Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
dzuncoi

Nhờ sửa lỗi bản vẽ chi tiết bánh răng

Các bài được khuyến nghị

Đây là bản vẽ của mình, chỗ độ nhám mình khoanh tròn màu xanh biển thì mình không nghĩ chỗ đó cần độ nhám, vì không phải chi tiết ăn khớp, mà trong sách thầy Trịnh Chất lại có, nên mình không chắc. Còn độ nhám khoanh tròn xanh lá thầy bảo là sai, mà không chỉ cách sửa, ai biết giúp mình với P/s: phần dung sai thì còn đỡ chứ độ nhám thì mình như tay mơ, có gì mọi người giúp mình rõ rõ tí :D

đây là file:  http://www.mediafire.com/?d1iwjhwefbq251m

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn!

Trước hết mình khuyên bạn là đừng làm những gì mà mình chưa thật sự hiểu về nó, bạn thấy sách ghi như thế rồi cũng ghi theo như vậy mà không hiểu tại sao thì hết sức là tai hại, đó là lý do chính dẫn đến sv rớt môn đồ án công nghệ. Và để trả lời câu hỏi dựa vào đâu để biết được các giá trị này thì xin bạn vui lòng xem lại giáo trình CNCTM và DS.

Về bản vẽ thì mình có góp ý trực tiếp trong file cad bạn xem thử nhé.


http://www.cadviet.com/upfiles/3/108174_qas_2.dwg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ngoài nhận xét của anh Tâm , em xin được bổ xung:

- Lỗ then trên hình chiếu đứng vẽ sai kích thước và sai cả hình chiếu , dóng từ hình B sang sẽ thấy, cạnh vát mép lỗ chơi to quá,  chỉ cần để (1- 1.5) x45◦

- Kiểm tra lại dung sai rãnh then và dung sai lỗ

- Có thể tham khảo bản vẽ sau:

114276_7777jjhg.gif

 

@Anh Tâm: chỗ anh ghi: Tại sao phải làm số lẻ thế này??? Cứ ghi số lẻ như đã tra sổ tay cũng được. Kích thước này nếu thích ghi sai lệnh  +0,2 ^ , còn không thì cứ để tự do, người thợ sẽ hiểu phải làm như thế nào.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn 2 bạn đã giúp, vì thú thực lớp mình trước khi làm đồ án này chỉ học mỗi môn chi tiết máy, còn môn dung sai lắp ghép lại không đc học (ko hiểu vì sao nữa) nên 1 số phần mình chỉ đọc sách nên không rõ lắm. Cho mình hỏi thêm 2 cái:

1 là lỗ then mình sao lại sai vậy, then mình chon là 12 x 8, đường kính là 38 thì đoạn dài nhất lỗ then sẽ là 41.3, bạn nói rõ hơn cho mình được không?

2 là cho mình hỏi có điều kiện nào để bắt buộc chọn phải gia công cơ hay gia công không phoi không? phần độ nhám đó, mình thấy bạn toàn chon gia công không phoi :)  

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn 2 bạn đã giúp, vì thú thực lớp mình trước khi làm đồ án này chỉ học mỗi môn chi tiết máy, còn môn dung sai lắp ghép lại không đc học (ko hiểu vì sao nữa) nên 1 số phần mình chỉ đọc sách nên không rõ lắm. Cho mình hỏi thêm 2 cái:

1 là lỗ then mình sao lại sai vậy, then mình chon là 12 x 8, đường kính là 38 thì đoạn dài nhất lỗ then sẽ là 41.3, bạn nói rõ hơn cho mình được không?

2 là cho mình hỏi có điều kiện nào để bắt buộc chọn phải gia công cơ hay gia công không phoi không? phần độ nhám đó, mình thấy bạn toàn chon gia công không phoi :)

Trời! Anh học trường nào mà không được học môn dung sai lắp ghép???

- Lỗ then và kích thước 41.3 là đúng rồi. Cái chính ở đây là anh đã vẽ sai kích thước và hình  chiếu. Em muốn anh kiểm tra lại xem dung sai chiều rộng rãnh then anh đã tra đúng chưa??? (Dung sai chiều rộng rãnh then nếu tra  theo tiêu chuẩn Quả đất , xem trang 572 - Sổ tay THIẾT KẾ CƠ KHÍ TẬP 2)

Đây là hình vẽ người ta đã vẽ đúng hình chiếu lỗ rãnh then:

114276_777aaa.png

 

- Về gia công bánh răng em cũng không rành lắm, không hiểu ở nước ngoài họ gia công kiểu gì???

