Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
hoan2182

Nghề cơ khí ĐỐ VUI

Các bài được khuyến nghị

Lời giải đố câu 1 đã có trong trang 7 và 8 chủ đề:

[Xin tài liệu hướng dẫn DACNCTM2- Bánh Vít.] :

http://www.cadviet.c...40

 

Câu đố 2:

Về mối ghép giữa vành bánh vít và bánh ...đúc : Ø204H7^n6

Đây là mối ghép trung gian, nếu xét theo miền dung sai của trục và lỗ thì nó sẽ có :

Lỗ Ø204H7 >> Ø204+0.046^

trục Ø204n6 >> Ø204+0.060^+0.031

 

Độ dôi Nmax = 0.060 - 0.000 = 0.060

Độ hở Smax = 0.046 - 0.031 = 0.015

 

1)-Soi dưới góc nhìn miền dung sai của trục và lỗ , thì kiểu lắp Ø204H7^n6 có khe hở Smax = 0.015

nhưng nó vẫn là mối ghép chắc khỏe hơn lực sĩ ! Vì sao vậy???

 

2)-Dưới đây là tài liệu từ hai nguồn khác nhau, hỏi :Tài liệu nào tin cậy hơn??? (so sánh phần gạch chân mầu xanh)

 

Xin mời các bác cùng thư giãn!

39678_sdstwe111.png39678_u21225111.png

 

Câu đố trên để phục vụ anh lamhung2011 bảo vệ đồ án, đề tài bánh vít trục vít

vậy mà:

Không thấy anh lamhung2011 giả nhời ...buồn quá ...trời!!!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_sdter777_1.png

 

Vì sao chi tiết vành bánh vít có đường kính ngoài Ø428 đường kích trong Ø340 không  làm bằng vật  liệu: Đồng thanh-Nhôm-Sắt-Niken БpA ЖH 10 - 4 - 4 ???

Nêu ưu nhược điểm khi dùng vật liệu:  БpA ЖH 10 - 4 - 4  ( BCuAL10Fe4Ni4) để gia công vành bánh vít ???

 

Nguồn câu đố: http://www.cadviet.com/forum/topic/71119-nho-giup-do-an-ctm/

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Câu đố trên để phục vụ anh lamhung2011 bảo vệ đồ án, đề tài bánh vít trục vít

vậy mà:

Không thấy anh lamhung2011 giả nhời ...buồn quá ...trời!!!

Hi! Chị Hoan lúc nào cũng nhiệt tình trên 100%.

Lâu nay bận rộn nên ít khi được lên diễn đàn thảo luận cùng mọi người. 

Chị và các anh cơ khí vẫn khoẻ chứ ạ?

Dạo này công việc thế nào rồi chị?

ak, chị Hoan trên Hà Nội có tuyển nhiều về CNC không chị? Em tính ra Hà Nội xin làm về CNC mà không biết  ra đó có làm ăn chi được không nữa?

Nhờ chị tham vấn em với?hihi!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hi! Chị Hoan lúc nào cũng nhiệt tình trên 100%.

Lâu nay bận rộn nên ít khi được lên diễn đàn thảo luận cùng mọi người. 

Chị và các anh cơ khí vẫn khoẻ chứ ạ?

Dạo này công việc thế nào rồi chị?

ak, chị Hoan trên Hà Nội có tuyển nhiều về CNC không chị? Em tính ra Hà Nội xin làm về CNC mà không biết  ra đó có làm ăn chi được không nữa?

Nhờ chị tham vấn em với?hihi!

 

Hoằn cảm ơn Lamhung2011 rất nhiều vì anh vẫn còn nhớ đến Hoan2182 là cái tên cúng cơm của Hoằn. Hoằn đọc bài viết của anh đã lâu, rất tiếc là Hoằn không trả lời anh ngay được. Lý do rất đơn giản là từ ngày ấy đến nay,   Hoằn không  thể tìm kiếm được đơn vị sản xuất nào cần tuyển ...CNC để giới thiệu việc làm cho anh.

Chỉ có các cơ sở sản xuất liên quan đến thiết kế khuôn cối đột dập mới cần phải đầu tư mua máy CNC thôi, còn hầu hết các doanh nghiệp cơ khí của ta hiện nay đều không cần biết đến máy CNC là gì. Đó là sự thật đáng buồn  trong thời buổi mà “Phụ huynh vật vã giải toán tiểu học” và "Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong năm 2013 có hơn 26% sinh viên ra trường thất nghiệp và hơn 70% làm trái ngành nghề".

