Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
mrchuothoang

Nhờ giúp đỡ Đồ Án CNCTM

Các bài được khuyến nghị

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_1.dwg

Nhờ các Pro giúp đỡ em đồ án CNCTM.

1) Xem bản vẽ chi tiết có chỗ nào sai và cần sữa chữa lại ko? ( các số liệu về dung sai là em tự cấp, vì trong bản vẽ thầy cho ko có) các Pro xem và chỉ giáo cho em với.

2) Em nên chọn trình tự gia công nào cho hợp lý. ( 4 nguyên công) để chọn định vị cho chính xác.

3) Em tính chọn gia công mặt đáy trụ phi 100,  tiện trong lỗ phi 65, Đúc sẵn rồi nên Khoét - Doa lỗ phi 45 và 2 lỗ phi 30. (em phân vân lỗ phi 100 có thể gia công bằng máy phay có hợp lý ko? hay là tiện luôn? lỗ 45 và 2 lỗ 30. khi đúc đã có sẵn lỗ rồi có cần bước khoan nữa ko? em tính làm Khoét - Doa thôi)119085_123.jpg

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_1.dwg

Nhờ các Pro giúp đỡ em đồ án CNCTM.

1) Xem bản vẽ chi tiết có chỗ nào sai và cần sữa chữa lại ko? ( các số liệu về dung sai là em tự cấp, vì trong bản vẽ thầy cho ko có) các Pro xem và chỉ giáo cho em với.

2) Em nên chọn trình tự gia công nào cho hợp lý. ( 4 nguyên công) để chọn định vị cho chính xác.

3) Em tính chọn gia công mặt đáy trụ phi 100,  tiện trong lỗ phi 65, Đúc sẵn rồi nên Khoét - Doa lỗ phi 45 và 2 lỗ phi 30. (em phân vân lỗ phi 100 có thể gia công bằng máy phay có hợp lý ko? hay là tiện luôn? lỗ 45 và 2 lỗ 30. khi đúc đã có sẵn lỗ rồi có cần bước khoan nữa ko? em tính làm Khoét - Doa thôi)119085_123.jpg

 

 

1- Hình chiếu đứng vẽ sai (thiếu nét...và thừa nét...), anh thử kẻ đường gióng từ hình chiếu bằng lên biết liền !!!! ( với hình trên người ta thường vẽ hình chiếu đứng cắt một nữa + hình chiếu bằng không cần phải ghi nét khuất của lỗ...chỉ cần ghi đường tâm lỗ trên hình bằng là đủ

2- Kích thước ø100 sao phải cho dung sai +0.087??? Nó lắp ghép với cái gì, sao không ghi độ nhẵn???

Kích thước ø65+0.087^ đây là vai bậc chỉ cần để tự do ø65 là được, Kích thước ø85 sao phải cho dung sai +0.087 ???? Có thể thay bằng góc vát...

3- Thiếu kích thước tâm 2 lỗ ø35 đo theo OY

4- Theo tiêu chuẩn VN :

Ra thường dùng là 2.5, 1.25, 0.63, 0.32, 0.16, 008, 0.04

Rz thường dùng là 320, 160, 80, 40,20

Vì vậy anh phải chọn cho đúng không nhầm lẫn giữa Ra và Rz!

5-Muốn mọi người góp ý, anh phải nói thêm thông tin về tính năng kỹ thuật của chi tiết nó lắp ghép với cái gì???>> Nếu là gối trục thông thường thì kích thước 150 và 200 không cần thiết phải cho dung sai ...khủng bố đến như vâỵ đâu!

6- Nếu ø100 có lắp ghép thì phải tiện, không phay được

7- Cần phải có bản vẽ lắp cụm chi tiết mọi người mới dễ góp ý, ....anh thử vẽ sơ đồ nguyên công xem sao???