Về lý thuyết sách vở , em nhớ gia công bánh răng hai phương pháp là chép hình và bao hình. Về thực tế , em dòm thấy  hai  kiểu gia công bánh răng là: gia công bằng máy xọc, theo vạch dấu rồi sửa nguội với bánh răng lớn đường kích khoảng hơn 1 mét (gia công đơn lẻ) , còn bánh răng nhỏ thì gia công trên máy phay lăn răng, độ chính xác gia công phụ thuộc vào kinh nghiệm của thợ và  hệ thống máy- gá- dao. Và không có dụng cụ kiểm tra các thông số bánh răng như xem trong sách vở. Thường là  khi phải thiết kết bánh răng chỉ cần vẽ bản vẽ và ghi thông số kỹ thuật đưa cho người ta gia công rồi về lắp chạy ngon là được.

114276_1237aaa.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn 2 bạn đã giúp, vì thú thực lớp mình trước khi làm đồ án này chỉ học mỗi môn chi tiết máy, còn môn dung sai lắp ghép lại không đc học (ko hiểu vì sao nữa) nên 1 số phần mình chỉ đọc sách nên không rõ lắm. Cho mình hỏi thêm 2 cái:

1 là lỗ then mình sao lại sai vậy, then mình chon là 12 x 8, đường kính là 38 thì đoạn dài nhất lỗ then sẽ là 41.3, bạn nói rõ hơn cho mình được không?

2 là cho mình hỏi có điều kiện nào để bắt buộc chọn phải gia công cơ hay gia công không phoi không? phần độ nhám đó, mình thấy bạn toàn chon gia công không phoi :)

1/ Về kích thước chiều dài then bạn tra sách nào thì mình không rõ, không biết nó dáng tin cậy không? mình xin được nói thêm vài ý.

-Then bằng là loại then có cấu tạo đơn giàn nhất, tiết diện then hình chữ nhật hoặc hình vuông, với 3 thông số cơ bản b x h x l, trong đó kích thước theo chiều rộng b là quan trọng nhất, được tiêu chuần hóa và phụ thuộc vào đường kính trục.

-Chiều dài then l thường chiếm khoảng 4/5 chiều dài moyeu. Với đường kính trục cho trước, ta chọn tiết diện then b x h theo bảng tra còn chiều dài l được tính bền theo điều kiện dập và cắt (xem giáo trình chi tiết máy). chính chiều dài l mới quyết định chiều dài moyeu của chi tiết lắp trên trục theo công thức b = 5/4l. Do đó bánh răng, pulley có moyeu hay không là do chiều dài then l quyết định.

Ngoài ra bạn củng cần xem lại kích thước t và t1 xem có đúng chưa? mình có gửi kèm bảng tra tham khảo.

 

108174_bangtrathenbang.jpg

 

2/ Tùy vào điều kiện làm việc mà quyết định phương pháp gia công sao cho đạt được yêu cầu kỹ thuật .

Ví dụ bạn chọn phương pháp tạo phôi nào? dùng phôi được chế tạo từ phương pháp rèn dập hay phôi thanh, phôi đúc...

Đối với phương pháp rèn dập hoặc đúc thì có những bề mặt không quan trọng, không tham gia lắp ghép thì sau khi đúc hoặc dập xong mình không cần gia công cắt gọt thêm nửa. Cơ bản là như vậy chớ không phải thấy mấy đứa bạn làm vậy mình củng nhắm mắt đưa chân đâu bạn nhé, hãy là chính mình!

Vài dòng góp ý để bạn tham khảo.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ Anh  Tâm:

Chủ thớt đã tra  bảng  chiều sâu rãnh then trên lỗ theo bảng anh đã post lên đó. Hôm qua em đã kiểm tra thấy đúng!

Đường kính D= 38 >>> bxh = 12x8, chiều sâu rãnh trên lỗ t1 =3.3 >>>D+t1 = 41.3

Chủ thớt đã diễn đạt không chuẩn làm anh hiểu lầm là chiều dài then, chủ thớt :“then mình chon là 12 x 8, đường kính là 38 thì đoạn dài nhất lỗ then sẽ là 41.3”

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ Anh  Tâm:

Chủ thớt đã tra  bảng  chiều sâu rãnh then trên lỗ theo bảng anh đã post lên đó. Hôm qua em đã kiểm tra thấy đúng!

Đường kính D= 38 >>> bxh = 12x8, chiều sâu rãnh trên lỗ t1 =3.3 >>>D+t1 = 41.3

Chủ thớt đã diễn đạt không chuẩn làm anh hiểu lầm là chiều dài then, chủ thớt :“then mình chon là 12 x 8, đường kính là 38 thì đoạn dài nhất lỗ then sẽ là 41.3”

Hề hề hề.

Té ra là đoạn dài nhất = (lỗ) sâu nhất của rãnh then. cái này mới à nha....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề.

Té ra là đoạn dài nhất = (lỗ) sâu nhất của rãnh then. cái này mới à nha....

:) :) :) gọi lỗ sâu nhất của rãnh then vẫn chưa....rõ nghĩa,  bác Bình ạ! Theo em thì chủ thớt nên gọi là : tổng  đường kính lỗ và chiều sâu rãnh then trên lỗ là 41,3: (D+t1= 41.3)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×