Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
hoan2182

[Trân trọng kính mời] VIẾT LISP CHO DÂN CƠ KHÍ!

Các bài được khuyến nghị

Ý kiến phản biện của em là như thế, còn quyền quyết định cuối cùng vẫn là các nhà đầu. Khi ra hội đồng nghiệm thu, nguyên tắc là biểu quyết lấy quá bán. Sau khi hội đồng nghiệm thu chuẩn y phê duyệt, dự án có được Ngân hàng cho vay vốn hay không lại là chuyện khác hơi lằng nhằng loằng ngoằng ngoằn ngoèo và ...nhạy cảm nữa.

Anh không quan tâm tới "hội đồng nghiệm thu" mà em nói tới. Anh chỉ quan tâm lisp mình viết ra có được người dùng chấp nhận để down về dùng hay không mà thôi.

Có một căn bệnh cố hữu của con người mà ai cũng mắc (tất nhiên anh cũng thế): là khi mình đưa ra chính kiến thì mình luôn nghĩ các ý kiến trái chiều là dỡ hơi. Làm sao để gạt bớt nó đi thôi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cuộc sống luôn chứa đầy những nghịch lý, và phải biết chấp nhận nghịch lý tỉ dụ như khi tham gia giao thông...

Em hiểu ý của anh và em hiểu:

"65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ.... Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ."

Hội đồng nghiệm thu hay hội đồng thi Hoa hậu cũng thế thôi, khi đã bỏ phiếu kín rồi Á hậu cũng phải thôi đành đành thôi, chắc chưa từng xảy ra trường hợp Á hậu phát ngôn là tôi đáng được trao vương miện hơn...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hội đồng nghiệm thu hay hội đồng thi Hoa hậu cũng thế thôi, khi đã bỏ phiếu kín rồi Á hậu cũng phải thôi đành đành thôi, chắc chưa từng xảy ra trường hợp Á hậu phát ngôn là tôi đáng được trao vương miện hơn...

Anh cũng chẳng quan tâm đến việc bỏ phiếu. Em thích thì em dùng, người khác không thích thì quẳng vào sọt rác, chẳng hề chi. Anh viết cho cộng đồng chứ không viết cho 1 cá nhân hay hội đồng nào. Thậm chí không ai dùng cũng chả sao, miễn là mình có cái hứng thú để viết, mặc dù bây giờ thì cái hứng ấy càng cụt dần vì những chuyện chả đâu vào đâu.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác cũng đã bỏ qua mất 1 quyền được "từ chối" là không dùng chuột, không dùng phím ESC, không nhấn mouse vô "X" (và đương nhiên là không có nút Cancel) mà vẫn Cancel được

Tue_NV viết rất rõ ràng mà. Để bác suy nghĩ thêm..... :lol:

Hề hề hề,

Mình không đủ trình độ như các bác để bàn về nút Cancel như đã nói. Song có điều không vô lý là bản thân mình đã từng dính đòn khi không sử dụng nút cancel để thoát hộp thoại khi chẳng làm bất cứ một thao tác gì trên hộp thoại. cái hộp thoại nó treo lơ lửng mà nhấn esc cũng vô nghĩa. Có thể do mình dốt nhưng có lẽ những người làm ra autolisp không dốt khi họ phải mất công thiết kế việc tạo đồng thời hai nút OK và cancel bằng một lệnh đơn giản như bác Ha đã dùng.

 

Và đây là lời của một người đã viết sách dạy về Autolisp - Ông Jeffy Sanders:

 

 

Important: You should never ever attempt to build a dialog box without a cancel button. Trust me. Or you can do what I did and find out for yourself.

Chú ý quan trọng: Đừng bao giờ cố gắng tạo một hộp thoại không có nút Cancel. Hãy tin tôi đi. Hoặc là bạn có thể cứ làm điều tôi đã làm và tự tìm ra kết luận của bạn.

Có thể ông ấy nói chưa đúng, song mình dốt hơn ông ấy và đang phải học từ ông ấy nên chưa thể giải thích gì hơn về việc này và cũng chả dám liều tìm ra kết luận cho mình. (Hay đúng hơn là đã dính cái đòn treo lơ lửng như đã nói thậm chí dùng Esc cũng chả thoát được nên kinh . Tại sao ư?? Tại dốt)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Anh có thể bật mí cho em biết anh sản xuất mặt hàng gì và xuất sang thị trường nào không??? Mã hiệu hàng hóa???

Em muốn biết thông tin, chứ không có ý định sản xuất cạnh tranh.

(Em cũng từng làm việc ở Công ty liên doanh có tên Goshi-Thanglong, chuyên sản xuất các chi tiết phụ tùng ôtô, xe máy. Không thấy họ chơi kiểu dung sai phì tiêu chuẩn)

 

Hề hề hề,

Thứ nhất là chẳng có gì bí mật ở đây cả mà chỉ đơn giản là anh không muốn cô biết.

Thị trường thì đã nói rồi, còn mã hàng hóa anh cũng không muốn cho cô biết nốt.

Thông tin thế giới quá nhiều để cho cô thu thập, thiếu thông tin vê công việc của anh em cũng chả thiệt hại gì đâu.

Thứ hai là : Chuyện canh tranh thì anh nào sợ bố con thằng nào. Thêm một em hay vài chục em nữa đâu có phải cái để anh lo sợ. Cái anh sợ chính là cái anh không tự thắng được chính mình thôi em ạ.

Thứ ba là: Cuộc sống của anh, công việc của anh nào có phụ thuộc chi tới mấy cái công ty mà em đã làm cho họ. Bởi vậy mà Họ là họ mà đi là đi em ạ.

Họ chả vì anh làm đồ phi tiêu chuẩn mà họ chết. Còn anh cũng chả phải vì họ làm theo tiêu chuẩn mà anh phải theo. Anh chỉ theo cái mà anh thấy là phù hợp thôi em à. Mà nhiều khi họ còn phải làm thuê cho anh ấy chứ. Điều đó để em biết rằng họ cũng phải làm theo phi tiêu chuẩn để chiều lòng khách hàng mà thôi. cái em chưa thấy không phải là cái không thể có. Đừng quá tự tin vào cái mình có mà sẽ bỏ lỡ nhiều điều hay trong cuộc sống.

Thứ tư là: Chớ có lo cho anh. Còn lâu anh mới chết được. Còn đủ sức vô điễn đàn cãi nhau với em cho vui vài chục năm nữa ấy chứ.

Hề hề hề,..

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Cái nhà cô này bướng gớm....

Nhưng chớ nghĩ bướng vậy là đúng nhé.

Nói như em gái thì người ta bày ra một lô các miền dung sai ngoài các miền dung sai được dùng cho các kiểu lắp ghép ấy chả sử dụng đến để làm gì nhể???

Cứ theo em gái thì chỉ được dùng các kiểu lắp H6/js5, JS6/h5, H8/js7, JS8/h7,H7/k6, K7/h6,H6/k5, K6/h5,H8/k7, K8/h7 trong thiết kế ấy à???

Không đúng đâu em gái à.