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

119085_3333_2.jpg1)Bạn kêu mình vẽ thiếu nét trên hình chiếu đứng. mong bạn chỉ xem đó là ở đâu? (vì mình nằm trong cuộc nên nhìn ko ra)

2)Đây là Đồ Án môn học nên thầy chỉ cho bản vẽ chi tiết vậy thôi. Còn nó lắp ráp với cụm chi tiết nào thì ko biết được, nên mình chọn dung sai của lỗ sẽ là H.

3)Kích thước  trục Ø100 mình chọn cấp độ bóng là cấp 5. Rz16, phương pháp tiện có thể đạt được độ bóng này. Cấp chính xác tiện là 9. Nên dung sai là Ø100H9 = Ø100+0.087. Ø87 mình chọn tương tự. ko thể vát cạnh đc. Nếu vát cạnh là sai kết cấu thầy đưa rồi.

4) Ø65 thì dùng phương pháp tiện. làm sao mà ko dung sai đc hả bạn?

5) Thiếu kích thước lỗ tâm Ø30 theo Oy là sao hả bạn? toàn chiều dài của lỗ là 75.

6)Kích thước 150 là khoảng cách giữa 2 lỗ Ø30. Mà 2 lỗ Ø30 gia công bằng phương pháp Khoét-Doa đạt It cấp 8. nên nó phụ thuộc vào It 8 của 2 lỗ. và phụ thuộc vào độ song song của 2 lỗ Ø30

7) Kích thước Ø200 thì nó phụ thuộc vào 2 đầu biên. Với cấp độ bóng là cấp 4, Rz25, dung phương pháp phay It = 11.

8) Còn theo TCVN về cấp độ nhám bề mặt thì trường mình dùng Rz cho cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13,14. Còn Ra thì dùng từ cấp 6 đến cấp 12
Còn có cách số ở giữa thì ưu tiên sử dụng các số in đậm như trong hình.
Vd: Rz từ 10 đến 20. Chọn số 12,5 là thông dụng
        Ra từ 1,25 đến 2,5 thì chọn 1,6 là thông dụng

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

119085_3333_2.jpg1)Bạn kêu mình vẽ thiếu nét trên hình chiếu đứng. mong bạn chỉ xem đó là ở đâu? (vì mình nằm trong cuộc nên nhìn ko ra)

2)Đây là Đồ Án môn học nên thầy chỉ cho bản vẽ chi tiết vậy thôi. Còn nó lắp ráp với cụm chi tiết nào thì ko biết được, nên mình chọn dung sai của lỗ sẽ là H.

3)Kích thước  trục Ø100 mình chọn cấp độ bóng là cấp 5. Rz16, phương pháp tiện có thể đạt được độ bóng này. Cấp chính xác tiện là 9. Nên dung sai là Ø100H9 = Ø100+0.087. Ø87 mình chọn tương tự. ko thể vát cạnh đc. Nếu vát cạnh là sai kết cấu thầy đưa rồi.

4) Ø65 thì dùng phương pháp tiện. làm sao mà ko dung sai đc hả bạn?

5) Thiếu kích thước lỗ tâm Ø30 theo Oy là sao hả bạn? toàn chiều dài của lỗ là 75.

6)Kích thước 150 là khoảng cách giữa 2 lỗ Ø30. Mà 2 lỗ Ø30 gia công bằng phương pháp Khoét-Doa đạt It cấp 8. nên nó phụ thuộc vào It 8 của 2 lỗ. và phụ thuộc vào độ song song của 2 lỗ Ø30

7) Kích thước Ø200 thì nó phụ thuộc vào 2 đầu biên. Với cấp độ bóng là cấp 4, Rz25, dung phương pháp phay It = 11.

8) Còn theo TCVN về cấp độ nhám bề mặt thì trường mình dùng Rz cho cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13,14. Còn Ra thì dùng từ cấp 6 đến cấp 12

Còn có cách số ở giữa thì ưu tiên sử dụng các số in đậm như trong hình.

Vd: Rz từ 10 đến 20. Chọn số 12,5 là thông dụng

        Ra từ 1,25 đến 2,5 thì chọn 1,6 là thông dụng

1)

Trời!!!...Anh đã vẽ đúng hình 3D >>>từ hình 3D anh không chiếu được ra 2D sao??? Hãy bình tĩnh tự tin vẽ lại thử xem nào!!! Nếu sai em sẽ sửa cho!

