Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
votinh250287

Cách ghi bán kính Ellipse

Các bài được khuyến nghị

Elip làm gì có bán kính bạn :excl:

 

Nếu bạn muốn bán kính qua tiêu điểm thì phải đo như đo khoảng cách 2 điểm bình thường thôi (DAL)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1).Thường là người ta chỉ ghi theo kích thước phủ bì là chiều rộng lớn nhất và chiều hẹp lớn nhất, không ghi bán kính.

2). Có thể ghi kích thước theo các bước dựng hình:

vetieptuyen.gif

1. Tìm 2 tiêu điểm của Ellispe bằng cách tìm giao của đường tròn tâm B và có bán kính bằng bán kính lớn của Ellipse (lệnh Circle + Move)

2. Vẽ 2 đường thằng AF1 và AF2 (lệnh Xline)

3. Vẽ đường phân giác ngoài của góc F1-A-F2 là tiếp tuyến cần tìm (lệnh Xline tham số Bisect).

3) Cách dựng hình thủ công:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo mình, về toán học, tất cả các đường không thẳng đều có bán kính, kể cả Spline. Tuy nhiên, bán kính của nó có thể thay đổi nhưng tại một điểm xác định thì chỉ có duy nhất một giá trị bán kính mà thôi (tương tự như tiếp tuyến và pháp tuyến vậy).

Với AutoCAD, có lẽ chỉ có đường tròn (hoặc tương tự, như arc hay pline, donut...) là có bán kính, các loại đường cong khác thì nó không quản lý được giá trị này.

Theo mình, elip cũng là một dạng của Spline, có bán kính thay đổi liên tục theo tọa độ điểm.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo mình, về toán học, tất cả các đường không thẳng đều có bán kính, kể cả Spline. Tuy nhiên, bán kính của nó có thể thay đổi nhưng tại một điểm xác định thì chỉ có duy nhất một giá trị bán kính mà thôi (tương tự như tiếp tuyến và pháp tuyến vậy).

Với AutoCAD, có lẽ chỉ có đường tròn (hoặc tương tự, như arc hay pline, donut...) là có bán kính, các loại đường cong khác thì nó không quản lý được giá trị này.

Theo mình, elip cũng là một dạng của Spline, có bán kính thay đổi liên tục theo tọa độ điểm.

mình còn nghe 1 khái niệm nữa ở elip đó là 2 bán trục (bán trục lớn và bán trục nhỏ); Thường người ta hay viết bán trục lớn trước.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình còn nghe 1 khái niệm nữa ở elip đó là 2 bán trục (bán trục lớn và bán trục nhỏ); Thường người ta hay viết bán trục lớn trước.

Bán trục lớn bằng một nửa đường kính lớn nhất trên hình elíp. Bán trục nhỏ bằng một nửa đường kính nhỏ nhất trên hình elíp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mấy bác tranh luận hấp dẫn wa vậy tóm lại ta đo bán trục lớn & bán trục nhỏ bằng dimension ah mấy bác.

Tây không biết họ ghi dư nào, Ta thường ghi như sau:

114276_fdaswe.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"Bán" chứ không phải "nguyên" đâu Hoằn.

Đúng là như thế anh ạ! Bên Xây dựng em không biết dư... lào, còn bên Cơ khí thì chỉ có dụng cụ đo sản phẩm là "nguyên" còn "bán" thì trong thuật ngữ cơ khí gọi là CHUẨN ẢO, nghĩa là chuẩn chỉ dùng trong thiết kế, thực tế là khó đo lường trên sản phẩm sau khi gia công:

114276_aawrrq333.jpg

 

114276_aawrrq333222.jpg

Khi thiết kế và vẽ người ta thường né tránh CHUẨN ẢO, tất nhiên là có những cái bắt buộc vẫn phải dùng chuẩn ảo.

Việc ghi kích thước "nguyên" như trên, các loại máy CNC hiểu được nó sẽ gia công ra sản phẩm theo đúng "bán" và nhân viên QC (kiểm tra chất lượng sản phẩm) chỉ việc kiểm tra theo "nguyên" thôi anh ạ.

 

Chữ bán ở đây dùng không chuẩn, nhưng nó đã được người ta quen dùng rồi ...lâu dần sai thành đúng và chưa chuẩn thành chuẩn. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ ban đầu do một người nói sai, sau rồi cái sai lâu ngày cũng thành đúng. Có hiện tượng là trong các cuộc họp hay hội thảo người ta cứ "bốc thơm" lên dùng, thậm chí cả báo chí cũng dùng, thí dụ như từ "phối kết hợp" nghe và đọc đều đau tai và đau mắt như nhau, nhưng nó vẫn được các "nhà đài" quen dùng.

Đó chỉ là thói quen dùng từ, bán trục chỉ nói lên hiện tượng, chỉ đúng trong toán học, chứ không phản ánh đúng thực trạng sản xuất của nghề cơ khí chế tạo máy.

Suy ra bán trục ở đây phải được hiểu là bán các loại trục hay là bán các loại kính: Kính thưa các loại kính, kính đen, kính trắng, kính đổi mầu, kính viễn và kính cận....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác cho e hỏi 1 chút:

e muốn tìm tiếp tuyến của 1 elip. điều kiện là tiếp tuyến đó cách trục Oy 1 khoảng lớn nhất (O là tâm elip). e vẽ sẵn ở file dưới.mong các bác chỉ cách. Thanks!

Elip.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái này làm trên Cad chắc chỉ gần đúng thôi. Lisp này tôi viết 6 năm rồi.

Bạn vẽ 1 Line song song trục Y rồi làm theo lisp (do lisp cũ không để ý xline như bạn)

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=53705&pid=215732&st=260&#entry215732

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
17 giờ trước, Doan Van Ha đã nói:

Cái này làm trên Cad chắc chỉ gần đúng thôi. Lisp này tôi viết 6 năm rồi.

Bạn vẽ 1 Line song song trục Y rồi làm theo lisp (do lisp cũ không để ý xline như bạn)

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=53705&pid=215732&st=260&#entry215732

Bạn Doan Van Ha quên cách nhanh và chính xác của chính bạn:

Copy ellipse theo phương ngang, vẽ XLINE với osnap là tangent với 2 ellipse

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
10 phút trước, ndtnv đã nói:

Bạn Doan Van Ha quên cách nhanh và chính xác của chính bạn:

Copy ellipse theo phương ngang, vẽ XLINE với osnap là tangent với 2 ellipse

Đúng là càng già càng... đần! Hôm qua nhớ mang máng có lần tính cái này rồi (hình như ở mục "đố vui với cad") mà quên mất.

Thanks ndtnv!

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×