án của bác Lamhung2011 đây, nhưng mà haiz`, tính vẽ tùm lum vì kích thước không theo tiêu chuẩn đây ! NẢN :(

Mạo muội hỏi bác tý. Em đang cần cái đồ án của bác, bác có thể share cho em với không? nếu dc thì thanks bác rất nhiều!

mrleo.hut@gmail.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn minhchi90! Bạn cũng sắp xong rồi nhỉ?hihi!

Thèo mình thì nó 1 công dụng nữa là tránh siêu định vị khi gá đặt!

Không biết đúng hay trượ nữa, mong mọi người đã thông luôn ạ!

Oh, tks bác đã hỏi thăm. Đồ án của em cũng chưa đâu vào đâu cả . Còn phần tính toán chế độ cắt và tính toán thiết kế đồ gá nữa ^^ ! Thằng bạn e cũng có đồ án gần giống bác. hj. của nó là bánh răng trụ răng thẳng @@

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

 

1)- Rãnh thoát dao để dễ gia công tiện không bị mẻ dao ngoài ra, nó còn có thêm tác dụng phụ nữa là để cho phần ren vặn được vào sau hơn để ép chặt gioăng phía bên ngoài (nếu có)

2)- Về bản vẽ chi tiết bác em phải ghi lại kích thước lại tham khảo bài viết trên.

- Lỗ ren phải ghi kt chiều dài ren, chiều dài đoạn trụ khoan trước khi ren.

-Kích thước rãnh thoát dao, chỉ cần ghi tự do, không cần phải kèm dung sai..

3)- Về bản vẽ lồng phôi bác em tham khảo trang 5:

http://www.cadviet.c...pic=66150&st=80

4)- Về nguyên công tiện: Panh kẹp bác em vẽ chưa đúng bác em xem lại nhé

5)- Các NC: còn lại em chưa xem kỹ kết cấu chắc không có vấn đề gì lớn. Bác em nên tìm hiểu kỹ về giáo trình tiện, không nên tập trung nguyên công phải chia nhỏ ra là khoan, khoét, doa….

1/ Đồng ý với bác. Nhưng nếu không có cái rãnh ấy có vấn đề gì không? Vật liệu của em là gang xám, độ nhám Ra=2,5. " Đi duyệt bữa nào cô cũng hỏi " . Em thì trả lời là rãnh để dễ thoát dao, và cần thiết phải có !

2/ Ô, e quên béng vụ ghi kích thước theo tiêu chuẩn. Nói ra mới nhớ hình như e chưa có cái khâu khép kín ^^ .

3/ E cũng chưa rõ lắm, bản vẽ lồng phôi có vấn đề gì ạ?

4/ Cái đồ gá ấy là em vẽ trục gá bung đấy chứ ạ? E nghĩ là e vẽ như thế khá là rõ và dễ hiểu chứ nhỉ?Khi e vặn con ốc tiến vào, nó đẩy cả cụm có mặt côn ở dưới vào và đẩy cả cụm có mặt côn nở ra ( bung ) vừa định vị và kẹp chặt. Còn phía bên trái là trục côn mooc, được tống vào trục chính . Mong bác nói rõ e sai ở đâu để khắc phục.

5/ Cho e hỏi 1 chút, để khoan 4 lỗ ở NC4 và 6 lỗ ở NC 5 thì e nên dùng cơ cấu phân độ hay chỉ cần lấy dấu thôi? Ý của em là e sẽ lấy dấu, chắc không vấn đề gì nhỉ?

Ở NC4, ban đầu e chỉ khoan và doa 2 lỗ để làm lỗ định vị, sau đó e mới khoan khoét 2 lỗ còn lại. Như vậy có cần sang 1 nguyên công khác hay không? Và khi khoan doa xong 2 lỗ đầu làm thế nào để khoan khoét 2 lỗ còn lại mà vẫn đảm bảo vị trí tương quan ( 4 lỗ cách nhau 90 độ )

Ở NC 2, có 1 điều rất buồn cười, đó là e đã quay dao ngược để tiện mặt trụ và mặt đầu ở phía bên trái :))

Do đó trong NC 1 em tiện luôn mặt trụ và mặt đầu đó được không? Hj, lí do có điều đó là em muốn NC 1 chỉ là tạo chuẩn tinh thông nhất để g.c các mặt còn lại thôi . :D

Còn nữa. Ở NC 3 và NC4. Do sợ khi gia công dưới lực Po của dao khoan sẽ làm biến dạng hay công xôn chi tiết, ở giữa chi tiết e có thiết kế 1 khối trụ như 1 chốt trụ ngắn chỉ để tăng cứng vững cho chi tiết ( để ở mặt không làm việc ) . Như thế có được không ạ ?