2), 3), 4), 5), 6), 7)

Không biết nó lắp với chi tiết nào càng dễ vẽ, vẽ theo hiểu biết của mình nhưng phải bảo vệ được...

Anh cứ vẽ lại hình vẽ chi tiết cho đúng và vẽ  theo cảm nhận của anh trước đã, Hoằn sẽ góp ý sau, có nhiều cái phải bàn lắm!

8)

Anh nên hiểu là trong thực tế sản xuất của Ta, đại đa số các doanh nghiệp kiểm tra độ nhẵn bằng mắt thường! Kiểm tra  cảm tính theo phương pháp gia công là chính, chỉ định tính chứ không định lượng!

Chỉ có các doanh nghiệp  làm thuê cho Tây hoặc làm hàng xuất khẩu sang  Tây mới dám bỏ tiền ra mua máy kiểm tra độ nhẵn bề mặt để kiểm tra theo chỉ tiêu Ra về dùng và phải học mới sử dụng máy đo độ nhẵn Ra chứ không dễ sử dụng như lái ô tô đâu nhé!

Còn máy đo độ nhẵn theo chỉ tiêu Rz thì em chưa dòm thấy!

 

114276_dywet7777.png

 

114276_ssss877.png

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sau khi mình sửa lại bản vẽ 2D nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. mọi người nhận ra thì chỉ giúp cho mình với nhé.

Thanks all. http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_drawing1.dwg

 

114276_321777_2.png

 

Hình anh vẽ vẫn bị thiếu nét, chỗ khoanh mầu vàng!

Em đã vẽ lại hình vẽ của anh theo cách vẽ của em và vẽ theo ý tưởng của anh (những chỗ anh ghi độ nhẵn). Có khác là em ghi kích thước và độ nhẵn theo quan điểm của em

 

Vì không biết nó lắp với cái gì nên tạm ghi kích thước như vậy!

Thầy không cho biết nó lắp với cái gì thì bài toán có vô số cách ghi kích thước, ghi dung sai và ghi độ nhẵn  khác nhau... tùy theo cách hiểu của mỗi người.

Trong một số trường hợp bề mặt chỉ cần để thô, nhưng vẫn phải gia công để làm chuẩn công nghệ gia công kích thước nào đó.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hi Thanks Hoằn đã góp ý. thực sự nó rất hữu ích cho mình. mình sẽ sửa lại cho đúng.

Vì mình cũng ko giỏi lắm cho nên còn rất nhiều thiếu sót. mong mọi người góp ý càn nhiều càng tốt. Thanks All.

Cái này chỉ là 1 bài tập lớn của trường mình thôi.còn nếu thầy cho cả cụm chi tiết. cái này lắp với cái kia đầy đủ nữa chắc truờng mình ko ai ra trường đc hết quá, chỉ 1 bài nhỏ như này thôi mà đã đắm đuối với nó lắm rồi.

cho mình cái chỗ Ø 45 với Ø 30. Hoằn tra dung sai nào vậy??? vì mình tra Bảng dung sai lỗ đối với H8 thì nó 39micromet = 0.039.

119085_untitled_1.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn!

Cái bài tập lớn này nó cũng giống y chang như cái đồ án tốt nghiệp vậy chỉ khác là dồ án tốt nghiệp nó phức tạp hơn chút thôi bạn à, đều phải trải qua các bước:

-Tìm hiểu về chi tiết gia công:tìm hiểu về điều kiện làm việc của chi tiết, các yêu cầu kỹ thuật của kết cấu chi tiết xem tính công nghệ có phù hợp với điều kiện sản xuất hay không? (Nhìn vào chi tiết để phán đoán xem nó lắp ghép với cái gì từ đó mới chọn phương pháp gia công phù hợp để đạt được độ chính xác cần thiết)

-Xác định quy mô sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chứa sản xuất.