Tỷ như với kiểu lắp ghép H8/k7, trên thực tế với việc sản xuất loạt lớn và tay nghề thợ chưa đủ cao, người ta vẫn có thể sử dụng kiểu lắp H9/k7 để giảm tỷ lệ phế phẩm mà chả ảnh hưởng chi tới sự làm việc của kết cấu lắp ấy cả. Không tin em cứ việc kiểm tra bằng hình vẽ sơ đồ mối lắp, thậm chí em cũng có thể phân vùng chi tiết lắp hay các tính toán về lực ghép xem nó có chi không được không nhé. Thậm chí với cùng đặc tính mối ghép này người ta vẫn có thể chọn các miền dung sai A và B nữa nếu như sai lệch về đô dôi, dộ hở của mối ghép không sai biệt quá nhiếu .

Các kiểu lắp đưa ra trong sổ tay chỉ là những ví dụ và được khuyên là nên dùng thôi em ạ. Còn cụ thể dùng cái gì thì người thiết kế phải tính toán và lựa chọn cho phù hợp với rất nhiều yếu tố khách quan khác nữa.

Đó cũng chính là lý do mà anh đã nói nhiều lần là cần một khoảng tự do để người thiết kế được quyền lựa chọn, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu người thiết kế chỉ biết nhòm sách mà làm thì chưa thể là người thiết kế tốt được. Thực tế chả phải cái gì cũng giơ sách ra mà cãi được đâu vì kiến thức trong sách còn cách thực tế xa lắm lắm. Tây, ta tàu tưởng gì cũng vậy.

Nếu em vẫn còn lăn tăn thì cứ chịu khó sưu tầm dăm chục cái bản vẽ của chúng nó về rồi đem ra mà soi với cái sổ tay của em sẽ rõ. Đảm bảo em sẽ tìm thấy những điều không có từ sách.

Hề hề hề,

Cứ bình tâm, đọc kỹ những điều anh đã nói, trả lời nghiêm túc các câu hỏi anh đã đưa ra, cộng với nhìn thẳng vào cái thực tế em đã và đang làm, tham khảo thêm vài chục ông sỹ các kiểu nữa, có thâm niên nghề nghiệp khá khá, em sẽ tìm thấy cho mình câu trả lời phù hợp nhất.

Hề hề hề,...

PS: Em làm ơn nhắc ông chủ AVYE post nốt hai cái miền dung sai của truc zb và zc lên nhé. Anh không có phần mềm để chuyển từ pdf sang Excel, mà ngồi gõ thì chuối quá. Mất uy tín cán bộ em ạ.

Thực sự là em vẫn chưa hiểu chỗ em đã bôi màu trong bài viết của anh vì em thấy có nhiều tình tiết mâu thuẫn và phi logic ???

Em có thể chứng minh bằng số liệu anh đưa ra về việc lý luận của anh ẩn chứa nhiều nghịch lý. Em muốn anh nói rõ để em hiểu thêm tí ti nữa, sau đó em sẽ tiếp tục phản biện.

Quan niệm của em là đã tranh luận là phải tranh luận tới cùng để hiểu cái mình chưa hiểu, tranh luận lên bờ xuống ruộng, tranh luận tới bến , tranh luận đến hẹn lại lên và lên đúng hẹn, em sẽ không bao giờ tuyên bố dừng tranh luận.

Hề hề hề,

Và đây là lời của một người đã viết sách dạy về Autolisp - Ông Jeffy Sanders:

Important: You should never ever attempt to build a dialog box without a cancel button. Trust me. Or you can do what I did and find out for yourself.

Chú ý quan trọng: Đừng bao giờ cố gắng tạo một hộp thoại không có nút Cancel. Hãy tin tôi đi. Hoặc là bạn có thể cứ làm điều tôi đã làm và tự tìm ra kết luận của bạn.

Có thể ông ấy nói chưa đúng, song mình dốt hơn ông ấy và đang phải học từ ông ấy nên chưa thể giải thích gì hơn về việc này và cũng chả dám liều tìm ra kết luận cho mình. (Hay đúng hơn là đã dính cái đòn treo lơ lửng như đã nói thậm chí dùng Esc cũng chả thoát được nên kinh . Tại sao ư?? Tại dốt)

Hình như là anh tin theo người viết sách, em cũng thế cũng tin người viết sách. Và không phải sách nào cũng tin cả, mình phải tin vào cái mình đã dùng và thấy thuận tiện là OK!

Hình như có nghịch lý có mâu thuẫn và phi logic giữa bài viết này và các bài viết em đã trích dẫn của anh chỗ em bôi mầu xanh cỏ lá???

Hề hề hề

Em trích một phần chứ em trích toàn bộ thì cũng đảm bảo rằng các kiểu lắp ghép có trong đó không chứa hết tất cả các miền dung sai có thể có. Và do vậy ắt sẽ có những miền dung sai thừa ư???

Anh chỉ lấy phần trích của em để tiện nói thôi chứ không phải anh không biết và không có sổ tay thiết kế cơ khí. Anh chỉ nói để em thấy những sự chưa hợp lý trong cách đặt vấn đề của em chứ không phải anh cần thắng hay thua trong vấn đề này. Với anh, tất cả những gì anh hiểu, kể cả đúng và sai anh đều thẳng thắn trao đổi chứ chả cần phải sách hay vở chi cho nó thêm ...... rối. Sách nào dù có hay đến mấy cũng chỉ là sách. Việc vận dụng cái có trong sách vào cuộc sống phải là do con người và tùy thuộc vào con người. Sách hay mà người dở thì công việc vẫn dở, mà ngược lại sách dở người hay thì công việc vẫn hay. Do vậy mình hay hay dở là do mình chứ nào phải do sách mà lấy nó ra ..... Dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm về việc mình nói, mình làm, ấy mới là cái thằng anh em ạ.

Túm lại là anh bảo lưu quan điểm của anh về việc thiết kế cũng như việc tạo ra các công cụ phục vụ người thiết kế.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thế thì tốt quá!

:rolleyes: :rolleyes:

Anh cũng chẳng quan tâm đến việc bỏ phiếu. Em thích thì em dùng, người khác không thích thì quẳng vào sọt rác, chẳng hề chi. Anh viết cho cộng đồng chứ không viết cho 1 cá nhân hay hội đồng nào. Thậm chí không ai dùng cũng chả sao, miễn là mình có cái hứng thú để viết, mặc dù bây giờ thì cái hứng ấy càng cụt dần vì những chuyện chả đâu vào đâu.

Em cũng không dùng vì công việc của em Hoằn đã thoát ly nghề cơ khí từ ngày em lấy chồng gần một năm rồi, sau này có quay lại nghề cơ khí nữa không em cũng chưa biết anh ạ!

"Vắng mợ thì chợ vẫn đông

Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui!"

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thực sự là em vẫn chưa hiểu chỗ em đã bôi màu trong bài viết của anh vì em thấy có nhiều tình tiết mâu thuẫn và phi logic ???

Em có thể chứng minh bằng số liệu anh đưa ra về việc lý luận của anh ẩn chứa nhiều nghịch lý. Em muốn anh nói rõ để em hiểu thêm tí ti nữa, sau đó em sẽ tiếp tục phản biện.

Quan niệm của em là đã tranh luận là phải tranh luận tới cùng để hiểu cái mình chưa hiểu, tranh luận lên bờ xuống ruộng, tranh luận tới bến , tranh luận đến hẹn lại lên và lên đúng hẹn, em sẽ không bao giờ tuyên bố dừng tranh luận.

 

Hình như là anh tin theo người viết sách, em cũng thế cũng tin người viết sách. Và không phải sách nào cũng tin cả, mình phải tin vào cái mình đã dùng và thấy thuận tiện là OK!