Hi vọng bác đừng để xót câu nào @@

A` quên, e muốn hỏi về tính toán lượng dư cho 1 NC. E tính cho NC1, định vị = mâm cặp 3 chấu tự định tâm thì sai số chuẩn bằng 0 bác nhỉ?

Sau khi tính toán thì ra thế này : 2Zomin = 1,97 mm ; 2Zomax = 3,12 mm. Trong khi tra bảng là 3,5 mm. Vậy thì như thế đúng hay sai? Zmin và Zmax chênh lệch nhau lớn vậy có vấn đề gì không? Haiz`, e tính đi tính lại cả chục lần rồi mà nó vẫn như thế? Có ra kết quả khác thì cũng là do tra bảng trong các sách khác nhau mà thôi. Nhưng dù là sách nào đi nữa thì sai số giữa Zmax và Zmin cũng tầm như vậy cả T_T

Giúp e với !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mạo muội hỏi bác tý. Em đang cần cái đồ án của bác, bác có thể share cho em với không? nếu dc thì thanks bác rất nhiều!

mrleo.hut@gmail.com

Bạn định lấy bản vẽ hay thuyết minh? Thuyết minh thì mình chưa hoàn thành. Còn bản vẽ thì ở trên bài trên ấy !

Nhưng dù gì thì cũng khuyên b nên tự làm là chính, còn lấy tham khảo thì thoải mái. Chúc bác làm tốt đồ án của mình !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)- Không có cái rãnh thoát dao cũng được , nhưng đòi thợ phải có tay nghề cao, và năng suất sẽ thấp hơn nhiều. Cô hỏi để kiểm tra xem bác em hiểu có đúng về nó không, không phải là cô không biết. Kích thước rãnh thoát dao ghi dung sai tự do, không phải là ±

2)- Bác em xem ảnh em gửi lên ở bài viết hôm qua rồi sửa lại bản chi tiết.

- Dung sai lỗ bác em tra theo miền dung sai của kiểu lắp nào???

-Dung sai kích thước đường kính ngoài Ø78 Ø78±0.1 Ø50±0.1 chỉ cần để dung sai tự do nếu thích ghi dung sai cho hoành tráng thì ghi như sau Ø78-0.2 Ø50+0.2 không ghi dung sai ± đây là điều tối kỵ , chỉ ghi ± cho kích thước chiều dài (nếu cần)

3)-Bản vẽ lồng phôi bác em ghi thừa nhiều kích thước, bác em xem bản vẽ lồng phôi của người ta sẽ hiểu!

4)- Panh kẹp không thể hoạt động được siết chặt bu lông vào chỉ tiện được một lần , không thể tháo phôi ra được!

Chi tiết của bác em chỉ có thể kẹp chặt bằng các đĩa mỏng đàn hồi, không dùng panh kẹp được vì panh kẹp chỉ tiện được các chi tiết ống bạc không có vai hoặc bậc vai thấp.

39678_ddoofa.jpg

 

 

5)- Chỉ có gia công đơn chiếc mới phải lấy dấu, gia công hàng loạt dùng bạc dẫn hướng chứ không phân độ

-Không thể khoan và ta rô trên một lần gá được. Khoan mới bạc dẫn hướng, còn ta rô không cần

- Bác em kiểm tra lại xem lỗ bắt bu lông: Nếu bắt bu lông M12 thì lỗ khoan là Ø12.5 (nhớ là không cần phải ghi dung sai, thích thì ghi dung sai + cho lỗ chứ không ghi ±)

Nếu là M12 thì phần lỗ bậc cũng phải xem lại??? Nếu giác nổi thì Ø24 là nhỏ quá, nếu giác chìm thì Ø24 lại rộng quá

Nguyên công này bác em phải thay đổi lại kết cấu để khoan được 4 lỗ (chú ý khoảng cách từ lỗ bạc dẫn để lỗ chi tiết gia công phải tra bảng…)

(Làm đồ án phải dùng dao khoét lỗ bậc cho có bài bản, trong thực tế sản xuất thì chỉ cần mài gần vuông góc mũi khoan rồi khoan theo lỗ dưới chứ không cần phải bạc dẫn)

-Về tính lượng dư bác em thấy nó không sai lệch nhiều với tra bảng là được, trong thực tế sản xuất là tra bảng chứ không tính toán.