Chúc anh  gặp nhiều may mắn tìm được việc làm trái nghề nhưng có thu nhập  ổn định!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Câu đố 2:

Về mối ghép giữa vành bánh vít và bánh ...đúc : Ø204H7^n6

Đây là mối ghép trung gian, nếu xét theo miền dung sai của trục và lỗ thì nó sẽ có :

Lỗ Ø204H7 >> Ø204+0.046^

trục Ø204n6 >> Ø204+0.060^+0.031

Độ dôi Nmax = 0.060 - 0.000 = 0.060

Độ hở Smax = 0.046 - 0.031 = 0.015

 

39678_u21225111.png

 

Vì sao lắp ghép  Ø204H7^n6  lại thường có độ dôi và là loại lắp ghép vững chắc nhất trong nhóm lắp ghép trung gian. Khi dùng lắp ghép này để lắp và tháo các chi tiết phải dùng lực lớn (dùng các máy ép) ????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sr bác, quyền like trong ngày hôm nay của em đã hết. ^^ Nhưng phải nói là em very thank this idea :)

1. Chắc chắn rồi, em thiếu phần định vị chốt trụ ngắn vai hẹp vào đế gồ gá ở các nguyên công 3,4,5 . Còn 1 số quy ước khác thì em vẫn chưa rõ lắm, về cữ so dao thì em nghĩ tiện và khoan thì không bắt buộc phải dùng chứ ạ?

2. Chấu cặp máy tiện .... ^^ . Em tham khảo mấy anh khóa trên vẽ mâm cặp như vậy, và đi duyệt cô dũng chưa có ý kiến gì cả . Nhưng dù sao em cũng cám ơn bác, Em sẽ vẽ cả cái mâm cặp 3 chấu đã cắt ra và gán nó vào đấy.

Còn kiểm tra chi tiết, em có hỏi thầy rùi, thầy bảo vật đúc sau khi đúc thì cần phải kiểm tra , cái nào có khuyết tật, rỗ xỉ, rỗ khí , nứt ... thì phải loại bỏ. Sau đó thì làm sạch vật đức trước khi gia công ( bavia, đậu ngót, đậu rót, ... ) - và không cần cho vào bản vẽ nguyên công mà chỉ cần ghi vào thuyết minh thôi bác ạ. :) :)

Còn về lấy chuẩn thô để gia công cả chuẩn tinh, điều này bác Hoan cũng nói với em rất nhìu lần, nhưng trí thông minh có hạn, em mới tạm hiểu được như cái bài viết trên ( tiện em chia 3 nc đấy ạ ) - mong các bác cứ cho ý kiến.

3 . Cái này very chuẩn luôn. tỉ số L/D < 1 nên mới định vị được 2 bậc, nhưng không sao, em sẽ định vị cả mặt đầu của nó nữa ( 3 bậc nữa nhé )

- Hì hì hì, bác đang thắc mắc làm sao đưa được cái cờ lê vào mà vặn con ốc ở đầu trục gá đúng không. Em thấy mấy bác sửa xe có con lục năng thẳng đứ đự, họ đưa vào giữa con ốc và xoáy, xoáy xoáy ... Nhưng dù sao em vẫn nghĩ là đưa con ốc ra phía bên ngoài thì thực hiện thao tác vẫn dễ dàng hơn.

4. Nghe ý kiến của bác, thì em chỉ phát hiện ra mỗi cái " đường kính đai ốc lớn quá so với được kính của phiến dẫn ". Em nghĩ nhìu về vấn đề này rồi, d đai ốc = 2 d bu lông kẹp, nên e chỉ dám cho lỗ phiến dẫn to hơn với đường kính đai ốc mà thôi. Nhưng mà cái bạc C nó lại bé quá, chắc phải thiết kế nó to và dày hơn mới được.

6. .Đồ gá em cũng vẽ ra đây, nhưng đôi chỗ em chưa hiểu nguyên lý của nó lắm. Mong các bác chỉ giáo.

 

112847_nguyencong5_1.jpg

Khi ta quay tay quay 5 theo chiều tiến vào, đòn kẹp 6 cũng quay theo chiều ren tiến vào và thực hiện kẹp chặt. Chốt số 9 được lựa từ rãnh dọc theo tâm đòn kẹp vào vị trí rãnh vuông góc với tâm đòn kẹp nhờ tay quay số 4 và thực hiện cố định kẹp chặt.

Nhưng chi tiết số 4 em nghĩ chỉ tịnh tiến dọc theo tâm đòn kẹp thôi, chứ nếu quay thì chốt 9 va vào rãnh mất. Còn nếu nới chốt 9 lên và quay thì biết khi nào chốt 9 nó vào rãnh? Vả lại, đòn kẹp có ren ăn khớp với chi tiết số 4, do đó chi tiết số 4 chỉ quay theo chiều của ren chứ tịnh tiến sao được?