Hình như có nghịch lý có mâu thuẫn và phi logic giữa bài viết này và các bài viết em đã trích dẫn của anh chỗ em bôi mầu xanh cỏ lá???

Hề hề hề,

Nếu muốn em còn có thể tìm thấy nhiều nghịch lý nữa trong các bài viết của anh. Đó cũng là chuyện đương nhiên bởi anh vốn chỉ có cái lý của thằng nghịch mà.

Việc anh tin cái ông Jeffy Sander là bởi anh đã dính đòn. Đơn giản là vậy. Anh đã dẫn ông ấy ra đâu phải là anh dựa vào ông ấy nói mà là dựa vào cái sự dốt của anh hơn ông ấy. Còn nếu anh đã tự giải quyết được vấn đề thì kể cả bố ông ấy anh cũng chả mượn. Cũng vì mình dở nên mình mới không thể hiểu cái mà người ta đã hiểu.

Cái logic của anh mới mót được đến vậy nên có thể cũng chẳng hiểu được cái logic của em. Em muốn biện cái chi thì cứ việc biện, còn cái anh hiểu thì anh cứ dùng. Chả ảnh hưởng tới việc biện của em và cũng chả là cái anh nhất định phải thế. Anh chả có ý bắt em phải dừng cái gì cả, cái gì em thấy thích thì cứ làm. Làm cho tới khi không còn đủ cái thích nữa thì thôi.

Hề hề hề,

Chả phải bao giờ sự tranh luận cũng đưa đến kết quả là mình hiểu được cái gì đó, bởi đơn giản một điều là nếu tất cả những người tham luận đều dốt như nhau và đều chỉ tin là mình đúng thì việc tranh luận ấy sẽ không thể đưa đến điều gì hay cả.

Trong cuộc sống, trong khoa học cũng như trong mọi vấn đề khác, cái gì đúng sẽ tự nó tồn tại mà chả cần tới bất cứ một cuộc tranh luận nào. Vấn đề chỉ là khi nào thì người ta ngộ ra được cái đúng đó mà thôi. Ngộ ra thì sẽ dùng được nó, còn chả ngộ ra nó cũng chả vì thế mà chết yểu. Mà cái sự ngộ này thì chả phải ai cũng giống ai. Có người ngộ nhiều, có người ngộ ít nên cái sự ngộ ..... nghĩnh cũng là bình thường em ạ.

Kẻ ngộ nhiều thì được hưởng nhiều, kẻ ngộ ít thì được hưởng ..... nhiều hơn, Chả thế mà các cụ bảo thánh nhân đãi kẻ khù khờ.

Vậy nên việc em muốn anh nói rõ tí ti nữa đã xong rồi. Em cứ việc phản cái biện nào mà em chưa thấy khoái.

Hề hề hề,..

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)- Đọc bài viết của anh Bình, em chẳng ngộ ra được cái gì cả! Song vẫn còn đọng trong lại trong tâm trí Hoằn khá rõ nét như âm vang của bài hát quen thuộc từ một thời còn thơ ngây và bồng bột xa xưa vọng về, đó chính là bài hát: Triết học.

Vâng, triết học là bộ môn khoa học biện chứng rõ ràng và minh bạch chỉ có Hoằn là lơ mơ là hiểu nó rất mơ hồ và mập mờ, để rồi đi thi lĩnh trọn một con 4 tròn trịa.

Theo cách nghĩ của Hoằn thì Triết học là môn học nó đưa Hoằn vào một mê lộ kinh hoàng bạt vía khi phải đi hết mập mờ này đến mập mờ khác…

2)- Vấn đề Cancel coi như xong, quyền quyết định cuối cùng vẫn là do các nhà đầu tư quyết định.

Em Hoằn thì thích Em…tơ (em coi cái nút Cancel như nốt ruồi to bằng hạt ngô ba răng ngựa trên mũi của Emlispghisailech), anh Tuệ thì bảo ấn nút X cũng được, anh Hà thì lại ngần ngừ lưỡng lự giữa Cancel và Esc, còn anh Bình thì lại khoái khẩu cái món Cancel…

Hề hề hề,

Xin phép bàn một tí về các ý kiến của em Hoan2182:

1/- Về cơ bản những thứ cần bỏ là nên giữ vì các lý do sau:

- Nút Cancel mà bỏ thì hộp thoại rất dễ treo lơ lửng trên 9 tầng CAD, muốn gỡ xuống cũng chả dễ dàng gì.

3)- Việc tranh luận giữa em và anh Bình trên bàn hội nghị là phù hợp với quy luật phủ định của phủ định. Ai cũng có quyền được tranh luận và ai cũng có quyền bất khả xâm phạm đã được nói đến trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 bất hủ của nước Mỹ là được đưa ra những luận cứ luận chứng để bảo vệ ý tưởng của mình.

Tranh luận là để đi đến thống nhất quan điểm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm và yêu thương nhau hơn, không phải là để tranh giải nhất nhì như thi đấu thể thao.

Phủ định cái lisp lần thứ nhất để khẳng định cái lisp đã sửa. Sự tranh luận tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn cái lisp ban đầu.

Kết quả của sự phủ định của phủ định làm cho bà con dân làng Cơ khí được chiêm ngưỡng vẽ đẹp của Emlispghisailech lộng lẫy kiêu sang nguy nga trùng điệp và hoành tráng hơn cả Vạn lý trường thành. Dẫu sao thì

em nó vẫn có nét duyên thầm thì con gái bởi cái nốt ruồi son vuông thành sắc cạnh do anh Tuệ trang điểm cho em nó, hi vọng là anh Tuệ sẽ trang điểm thêm cái history thon thả thắt đáy lưng ong...

4)- "Vậy nên việc em muốn anh nói rõ tí ti nữa đã xong rồi. Em cứ việc phản cái biện nào mà em chưa thấy khoái.

Hề hề hề,.."

Việc em Hoan 2182 muốn anh nó rõ tí ti nữa là ở cái này cơ:

Hề hề hề,

Cái nhà cô này bướng gớm....

Nhưng chớ nghĩ bướng vậy là đúng nhé.

Nói như em gái thì người ta bày ra một lô các miền dung sai ngoài các miền dung sai được dùng cho các kiểu lắp ghép ấy chả sử dụng đến để làm gì nhể???

Cứ theo em gái thì chỉ được dùng các kiểu lắp H6/js5, JS6/h5, H8/js7, JS8/h7,H7/k6, K7/h6,H6/k5, K6/h5,H8/k7, K8/h7 trong thiết kế ấy à???

Không đúng đâu em gái à.

Tỷ như với kiểu lắp ghép H8/k7, trên thực tế với việc sản xuất loạt lớn và tay nghề thợ chưa đủ cao, người ta vẫn có thể sử dụng kiểu lắp H9/k7 để giảm tỷ lệ phế phẩm mà chả ảnh hưởng chi tới sự làm việc của kết cấu lắp ấy cả. Không tin em cứ việc kiểm tra bằng hình vẽ sơ đồ mối lắp, thậm chí em cũng có thể phân vùng chi tiết lắp hay các tính toán về lực ghép xem nó có chi không được không nhé. Thậm chí với cùng đặc tính mối ghép này người ta vẫn có thể chọn các miền dung sai A và B nữa nếu như sai lệch về đô dôi, dộ hở của mối ghép không sai biệt quá nhiếu .