-Chọn phôi và phương pháp tạo phôi.

- Xác định thứ tự các nguyên công, cách gá đặt, chọn máy.

- Xác định lượng dư và dung sai cho từng bước công nghệ và lượng dư tổng thể quy định kích thước phôi.

- Xác định chế độ cắt hợp lý.

- Chọn hoặc thiết kế đồ gá cho hợp lý cho từng nguyên công.

- Xác định bậc thợ cho từng nguyên công.

- Định mức thời gian và tình toán năng suất thực tế.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái này chỉ là 1 bài tập lớn của trường mình thôi.còn nếu thầy cho cả cụm chi tiết. cái này lắp với cái kia đầy đủ nữa chắc truờng mình ko ai ra trường đc hết quá, chỉ 1 bài nhỏ như này thôi mà đã đắm đuối với nó lắm rồi.

cho mình cái chỗ Ø 45 với Ø 30. Hoằn tra dung sai nào vậy??? vì mình tra Bảng dung sai lỗ đối với H8 thì nó 39micromet = 0.039.

1) -Nếu thầy cho bản vẽ cụm chi tiết, sẽ dễ hiểu được nguyên lý làm việc và tính năng kỹ thuật hơn

3)-Dung sai =0.039 là em ghi theo cách anh đã lựa chọn kiểu H8, có thể chọn H7 cũng được.

3)-Theo Hoằn biết với đồ án công nghệ, thường là giáo viên ra đề theo nội dung sau:

- Cho bản vẽ lắp cụm chi tiết, thí dụ cụm bàn xe dao máy tiện >> chỉ định sinh viên làm một chi tiết nào đó >>> Sinh viên phải vẽ tách chi tiết tự  ghi kích thước và yêu kỹ thuật, căn cứ vào số lượng sản phẩm cần gia công để lựa chọn quy trình công nghệ hợp lý.

- Cho bản vẽ chi tiết có đầy đủ kích thước và yêu cầu kỹ thuật, số lượng và vật liệu >>> Sinh viên chỉ việc lập quy trình công nghệ

Với các chi tiết thường gặp, thí dụ như gối đỡ xem ảnh sau

114276_untitled_3.png

Sinh viên dễ hình dung ra nguyên lý làm việc và tính năng của sản phẩm

4)-Chi tiết của anh là gối đỡ ít gặp trong các cơ cấu máy thông thường (nó không phải dạng chi tiết điển hình) mà thầy chỉ giao cho bản vẽ với các kích thước tự do, bắt sinh viên phải tự tìm hiểu tính năng kỹ thuật tự ghi dung sai tự ghi điều kiện kỹ thuật. Em thấy lạ về  kiểu ra đề  không mang tính thực tiễn, như đánh đố sinh viên, có cái dễ và khó của nó. Vì vậy anh cứ vẽ bản vẽ chi tiết theo cách hiểu của mình rồi hỏi thầy xem sao???

Với vai trục và lỗ thường là người ta để kích thước tự do:

ví dụ ghi Ø65 cho lỗ, người thợ sẽ tiện ra lỗ Ø65,1-:- Ø65,3. Ø65 cho trục, người thợ sẽ tiện ra  trục Ø64,7-:- Ø64,9.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vì dung sai kích thước là H8 nên mình mới hỏi Hoằn là sao ko ghi là 0.039 mà lại ghi 0.39? vì 2 cái này cách nhau gấp 10 lần.

Thực sự chi tiết của mình cũng thuộc loại Gối Đỡ Trục mà nó chẳng giống mấy cái loại bình thường nó thuộc loại hiếm gặp. bình thường thì như Hoằn đã đưa hình ảnh lên nó có 2 lỗ chốt để cố định ở mặt đáy. còn của mình nó được bắt đứng vào bên trên luôn. nó cũng giống trục máy tuốt lúa thời xưa, nó được bắt ở trên thân máy luôn.