Hihi, nhưng mà thứ lỗi cho em, những gì bác nói về NC 6 này em vẫn chưa hiểu!

 

 

Câu số 5 Điều kiện đính kèm để cơ cấu kẹp tháo nhanh làm việc được là gì??? (Xem kỹ ảnh trên)

 

Giải đố : Rãnh số 8 phay theo hướng lên trên như hình ảnh , sẽ không thể làm việc được >>>Điều kiện cần và đủ để cơ cấu kẹp tháo nhanh làm việc được là phải phay rãnh số 8 đi xuống phía dưới mới làm việc được :

 

114276_qqqqqqzzzz.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bề mặt tiếp xúc của đòn kẹp 6 vẽ tùy ý hay theo tiêu chuẩn vậy chị, và áp dụng nó trong những trường hợp nào ạ. theo e hiểu thì cơ cấu này mình cần kẹp những bề mặt mà phải quay khá nhiều vòng ren nếu sử dụng ren vit . và cái khoảng cách em khoanh tròn màu đỏ đó bao nhiêu thì sử dụng hợp lý ạ.

untitled_zps710986e7.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_dvci1.png

114276_dvck2.jpg

Hình ảnh trên là đề thi của HỘI THI TAY NGHỀ QUỐC GIA - 2008.

Em nghĩ rằng đây là đề thi cấp Quốc gia dành cho sinh viên hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao nên người ra đề  đã cố tình tăng độ khó lên bằng cách đưa ra một bản vẽ, có vài tình tiết  hơi bị "lởm khởm" như hình vẽ trên.

Hãy sửa lại bản vẽ cho đúng và hợp lý????

Nguồn câu đố : http://www.cadviet.com/forum/topic/106601-pro-sw-nao-giup-em-ve-ren/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Gợi ý giải câu đố trên:

1- Nguyên lý làm việc của chi tiết không tên như ảnh trên cũng giống như nguyên lý làm việc ĐÀI GÁ DAO TIỆN, chỉ khác nhau về kết cấu. Đài gá dao của máy tiện, kết cấu bề mặt trượt là đường thẳng, còn chi tiết trong đề thi của HỘI THI TAY NGHỀ QUỐC GIA - 2008 , kết cấu bề mặt trượt là đường cong....

2- Ghi kích thước 3 cái cung cong dư ...lào để chi tiết không tên có thể làm việc được lâu bền theo đúng nguyên lý làm việc của nó vẫn còn đang là ẩn số. Xin mời các bác tiếp tục thư giản!

Tham khảo bài viết:

 

114276_273%C3%A0i_g%C3%A1_dao_ti7879n.pn

 

Bản vẽ của anh còn nhiều sai thiếu sót, sai sót, anh phải vẽ lại bản vẽ lại bản vẽ chi tiết  có kết cấu như em đóng trong khung,  thật đầy đủ,  ghi dung sai chỗ cần thiết, ghi độ nhẵn và sai lệch hình dáng hình học...

Nguồn: http://www.cadviet.com/forum/topic/85062-nho-moi-nguoi-huong-dan-ve-do-an-cong-nghe-che-tao-may/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em nghĩ rằng đây là đề thi cấp Quốc gia dành cho sinh viên hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao nên người ra đề  đã cố tình tăng độ khó lên bằng cách đưa ra một bản vẽ, có vài tình tiết  hơi bị "lởm khởm" như hình vẽ trên.

Hãy sửa lại bản vẽ cho đúng và hợp lý????

Nguồn câu đố : http://www.cadviet.com/forum/topic/106601-pro-sw-nao-giup-em-ve-ren/

 

 

Cách sửa lại bản vẽ của Haanh:

Thay 2 cái cung cong trên cung 120°C bằng 1 cái cung cong nối tiếp D=85:

11837_hhhh_2.png

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em đã viết : "Em nghĩ rằng đây là đề thi cấp Quốc gia dành cho sinh viên hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao nên người ra đề  đã cố tình tăng độ khó lên bằng cách đưa ra một bản vẽ, có vài tình tiết  hơi bị "lởm khởm" như hình vẽ trên." vì lý do sau:

114276_1aasqqq.png

 

 

1- Tiêu chuẩn Quả đất về ren hệ Mét gồm có:

+ Ren bước lớn có đường kính ngoài Ømax đến M68. (Không có ren bước lớn đến M85)

+ Ren bước nhỏ có đường kính ngoài Ømax đến M180. (Ø = 85 có 6 loại ren bước nhỏ là M85x1; M85x1.5; M85x2 ; M85x3 ; M85x4 và M85x6)