Các kiểu lắp đưa ra trong sổ tay chỉ là những ví dụ và được khuyên là nên dùng thôi em ạ. Còn cụ thể dùng cái gì thì người thiết kế phải tính toán và lựa chọn cho phù hợp với rất nhiều yếu tố khách quan khác nữa.

Đó cũng chính là lý do mà anh đã nói nhiều lần là cần một khoảng tự do để người thiết kế được quyền lựa chọn, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu người thiết kế chỉ biết nhòm sách mà làm thì chưa thể là người thiết kế tốt được. Thực tế chả phải cái gì cũng giơ sách ra mà cãi được đâu vì kiến thức trong sách còn cách thực tế xa lắm lắm. Tây, ta tàu tưởng gì cũng vậy.

Nếu em vẫn còn lăn tăn thì cứ chịu khó sưu tầm dăm chục cái bản vẽ của chúng nó về rồi đem ra mà soi với cái sổ tay của em sẽ rõ. Đảm bảo em sẽ tìm thấy những điều không có từ sách.

Hề hề hề,

Cứ bình tâm, đọc kỹ những điều anh đã nói, trả lời nghiêm túc các câu hỏi anh đã đưa ra, cộng với nhìn thẳng vào cái thực tế em đã và đang làm, tham khảo thêm vài chục ông sỹ các kiểu nữa, có thâm niên nghề nghiệp khá khá, em sẽ tìm thấy cho mình câu trả lời phù hợp nhất.

Hề hề hề,...

PS: Em làm ơn nhắc ông chủ AVYE post nốt hai cái miền dung sai của truc zb và zc lên nhé. Anh không có phần mềm để chuyển từ pdf sang Excel, mà ngồi gõ thì chuối quá. Mất uy tín cán bộ em ạ.

Thực sự là em vẫn chưa hiểu chỗ em đã bôi màu trong bài viết của anh vì em thấy có nhiều tình tiết mâu thuẫn và phi logic ???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)- Đọc bài viết của anh Bình, em chẳng ngộ ra được cái gì cả! Song vẫn còn đọng trong lại trong tâm trí Hoằn khá rõ nét như âm vang của bài hát quen thuộc từ một thời còn thơ ngây và bồng bột xa xưa vọng về, đó chính là bài hát: Triết học.

Vâng, triết học là bộ môn khoa học biện chứng rõ ràng và minh bạch chỉ có Hoằn là lơ mơ là hiểu nó rất mơ hồ và mập mờ, để rồi đi thi lĩnh trọn một con 4 tròn trịa.

Theo cách nghĩ của Hoằn thì Triết học là môn học nó đưa Hoằn vào một mê lộ kinh hoàng bạt vía khi phải đi hết mập mờ này đến mập mờ khác…

2)- Vấn đề Cancel coi như xong, quyền quyết định cuối cùng vẫn là do các nhà đầu tư quyết định.

Em Hoằn thì thích Em…tơ (em coi cái nút Cancel như nốt ruồi to bằng hạt ngô ba răng ngựa trên mũi của Emlispghisailech), anh Tuệ thì bảo ấn nút X cũng được, anh Hà thì lại ngần ngừ lưỡng lự giữa Cancel và Esc, còn anh Bình thì lại khoái khẩu cái món Cancel…

 

3)- Việc tranh luận giữa em và anh Bình trên bàn hội nghị là phù hợp với quy luật phủ định của phủ định. Ai cũng có quyền được tranh luận và ai cũng có quyền bất khả xâm phạm đã được nói đến trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 bất hủ của nước Mỹ là được đưa ra những luận cứ luận chứng để bảo vệ ý tưởng của mình.

Tranh luận là để đi đến thống nhất quan điểm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm và yêu thương nhau hơn, không phải là để tranh giải nhất nhì như thi đấu thể thao.

Phủ định cái lisp lần thứ nhất để khẳng định cái lisp đã sửa. Sự tranh luận tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn cái lisp ban đầu.

Kết quả của sự phủ định của phủ định làm cho bà con dân làng Cơ khí được chiêm ngưỡng vẽ đẹp của Emlispghisailech lộng lẫy kiêu sang nguy nga trùng điệp và hoành tráng hơn cả Vạn lý trường thành. Dẫu sao thì

em nó vẫn có nét duyên thầm thì con gái bởi cái nốt ruồi son vuông thành sắc cạnh do anh Tuệ trang điểm cho em nó, hi vọng là anh Tuệ sẽ trang điểm thêm cái history thon thả thắt đáy lưng ong...

4)- "Vậy nên việc em muốn anh nói rõ tí ti nữa đã xong rồi. Em cứ việc phản cái biện nào mà em chưa thấy khoái.

Hề hề hề,.."

Việc em Hoan 2182 muốn anh nó rõ tí ti nữa là ở cái này cơ:

 

Thực sự là em vẫn chưa hiểu chỗ em đã bôi màu trong bài viết của anh vì em thấy có nhiều tình tiết mâu thuẫn và phi logic ???

Hề hề hề,

Em chưa hiểu thì việc của em là cố học để hiểu. Không liên quan gì tới việc anh có hiểu hay không cả. Còn nếu em đã không muốn hiểu thì có nói thêm một tí ti hay mười tí ti cũng là vô nghĩa. Em đã hiểu thế nào thì cứ thế mà dùng. Chả cần phải quan tâm tới cái hiểu của anh làm chi cả.

Đây cũng là bài viết cuối cùng anh tranh luận cùng em về vấn đề này. Dù đúng dù sai, anh cũng vẫn giữ quan điểm đó và làm việc cùng với nó. Em có quyền của em và anh cũng có cái quyền của anh em ạ. Nếu em đã không thể tiếp nhận quan điểm của anh thì cũng chả có lý do gì để anh phải từ bỏ quan điểm của mình và đồng ý với quan điểm của em được. Vì thế việc tranh luận này nên chấm dứt sẽ tốt hơn cho mọi người.

Về dung sai cho lắp ghép, vấn đề cần quan tâm là độ dôi tối đa và độ hở tối đa của mối lắp để đảm bảo điều kiện làm việc của kết cấu lắp đó. Trước đây lâu lắm người ta thường sử dụng quy ước dung sai cho lắp ghép là các kiểu lắp L1 L2,.... T1 T2,... C1, C2 .... và các kiểu lắp này sẽ quyết định độ dôi lớn nhất cũng như độ hở lớn nhất cho cùng khoảng kích thước danh nghĩa của mối lắp. Việc chọn các miền dung sai cho lỗ và cho trục do người thiết kế quyết định sao cho đảm bảo được dộ dôi và độ hở của mối lắp nằm trong phạm vi quy định này. Thực tế sản xuất người thiết kế có thể chọn những loại miền dung sai có sai lệch giới hạn lớn hơn để giảm thiểu phế phẩm. Như vậy để đảm bảo điều kiện của mối lắp như quy định, người ta sẽ phải phân nhóm các chi tiết trục và lỗ theo các sai lệch cụ thể và tiến hành biện pháp lắp chọn các chi tiết cùng một phân nhóm với nhau. Điều này tuy có tăng sự phức tạp cho quá trình sản xuất nhưng được bù lại bởi nó giảm bớt được lượng phế phẩm cũng như tiết kiệm được nguyên vật liệu. Tính toán và lựa chọn miền dung sai cho các chi tiết trục và lỗ sao cho phù hợp với yêu cầu làm việc của mối lắp và kinh tế là một bài toán không đơn giản vì nó còn liên quan tới sự phân bố kích thước gia công theo xác xuất ngẫu nhiên nữa. Ngoài ra nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện sản xuất của từng đơn vị cụ thể chứ không thể chỉ đơn thuần tra bảng là xong.

