Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
minhchi90

Cần giúp đỡ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP !

Các bài được khuyến nghị

Các bác ơi cho em hỏi cách tính lực khi ta tịnh tiến quả lô sang phải để thực hiện loe miệng ống theo biên dạng như thế nào ạ? Em tìm mãi mà chẳng biết công thức là gì? 
Tiện cho em hỏi luôn cách tính công suất động cơ theo máy này là gì ạ? Em đang định mua nhưng cần tính tính toán thật kĩ sợ mua về không dùng được thì tốn tiền lắm !
Tks các bác .....

112847_1_2.jpg

Đây là mẫu của máy ....
http://www.cadviet.com/upfiles/3/112847_máy_loe_ng.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sản phẩm nó đây chị Hoằn :)

Đây là sản phẩm quạt thông gió công nghiệp, do máy em đang phải thiết kế là máy mô hình nên sản phẩm cũng nhỏ hơn so với thực tế. Với chiều dày 0,5 mm . Vật liệu là thép CT3 ( Tôn mỏng ), kích thước như hình và được thực hiện qua các nguyên công:
1. Cắt phôi thành từng tấm với kích thước tính toán.

2. Cuộn phôi lại thành hình ống.

3. Hàn phôi lại thành ống.

4. Loe côn miệng ống, cuộn mép ống và loe vuông 90o

5. Kiểm tra và tiến hành sơn tĩnh điện.

Máy em đang phải thiết kế là máy ở nguyên công số 4.

 

112847_untitled_2.jpg

Bản vẽ 3D

112847_22.jpg112847_33.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn đang làm cái máy để làm cái nguyên công số 4 hử minhchi?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Yes. Em làm cái máy này để làm nguyên công số 4. Thực ra nó là 1 máy trong qui trình công nghệ gia công quạt hút gió công nghiệp ấy mà. Giờ em chỉ cần tính toán ra công suất cần thiết để chọn động cơ cho đúng thôi. Còn các chi tiết e đang tách để đi chế tạo rồi. 
Vì làm mô hình nên máy cũng nhỏ, quan trọng là hôm bảo vệ tốt nghiệp nó hoạt động tốt ấy mà. Thực ra các thấy cô cũng chỉ muốn cho sinh viên biết qui trình để thiết kế và chế tạo ra 1 cái máy thôi . Hi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo em được biết thì có 2 công thức tính công suất là :

1. N = P.v / 1000 ; P là lực cần thiết để làm việc (N) , còn v là vận tốc tại nơi làm việc (m/s)

2. N = Mx.n / 9550 ; Mx : Momen trên trục động cơ ( N.m ) , n số vòng quay trục làm việc (v/phút)

Ở đây em làm theo công thức thứ 1. Giờ cần phải tính được P và v .

+ P chính là lực cần thiết để tạo hình sản phẩm ( loe côn miệng ống ) khi ta quay tay quay tịnh tiến về phía bên phải ( theo hình ), theo máy thì có 3 cụm vít me và 1 cụm tay nâng lần lượt thực hiện loe côn, gấp mép và loe vuông. Ta chỉ cần tính cho cụm chịu lực lớn nhất để tính công suất, đương nhiên các cụm chịu lực nhỏ hơn công suất máy vẫn sẽ đáp ứng được.

+ v chính là vận tốc của ống gá phôi (m/s) , cần phải tính toán sao cho vận tốc của phôi quay đảm bảo khi làm việc không bị biến dạng sản phẩm, trượt phôi hay không đảm bảo năng suất .
Em tìm hết các giáo trình mình có và vào google search mà chẳng tìm thấy gì, làm sao đây ...   :( :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(

Ai giúp em với, em đang cần lắm. Tuần sau phải đi mua động cơ rùi mà giờ này vẫn chưa tính được công suất. 
Help me !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sản phẩm nó đây chị Hoằn :)

Đây là sản phẩm quạt thông gió công nghiệp, do máy em đang phải thiết kế là máy mô hình nên sản phẩm cũng nhỏ hơn so với thực tế. Với chiều dày 0,5 mm . Vật liệu là thép CT3 ( Tôn mỏng ), kích thước như hình và được thực hiện qua các nguyên công:

1. Cắt phôi thành từng tấm với kích thước tính toán.

2. Cuộn phôi lại thành hình ống.

3. Hàn phôi lại thành ống.

4. Loe côn miệng ống, cuộn mép ống và loe vuông 90o

5. Kiểm tra và tiến hành sơn tĩnh điện.

Máy em đang phải thiết kế là máy ở nguyên công số 4.