+Loại ren có đường ngoài kích thước nhỏ < Ø1 ( từ M0.25x 0.075.....  đến M0.9x0.225 

2-Điều kiện cần và đủ để mối ghép ren làm việc được là  phải có ít nhất 7 vòng ren. Kết cấu chi tiết cho đoạn ren dài 19 >> 19 / 3 = 6.3 >>> Không dùng được ren M85x3>>>Phải chọn M85x2 >>Chiều rộng rãnh thoát ren thường chọn bằng 2 lần bươc ren 2*S = 4

3- Đề thi của hội thi tay nghề quốc gia -2008 có mấy mấy chỗ chưa đẹp:

- Ghi lỗ ren M85 được gọi là sai cơ bản!

- Vẽ sai giao tuyến giữa Ø150 và M8

- Lỗ Ø125 sâu 15 yêu cầu độ nhẵn Ra=1.25  >>Chỉ cần tiện là được, không cần phải mài, do đó để rãnh thoát dao rộng 5 là hơi bị dở >> chỉ cần để 2mm

- Rãnh thoát dao quy ước vẽ kỹ thuật chỉ cần ghi chiều sâu và chiều rộng, ghi kích thước theo đường kính hơi bị tốn mực in …dễ nhầm lẫn

(Xem những chỗ khoanh mầu đỏ)

Nguồn:http://www.cadviet.com/forum/topic/106601-pro-sw-nao-giup-em-ve-ren/

 

114276_2456789.png

 

- R42.5 (Ø = 85) ghi độ nhẵn Ra =2.5 mà lại để dung sai tự do là hơi bị vô duyên vì đây là chỗ lắp ghép với trục để định vị rãnh trượt >>>phải  cho dung sai:Ø = 85H7

- Vẽ sai giao tuyến 3 lỗ M10 và Ø150

- Rãnh thoát dao quy ước vẽ kỹ thuật chỉ cần ghi chiều sâu và chiều rộng, ghi kích thước theo đường kính hơi bị tốn mực in …dễ nhầm lẫn

 

Chốt lại:

1- Em đã viết trong bài gợi ý: "Ghi kích thước 3 cái cung cong dư ...lào để chi tiết không tên có thể làm việc được lâu bền theo đúng nguyên lý làm việc của nó vẫn còn đang là ẩn số" Vì lý do sau:

- Muốn sửa kết cấu phải có bản vẽ lắp sản phẩm, để hiểu được nguyên lý làm việc của nó

- Nếu chỉ có 2 bản vẽ chi tiết , thì chỉ còn một cách duy nhất  là sửa những lỗi sai thường gặp...

2- Bài viết trên là thể hiện cách làm và cách nghĩ của em, chắc khó tránh khỏi những sai sót và ngộ nhật, rất mong được các bác viết bài góp ý chia sẻ, em xin trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sau 3 ngày vật lộn ra được cái này đây.

132484_img_082914_00223.jpg

Đờng kính r=51, R=200, P=400 tôn 5mm

 

Nguồn: http://www.cadviet.com/forum/topic/274-do-vui/page-75

Khai triển cánh của trục xoắn vít bằng thước và com-pa trêm AutoTAY  là việc làm đơn giản nhưng  tốn thời gian.

Làm thế nào để khai triển nhanh và chính xác được trên AutoCAD???

Xin mời các bác tiếp tục thư giãn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đây là cách làm của anh Oải Hương, xin mời chị Hà và các bác viết lời bình:

 

Xin lỗi mọi người quả là công việc quá bận rộn hôm nay mới có dịp vào diễn đàn.

- Thứ nhất khai triển cánh vít có cơ sở khoa học chứ không phải khai triển mò như mọi người nghĩ. Mình đưa ra công thức cho mọi người tham khảo

- Thứ hai để lên được cánh như trên không phải gò mà được đều vậy. Mình tính toán gia công bộ chày cối để đưa lên máy sấn tôn sấn đấy. Độ chính xác thế nào phụ thuộc vào việc bạn gia công chày và cối. Sau khi làm xong năng suất đạt được 40 bước/1ngay thợ bậc 0/7 vừa làm vừa ngủ gật.   Bạn nào cần chi tiết liên hệ nguyenvanduc1982@gmail.com

132484_untitled.jpg

Ai có cách nào hay hơn chỉ cho anh em cùng mót với nào

- Có chút vướng mắc nhờ anh em chỉ giáo. Mình vẽ được cái xoắn ốc 2D thế này mà sao trim nó lại không được. Sau khi dùng trim nó toàn tự outhttp://www.cadviet.com/upfiles/3/132484_

 

Nguồn: http://www.cadviet.com/forum/topic/274-d%E1%BB%91-vui/page-75

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đây là cách làm của anh Oải Hương, xin mời chị Hà và các bác viết lời bình:

 

 

Nguồn: http://www.cadviet.com/forum/topic/274-d%E1%BB%91-vui/page-75

Hề hề hề,

1/- Về công thức tính toán hình khai triển, tuy nom hơi lạ, song chắc chắn không khác gì so với cách khai triển thông thường mình vẫn dùng.