Sau này (khoảng năm 1985 tới nay) người ta mới đưa ra cái tiêu chuẩn mới này để nhằm cái gọi là Hội nhập, song lại không chịu dạy dỗ cho người dùng hiểu hết ý nghĩa của cái việc chọn dung sai lắp ghép này mà cứ tưởng rằng chỉ có nó là duy nhất đúng. Nó chỉ là cái nên dùng, chứ không phải là cái bắt buộc phải dùng. cái bắt buộc phải dùng là cái cần phải phù hợp với điều kiện sản xuất và được tình toán nghiêm túc chứ không phải chỉ là tham khảo theo tây.

Ví dụ cụ thể:

Mối lắp ghép 40H8/k7 thực chất là mối lắp trung gian (ngày xưa hình như gọi là T1 hay T2 chi đó) có độ dôi lớn nhất là 27micromet và độ hở tối đa cho phép là 37 micromet do

40H8 = 40 + 0.039 , 40k7 = 40+0.027 ^ 40+0.002

Khi chọn lắp theo 40H9/k7 thì độ dôi lớn nhất sẽ là 27micromet nhưng độ hở tối đa tăng lên 60 micromet. do

40H9 = 40+0.062;

Để đảm bảo tính chất làm việc của mối lắp người ta sẽ chia các chi tiết trục và lỗ theo hai nhóm lắp chọn là

Nhóm 1: Trục có kích thước trong khoảng sai lệch từ 40 + 0.002 tời 40 + 0,026

Lỗ có kích thước trong khoảng sai lệch từ 40 +0.000 tới 40 + 0.036

Như vậy các chi tiết trong nhóm lắp này sẽ có độ dôi lớn nhất là 26 micromet và độ hở lớn nhất là 34 micromet

Nhóm 2: Trục có kích thước 40+0.026 tới 40+0.039

Lỗ có kích thước 40+ 0,036 tới 40+0.062

Các chi tiết trong nhóm la91p này sẽ có độ dôi lớn nhất là 3 micromet và độ hở lớn nhất là 36 micromet.

 

Như vậy về cơ bản các chi tiết hoàn toàn có đủ điều kiện làm việc như mối lắp H8/k7 từc là mối lắp trung gian. Nếu soi kỹ một chút sẽ thấy cấp chính xác chế tạo của chi tiết lỗ thấp hơn một cấp. Song điều này cũng chả làm phiến tới sự làm việc của kết cấu này là bao nên có thể bỏ qua để đạt được hiệu quả về kinh tế lớn hơn. Việc kiểm tra và phân loại các chi tiết thành nhóm như trên hòan toàn có thể dễ dàng thưc hiện bởi các calip (dưỡng) đo phù hợp.

 

Cũng sẽ là cách làm tương tự khi người thiết kế muốn chọn các kiểu lắp khác (tất nhiên là phi tiêu chuẩn)

 

Đó là tất cả những điều anh hiểu, đã và đang làm hàng ngày ở ...... thế giới này. Em hiểu hay không không quan trọng. Anh cũng sẽ không tranh luận thêm với em về ngộ nghĩnh hay phi logic ở đây nữa. Em thấy gì đúng thì học mà thấy không đúng thì đừng học và cũng đừng vội kết luận là anh sai. Anh có sai, em cũng chả đến nỗi sụt cân đâu mà sợ. Nếu anh sai, anh sẽ hưởng cái sai đó và sẵn sàng sai thêm vài chục năm nữa chứ chả phiền tới em đâu.

 

XIN KẾT THÚC VIỆC TRANH LUẬN CỦA CÁ NHÂN TÔI VÊ VẤN ĐỀ ĐÃ ĐỀ CẬP TẠI ĐÂY.

 

Chúc em luôn khỏe và vui.

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lisp Tra-ghi dung sai 3 trong 1 đây :

Với Lisp này User có thể nhập dữ liệu theo 3 kiểu

- Tự nhập edit box

- Lưu giữ trong history

- Nhập theo List đầy đủ bằng cách chia miền Dung sai và Cấp chính xác

4652_dungsaic.jpg

 

Down Lisp : http://www.cadviet.com/upfiles/3/4652_vietlispcokhi22112012.rar

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vài góp ý:

1). Nếu không có chức năng “Thêm” và/hoặc “Thay” thì nên bỏ 3 edit_box phía trên thư viện cho gọn (chỉ để lại 3 text thôi).

2). Các miền chưa nhập đủ đều bị gán dung sai là 0 tất => hơi nguy hiểm.

3). “H chữ” dù có ghi là “10” hay ghi “TUE_NV” thì nó vẫn cứ vô tư OK và mặc nhiên lấy là 0.5?

4). Các “radio_button” không có em nào nhớ nỗi là lần trước đã ngủ với anh nào, chỉ nhớ mỗi “anh Tue_NV cho răng nhớ rứa”

5). Edit_box “Miền dung sai” nếu nhập sai thì có báo lỗi nhưng vẫn cứ còn nằm chình ình ra đó.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Em chưa hiểu thì việc của em là cố học để hiểu. Không liên quan gì tới việc anh có hiểu hay không cả. Còn nếu em đã không muốn hiểu thì có nói thêm một tí ti hay mười tí ti cũng là vô nghĩa. Em đã hiểu thế nào thì cứ thế mà dùng. Chả cần phải quan tâm tới cái hiểu của anh làm chi cả.

Đây cũng là bài viết cuối cùng anh tranh luận cùng em về vấn đề này. Dù đúng dù sai, anh cũng vẫn giữ quan điểm đó và làm việc cùng với nó. Em có quyền của em và anh cũng có cái quyền của anh em ạ. Nếu em đã không thể tiếp nhận quan điểm của anh thì cũng chả có lý do gì để anh phải từ bỏ quan điểm của mình và đồng ý với quan điểm của em được. Vì thế việc tranh luận này nên chấm dứt sẽ tốt hơn cho mọi người.

Về dung sai cho lắp ghép, vấn đề cần quan tâm là độ dôi tối đa và độ hở tối đa của mối lắp để đảm bảo điều kiện làm việc của kết cấu lắp đó. Trước đây lâu lắm người ta thường sử dụng quy ước dung sai cho lắp ghép là các kiểu lắp L1 L2,.... T1 T2,... C1, C2 .... và các kiểu lắp này sẽ quyết định độ dôi lớn nhất cũng như độ hở lớn nhất cho cùng khoảng kích thước danh nghĩa của mối lắp. Việc chọn các miền dung sai cho lỗ và cho trục do người thiết kế quyết định sao cho đảm bảo được dộ dôi và độ hở của mối lắp nằm trong phạm vi quy định này. Thực tế sản xuất người thiết kế có thể chọn những loại miền dung sai có sai lệch giới hạn lớn hơn để giảm thiểu phế phẩm. Như vậy để đảm bảo điều kiện của mối lắp như quy định, người ta sẽ phải phân nhóm các chi tiết trục và lỗ theo các sai lệch cụ thể và tiến hành biện pháp lắp chọn các chi tiết cùng một phân nhóm với nhau. Điều này tuy có tăng sự phức tạp cho quá trình sản xuất nhưng được bù lại bởi nó giảm bớt được lượng phế phẩm cũng như tiết kiệm được nguyên vật liệu. Tính toán và lựa chọn miền dung sai cho các chi tiết trục và lỗ sao cho phù hợp với yêu cầu làm việc của mối lắp và kinh tế là một bài toán không đơn giản vì nó còn liên quan tới sự phân bố kích thước gia công theo xác xuất ngẫu nhiên nữa. Ngoài ra nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện sản xuất của từng đơn vị cụ thể chứ không thể chỉ đơn thuần tra bảng là xong.