 

Bản vẽ 3D

 

Sau khi hàn vật liệu bị biến cứng >>> Nếu không có NGUYÊN CÔNG Ủ PHÔI sẽ không thể ...lòe được anh à!

 

Theo em được biết thì có 2 công thức tính công suất là :

1. N = P.v / 1000 ; P là lực cần thiết để làm việc (N) , còn v là vận tốc tại nơi làm việc (m/s)

2. N = Mx.n / 9550 ; Mx : Momen trên trục động cơ ( N.m ) , n số vòng quay trục làm việc (v/phút)

Ở đây em làm theo công thức thứ 1. Giờ cần phải tính được P và v .

+ P chính là lực cần thiết để tạo hình sản phẩm ( loe côn miệng ống ) khi ta quay tay quay tịnh tiến về phía bên phải ( theo hình ), theo máy thì có 3 cụm vít me và 1 cụm tay nâng lần lượt thực hiện loe côn, gấp mép và loe vuông. Ta chỉ cần tính cho cụm chịu lực lớn nhất để tính công suất, đương nhiên các cụm chịu lực nhỏ hơn công suất máy vẫn sẽ đáp ứng được.

+ v chính là vận tốc của ống gá phôi (m/s) , cần phải tính toán sao cho vận tốc của phôi quay đảm bảo khi làm việc không bị biến dạng sản phẩm, trượt phôi hay không đảm bảo năng suất .

 

 

Loe ép miết thực chất là gia công áp lực bằng biến dạng dẻo >>> Để nó biến dạng dẻo được áp lực tại chỗ tiếp xúc phải lớn hơn giới hạn bền nén của vật liệu >>>> Mon men xoắn trên trục gá phôi sẽ là Mx = 2 *R * Fms (Hệ số ma sát của thép f=0.44  công thức tính lực ma sát xem sách giáo khoa)

 

Với các bản vẽ anh đưa lên thì không thể gọi là  MÁY  và cũng chẳng thể gọi là ĐỒ GÁ  được  vì kết cấu vẽ sai và thiếu nhiều!

- Kết cấu lắp vòng bi xem và sửa lại cho đúng

- Kết cấu bàn dịch chuyển con lăn vẽ thiếu cái quan trọng nhất là chốt định vị

- Hình vẽ vị trí con lăn và vật liệu ở vị trí kết thúc ???

Chốt lại  đã một thời giao lưu với anh qua ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ ỐNG NỐI, lần này xem bản vẽ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP của anh, em chán lắm...chán không buồn chết! Mong anh sửa chữa kịp thời và bổ sung lại cho đúng bài bản!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hi, bản vẽ này e chỉ vẽ sơ bộ cho mọi người dễ hình dung cái máy này như thế nào thôi mà. Chứ e không vẽ chi tiết. Với lại đây là cái máy ở công ty e thực tập mà. Em chỉ làm lại cái máy = mô hình nhỏ lại thôi. Chứ thực ra kết cấu nó giống như thế này mà.

Giờ khoan hãy bàn đến bản vẽ nhé. Giờ em chỉ quan tâm các lực cần thiết khi gia công để tính công suất động cơ thôi.

Em xem rùi, thấy người công nhân sau khi hàn ( Hàn TIG ) thì người ta vẫn loe như thường mà.

Mx = 2*R*Fms

R Chắc hẳn là cánh tay đòn rồi.

Còn Fms = P.f ( P - Lực cần thiết để loe miệng ống ). Cái này là điều em đang thắc mắc mà  :blink:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Áp lực miết phải lớn hơn ứng suất nén cho phép của vật liệu. Lực P = áp suất ép nhân với diện tích bị ẹp… cái này hoàn toàn có thể tính được...anh thử tính xem sao???