RU chính là chiều dái theo bước xoắn của mép ngoài cánh vít.

RE là chiều dài theo bước xoắn của mép trong cánh vít.

Từ đó tính ra R bán kính ngoài của miếng tôn khai triển (hay là r bán kinh lỗ khoét của miếng tôn khai triển như bạn Oaihuong đã làm), đồng thời tính ra góc chắn cung của miếng tôn khai triển này (hay góc cắt của miếng tôn khai triển như bạn Oaihuong đã tính)

2/- Tuy nhiên ở dây chưa hề quan tâm tới hệ số biến dạng của miếng tôn khi bị biến dạng từ tấm phẳng thành dạng cánh xoắn. Vì vậy chắc chắn khi gia công xong sẽ có sai số so với kích thước danh định. (kể cả khi bạn Oaihuong đã dùng khuôn ép (hay chấn như bạn ấy nói). Không có nhẽ việc gia công cánh dày 10 mm cũng giống như cánh dày 2mm hoặc việc gia công cánh bằng nhôm cũng giống như cách bằng tôn ư????

3/- Ấy là chưa nới đến biến dạng của cánh do nhiết độ khi hàn cánh vào trục. Bạn Oaihuong chưa nói rõ về công nghệ hàn cánh này ra sao để chống biến dạng nhiệt .......

Hề hề hề, làm mới khó chứ còn phán thì không quá khó nhể????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

3- Không biết cái Hoằn nó có biết phán hay không???

1- Mục tiêu ra câu đố của em là để tìm ra nhiều cách làm khác nhau, mỗi người tùy theo ý thích , có thể chọn một cách làm hợp với hoàn cảnh công việc của mình. Bởi vậy, em muốn tham khảo điểm khác biệt trong cách dựng của bác so với cách làm của anh Oải Hương???

Cách làm của anh Oải Hương, em biết rồi. Em chưa thử để biết là các công thức đó có sai số so với cách dựng của em không có đáng tin cậy và chính xác không???

(Cách khai triển của em cũng dựa trên cơ sở của Hoằn đã từng , Cách làm của em không cần phải xác định góc góc chắn cung như bác đã viết trong bài # số 1495 trong mục đố vui.

2- Về vấn đề biến dạng, ở đố vui bác đã viết:

Hề hề hề,

..............................................................................

Việc này nói lý thuyết thì không khó song việc tính toán thực tế lại không đơn giản vì nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của người gia công và chiều dày của miếng tôn khai triển.cũng như khả năng biến dạng dẻo của miếng tôn này.

Vậy nên mới cần bạn Oaihuong cho biết kinh nghiệm thực tế khi bạn ấy làm cái cánh vít này để mót thêm chút chút.

Và cái Hoằn đã hồi đáp:

.............................................................

2- Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu không ảnh hưởng gì đến việc đến việc tính toán kích thước khai triển chi tiết xoắn vít.

Chi tiết xoắn vít được làm bằng tôn thép 5mm kiểu thô mộc như  của anh Oải Hương,  khi khai triển tôn, chỉ việc khai triển theo đường kính trung bình (Dtb+S/2=Dngoài;  Dtb-S/2 = Dtrong) là ngon lành.

Kinh nghiệm của em Hoằn rút ra từ  thực tế sản xuất, khi khai triển những chi tiết  gò đòi hỏi độ chính xác cao là:

- Khi s ≤ 3mm =>> Khai triển theo đường kính trung bình.

- Khi 4mm ≤ S ≤ 8mm => Khai triển theo đường kính trung bình - (trừ đi) [từ 1mm đến S/2 mm], có nghĩa là:

Nếu S= 4 =>> Đường kính khai triển = Dtb - 1mm....

Nếu S=8 =>> Đường kính khai triển = Dtb - 4mm = Dtrong

Nếu S>8 ==>> Em chưa làm bao giờ nên chưa biết dư...lào :) :) :)

Lưu ý : Công thức chọn đường kính khai triển ở trên ứng dụng cho các loại vật liệu: Thép các bon thường, Thép các bon thường nhóm A; Thép các bon chất lượng; Thép kết cấu hợp kim; Đồng và Hợp kim đồng và cuối cùng là Nhôm và Hợp kim nhôm.