Sau này (khoảng năm 1985 tới nay) người ta mới đưa ra cái tiêu chuẩn mới này để nhằm cái gọi là Hội nhập, song lại không chịu dạy dỗ cho người dùng hiểu hết ý nghĩa của cái việc chọn dung sai lắp ghép này mà cứ tưởng rằng chỉ có nó là duy nhất đúng. Nó chỉ là cái nên dùng, chứ không phải là cái bắt buộc phải dùng. cái bắt buộc phải dùng là cái cần phải phù hợp với điều kiện sản xuất và được tình toán nghiêm túc chứ không phải chỉ là tham khảo theo tây.

Ví dụ cụ thể:

Mối lắp ghép 40H8/k7 thực chất là mối lắp trung gian (ngày xưa hình như gọi là T1 hay T2 chi đó) có độ dôi lớn nhất là 27micromet và độ hở tối đa cho phép là 37 micromet do

40H8 = 40 + 0.039 , 40k7 = 40+0.027 ^ 40+0.002

Khi chọn lắp theo 40H9/k7 thì độ dôi lớn nhất sẽ là 27micromet nhưng độ hở tối đa tăng lên 60 micromet. do

40H9 = 40+0.062;

Để đảm bảo tính chất làm việc của mối lắp người ta sẽ chia các chi tiết trục và lỗ theo hai nhóm lắp chọn là

Nhóm 1: Trục có kích thước trong khoảng sai lệch từ 40 + 0.002 tời 40 + 0,026

Lỗ có kích thước trong khoảng sai lệch từ 40 +0.000 tới 40 + 0.036

Như vậy các chi tiết trong nhóm lắp này sẽ có độ dôi lớn nhất là 26 micromet và độ hở lớn nhất là 34 micromet

Nhóm 2: Trục có kích thước 40+0.026 tới 40+0.039

Lỗ có kích thước 40+ 0,036 tới 40+0.062

Các chi tiết trong nhóm la91p này sẽ có độ dôi lớn nhất là 3 micromet và độ hở lớn nhất là 36 micromet.

 

Như vậy về cơ bản các chi tiết hoàn toàn có đủ điều kiện làm việc như mối lắp H8/k7 từc là mối lắp trung gian. Nếu soi kỹ một chút sẽ thấy cấp chính xác chế tạo của chi tiết lỗ thấp hơn một cấp. Song điều này cũng chả làm phiến tới sự làm việc của kết cấu này là bao nên có thể bỏ qua để đạt được hiệu quả về kinh tế lớn hơn. Việc kiểm tra và phân loại các chi tiết thành nhóm như trên hòan toàn có thể dễ dàng thưc hiện bởi các calip (dưỡng) đo phù hợp.

 

Cũng sẽ là cách làm tương tự khi người thiết kế muốn chọn các kiểu lắp khác (tất nhiên là phi tiêu chuẩn)

 

Đó là tất cả những điều anh hiểu, đã và đang làm hàng ngày ở ...... thế giới này. Em hiểu hay không không quan trọng. Anh cũng sẽ không tranh luận thêm với em về ngộ nghĩnh hay phi logic ở đây nữa. Em thấy gì đúng thì học mà thấy không đúng thì đừng học và cũng đừng vội kết luận là anh sai. Anh có sai, em cũng chả đến nỗi sụt cân đâu mà sợ. Nếu anh sai, anh sẽ hưởng cái sai đó và sẵn sàng sai thêm vài chục năm nữa chứ chả phiền tới em đâu.

 

XIN KẾT THÚC VIỆC TRANH LUẬN CỦA CÁ NHÂN TÔI VÊ VẤN ĐỀ ĐÃ ĐỀ CẬP TẠI ĐÂY.

 

Chúc em luôn khỏe và vui.

"Mối lắp ghép 40H8/k7 thực chất là mối lắp trung gian (ngày xưa hình như gọi là T1 hay T2 chi đó)"

H8 / k7 tương đương với A3 / T23 anh ạ!

Em có thể chứng minh rằng........................................................................................................................

nhưng anh nói :"Vì thế việc tranh luận này nên chấm dứt sẽ tốt hơn cho mọi người." làm em oải quá,,,thôi thì tạm dừng đã, em sẽ "chất vấn" anh việc này sau.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ơ hay ! Cái chợ này sao vắng vẻ thế này ?!

Xem ra đang bị giải phóng mặt bằng hay sao đó ?! (mất 1 số bài ...)

 

Sau 1 hồi gọt-đẽo, gửi các bác "cái cày" xem thử (chưa hoàn thiện ....)

Có 2 điểm khác biệt chính so với Lisp của bác Hà và Tuệ :

1.thay thế cái phẹc-mo-tuya bằng 1 textbox với chức năng tìm kiếm AutoComplete

2. cải tiến "nút ruồi son" để mỗi khi "sờ" vào em nó hết "rung rinh"

 

15454_dimtol1.png

 

Link download : For Cad 2007-2012 pass : http://www.cadviet.com

- Sau khi tải về các bạn copy vào thư mục bất kỳ trên đĩa cứng

- Mở Autocad tại dòng command gõ lệnh “NETLOAD” tìm đến file DimensionTolerance.dll

- Tại dòng nhắc Command của AutoCAD các bạn dùng lệnh "dimT" để bắt đầu

Yêu cầu .Net Framework 3.5 trở lên. Các bạn có thể tải tại đây dotNetFx35setup

Chỉnh sửa theo gia_bach
  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ấy, xài hàng công nghệ mới là nhất bác rùi ^^ Vấn đề form làm lispers đau đầu thì ....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn bác Gia_Bach vừa cho ra lò một sản phẩm.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng: theo tôi thì trong bài toán này .net chỉ hơn lsp ở cái "bung" dialoge một cách "dịu êm" mà dcl không làm được, còn ra thì lsp làm được hết.

Mà bung dialoge trong trường hợp này chưa chắc là 1 ưu điểm.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ơ hay ! Cái chợ này sao vắng vẻ thế này ?!

Xem ra đang bị giải phóng mặt bằng hay sao đó ?! (mất 1 số bài ...)

 

Sau 1 hồi gọt-đẽo, gửi các bác "cái cày" xem thử (chưa hoàn thiện ....)