Hàn tic với chi tiết  thực tế có độ dầy lớn, loe với bước tiến bằng tay không vấn đề gì. (Vật liệu mỏng 0.5 mm mới khó nhằn)

Nhưng với chi tiết SẢN PHẨM MÔ HÌNH mỏng 0.5mm là có  rất nhiều vấn đề đấy. Nếu không có con lăn đỡ  mà tiến với bước tiến lớn rất dễ bị nhăn. Để hàn tic được mối ghép đảm bảo chắc chắn đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, trước khi hàn, chỗ giáp mối phải được ép sát vào nhau, phía dưới có lót  đồng dầy mới hàn được.

 

Về MÁY MÔ HÌNH  mà làm kiểu tiến dao thủ công là năng suất thấp hơi bị lạc hậu so với trình độ kỹ thuật công nghệ đang tiến nhanh, tiến mạnh  như sóng thần ở Tohoku Nhật bản năm 2011

 

Em gửi hình ảnh bộ phận chính của máy xén viền và viền mép ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG BẰNG XI LANH KHÍ

với bước  tiến 0.1mm/ vòng cho năng suất cao vời vợi  để anh tham khảo:

 

114276_haon1234567.png

 

114276_mxenvien.png

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn chị đã đưa ra ý tưởng mới về cái máy viền mép với năng suất cao. Hi

Chắc có lẽ em phải nghiên cứu sau thôi, vì cô đưa ra đề tài và nội dung là cái máy này mà.

- Em hỏi mấy ông thợ cơ khí ông ấy cũng bảo nếu sản phẩm 0,5mm là khó làm. Vì nó sẽ dễ bị nhăn. Còn lực khi thao tác thì sẽ nhỏ đi. 

Ở xưởng thì em thấy người ta làm với vật liệu dày 0,9mm mà đối với máy cũng khá là lớn. 

Do làm mô hình nên em mới hạ nó thành 0,5mm, chứ nếu mà dày >= 0,9 mm thì thành ra làm máy thật luôn còn gì. 

Em sợ nếu mà để chiều dày 0,9mm thì máy của e lại to quá sợ không phải là mô hình nữa, kinh phí chế tạo lại đội lên với 1 thằng sinh viên như em.

- Loanh quanh trên mạng em có vớ được công thức tính lực P

P = ( B*s^2*6b.n/l) + q.F

Trong đó B : Chiều rộng của dải tấm

s : Chiều dày phôi

6b : Giới hạn bền của vật liệu 

n : Hệ số đặc trưng ảnh hưởng của biến cứng  ( n = 1,6 - 1,8 )

l : Khoảng cách giữa các điểm tựa.

q : Áp  lực ép

F : Diện tích phôi được ép.

Không biết công thức trên có đúng không. Nếu đúng, em vẫn loay hoay các thông số B, 6b, l, q, F nó là như thế nào đối với trường hợp của em...

B là chiều rộng của phôi , không biết nó là đoạn nào trong bài.

6b ; Giới hạn bền của vật liệu. Vật liệu em chọn là tôn mà không biết 6b = ?

l : khoảng cách giữa các điểm tựa. Trong khi gia công thì có 2 quả ép đối xứng nhau, liệu l = đường kính phôi ?

q : Áp lực ép. Cái này chịu chết.

F : Diện tích ép phôi : Do biên dạng ép là 1 mặt cong, không biết nớ được tính thế nào nữa ....

Mong chị giúp đỡ :(

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn chị đã đưa ra ý tưởng mới về cái máy viền mép với năng suất cao. Hi

Chắc có lẽ em phải nghiên cứu sau thôi, vì cô đưa ra đề tài và nội dung là cái máy này mà.

- Em hỏi mấy ông thợ cơ khí ông ấy cũng bảo nếu sản phẩm 0,5mm là khó làm. Vì nó sẽ dễ bị nhăn. Còn lực khi thao tác thì sẽ nhỏ đi. 

Ở xưởng thì em thấy người ta làm với vật liệu dày 0,9mm mà đối với máy cũng khá là lớn. 

Do làm mô hình nên em mới hạ nó thành 0,5mm, chứ nếu mà dày >= 0,9 mm thì thành ra làm máy thật luôn còn gì. 