 

Em thấy bác là người rất hay phản hồi các bài viết của các thành viên trên diễn đàn. Cái Hoằn nó đã đưa ra ý kiến trái ngược với ý kiến của bác, sao bác không hồi đáp nhỉ??? :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

3- Không biết cái Hoằn nó có biết phán hay không???

1- Mục tiêu ra câu đố của em là để tìm ra nhiều cách làm khác nhau, mỗi người tùy theo ý thích , có thể chọn một cách làm hợp với hoàn cảnh công việc của mình. Bởi vậy, em muốn tham khảo điểm khác biệt trong cách dựng của bác so với cách làm của anh Oải Hương???

Cách làm của anh Oải Hương, em biết rồi. Em chưa thử để biết là các công thức đó có sai số so với cách dựng của em không có đáng tin cậy và chính xác không???

(Cách khai triển của em cũng dựa trên cơ sở của Hoằn đã từng , Cách làm của em không cần phải xác định góc góc chắn cung như bác đã viết trong bài # số 1495 trong mục đố vui.

2- Về vấn đề biến dạng, ở đố vui bác đã viết:

Và cái Hoằn đã hồi đáp:

 

Em thấy bác là người rất hay phản hồi các bài viết của các thành viên trên diễn đàn. Cái Hoằn nó đã đưa ra ý kiến trái ngược với ý kiến của bác, sao bác không hồi đáp nhỉ??? :) :) :)

Hề hề hề,

Chưa chứ không phải không hồi đáp.

Mà bây giờ thì đã có rồi đó, bác Haanh ạ.

 

Thực tế kỹ thuật cho thấy rằng cùng một yêu cầu có thể có nhiều cách thực hiện khác nhau, không nhất thiết là chỉ có một cách duy nhất.

Các kinh nghiệm của sách vở cũng như của những người đi trước luôn chỉ là những điều cần tham khảo trong quá trình xử lý công việc và người xử lý sẽ phải tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó khi xử lý công việc. Tùy theo kinh nghiệm thực tế của bản thân mà người xử lý lựa chọn từ những điều tham khảo được để có được kết quả tối ưu cho mình.

Các kinh nghiệm ltriển khai cánh vít mà em gái Hoan2182 đã nêu trong bài viết ở mục đố vui tuy khá cụ thể nhưng cũng chỉ là để tham khảo và cần phải có kiểm chứng từ chính người sử dụng nó. Để sử dụng được các kinh nghiệm này thì cũng cần phải hiểu rõ hơn về các giá trị trong các công thức tính toán ấy. Hiện tại mình chưa hiểu rõ về các giá trị này nên không thể nói nó đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai được.

Hề hề hề,...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng, vậy bữa nào rảnh, bác chia sẻ cho em về sự khác biệt trong cách khai triển của anh Oải Hương so với cách làm của bác nhé!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng, vậy bữa nào rảnh, bác chia sẻ cho em về sự khác biệt trong cách khai triển của anh Oải Hương so với cách làm của bác nhé!

Hề hề hề,

Cái khác biệt (nếu gọi vậy) chỉ là như mình đã nói trong bài số 67:

Oaihuong tính r= (A * E)/ (U-E)

Mình tính R = (U * E) / (U-E)

Trong đó U (tức RU): chiều dài theo bước vít của đường kính ngoài cánh vít

               E (tức RE): chiều dài theo bước vít của đường kinh trong cánh vít

Oaihuong tính góc chắn cung theo độ:

B= (U * 360)/ (delta)

Mình tính góc chắn cung theo radian:

B= (U-E)/A

 

Ngoài ra để tính U và E mình có tính thêm hệ số biến dạng tùy vào vật liệu và chiều dày vật liệu cũng như tỷ số giữa bước vít và đường kinh tính toán của cánh vít 

U=K1*U

E= K2*E

K1 = 0.93 - 0.99

K2 = 0.95- 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vậy là cách khai triển của bác, về cơ bản chỉ khác cách khai triển của anh Oải Hương mỗi đơn vị tính là góc + Hệ số biến dạng. Cách khai triển của em khác hoàn toàn, không phải tính góc khai triển

Rảnh em sẽ kiểm tra lại công thức tính của anh Oải Hương, xem mức độ chính xác ra ...răng :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@Chị Hà , khỏi phải mất công tính lại, dòm vào cái căn bậc hai  đã nhìn thấy sai cách dựng dùng công thức tính toán vừa không chính xác , vừa chậm tiến độ khai triển.