 

Tóm cổ lại:

-Đồ gá của bác em chỉ đúng nguyên lý thôi, có thể bảo vệ đồ án được... với các thầy cô ít va chạm thực tế sản xuất >>>Mang ra áp dụng vào sản xuất thì ngộ nghĩnh lắm ứ!

- Bác em xem lại nguyên tắc chọn chuẩn thô và tinh để vạch ra các bước công nghệ cho các nguyên công tiện xem sao???

-Ngay từ đầu em đã chán với cái gọi là đồ án của bác em rồi, chán lắm lắm ứ chán chẳng buồn chết!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn minhchi90! Bạn cũng sắp xong rồi nhỉ?hihi!

Thèo mình thì nó 1 công dụng nữa là tránh siêu định vị khi gá đặt!

Không biết đúng hay trượ nữa, mong mọi người đã thông luôn ạ!

Hề hề hề,

Bạn giả nhời sai rồi.

Cái rãnh thoát dao, chả có liên quan chi tới việc định vị cả. Có nó mà chả biết dùng định vị thì vẫn cứ siêu, mà chả có nó định vị tốt vẫn chả siêu tí nào.....

Bản chất của rãnh thoát dao là do các yêu cầu về công nghệ chế tạo mà ra. Đúng như tên gọi của nó. Vì thế nếu như công nghệ chế tạo không có yêu cầu gì quá cao về bề mặt cũng như phương pháp gia công thì các rãnh thoát dao này sẽ chả bao giờ phải vẽ ra cả.

Các rãnh lắp vòng găng thì chả ai gọi nó là rãnh thoát dao cả mà thường gọi đó là rãnh ....... chặn hay rãnh .... vòng găng. Các rãnh này cũng có quy chuẩn thiết kế riêng chứ chả thể tùy tiện làm theo tiêu chuẩn của rãnh thoát dao đâu.

Trong qua trình gia công cơ, đặc biệt là với phương pháp gia công mài mà không có các rãnh thoát dao (đá mài) hợp lý thì tai nạn xảy ra là thường xuyên. Tại sao thì các bạn hãy đọc kỹ hơn về các phương pháp gia công cơ khí.

Ở trường hợp của bạn chủ thớt, ngoài việc các rãnh đó dùng để chống va đập làm gãy dao khi tiện tinh lỗ còn có thể dùng để thoát đá mài (dao cắt khi mài) khi mài lỗ (nếu như chi tiết yêu cầu có độ bóng và độ chính xác bề mặt cao). Chủ thớt hãy tự kiểm tra các yêu cầu này để có thể có thể có câu trả lời thỏa đáng khi cô xoáy.

Hề hề hề,...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)- Không có cái rãnh thoát dao cũng được , nhưng đòi thợ phải có tay nghề cao, và năng suất sẽ thấp hơn nhiều. Cô hỏi để kiểm tra xem bác em hiểu có đúng về nó không, không phải là cô không biết. Kích thước rãnh thoát dao ghi dung sai tự do, không phải là ±

2)- Bác em xem ảnh em gửi lên ở bài viết hôm qua rồi sửa lại bản chi tiết.

- Dung sai lỗ bác em tra theo miền dung sai của kiểu lắp nào???

-Dung sai kích thước đường kính ngoài Ø78 Ø78±0.1 Ø50±0.1 chỉ cần để dung sai tự do nếu thích ghi dung sai cho hoành tráng thì ghi như sau Ø78-0.2 Ø50+0.2 không ghi dung sai ± đây là điều tối kỵ , chỉ ghi ± cho kích thước chiều dài (nếu cần)

3)-Bản vẽ lồng phôi bác em ghi thừa nhiều kích thước, bác em xem bản vẽ lồng phôi của người ta sẽ hiểu!

4)- Panh kẹp không thể hoạt động được siết chặt bu lông vào chỉ tiện được một lần , không thể tháo phôi ra được!

Chi tiết của bác em chỉ có thể kẹp chặt bằng các đĩa mỏng đàn hồi, không dùng panh kẹp được vì panh kẹp chỉ tiện được các chi tiết ống bạc không có vai hoặc bậc vai thấp.