- Loanh quanh trên mạng em có vớ được công thức tính lực P

P = ( B*s^2*6b.n/l) + q.F

 

Chết chửa anh lại vớ phải cái công thức TÍNH LỰC UỐN  rồi!

Em đã đưa ra công thức tính lực ở hai bài viết trên:

Để nó biến dạng dẻo được áp lực tại chỗ tiếp xúc phải lớn hơn giới hạn bền nén của vật liệu

Mon men xoắn trên trục gá phôi sẽ là Mx = 2 *R * Fms (Hệ số ma sát của thép f=0.44  (công thức tính lực ma sát xem sách giáo khoa)

Lực P = áp suất ép nhân với diện tích bị ẹp…

Diện tích bị ép chính là phần con lăn ăn lõm vào phôi 0.1mm (xem chỗ mầu xanh trên ảnh) anh thử tính diện

tích xem sao???

114276_ssfsd777.png

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

- Em hỏi mấy ông thợ cơ khí ông ấy cũng bảo nếu sản phẩm 0,5mm là khó làm. Vì nó sẽ dễ bị nhăn. Còn lực khi thao tác thì sẽ nhỏ đi. 

Ở xưởng thì em thấy người ta làm với vật liệu dày 0,9mm mà đối với máy cũng khá là lớn. 

Do làm mô hình nên em mới hạ nó thành 0,5mm, chứ nếu mà dày >= 0,9 mm thì thành ra làm máy thật luôn còn gì. 

Em sợ nếu mà để chiều dày 0,9mm thì máy của e lại to quá sợ không phải là mô hình nữa, kinh phí chế tạo lại đội lên với 1 thằng sinh viên như em.

 

Xin chia ngọt xẻ bùi  với anh vì sinh viên không được thầy cô nhận đề tài thực tế sản xuất giao cho sinh viên làm để kiếm thêm tiền trang trải học phí, mà phải bỏ tiền túi ra tự làm ...MÔ HÌNH KHÔNG ĐIỂN HÌNH,  không mang tính thực tiễn  về  kinh tế và kỹ thuật trong thời buổi khó khăn này!

Phần diện tích mầu xanh con lăn ép với phôi sâu 0.1 mm ở hình ảnh trên, em đã vẽ theo bản vẽ con lăn và phôi dầy 0.5 đường kính trong của phôi Ø150 theo file bản vẽ của anh:

Area = 1065.259  =>>  10.65259 cm^2

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo như chị nói thì ta có thể tính momen xoắn trên trục gá theo công thức : Mx = 2*R*Fms . Sau đó ta dùng công thức N = Mx.n/9550 để tính công suất động cơ. Nhưng em vẫn thắc mắc vài điều.

- Momen xoắn dùng để tính công suất động cơ có bao gồm momen ma sát giữa ổ lăn với trục gá không ?

- Lực ép cần thiết P = q.F ( q - áp lực ép, F - diện tích tiếp xúc ) . Ở đây em không thấy có chiều dày phôi s và giới hạn bền của vật liệu và 1 số yếu tố khác. Em nghĩ nếu phôi có độ dày nhỏ thì lực ép sẽ nhỏ hơn so với độ dày lớn chứ. Và đương nhiên vật liệu là nhôm thì lực ép cũng nhỏ hơn chứ ...

- Làm cách nào để xác định được mặt tiếp xúc giữa quả lô và phôi ạ? đây là 1 mặt cong, và nó gần như  là 1 hình thang cong. Nếu như ta là phẳng từ trên xuống dưới và từ trái qua phải thì gần như 1 hình thang. Ta có thể áp dụng công thức tính diện tích hình thang. Tuy nhiên đáy lớn đáy nhỏ không xác định được ( Nếu xác định bằng phần mềm vẽ 3D thì e cũng bó tay ) thì làm sao xác định được. 

- Áp suất ép thì ta phải tính bằng công thức nào? Tra bảng nào hay  chọn theo kinh nghiệm ?