Tuy nhiên đây là chi tiết không đòi hỏi độ chính xác cao nên sau khi tính anh Oải Hương  đã làm tròn số, không lấy số lẻ sau dấu phẩy.

@Bác Bình: Em không hiểu bác đã dựa vào cơ sở lý thuyết nào để có được hệ số biến dạng hơi bị nhiều như thế???  (U=K1*U ;  E= K2*E ;  K1 = 0.93 - 0.99 ; K2 = 0.95- 1)

Hề hề hề,

1/- Nếu có thể em gái Hoan2182 hãy chỉ ra chỗ sai của cái công thức đó,

2/- Cơ sở lý thuyết của nó là mò từ thực nghiệm thôi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 - Mọi người dòm vào cái trục thô thế là biết độ chính xác cần thế nào.

- Thực tế mình làm thì thấy đường kính ngoài không bị biến dạng. chỉ bị biến dạng theo chiều dài tức là nếu khai triển theo công thức thì khi gia công xong nó sẽ dài hơn 1P. Còn việc nó biến dạng ở mức độ bao nhiêu thì mình không có cơ sở lý thuyêt để tính mà thực tế cũng không cần vì để làm được trên toàn trục mình phải ghép nhiều bước lại với nhau cuối cùng thừa đến đâu cắt đi đến đó.Khai triển là một phần nhưng công nghệ cũng là một phần quyết định sự chính xác. Tất nhiên là hàn sẽ có biến dạng nhưng mình phải có cách kiểm soát được mức độ biến dạng của nó hoặc là có bước xử lý biến dạng sau hàn.Mọi người xem cái này rùi cho ý kiến nhé. (Mình đã mót ở đây) 

 

- Còn việc khai triển thế nào phụ thuộc vào công nghệ gia công của xưởng. Mình đã từng thấy cánh vít này được khai triển là dạng thanh. 

=> haanh với hoằn có cách nào hay cho anh em mót tý nào.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 - Mọi người dòm vào cái trục thô thế là biết độ chính xác cần thế nào.

- Thực tế mình làm thì thấy đường kính ngoài không bị biến dạng. chỉ bị biến dạng theo chiều dài tức là nếu khai triển theo công thức thì khi gia công xong nó sẽ dài hơn 1P. Còn việc nó biến dạng ở mức độ bao nhiêu thì mình không có cơ sở lý thuyêt để tính mà thực tế cũng không cần vì để làm được trên toàn trục mình phải ghép nhiều bước lại với nhau cuối cùng thừa đến đâu cắt đi đến đó.Khai triển là một phần nhưng công nghệ cũng là một phần quyết định sự chính xác. Tất nhiên là hàn sẽ có biến dạng nhưng mình phải có cách kiểm soát được mức độ biến dạng của nó hoặc là có bước xử lý biến dạng sau hàn.Mọi người xem cái này rùi cho ý kiến nhé. (Mình đã mót ở đây) 

 

- Còn việc khai triển thế nào phụ thuộc vào công nghệ gia công của xưởng. Mình đã từng thấy cánh vít này được khai triển là dạng thanh. 

=> haanh với hoằn có cách nào hay cho anh em mót tý nào.

Hề hề hề,

Vậy là đã rõ. Có sự biến dạng của vật liệu sau khi gia công. Hệ số biến dạng này chưa được bạn Oaihuong xác định rõ nhưng chắc hẳn là nó phụ thuộc vào cơ tính vật liệu và chiều dày vật liệu.

Cách làm của bạn Oaihuong là một cách chấp nhận được trong trường hợp không cần độ chính xác quá cao về cánh vít. Nếu bạn quan tâm có thể từ đó lập ra được bảng thống kê về hệ số biến dạng này và rút ra được kinh nghiệm về cách xác định hệ số biến dạng khi ra công cánh vít. Khi đó có thể sẽ tránh được các sai số tích lũy của quá trình gia công về bước vít.

Vói các cánh vít được gia công từ thép thanh thì hệ số biến dạng sẽ khác hơn rất nhiều và các cánh vít kiểu này chỉ áp dụng được khi tỷ số giữa chiều cao cánh vít và đường kinh trong của cánh vít ở một khoảng giới hạn nhất định chứ không phải có thể dùng được cho mọi loại cánh vít.

Cách khai triển cánh vít theo từng bước vít như bạn Oaihuong đã làm ở đây là cách làm phổ biến và có thể ứng dụng được cho mọi loại cánh vít có chiều dày lý thuyết là không đổi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

1/- Nếu có thể em gái Hoan2182 hãy chỉ ra chỗ sai của cái công thức đó,

2/- Cơ sở lý thuyết của nó là mò từ thực nghiệm thôi.

