Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
danhnt58

Cấp nước ở miền núi?

Các bài được khuyến nghị

Chào các b. mình tham gia khảo sát cấp nước cho một xã ở miền núi. Nước được dẫn từ các suối(mó nước) về bể chứa( đặt ở trung tâm cụm dân cư, sau đó từ bể này dẫn về các bể nhỏ hơn gần nhà dân). Tuyến dài khoảng 2km.

Khi tham gia khảo sát, do địa hình miền núi nên trắc dọc tự nhiên(tim tuyến lên, xuống ltương đối nhiều), khi về tính toán thì cao độ lấy nước đầu nguồn cao hơn cao độ tại vị trí đặt bể khoảng vài mét. Vấn đề đặt ra là khi thiết kế, tôi thấy các anh không tính toán j cả, mà chọn luôn đường kính ống(theo chủ đầu tư nói làm đường ống như thế);(mình hỏi là nước có chảy về được bể ko, các anh này bảo là điểm đầu cao hơn điểm cuối thì nước luôn chảy được). Mình hơi mơ hồ về vấn đề này, vì còn có tổn thất cột nước nữa, nên khẳng định như thế chưa chắc đã đúng. Mình xin hỏi các bạn một số câu như sau:

1) Việc khẳng định là : điểm đầu( điểm nước vào ống) cao hơn điểm đặt bể thì nước luôn chảy về bể được có đúng ko

2) Các bạn cho mình hỏi tính toán như thế nào, các thông số theo mình là đã biết như: Chênh lẹch giữa điểm đầu và điểm đặt bể, loại ống, lưu lượng, chiều dài(dường ống đi theo địa hình, lên xuống tương đối nhiều)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:blush: Chào bạn

Cách lấy nước này từ xa xưa cha ông ta đã lấy theo kiểu này rồi bạn nhé. Thời đấy các cụ lấy theo ống mét ( Ống nứa) là khác nước vẫn chảy bình thường

Chỉ cần chênh cao giữa 2 điểm đầu và điểm cuối là nước có thể chảy tốt ( Có 2 trường hợp nước ko chảy)

Do đường ống bị rò rỉ ( chảy ra ngoài )

Tắc ngẽn đường ống

Còn lại thì chảy tuốt, Bạn suy nghĩ trên thực tế là thấy à

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

......

Mình xin hỏi các bạn một số câu như sau:

1) Việc khẳng định là : điểm đầu( điểm nước vào ống) cao hơn điểm đặt bể thì nước luôn chảy về bể được có đúng ko

2) Các bạn cho mình hỏi tính toán như thế nào, các thông số theo mình là đã biết như: Chênh lẹch giữa điểm đầu và điểm đặt bể, loại ống, lưu lượng, chiều dài(dường ống đi theo địa hình, lên xuống tương đối nhiều)

1. Bạn xem lại "qui tắc bình thông nhau" trong sách giáo khoa vật lý 8.

2. Cái này là "nghề" của chuyên ngành cấp thoát nước, nếu muốn biết chi tiết có thể kiếm mấy cuốn sách về Thủy lực học ngâm cứu thêm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vấn đề khó ở đây là chọn đường kính ống và thể tích bể chứa hợp lý để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho các hộ tiêu thụ. Tổn thất áp suất và lưu lượng chạy ngoằn ngoèo là cái không thể tránh được, sẽ có trường hợp lưu lượng bị hạn chế trong trường hợp sau nếu không có ống xả khí: (không khí bị nén không có lối thoát sẽ cản trở dòng chảy)

 

114276_llkjjj7.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

với kinh nghiệm là đường miền núi thì e có vài ý kiến như sau :

thường thì nước ở miền núi chảy từ cao xuống thấp , chảy bằng thủy lực bản thân từ năng lượng mỏ nước sinh ra .

2 khi khảo sát thì phải chọn đường ngắn nhất và ko ngoặt liên tiếp để tránh tổn thất năng lượng .

3 thường đường nước miền núi làm dốc về 1 hướng , e chưa thấy trường hợp nước chảy ngược về nơi cao hơn trừ máy bơm .

4 làm đường dẫn nước miền núi ko phức tạp lắm . bác cứ chọn đường để đủ đặt nền ống cống ko bị xói khi trời mua là ok .

5 ) e nghĩ đường nước này nên để miệng cống là cao độ đỉnh bể thì khỏi sinh ra trường hợp bình thông nhau .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×