P.s : Chị đừng gạch đá em nhé. Em không biết thì em mới hỏi chứ em mà biết rồi thì hỏi làm gì :D

Mà diện tích tiếp xúc là 10,65cm^2 liệu có lớn quá không chị? Vì tiếp xúc theo em thấy thì gần như là đường chứ không phải mặt ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1- Anh xem lại  lại giáo trình chi tiết máy để hiểu được cách tính động cơ ... N = công suất làm việc nhân hiệu suất của bộ truyền qua ổ bi, bánh răng

Lực ma sát chỉ dùng để tính tải trọng của ô bi >>> làm cơ sở để lựa chọn vòng bi

2- Bản chất của miết khác với uốn nên khi tính lực miết bỏ qua không quan tâm chiều dầy s . Bởi khả năng công nghệ của miết là năng suất thấp chỉ thích hợp với vật liệu mỏng. Nếu vật liệu dầy người ta dùng phương pháp dập bằng máy dập, máy ép thủy lực cho năng suất cao ngất trời!

Tất nhiên là chi tiết càng mỏng càng mềm càng khó gia công theo phương án lựa chọn của anh. Điều kiện để miết được mỏng là kết cấu miết phải có thêm chi tiết con lăn tỳ đỡ phôi

 Để tính để miết được áp lực miết phải lớn hơn giới hạn bền nén của vật liệu. >>> Giới hạn bền nén chính là thông số để tính áp lực miết

3- Để tính diện tích bắt buộc phải vẽ hình 3D. Hôm trước em thấy biên dạng con lăn của anh vẽ không chuẩn lắm. Biên dạng anh đã vẽ gồm 2 cung + 1 spline >>> Em đã dựa vào đó để vẽ gần đúng bằng cách chỉ vẽ 1 cung tròn + một đường spline để tính giả định là phôi ăn vào vật liệu 0.1 mm theo suốt chiều dài . Thực tế nó không ăn dầy theo suốt chiều dài.

Anh vẽ lại chính xác hình 3D em sẽ tính lại diện tích

 Mon men xoắn trên trục gá phôi  em đã nói ở trên rồi, đó không phải là công thức kinh nghiệm.  Anh xem lại giáo trình cơ học lý thuyết  và sức bền vật liệu sẽ hiểu!

P/s: Em không gạch đá đâu, biết được đến đâu em nói đến đó và cảm nhận về một vấn đề thế nào em cũng nói ra như thế mong anh hiểu và thông cảm!

Diện tích tiếp xúc 10,65 cm^2 là lớn vì em giả định là con lăn ép sâu vào 0.1mm trên suốt chiều dài để anh tham khảo. Thực tế chắc chắn là nó không sâu được đến 0.1 mm.

114276_123777.jpg

Tính suất động cơ một cách chính xác trong một số công việc là một việc khó .

Trong thực tế sản xuất người vẫn phải xác định lại công suất động cơ bằng  đo cường độ dòng điện khi làm việc để biết được để biết được động cơ đủ tải hay không.

Trường hợp anh đã biết công suất được máy mẫu rồi... sẽ thuận tiện. Anh cứ mạnh dạn tính đi nếu thấy nó lớn quá, bất hợp lý thì tính lại diện tích bằng cách giảm bước tiến 0.1mm/ vòng xuống .05...0.3...

Không có chuyện tiếp xúc đường, phải tiếp xúc mặt mới có thể miết được:

114276_75555777.png

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Oh. Hay quá !

Đây là kích thước em vẽ đúng như chuẩn bị chế tạo. Còn 3D thì em chỉ biết vẽ qua SolidWorks thôi. Cũng chẳng biết cách tính diện tích bằng 3D như thế nào nữa.

 

112847_77.jpg

 

- Chị có thể cho em biết công thức tính áp suất ép ở đâu không ạ? Em tìm mãi mà không thấy.

- Với bước tiến là 0,1 mm/v . Theo chị là lớn hay nhỏ? Vì e chưa va vấp thực tế nên cũng không dám nói mạnh. Nếu bước tiến 0,1mm thì ta phải chế tạo trục ren với bước ren là bao nhiêu? Nếu 0,1mm thì bước ren nhỏ quá chị nhỉ ?