Loại vật liệu dùng cho chi tiết trường mình đều dùng là Gang Xám cả. 15 - 32. khối lượng riêng 6.8 - 7.4, nên Kl chi tiết 4,5kg

Các chi tiết của trường đưa ra điều là chế tạo đc trong thực tiễn mà, nhưng với công nghệ nào thì mình ko biết, vì vậy nên các thầy bắt mình đi giải bài toán công nghệ này trước khi đc xuất chuồng. nếu biết trước được nó sản xuất như thế nào thì chắc ko cần làm bài này nữa.

Môn này thì mỗi ng 1 chi tiết thôi. Nó ko giống với các Luận Án Tốt Nghiệp là phải làm toàn bộ 1 cái máy hay 1 cụm máy, lúc đó sẽ biết rõ hơn về các kết cấu, các mối lắp ghép, môi trường hoạt động, khả năng công nghệ...

Thanks Hoằn đã giúp đỡ mình nhiều. hnay đã like tốt đa rồi. mai mình sẽ like cho Hoằn bù nhé

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)-  Ở bài trước em đã viết “3)-Dung sai =0.039 là em ghi theo cách anh đã lựa chọn kiểu H8, có thể chọn H7 cũng được.”

Trên hình vẽ #9 em ghi Ø45+0,39^ và  Ø30+0,039 xin lỗi anh là em đã ghi sai Ø45+0,39^ ,do ghi nhầm thiếu số 0 mà không đọc kỹ lại

2)- Máy tuốt lúa đạp chân em đã nhìn thấy rồi kết cấu của nó đơn giản lắm

Ý em nói là cách ra đề của thầy chỉ đưa ra hình vẽ chi tiết rồi bắt học sinh tự ghi dung sai, điều kiện kỹ thuật khi không có bản vẽ lắp cụm chi tiết để biết được thì rất khó khăn cho việc xác định kích thước nào là kích thước lắp ghép bề mặt nào là bề mặt lặp ghép để  đưa ra một quy trình công nghệ đúng.

Nếu đưa bản vẽ chi tiết dạng ít gặp mà chỉ có kích thước tự do đưa đi đặt hàng mà bắt người ta phải tự ghi dung sai và điều kiện kỹ thuật thì chẳng ai dám nhận gia công.

3) Về ghi điều kiện kỹ thuật:

-Nếu anh ghi “ Độ đồng tâm giữa các lỗ không vượt quá 0.01”  sẽ rất khó ra công.

Nếu độ đồng tâm giữa lỗ Ø45+0,039 với lỗ Ø65  hoặc  lỗ Ø45+0,039 với lỗ Ø75 thì dễ ra đạt được độ chính xác 0.01 vì tiện trong cùng một lần gá.

Nếu như  Ø65 và Ø75 để lắp ổ lăn hoặc ổ trượt mới cần phải có độ chính xác như vậy. Ở đây khoảng cách lỗ ngắn  không phải là chỗ lắp ổ lăn và ổ trượt nên chỉ cần ghi dung sai độ không đồng tâm giữa các lỗ không vượt quá 0, 2 là được

-Việc anh ghi “độ không song song giữa các lỗ là 0,02” không rõ ràng lắm . Với chi tiết trên chỉ cần ghi độ không song giữa hai lỗ Ø30+0,039 không vượt quá 0.02 trên chiều dài lỗ ( Trong tiêu chuẩn người ta thường ghi độ không // trên chiều dài 100

4- Cần phải bổ xung điều kiện độ không vuông góc giữa 2 lỗ Ø30+0,039 và Ø45+0,039

(Sai lệch về hình dáng hình học tra sổ tay …)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

trước khi làm tiếp anh hãy học lại vẽ kỹ thuật đi, bản vẽ không có tổ chức gì, độ dài các nét đường tâm thò ra lấy linh tinh, nói chung nên đọc lại quyển vẽ kỹ thuật.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

khoan lỗ như  thế nào là đúng cách nhỉ?

 

Anh phải gửi ảnh minh họa việc khoan lỗ không đúng cách của anh lên đây, mọi người mới góp ý được!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×