Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
svba1608

[Hỏi] Quản lý dự án

Các bài được khuyến nghị

Xin chào các anh chị em,

Em đang có một câu hỏi về quản lý dự án (mà không biết đặt vào forum nào và đặt tên topic thế nào cho phù hợp, nên tạm đặt thế nào).

Có một dự án xây dựng (trên diện tích khoảng 21ha) với khoảng 21 hạng mục công trình, tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu usd, được chia thành ít nhất 2 giai đoạn. Hiện nay, chủ đầu tư dự án chỉ có thể huy động được nguồn vốn khoảng 45 triệu usd, do đó, dự định giai đoạn 1 chỉ xây dựng 9 hạng mục công trình.

Vậy bước Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở (thuyết minh + bản vẽ) sẽ cần thiết kế đến đâu, cho 9 hạng mục, hay cho cả 21 hạng mục.

Nhờ các anh chị em giải đáp giùm, liệu có thể giải trình việc này bằng văn bản pháp lý nào đó (Việt Nam, quốc tế) hay không?

Em cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình không rành về quản lý dự án cũng như giấy tờ xin phép

 

Tuy nhiên mình có thiết kế cơ sở cho một số dự án (qui mô lớn hơn nhìu ~200ha) phần bản vẽ thể mặt bằng thể hiện hoàn chỉnh tất cả hạng mục: bố trí các khối nhà (có thể hiện tầng cao), khu công viên, kỹ thuật.... nhưng không cần chi tiết.

 

Phần TKCS cho 21ha này thường chỉ làm tương tự qui hoạch 1/500

 

(Mà đang khủng hoảng mà tiến hành dự án chắc phải pro lắm ah- hiện tại đang ngồi chơi- hixxxx)

 

Format phần thuyết minh thường như sau

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG DỰ ÁN:

I. TÊN CÔNG TRÌNH

II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

III. CHỦ ĐẦU TƯ

IV ĐƠN VI TƯ VẤN THIẾT KẾ DỰ ÁN.

 

CHƯƠNG II: NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN

I.NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐỂ LẬP ĐỒ ÁN

II. MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ LẬP ĐỒ ÁN QUI HOẠCH 1/500.

 

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG.

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

(i) HIỆN TRẠNG ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

(ii) VỊ TRÍ GIỚI HẠN KHU ĐẤT NGHIÊN CỨU.

(iii) ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO KHU ĐẤT

(iv) KHÍ HẬU

(v) ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT

(vi) THUỶ VĂN

II. HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT:

(i) HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG

(ii) HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

(iii) HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN

(iv) HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

(v) HIỆN TRẠNG CHUẨN BỊ KỸ THUẬT

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG

CHƯƠNG IV: BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

I. PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

II. QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ :

III. CƠ CẤU PHÂN KHU CHỨC NĂNG:

TỔNG QUÁT

CƠ CẤU PHÂN KHU CHỨC NĂNG.

IV. QUY HOẠCH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN:

(i) TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN VÀ CỤM CÔNG TRÌNH

(ii) TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SÂN VƯỜN, CÂY XANH, KIẾN TRÚC CÁC CỤM CÔNG TRÌNH

V. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

CHƯƠNG V: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT

I. SAN NỀN.

II. GIAO THÔNG.

III. CẤP ĐIỆN.

IV. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC.

V. CẤP NƯỚC SINH HOẠT, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ.

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG

II. CÁC BIỆN PHÁP SỬ LÝ

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ -TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ.

I.TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

III.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN.

I. KẾT LUẬN.

II. KIẾN NGHỊ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác ơi. Tổng dự toán công trình là 100 triệu đô mà vốn đã có 45 triệu đô là làm ngon roài . Tổng dự Toán là 100 triệu USD = 2000 tỷ đồng roài . Dự án này phải lập Dự án đầu tư ( Hình như là dự án nhóm A hay B gì đó . Bác tìm hiểu tại luật đầu tư, nghị định 12, thông tư 04...) .