P.s : Em không lười đâu, nhưng quả thật là kiến thức của em còn yếu. Mong chị chỉ bảo thêm và nhanh để em còn tính toán và chọn mua động cơ. Sắp lụt đồ án rồi :(

Em định mua động cơ giảm tốc với công suất tầm 200W ( bằng động cơ máy xay nước mía ) với đầu vào tầm 1440v/p và đầu ra 90 v/p . Không biết có khả thi không và mất bao nhiêu tiền nữa. Vì tiền mình phải bỏ ra nên cần phải cẩn trọng , kẻo sai hỏng thì tốn kém và cũng chẳng biết xoay đâu nữa :(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1- Nếu không biết cách tính trên SW anh có thể chuyển 3D sang AutoCAD để xác định, cách làm xem ở đây:

(Xem bài số 1063 trang 54)

http://www.cadviet.com/forum/topic/274-do-vui/page-54

2-Giới hạn bền nén của vật liệu có trong sổ tay rồi. Nếu em nhớ không nhầm thì nó = 0.7 giới hạn bền của vật liệu > do vậy anh chọn áp lực ép trong khoảng lớn hơn giới hạn bền nén và nhỏ hơn giới hạn bền

(Ϭnén < Áp lực làm việc < Ϭbền) là ok! (áp lực làm việc lớn hơn giới hạn bền nén để đảm bảo kim loại bị biến dạng dẻo)

3- bước tiến 0.1 là bước khi miết phôi dầy hoặc phôi mỏng có có con lăn tì chống nhăn. Trường hợp của anh loe mỏng không có con lăn tì  muốn không bị nhăn thì bước tiến nhỏ hơn.

Với máy điều khiển bằng tay thì bước tiến không quan trọng lắm,  anh có thể làm theo bước ren của máy mẫu.

P/s: 

Tính suất động cơ một cách chính xác trong một số công việc là một việc khó .

Trong thực tế sản xuất người vẫn phải xác định lại công suất động cơ bằng  đo cường độ dòng điện khi làm việc để biết được để biết được động cơ đủ tải hay không.

Anh đã  đã biết công suất được máy mẫu rồi... sẽ thuận tiện. Anh cứ mạnh dạn tính đi nếu thấy nó lớn quá, bất hợp lý thì tính lại diện tích bằng cách giảm chiều sâu con lăn xuống 0.05 > 0.03 ...

 

Động  cơ giảm tốc, anh  có thể tìm mua động cơ cũ giá rẻ, thỏa thuận với người bán là nếu dùng không đủ lực miết có thể đổi cái công suất lớn hơn.

Số vòng quay cần cho công việc miết là:

Thép mềm: 400- 600 vòng/ phút

Nhôm = 800- 1200 v/p

 

Anh phải tập làm quen với công việc thôi, áp lực của đồ án tốt nghiệp nhẹ lắm > khi ra trường áp lực công việc nặng hơn rất nhiều! Chúc anh thành công!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tks chị nhé. Để em thử xoay sở xem sao  :)

À mà tiện cho em hỏi luôn. Nếu vật liệu dùng trong qui trình sản xuất quạt hút công nghiệp loại nhỏ ( máy mẫu ) là 0,9 mm là thép CT3. 

Giờ em làm máy mô hình thì vật liệu em chọn có độ dày 0,5 mm  ( hoặc với độ dày nào đó thích hợp với máy mô hình ) thì vật liệu nên là gì ạ? Tôn mạ màu? Tôn mạ kẽm? Hay cũng là thép CT3 ....

Em hỏi để tìm giới hạn bền nén và giới hạn bền của nó để chọn áp lực ép.  :)

Mà sao em thử tìm cơ tính 1 số loại thép chỉ thấy có giới hạn bền kéo và giới hạn chảy? Không thấy giới hạn bền nén? Em hỏi ngu ngu tí : Phải chăng giới hạn chảy là giới hạn bền nén ?  :blink:  :blink:  :blink:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1-Theo em thì nên làm bằng thép 08 KП. Đây là vật liệu có độ dẻo dai cao thường dùng trong công nghệ gia công áp lực.