39678_ddoofa.jpg

 

 

5)- Chỉ có gia công đơn chiếc mới phải lấy dấu, gia công hàng loạt dùng bạc dẫn hướng chứ không phân độ

-Không thể khoan và ta rô trên một lần gá được. Khoan mới bạc dẫn hướng, còn ta rô không cần

- Bác em kiểm tra lại xem lỗ bắt bu lông: Nếu bắt bu lông M12 thì lỗ khoan là Ø12.5 (nhớ là không cần phải ghi dung sai, thích thì ghi dung sai + cho lỗ chứ không ghi ±)

Nếu là M12 thì phần lỗ bậc cũng phải xem lại??? Nếu giác nổi thì Ø24 là nhỏ quá, nếu giác chìm thì Ø24 lại rộng quá

Nguyên công này bác em phải thay đổi lại kết cấu để khoan được 4 lỗ (chú ý khoảng cách từ lỗ bạc dẫn để lỗ chi tiết gia công phải tra bảng…)

(Làm đồ án phải dùng dao khoét lỗ bậc cho có bài bản, trong thực tế sản xuất thì chỉ cần mài gần vuông góc mũi khoan rồi khoan theo lỗ dưới chứ không cần phải bạc dẫn)

-Về tính lượng dư bác em thấy nó không sai lệch nhiều với tra bảng là được, trong thực tế sản xuất là tra bảng chứ không tính toán.

 

Tóm cổ lại:

-Đồ gá của bác em chỉ đúng nguyên lý thôi, có thể bảo vệ đồ án được... với các thầy cô ít va chạm thực tế sản xuất >>>Mang ra áp dụng vào sản xuất thì ngộ nghĩnh lắm ứ!

- Bác em xem lại nguyên tắc chọn chuẩn thô và tinh để vạch ra các bước công nghệ cho các nguyên công tiện xem sao???

-Ngay từ đầu em đã chán với cái gọi là đồ án của bác em rồi, chán lắm lắm ứ chán chẳng buồn chết!

1/Ok.

2/ Chi tiết này chỉ cõ mỗi 2 lỗ Ø55 là lắp ghép nên cần độ chính xác cao. Em chọn kiểu lắp chặt nặng Ø55 H7/n6. Còn các mặt khác không yêu cầu độ chính xác cao nên em để dung sai tự do.

Các trục và lỗ dung sai e để ± công nhận là sai ( Hjhj, vội mang đồ án đi duyệt nên cứ coppy cho nhanh ) . Nhưng còn dung sai đường tâm ảo của 4 lỗ bắt bu lông và 6 lỗ bắt vít, mặt đầu Ø 150 ngoài cùng e nghĩ để dung sai ± cũng được chứ ạ?

3/ À vâng ! Cái đó thì đúng thật !

4/ Để e sửa xem sao .

5/

- Thì e vẫn dùng bạc dẫn hướng đó thôi. Lấy dấu ở đây là ở NC 3, e chỉ thiết kế bạc dẫn cho 2 lỗ đối xứng, còn 2 lỗ còn lại gia công sau khi e xoay chi tiết đi và định vị thêm vào cái lỗ đã gia công 1 cái chốt trám.

- Sao lại để Ø12.5 ? E không hiểu ? Ô, mấy cái lỗ đó e để dung sai + mà? Ặc, máy móc quá . Ban đầu lỗ của nó là Ø14 và Ø20, nhưng e thấy trong sách Vẽ kĩ thuật 1 , TCVN 1892-76 thì ít dùng bu lông có đường kính danh nghĩa Ø14 nên e đã sửa lại kết cấu là Ø12. Còn đầu bu lông e lấy theo tiêu chuẩn là 2d, nghĩa là Ø24.

Tóm đi tóm lại e không hiểu câu cuối của bác " -Ngay từ đầu em đã chán với cái gọi là đồ án của bác em rồi, chán lắm lắm ứ chán chẳng buồn chết! "

Thế mới gọi là làm đồ án chứ bác?

Tiện đây e hỏi luôn, phiến dẫn khoan có nhất thiết phải định vị cả 6 bậc tự do hay không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Bạn giả nhời sai rồi.