Bác phải lập dự án và đánh giá dự án cho toàn bộ 21 hạng mục . Các giai đoạn theo bản thiết kế cơ sở . Cụ thể chắc bác cũng đã làm roài . còn các văn bản pháp lý bao gồm :

Luật xây dựng 2005 , thông tư 04 BXD, Nghị Định 12, Nghị định 40, Luật đầu tư , Luật đấu thầu , Nghị định 40 .... em nhớ có chừng đó . Bác đọc kỹ luật đầu tư nhé. >2000 tỷ đồng là phải lập dự án đầu tư roài, ko được lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đâu nhé

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin chào các anh chị em,

Em đang có một câu hỏi về quản lý dự án (mà không biết đặt vào forum nào và đặt tên topic thế nào cho phù hợp, nên tạm đặt thế nào).

Có một dự án xây dựng (trên diện tích khoảng 21ha) với khoảng 21 hạng mục công trình, tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu usd, được chia thành ít nhất 2 giai đoạn. Hiện nay, chủ đầu tư dự án chỉ có thể huy động được nguồn vốn khoảng 45 triệu usd, do đó, dự định giai đoạn 1 chỉ xây dựng 9 hạng mục công trình.

Vậy bước Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở (thuyết minh + bản vẽ) sẽ cần thiết kế đến đâu, cho 9 hạng mục, hay cho cả 21 hạng mục.

Nhờ các anh chị em giải đáp giùm, liệu có thể giải trình việc này bằng văn bản pháp lý nào đó (Việt Nam, quốc tế) hay không?

Em cảm ơn!

Chào em!

Em đọc thêm Nghị định Số: 12/2009/NĐ-CP về Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Dòng này :

 

4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Câu trả lời của anh Tuệ hơi muộn mằn:

Theo em "chủ đầu tư dự án chỉ có thể huy động được nguồn vốn khoảng 45 triệu usd/ tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu usd"

tiến hành lập dự án thi công đồng loạt tất các móng sẽ có năng suất cao hơn, chờ vốn đến đâu, chồng mộc đến đó...

 

images614736_IMG_3598.jpg

chung_cu_ucityl.jpg

ha-tinh-nha-thau-ngam-muoi-cong-trinh-1.jpg

http://giaoduc.net.v....aspx?ID=222803

http://dantri.com.vn...long-thu-do.htm

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có lẽ đã muộn màng với svba1608 nhưng không sao cả vì sẽ không muộn với các bạn đang tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này, khi search đề tài này trúng topic này

Tất cả vì cộng đồng chứ không riêng gì một ai cả

 

Cảm ơn anh Tuệ, nó cũng không muộn với em vì trong tương lai có thể em lại gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên có một điều em quên không nhắc tới ở đầu topic, đó là dự án này thiết kế ý tưởng có 3 phần/giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có 9 hạng mục công trình và 45 triệu usd là vay vốn ODA nên không áp dụng ND 12/2009 được.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không phải là em đùa vui trên đau khổ của người khác đâu anh Tuệ ạ! Nhìn những đồng vốn bỏ ra, không quay vòng được em cũng đắng lòng và xót xa buồn lây cái nỗi buồn của chủ đầu tư.

Dẫu biết rằng những cây thép lạnh lùng vô cảm nhưng em vẫn muốn nói với thép rằng thương lắm thép ơi! Và em còn thương cả những cánh đồng mầu mỡ phì nhiêu bờ sôi ruộng mật thẳng cánh có bay nữa anh Tuệ ạ.

Những cây thép đáng thương và tội nghiệp kia như đang muốn ngoi lên khỏi ao bèo, như muốn rời xa cánh đồng cánh đồng chết ; không giống như trong hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều....

Đành vậy thôi, thôi đành chứ biết làm thế nào được...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Cảm ơn anh Tuệ, nó cũng không muộn với em vì trong tương lai có thể em lại gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên có một điều em quên không nhắc tới ở đầu topic, đó là dự án này thiết kế ý tưởng có 3 phần/giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có 9 hạng mục công trình và 45 triệu usd là vay vốn ODA nên không áp dụng ND 12/2009 được.

Ý, anh quên đọc phạm vi áp dụng của NĐ 12/2009

Và câu này trong NĐ12/2009 có thể tham khảo

nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập

 

Theo anh có thể tham khảo được, anh chưa đọc văn bản nào có nói tới việc phân kỳ đầu tư của vốn ODA, có thể là anh chưa tìm thấy. Tuy nhiên, theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 thì sẽ có đánh giá định kỳ về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Nếu báo cáo nghiên cứu khả thi phân tích được hình thức phân kỳ đầu tư của vốn ODA đạt hiệu quả cao thì vẫn có thể áp dụng được

 

Trích Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006

"9. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA; báo cáo tổng

hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm), đột xuất và theo yêu cầu đặc biệt của

Đảng và Nhà nước về tình hình quản lý, thực hiện các chương trình, dự án và

hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA."