Vật liệu dày 0.5 vẫn hàn được, nhưng khi loe theo mô hình của anh mà không có con lăn đỡ chặn rất dễ bị rách mối hàn hoặc nhăn. Nếu không loe được anh có thể dùng vật liệu dầy 0.9 với bước tiến chậm

Áp lực miết phải lớn hơn độ bền nén

Độ bền (ký hiệu: δ) là đặc tính cơ bản của vật liệu. Người ta định nghĩa độ bền như là khả năng chịu đựng không bị nứt, gãy, phá hủy dưới tác động của ngoại lực lên vật thể. Độ bền có thể hiểu rộng hơn, vì vậy người ta chia ra thành các đặc tính về độ bên theo cách tác động ngoại lực khác nhau: độ bền kéo, độ bền nén, độ bền cắt, độ bền uốn, độ bền mỏi, độ bền va đập, giới hạn chảy...

Các khái niệm ứng suất

Ứng suất nén là trạng thái ứng suât khi vật liệu bị tác động ép chặt. Trường hợp đơn giản của sự ép là lực ép đơn gây ra bởi phản lực tác động, lực đẩy. Sức bền nén của vật liệu luôn cao hơn sức bền kéo của vật liệu đó, tuy nhiên hình thể lại quan trọng để phân tích khi ứng suất nén đạt đến giới hạn cong vênh.

Ứng suất kéo là trạng thái ứng suất khi vật liệu chịu tác động kéo căng hướng trục. Bất kỳ một vật liệu nào thuộc loại đàn hồi thì phần lớn chịu được ứng suất kéo trung bình, ngược lại là các vật liệu chịu đựng lực kéo kém như, gốm, hợp kim dòn. Trong ngành chế tạo thép, một số loại thép có khả năng chịu được ứng suất kéo rất lớn, như các sợi dây cáp thép trong các thiết bị nâng hạ.

Ứng suất cắt là kết quả khi lực tác động lên sản phẩm mà gây ra biến dạng trượt của vật liệu trên một mặt phẳng song song với hướng tác động của lực áp vào. Ví dụ như người ta dùng kéo để cắt một tấm tôn mỏng.

Các khái niệm độ bền

Độ bền uốnứng suất thấp nhất làm biến dạng vĩnh viễn cho một vật liệu xem xét.

Độ bền nén là giới hạn ứng suất nén làm vật liệu bị biến dạng hay phá huỷ.

Độ bền kéo là giới hạn lớn nhất của ứng suất kéo làm đứt vật liệu xem xét.

Độ bền mỏi là số đo độ bền của vật liệu hoặc thành phần chịu tải trọng có chu kỳ, và chúng thường khó xác định hơn sơ với các độ bền có tải trọng tĩnh. Độ bền mỏi được xem như là cường độ ứng suất hoặc phạm vi ứng suất, thông thường với ứng suất trung bình 'số không' thì phù hợp với số chu kỳ phá huỷ vật liệu.

 

Anh bấm vào chữ có gạch chân để hiểu thêm khái niệm!

P/s: anh có thích uống trà không, em sẽ gửi qua Internet cho anh một gói chè Thái Nguyên!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thép 08 KП em thử tìm thông số trên google mà không thấy có trang web nào mô tả về nó cả. Nên cũng đành bó tay. Sợ rằng ra thực tế kiếm nó cũng khó khăn thì không hay chút nào. 

Em đọc hết các khái niệm nhưng vẫn không tìm thấy độ bền nén của vật liệu nào cả ( Tra trong bảng )

Có lẽ em phải tìm trong 1 thời gian xem sao.

P.s : Được 1 chén chè thực Thái Nguyên thì ngất ngay đến tối ^^

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thép 08 KП có rất nhiều tài liệu nói đến:

 

114276_%C3%A2fsasdjf11.png

 

114276_%C3%A1gdse712.jpg

 

 

114276_stwetwww123.png

Chốt lại: Là anh phải chịu khó đọc nhiều tài liệu. Và phải bình tĩnh tự tin trong công việc

 

P/s: anh có thích uống trà không, em sẽ gửi qua Internet cho anh một gói chè Thái Nguyên!

Anh phải P/S là : Được một chén trà Thái Nguyên mà ngất ngây con gà tây quên hết cả những khái niệm cơ bản  về Cơ học lý thuyết lẫn sức bền vật ...lộn! :)  :)  :)

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lớ xớ Chị Hoan lại mần cái máy này trước MinhChi cũng nên!hehe!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lớ xớ Chị Hoan lại mần cái máy này trước MinhChi cũng nên!hehe!