Cái rãnh thoát dao, chả có liên quan chi tới việc định vị cả. Có nó mà chả biết dùng định vị thì vẫn cứ siêu, mà chả có nó định vị tốt vẫn chả siêu tí nào.....

Bản chất của rãnh thoát dao là do các yêu cầu về công nghệ chế tạo mà ra. Đúng như tên gọi của nó. Vì thế nếu như công nghệ chế tạo không có yêu cầu gì quá cao về bề mặt cũng như phương pháp gia công thì các rãnh thoát dao này sẽ chả bao giờ phải vẽ ra cả.

Các rãnh lắp vòng găng thì chả ai gọi nó là rãnh thoát dao cả mà thường gọi đó là rãnh ....... chặn hay rãnh .... vòng găng. Các rãnh này cũng có quy chuẩn thiết kế riêng chứ chả thể tùy tiện làm theo tiêu chuẩn của rãnh thoát dao đâu.

Trong qua trình gia công cơ, đặc biệt là với phương pháp gia công mài mà không có các rãnh thoát dao (đá mài) hợp lý thì tai nạn xảy ra là thường xuyên. Tại sao thì các bạn hãy đọc kỹ hơn về các phương pháp gia công cơ khí.

Ở trường hợp của bạn chủ thớt, ngoài việc các rãnh đó dùng để chống va đập làm gãy dao khi tiện tinh lỗ còn có thể dùng để thoát đá mài (dao cắt khi mài) khi mài lỗ (nếu như chi tiết yêu cầu có độ bóng và độ chính xác bề mặt cao). Chủ thớt hãy tự kiểm tra các yêu cầu này để có thể có thể có câu trả lời thỏa đáng khi cô xoáy.

Hề hề hề,...

Hjhj, chuẩn men !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2)-Bác em đã ghi dung sai sai rồi >>Ø55H7^n6 >>> lỗ Ø55+0.35^ >>> trục Ø55n6 = Ø55+0.039^+0.020

-Được

4)- Không nên dùng panh kẹp áp dụng cho chi tiết của bác em, phải dùng gá kẹp bằng các đĩa kẹp đàn hồi, cái này em đã …tích phân nhiều rồi!

5)- Bu lông hoặc vít chìm M12 thì phải khoang lỗ Ø12.5 >>> Bác em lưu ý đây là lỗ bậc để tán của bu lông hoặc vít nó chui xuống đấi… ngồi. Nêú là vít chìm phải căn cứ vào đường kính tán, nếu là bu lông phải căn cứ vào đường kính của cờ lê chìm để quyết định đường kính lỗ bậc. Còn nếu bu lông nó đứng tè ở trên thì vô tư!

-Phần còn lại bác em phải hoàn thiện lại bản vẽ…..

 

P/S: -Sao bản vẽ đầu tiên trang 1 bác em lại chơi lỗ dung sai Ø50+0.015^ có dung sai khủng bố thế, sang đây lại là ….

-Ø55 là lắp ghép nên cần độ chính xác cao Nó là mối ghép giữa cái gì với cái gì???

Bác em cần phải hỏi lại giáo viên, nếu nó đòi hỏi chính xác hơn thì cần phải mài lỗ.

Giáo viên hay hỏi về rãnh thoát dao, rất có thể đây là câu hỏi thường bị Cù Trọng Xoay khi bảo vệ vì vậy bác em phải khẩn trương cắt trích ra để thể hiện kích thước rãnh thoát dao có bán kính R để giảm sự tập trung ứng suất. ( Trên hình ảnh ghi cho mài nhưng được áp dụng cho cả NC: Tiện và NC: Doa (trong thực tế sản xuất thì chỉ cần sấn rãnh vuông chằn chặn là xong!Tài liêu chỉ quy định rãnh thoát dao khi tiện ren, kinh nghiệm thực tế là khi tiện ren lấy độ rộng rãnh thoát dao = 2 lần bước ren, độ sâu lớn hơn đường kính đỉnh ren 0.1-0.2)

Phiến dẫn hướng : khoan 1 lỗ thì phải hạn chế 5 bậc tự do, khoan từ 2 lỗ trở lên phải khống chế đủ 6 bậc

 

Đây là hình em đã pót lên trang 1:

 

ssssgfk.jpg

 

 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2)-Bác em đã ghi dung sai sai rồi >>Ø55H7^n6 >>> lỗ Ø55+0.35^ >>> trục Ø55n6 = Ø55+0.039^+0.020

-Được

4)- Không nên dùng panh kẹp áp dụng cho chi tiết của bác em, phải dùng gá kẹp bằng các đĩa kẹp đàn hồi, cái này em đã …tích phân nhiều rồi!