Có 2 điểm khác biệt chính so với Lisp của bác Hà và Tuệ :

1.thay thế cái phẹc-mo-tuya bằng 1 textbox với chức năng tìm kiếm AutoComplete

2. cải tiến "nút ruồi son" để mỗi khi "sờ" vào em nó hết "rung rinh"

 

15454_dimtol1.png

 

Link download : For Cad 2007-2012 pass : http://www.cadviet.com

- Sau khi tải về các bạn copy vào thư mục bất kỳ trên đĩa cứng

- Mở Autocad tại dòng command gõ lệnh “NETLOAD” tìm đến file DimensionTolerance.dll

- Tại dòng nhắc Command của AutoCAD các bạn dùng lệnh "dimT" để bắt đầu

Yêu cầu .Net Framework 3.5 trở lên. Các bạn có thể tải tại đây

http://download.micr....Fx35Client.exe

Hề hề hề

Bác Giabach ơi, Cái link down Net framework bị sao đó không tìm được để load bác ạ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ơ hay ! Cái chợ này sao vắng vẻ thế này ?!

Xem ra đang bị giải phóng mặt bằng hay sao đó ?! (mất 1 số bài ...)

 

Sau 1 hồi gọt-đẽo, gửi các bác "cái cày" xem thử (chưa hoàn thiện ....)

Có 2 điểm khác biệt chính so với Lisp của bác Hà và Tuệ :

1.thay thế cái phẹc-mo-tuya bằng 1 textbox với chức năng tìm kiếm AutoComplete

2. cải tiến "nút ruồi son" để mỗi khi "sờ" vào em nó hết "rung rinh"

 

15454_dimtol1.png

 

Link download : For Cad 2007-2012 pass : http://www.cadviet.com

- Sau khi tải về các bạn copy vào thư mục bất kỳ trên đĩa cứng

- Mở Autocad tại dòng command gõ lệnh “NETLOAD” tìm đến file DimensionTolerance.dll

- Tại dòng nhắc Command của AutoCAD các bạn dùng lệnh "dimT" để bắt đầu

Yêu cầu .Net Framework 3.5 trở lên. Các bạn có thể tải tại đây

http://download.micr....Fx35Client.exe

Cảm ơn anh gia bach rất nhiều vì đã cho ra đời chương trình này viết bằng NET

Em thì em rất mê các hộp thoại viết bằng NET, đặc biệt là image trong NET, chức năng Autocomplete và các chức năng khác nữa mà DCL không có......

Em thử chương trình của anh thấy chức năng Auto Complete khác với CAD 2012

Tức là khi gõ thì trong CAD2012 không có bôi màu xanh chữ vừa gõ,

trong chương trình của anh thì khi gõ xong tự bôi xanh chữ vừa gõ, muốn gõ chữ tiếp theo phải ấn phím mũi tên qua phải trong bàn phím mới gõ được

- Mặt bằng Chợ "giải phóng bớt" là do em dọn dẹp. Trong topic này, có một số bài viết của Tue_NV và của các bác thấy không hợp với chủ đề nên em delete bớt.

 

Một lần nữa cảm ơn anh.

 

Hề hề hề

Bác Giabach ơi, Cái link down Net framework bị sao đó không tìm được để load bác ạ.

Chào bác Bình!

Em được biết bác đang dùng CAD2004. Theo em được biết thì Net framework không hỗ trợ CAD2004 đâu bác ạ,

bác nên cài CAD2007 về dùng thử sản phẩm của anh gia_bach. Hay lắm đó bác.

Về Net framework thì bác có thể dùng google để search.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ơ hay ! Cái chợ này sao vắng vẻ thế này ?!

Xem ra đang bị giải phóng mặt bằng hay sao đó ?! (mất 1 số bài ...)

 

Sau 1 hồi gọt-đẽo, gửi các bác "cái cày" xem thử (chưa hoàn thiện ....)

Có 2 điểm khác biệt chính so với Lisp của bác Hà và Tuệ :

1.thay thế cái phẹc-mo-tuya bằng 1 textbox với chức năng tìm kiếm AutoComplete

2. cải tiến "nút ruồi son" để mỗi khi "sờ" vào em nó hết "rung rinh"

 

15454_dimtol1.png

 

Link download : For Cad 2007-2012 pass : http://www.cadviet.com

- Sau khi tải về các bạn copy vào thư mục bất kỳ trên đĩa cứng

- Mở Autocad tại dòng command gõ lệnh “NETLOAD” tìm đến file DimensionTolerance.dll

- Tại dòng nhắc Command của AutoCAD các bạn dùng lệnh "dimT" để bắt đầu

Yêu cầu .Net Framework 3.5 trở lên. Các bạn có thể tải tại đây dotNetFx35setup

 

"Chợ buồn bán nắng cho mưa

Bán ngày cho tối bán trưa cho chiều

Gió ngồi bẻ nắng cong queo

Tùng teng mấy mái tranh nghèo khẳng khiu

Tép tôm lấm láp cả chiều

Nép mình trong rổ ngóng theo bóng ...người"

(Không rõ tác giả)

 

(- Định nghĩa: Sai lệch giới hạn trên là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa

Sai lệch giới hạn dưới là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa

Dung sai của kích thước là hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất

- Em chỉ tạm có ý kiến như trên thôi, vì lisp của anh Gia_bach vẫn chưa hoàn thiện

-Em không thử lisp trên AutoCAD2013 vì em bị lỗi một lần, phải cài loại rất mất thời gian, em chỉ dùng AutoCAD2013 khi thấy công việc phù hợp

 

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cảm ơn anh gia bach rất nhiều vì đã cho ra đời chương trình này viết bằng NET Em thì em rất mê các hộp thoại viết bằng NET, đặc biệt là image trong NET, chức năng Autocomplete và các chức năng khác nữa mà DCL không có...... Em thử chương trình của anh thấy chức năng Auto Complete khác với CAD 2012 Tức là khi gõ thì trong CAD2012 không có bôi màu xanh chữ vừa gõ, trong chương trình của anh thì khi gõ xong tự bôi xanh chữ vừa gõ, muốn gõ chữ tiếp theo phải ấn phím mũi tên qua phải trong bàn phím mới gõ được - Mặt bằng Chợ "giải phóng bớt" là do em dọn dẹp. Trong topic này, có một số bài viết của Tue_NV và của các bác thấy không hợp với chủ đề nên em delete bớt. Một lần nữa cảm ơn anh. Chào bác Bình! Em được biết bác đang dùng CAD2004. Theo em được biết thì Net framework không hỗ trợ CAD2004 đâu bác ạ, bác nên cài CAD2007 về dùng thử sản phẩm của anh gia_bach. Hay lắm đó bác. Về Net framework thì bác có thể dùng google để search.

Hề hề hề,

Thực ra thì tui cũng đã cài trộm thằng CAD2008 rồi, nhưng vì chửa quen xài, mà hình như nó cũng có trục trặc chi đó nên lúc dùng cứ lúc được lúc mất. Vì thế mà vẫn phải ưu tiên xài đồ cũ bác ạ. Thằng CAD2013 cũng đã down về mà chửa biết cách cài đặt ra sao nên vẫn hãi, Đang chờ thằng cu con nó rảnh nó cài giùm bác ạ.

Vậy nên mới tính chuyện down thử thằng Net Framwork về để xem cái mặt mũi nó có bô trai không ấy mà. Chả biết cài thằng Net FrameWorks này có phức tạp lắm không????

Hề hề hề,...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Để khu chợ không đùi hui hoan vắn >> Em Hoằn đành cầm đèn chạy trước xe đạp vậy:

 

114276_77gweg.png

 

Phản biện sơ bộ của em Hoằn về em lisp của anh Tuệ:

1)- Sau khi Ap, lisp đọc miền dung sai khá lâu

2)- Sờ vào nốt ruồi son duyên dáng em nó dùng mình khá mạnh, nhưng không vấn đề gì.