 

Trời!!! Có nằm mơ không cũng chẳng bao giờ  có chuyện lớ xơ đến như thế đâu!!!??? -_- <_< -_-

 

Hoằn đã nhấn Like This vì bài viết ...ngộ nghĩnh nhất diễn đàn! :) :) :)

 

anhvanyeuem hãy so sánh kết cấu máy của Minhchi90  và kết cấu máy Hoằn gửi lên xem sao???

 

Hoằn còn đang thấc mấc và lăn tăn đây nầy:

 

Xin chia ngọt xẻ bùi  với anh vì sinh viên không được thầy cô nhận đề tài thực tế sản xuất giao cho sinh viên làm để kiếm thêm tiền trang trải học phí, mà phải bỏ tiền túi ra tự làm ...MÔ HÌNH KHÔNG ĐIỂN HÌNH,  không mang tính thực tiễn  về  kinh tế và kỹ thuật trong thời buổi khó khăn này!

 

Áp lực miết phải lớn hơn ứng suất nén cho phép của vật liệu. Lực P = áp suất ép nhân với diện tích bị ẹp… cái này hoàn toàn có thể tính được...anh thử tính xem sao???

Hàn tic với chi tiết  thực tế có độ dầy lớn, loe với bước tiến bằng tay không vấn đề gì. (Vật liệu mỏng 0.5 mm mới khó nhằn)

Nhưng với chi tiết SẢN PHẨM MÔ HÌNH mỏng 0.5mm là có  rất nhiều vấn đề đấy. Nếu không có con lăn đỡ  mà tiến với bước tiến lớn rất dễ bị nhăn. Để hàn tic được mối ghép đảm bảo chắc chắn đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, trước khi hàn, chỗ giáp mối phải được ép sát vào nhau, phía dưới có lót  đồng dầy mới hàn được.

 

Về MÁY MÔ HÌNH  mà làm kiểu tiến dao thủ công là năng suất thấp hơi bị lạc hậu so với trình độ kỹ thuật công nghệ đang tiến nhanh, tiến mạnh  như sóng thần ở Tohoku Nhật bản năm 2011

 

Em gửi hình ảnh bộ phận chính của máy xén & viền mép ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG BẰNG XI LANH KHÍ với bước  tiến 0.1mm/ vòng cho năng suất cao vời vợi  để anh tham khảo:

 

114276_haon1234567.png

 

114276_mxenvien.png

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Oh, Ý em bảo là chị nhiệt tình đó chị! Chứ nghĩa đen thì là mà không có!hehe!

Trêu chị tý cho nó bớt căng thẳng cho cả 2 người!

Còn bảo em tham gia thảo luận cái này thì em chịu, khoản này nhờ cả vào chị và bác Bình giúp bạn ấy!

Chúc tất cả thành công!

(Còn em thì luôn like mạnh cho chị.hehe).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Oh, Ý em bảo là chị nhiệt tình đó chị! Chứ nghĩa đen thì là mà không có!hehe!

Trêu chị tý cho nó bớt căng thẳng cho cả 2 người!

Còn bảo em tham gia thảo luận cái này thì em chịu, khoản này nhờ cả vào chị và bác Bình giúp bạn ấy!

Chúc tất cả thành công!

(Còn em thì luôn like mạnh cho chị.hehe).

Hề hề hề,

Về công nghệ miết này thì thú thực là mình chả có kinh nghiệm bao lăm nên chả dám hé răng chi cả. Về lý thuyết thì có biết tí chút. Thực ra công nghệ này còn liên quan tới lý thuyết biến dạng dẻo của kim loại và có các nhân tố ảnh hưởng khác như độ bền uốn, nhiệt độ ....

Nếu bạn MinhChi ở Hà nội thì có thể liên hệ với bác Kysugia để học hỏi thêm về kinh nghiệm đối với nguyên công này.

Việc bạn chọn vật liệu quá mỏng 0.5 mm để thực hiện nguyên công này sẽ gây khó khăn cho bạn khá nhiều vì chỉ cần hệ số biến dạng qua các bước gia công không phù hợp là nó xơi tái cái ống của bạn ngay. Cái việc chọn hệ số biến dạng này hoàn toàn không dễ như sách đâu.

Hề hề hề,....

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×