 

Và em tham khảo cả bài viết trên của em Hoằn nữa nhé. Rất có ích. Thanks

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kính gửi anh Tuệ,

Em trân trọng tất cả những ý kiến đóng góp trong topic, tuy nhiên em không hiểu những ý sâu xa trong các bài viết của bạn Hoằn. Bản thân em không phải là người đưa ra câu hỏi này. Chỉ là lúc đó em tham dự một cuộc họp có 6 bên thảo luận rất gay gắt nên mang lên đây hỏi để nếu có câu trả lời phù hợp thì sẽ đưa ra ý kiến với các sếp (khi về đến công ty). Dự án này nó phức tạp ở chỗ: vay vốn ODA Hàn Quốc và công ty thiết kế kiến trúc là công ty Hàn. Ở HQ, báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ cần thiết kế đến ý tưởng là đủ, nhưng sang VN lại cần đến thiết kế cơ sở. Lúc đó chỉ còn 1 tháng để hoàn thiện tất cả hồ sơ để xin vay vốn. Nếu chỉ thiết kế cơ sở cho 9 hạng mục công trình thì sẽ nhanh hơn, tốt hơn là cho cả 21.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không có những ý gì gọi là sâu xa đâu chị Svba1608 ạ!

Có gì trong bụng em nói hết ra thôi, trong sản xuất kinh doanh, trong dự án đầu tư thu hồi vốn nhanh hay chậm là do mệnh trời, trời đã sinh ra thế chị ạ. Anh trai em đang phải giao bán máy phát điện trong thời buổi suy thoái kinh tế ...chắc chị hiểu là em cũng có chút đồng cảm và một chút đắng lòng và xót xa buồn lây cái nỗi buồn của chủ đầu tư.

(Bài viết chị gửi đã lâu, em thấy dự án thì em pót bài liên quan đến hai chữ dự án lên, mong chị hiểu và thông cảm)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Và em tham khảo cả bài viết trên của em Hoằn nữa nhé. Rất có ích. Thanks

Không biết bên Xây dựng thế nào? Bên Cơ khí, các doanh nghiệp trung bình và lớn thường có ít nhất là 1 cử nhân Luật doanh nghiệp nằm trong phòng dự án.

Ở các Ngân hàng mà em được tiếp xúc còn có riêng một phòng Pháp chế lo việc kinh doanh đúng luật mà không bị què vốn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bên Cơ khí và Ngân hàng quả thật là nhiều nhân sự. Riêng ở công ty em (mà từ ngày 10/10 đã có thể gọi là công ty cũ), số dự án luôn nhiều hơn số nhân viên thì một người làm vai trò của vài người. Kỹ sư nước có thể làm môi trường, điều tra xã hội học, viết dự án, quản lý website (mà có thể ở nhiều công ty khác cũng vậy). Cũng có thể do công ty em không phải doanh nghiệp trung bình và lớn (trên dưới 20 người). Tất cả mọi thứ dù không thuộc chuyên ngành bọn em đều (phải) làm, tự đọc, tự nghiên cứu, vì trong công ty ai ... cũng thế, chả có cử nhân Luật nào để hỏi cả, đôi khi cũng chẳng có thời gian mà giải đáp. Công ty em có một bạn học Luật ra, nhưng từ ngày tốt nghiệp đến giờ chắc bạn ấy chỉ dùng đến kiến thức luật khi viết mục: Những căn cứ pháp lý để lập Dự án.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành của bộ xây dựng. Hãy tham gia khóa học quản lý dự án do viện quản lý xây dựng tổ chức tại: 

tp hồ chí minh: https://vienquanlyxaydung.edu.vn/hoc-quan-ly-du-tai-tphcm/

hà nội: https://vienquanlyxaydung.edu.vn/khoa-hoc-quan-ly-du-tai-ha-noi-2018-moi-nhat/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×