5)- Bu lông hoặc vít chìm M12 thì phải khoang lỗ Ø12.5 >>> Bác em lưu ý đây là lỗ bậc để tán của bu lông hoặc vít nó chui xuống đấi… ngồi. Nêú là vít chìm phải căn cứ vào đường kính tán, nếu là bu lông phải căn cứ vào đường kính của cờ lê chìm để quyết định đường kính lỗ bậc. Còn nếu bu lông nó đứng tè ở trên thì vô tư!

-Phần còn lại bác em phải hoàn thiện lại bản vẽ…..

 

P/S: -Sao bản vẽ đầu tiên trang 1 bác em lại chơi lỗ dung sai Ø50+0.015^ có dung sai khủng bố thế, sang đây lại là ….

-Ø55 là lắp ghép nên cần độ chính xác cao Nó là mối ghép giữa cái gì với cái gì???

Bác em cần phải hỏi lại giáo viên, nếu nó đòi hỏi chính xác hơn thì cần phải mài lỗ.

Giáo viên hay hỏi về rãnh thoát dao, rất có thể đây là câu hỏi thường bị Cù Trọng Xoay khi bảo vệ vì vậy bác em phải khẩn trương cắt trích ra để thể hiện kích thước rãnh thoát dao có bán kính R để giảm sự tập trung ứng suất. ( Trên hình ảnh ghi cho mài nhưng được áp dụng cho cả NC: Tiện và NC: Doa (trong thực tế sản xuất thì chỉ cần sấn rãnh vuông chằn chặn là xong!Tài liêu chỉ quy định rãnh thoát dao khi tiện ren, kinh nghiệm thực tế là khi tiện ren lấy độ rộng rãnh thoát dao = 2 lần bước ren, độ sâu lớn hơn đường kính đỉnh ren 0.1-0.2)

Đây là hình em đã pót lên trang 1:

2/ Ủa Ø55H7 = +0,03 ; Ø55n6 = ^+ 0,039 + 0,02 => Smax = ES - ei = 0,03-0,02 = 0,01 ; Smin = EI -es = 0 - 0,039 = -0,039.

4/ Dùng trục gá bung của em chỉ gá được vào mà khi nới con ốc ra thì nó sẽ không đẩy ra => Sẽ không tháo được chi tiết. Vì thế em sẽ dùng trục gá kẹp bằng các đĩa mỏng đàn hồi về 1 phía.

5/ - Ừa nhỉ? E quên béng mất phải có diện tích để đưa cờ lê hay lục lăng vào vặn rồi? Ủa thế cuối cùng là thế nào đây? Em có cái lỗ Ø12, em phải khoan Ø12,5. Thế còn cái lỗ bậc để cho thằng bu lông trên đầu thì nên để Ø ? đây ????

Hjhj, bản vẽ đầu tiên trẻ con nó còn lớ ngớ nên mới để Ø50+0.015^ đó bác. Sau đó nghĩ lại ngay nó có làm việc đâu mà .... :)

-Ø55 lắp với cái gì? Hỏi cô còn lâu cô mới nói :)) . Theo em nó chỉ là lắp ghép giữa trục bên ngoài vào với lại chi tiết của chúng ta thôi. Em cho nó nối cứng luôn nên mới để lắp ghép chặt nặng, có thể tháo được. Cũng vì thế nên em mới để độ nhám Ra = 2,5 micromet . Do đó chúng ta sẽ tiện tinh thay = mài. Điều băn khoăn của em là tiện tinh vật liệu gang liệu có được Ra=2,5 hay không ?

Ô sờ kê, về rãnh thoát dao em đã vẽ cả bán kính góc lượn để giảm ứng suất đột ngột khi chịu tải rồi @@

Cho e hỏi lần nữa : Phiến dẫn có nhất thiết phải định vị đủ 6 bậc tự do hay không? Cô bảo phải như thế. Nhưng ở NC3 e mới định vị phiến đó trên đế đồ gá+ khớp bản lề ; Còn NC4 thì cố lắm mới được 5 bậc. NC5 thì thảm hại hơn có 3 bậc + 2 vít kẹp chặt !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×