Sau khi kiểm tra dữ liệu cứ để nguyên đó ghi dung sai…tiện lợi hơn lisp của anh Hà là kiểm tra dữ liệu xong phải OK để thoát ra mới ghi được

3)- Lược sử Hstory đã có 11 dòng >>Nếu có thể cho hiện hình luôn, càng nhiều càng ít , không phải mở khuy bấm sẽ thao tác nhanh hơn.

4)- Phần ký hiệu tên miền dung sai theo em là chơi kiểu gõ ký tự như của anh Gia_bach sẽ tiện dụng hơn.

5)- Đây là lisp ghi sai lệnh theo tiêu chuẩn VND ăn theo tiêu chuẩn ISO, chỉ dùng để ghi cho trục, cho lỗ. Việc gán tiền tố Ø và hậu tố là đều ghi cả hai sai lêch là đại biểu đương nhiên vì thế những cái em Hoằn đóng khung chỉ dùng trong giai đoạn thử nghiệm. Khi đưa vào sản xuất không cần thiết phải hiện hình trên cơ thể emlispghisailech nhìn em nó sẽ mát mắt hơn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Để khu chợ không đùi hui hoan vắn >> Em Hoằn đành cầm đèn chạy trước xe đạp vậy:

 

114276_77gweg.png

 

Phản biện sơ bộ của em Hoằn về em lisp của anh Tuệ:

1)- Sau khi Ap, lisp đọc miền dung sai khá lâu

2)- Sờ vào nốt ruồi son duyên dáng em nó dùng mình khá mạnh, nhưng không vấn đề gì.

Sau khi kiểm tra dữ liệu cứ để nguyên đó ghi dung sai…tiện lợi hơn lisp của anh Hà là kiểm tra dữ liệu xong phải OK để thoát ra mới ghi được

3)- Lược sử Hstory đã có 11 dòng >>Nếu có thể cho hiện hình luôn, càng nhiều càng ít , không phải mở khuy bấm sẽ thao tác nhanh hơn.

4)- Phần ký hiệu tên miền dung sai theo em là chơi kiểu gõ ký tự như của anh Gia_bach sẽ tiện dụng hơn.

5)- Đây là lisp ghi sai lệnh theo tiêu chuẩn VND ăn theo tiêu chuẩn ISO, chỉ dùng để ghi cho trục, cho lỗ. Việc gán tiền tố Ø và hậu tố là đều ghi cả hai sai lêch là đại biểu đương nhiên vì thế những cái em Hoằn đóng khung chỉ dùng trong giai đoạn thử nghiệm. Khi đưa vào sản xuất không cần thiết phải hiện hình trên cơ thể emlispghisailech nhìn em nó sẽ mát mắt hơn.

1) Cái này do đọc dữ liệu lần đầu trên Excel -> Sẽ lâu lần đầu thôi, lần sau sẽ mở hộp thoại nhanh hơn.

2) :)

3) Sợ để hiện hình thì choán chổ . Theo em, nếu hiện hình thì nên để ở đâu, có tối đa là bao nhiêu dòng?

Câu: càng nhiều càng ít của em -> không hiểu ....

4)- Phần ký hiệu tên miền dung sai theo em là chơi kiểu gõ ký tự như của anh Gia_bach sẽ tiện dụng hơn.

-> Đã có cái này rồi. Em gõ tên miền dung sai vô text box (nằm bên phải miền dung sai ây) là được mà. Gõ xong nhấn phím Enter. Em thử nhé

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1) Em hiểu nhưng vẫn bị chậm anh ạ!

2) :rolleyes: :rolleyes:

3) Anh có thể đưa vào chỗ em đóng khung mầu vàng. Câu càng nhiều càng ít ý em muốn nói là càng nhiều càng tốt, nói theo cách nói tếu của những người thích đùa. Vì dụ chị A hỏi vay cụ C tiền, cụ ấy tươi cười bảo: " Vay tiền tỉ thì không có nhưng tiền nghìn thì vô khối mấy chục nghìn cũng có!"

4) :rolleyes: em muốn không phải nhấn Enter như lisp của anh Gia_bạch. (Khi đã text box, thì ô ký hiệu miền dung sai và cấp chính xác không cần nữa.

Chốt lại: Nếu hội nhập lisp của anh Tuệ, anh Hà, anh Bình sửa dungsai1 và anh Gia_bach rồi cho vào lò chưng cất với áp suất âm và nhiệt độ âm, bà con dân làng Cơ khí sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sang nhưng đằm thắm bở nét duyên thầm kín thùy mị kín đáo đầy chất cảm của nốt ruồi son vuông vắn và cái eo History thon thả của Emlispghisailech nơi biên ải xa xôi gió thổi tung khăn bay váy...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

...

4) :rolleyes: em muốn không phải nhấn Enter như lisp của anh Gia_bạch. (Khi đã text box, thì ô ký hiệu miền dung sai và cấp chính xác không cần nữa.

Chốt lại: Nếu hội nhập lisp của anh Tuệ, anh Hà, anh Bình sửa dungsai1 và anh Gia_bach rồi cho vào lò chưng cất với áp suất âm và nhiệt độ âm, bà con dân làng Cơ khí sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sang nhưng đằm thắm bở nét duyên thầm kín thùy mị kín đáo đầy chất cảm của nốt ruồi son vuông vắn và cái eo History thon thả của Emlispghisailech nơi biên ải xa xôi gió thổi tung khăn bay váy...

4) Em thích ấn Enter để kiểm tra (hoặc nhập xong kích chuột vào đâu cũng được)

và Em không thích ấn enter cũng được mà.

Này nhé. Gõ miền dung sai vào textbox -> Nhấn nút chọn dim -> Gán dim => thì chương trình sẽ gán dim với miền dung sai vừa nhập vào text box, đồng thời history cũng sẽ theo dõi và lưu miền dung sai vào historry rồi. Lần sau gõ lệnh thì chương trình sẽ nhớ đúng và lấy miền dung sai mà em vừa nhập trước đó. Em yên tâm nhé

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

......................

(- Định nghĩa: Sai lệch giới hạn trên là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa

Sai lệch giới hạn dưới là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa

Dung sai của kích thước là hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất

............

 

.....................

3)- Lược sử Hstory đã có 11 dòng >>Nếu có thể cho hiện hình luôn, càng nhiều càng ít , không phải mở khuy bấm sẽ thao tác nhanh hơn.

................

5)- Đây là lisp ghi sai lệnh theo tiêu chuẩn VND ăn theo tiêu chuẩn ISO, chỉ dùng để ghi cho trục, cho lỗ. Việc gán tiền tố Ø và hậu tố là đều ghi cả hai sai lêch là đại biểu đương nhiên vì thế những cái em Hoằn đóng khung chỉ dùng trong giai đoạn thử nghiệm. Khi đưa vào sản xuất không cần thiết phải hiện hình trên cơ thể emlispghisailech nhìn em nó sẽ mát mắt hơn.

Update :

15454_dimtol2.png

 

Link download cho Cad 2007-2012: Dimesion Tolerances

Chỉnh sửa theo gia_bach
  • Vote tăng 6

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×