:) :) :)

Trong trường hợp lăn miết ống như ở hình dưới đây mới cần phải  quan tâm đến biến dạng:

a1_zps982e8379.gif

acircd_zps0af4dc74.png

Cơ sở lý thuyết và thực tế của em là không phải tính biến dạng, bác Bình ạ!

Nguyên tắc làm việc bất di bất dịch là luôn cập nhật những tư liệu sách vở mới nhất để tính toán và chỉnh sửa trong quá trình gia công. Do vậy em đã khẳng định:

 

1- Chỉ cần xác định đường kính trong và ngoài là đủ để khai triển rồi, bác ạ! (Sau khi khai triển  thủ công trên AutoCAD xong,  góc chắn cung sẽ tự động hình thành)

2- Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu không ảnh hưởng gì đến việc đến việc tính toán kích thước khai triển chi tiết xoắn vít.

Chi tiết xoắn vít được làm bằng tôn thép 5mm kiểu thô mộc như  của anh Oải Hương,  khi khai triển tôn, chỉ việc khai triển theo đường kính trung bình (Dtb+S/2=Dngoài;  Dtb-S/2 = Dtrong) là ngon lành.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 - Mọi người dòm vào cái trục thô thế là biết độ chính xác cần thế nào.

- Thực tế mình làm thì thấy đường kính ngoài không bị biến dạng. chỉ bị biến dạng theo chiều dài tức là nếu khai triển theo công thức thì khi gia công xong nó sẽ dài hơn 1P. Còn việc nó biến dạng ở mức độ bao nhiêu thì mình không có cơ sở lý thuyêt để tính mà thực tế cũng không cần vì để làm được trên toàn trục mình phải ghép nhiều bước lại với nhau cuối cùng thừa đến đâu cắt đi đến đó.Khai triển là một phần nhưng công nghệ cũng là một phần quyết định sự chính xác. Tất nhiên là hàn sẽ có biến dạng nhưng mình phải có cách kiểm soát được mức độ biến dạng của nó hoặc là có bước xử lý biến dạng sau hàn.Mọi người xem cái này rùi cho ý kiến nhé. (Mình đã mót ở đây) 

- Còn việc khai triển thế nào phụ thuộc vào công nghệ gia công của xưởng. Mình đã từng thấy cánh vít này được khai triển là dạng thanh. 

 

Nguyên nhân dài ra là anh khai triển sai là cái chắc rồi !

Lực dập của anh lớn quá  cũng góp phần làm nó giãn dài ra!

Có cơ sở lý thuyết về biến dạng hẳn hoi chẳng qua là anh ít đọc sách và anh ít kinh nghiệm thực tế thôi

Một người đi xe đạp lao thẳng  vào một con bò  >>> người và xe đạp bị biến dạng

Một cái xe container quyệt nhẹ vào con bò >>> con bò bị biến dạng

Anh chụp ảnh bản vẽ khai triển đã đưa cho thợ gửi lên đây xem sao???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nguyên nhân dài ra là anh khai triển sai là cái chắc rồi !

Lực dập của anh lớn quá  cũng góp phần làm nó giãn dài ra!

Có cơ sở lý thuyết về biến dạng hẳn hoi chẳng qua là anh ít đọc sách và anh ít kinh nghiệm thực tế thôi

Một người đi xe đạp lao thẳng  vào một con bò  >>> người và xe đạp bị biến dạng

Một cái xe container quyệt nhẹ vào con bò >>> con bò bị biến dạng

Anh chụp ảnh bản vẽ khai triển đã đưa cho thợ gửi lên đây xem sao???

 

Hề hề hề,

Cơ sở lý thuyết về biến dạng là:

Người đi xe đạp lao thẳng vào con bó thì cả người, xe đạp và con bó cùng biến dạng nhưng các biến dạng này khác nhau.

Tương tự, xe container quệt nhẹ vào con bò thì cả con bò và xe container đều bị biến dạng với các mức độ biến dạng khác nhau.

Trừ vật rắn tuyệt đối, còn tấc các vật thể khi chịu một lực tác động dù cực  nhỏ cũng đều bị biến dạng tùy vào khả năng chống biến dạng của nó. Khi biến dạng vượt quá khả năng đàn hồi của vật liệu và chưa tới mức phá hủy vật liệu thì được xem là biến dạng dẻo .......

Cái cánh vít mà bạn Oaihuong đã làm dựa trên biến dạng dẻo này của vật liệu.Các biến dạng dẻo đều làm thay đổi kích thước hình học ban đầu của phôi chịu biến dạng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×