Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
mrchuothoang

QTCN Nắp ổ đỡ

Các bài được khuyến nghị

Ai đã từng làm ĐA CNCTM thì giúp em với. em nhận cái Nắp ổ đỡ này mà giờ ko biết lập QTCN cho nó như thế nào.
Xác định đc hạn chế các bậc tự do để gia công mà lại ko biết là nên dùng cái nào để định vị. và dùng cái đó có hợp lý ko? (Thấy cái hình dạng nó phiêu  phiêu thế nào ấy).

P/s: các bài về càng gạt, gối đỡ và tay biên thì nhiều. mà cái nắp này tìm mãi ko ra. Chưa ai từng làm bài này hay sao ấy. mong các bác Pro giúp cho. Thanks all.

119085_np__.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Các bác nào bên cơ khí từng làm ĐA CNCTM thì giúp em với. em nhận cái Nắp ổ đỡ này mà giờ ko biết lập QTCN cho nó như thế nào.

Xác định đc hạn chế các bậc tự do để gia công mà lại ko biết là nên dùng cái nào để định vị. và dùng cái đó có hợp lý ko? (Thấy cái hình dạng nó phiêu  phiêu thế nào ấy).

P/s: các bài về càng gạt, gối đỡ và tay biên thì nhiều. mà cái nắp này tìm mãi ko ra. Chưa ai từng làm bài này hay sao ấy. mong các bác Pro giúp cho. Thanks all.

119085_np__.jpg

 

Bạn thử động tay động chân vào thử xem nó lành dữ thế nào, mới đứng ngoài nhìn không mà đã sợ rồi thì mọi người cũng bó tay, muốn góp ý nhưng có thấy mặt mũi chi đâu mà góp với chả ý.

Chỉ có thể nói ngắn gọn thế này, qui trình gia công bao gồm:

-B1:Gia công bề mặt chuẩn.

-B2:Gia công các lỗ chuẩn.

-B3:Dùng bề mặt chuẩn và 2 lỗ định vị làm chuẩn tinh thống nhất để gia công các bề mặt cỏn lại.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình lập QTCN như thế này ko biết có đúng ko? Mong mọi người góp ý để mình chỉnh sửa cho hoàn chỉnh với. Thanks All!

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_drawing3.dwg

1)- Cái quan trọng nhất  là anh phải vẽ bản vẽ chi tiết ghi đầy đủ kích thước và yêu cầu kỹ thuật...

2)- NC I : PHAY MẶT ĐÁY: Về nguyên tắc chỉ cần khống chế 3 bậc tự do : Tịnh tiến theo OY, quay theo OX và OZ

Anh đã định vị R20 hạn chế được 2 bậc tự do tịnh tiến theo OZ và OX , định vị theo R105 hạn chế được 2 bậc tự do tịnh tiến theo OX và OY, như vậy là chưa được!

3)- NC II: KHOAN 2 LỖ Ø20

Cũng định vị 4 bậc tự do như NCI >>>không được >>> Cần phải khống chế 6 bậc tự do

4)- NC III : KHOAN , KHOÉT , DOA

Nguyên công này cũng chơi 4 bậc tự do >>> rất vô duyên ! >>> Cần phải khống chế 6 bậc tự do

5)- NC IV : KHOAN KHOÉT DOA 2 LỖ ĐỐI XỨNG Ø20

Anh đã khống chế đủ 6 bậc tự do >>OK

6)- NC V: KHOAN, TA RÔ M16

Nguyên công này lại định vị bằng 5 bậc tự đo >>>Không ổn! Cần phải khống chế 6 bậc tự do

 

Với NC khoan, cần phải trình bầy rõ rành, khoan trên máy khoan đứng hay khoan trên máy khoan cần… và có khoan theo bạc dẫn hướng không???

Đề nghị anh hãy khẩn cấp mở ngay tài liệu – giáo trình Công nghệ chế tạo máy đọc lại phần Nguyên tắc chọn chuẩn định vị.

Với NC khoan, cần phải trình bầy rõ rành, khoan trên máy khoan đứng hay khoan trên máy khoan cần… và có khoan theo bạc dẫn hướng không???

 

Theo Hoằn thì anh nên phay mặt đầu của 3 hình trụ Ø40 trước, sau đó lấy mặt này làm chuẩn để fay mặt phẳng đối diện sau đó mới tiến hành các NC khoan...

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)- Cái quan trọng nhất  là anh phải vẽ bản vẽ chi tiết ghi đầy đủ kích thước và yêu cầu kỹ thuật...

2)- NC I : PHAY MẶT ĐÁY: Về nguyên tắc chỉ cần khống chế 3 bậc tự do : Tịnh tiến theo OY, quay theo OX và OZ

Anh đã định vị R20 hạn chế được 2 bậc tự do tịnh tiến theo OZ và OX , định vị theo R105 hạn chế được 2 bậc tự do tịnh tiến theo OX và OY, như vậy là chưa được!

3)- NC II: KHOAN 2 LỖ Ø20

Cũng định vị 4 bậc tự do như NCI >>>không được >>> Cần phải khống chế 6 bậc tự do

4)- NC III : KHOAN , KHOÉT , DOA

Nguyên công này cũng chơi 4 bậc tự do >>> rất vô duyên ! >>> Cần phải khống chế 6 bậc tự do

5)- NC IV : KHOAN KHOÉT DOA 2 LỖ ĐỐI XỨNG Ø20

Anh đã khống chế đủ 6 bậc tự do >>OK

6)- NC V: KHOAN, TA RÔ M16

Nguyên công này lại định vị bằng 5 bậc tự đo >>>Không ổn! Cần phải khống chế 6 bậc tự do

 

Với NC khoan, cần phải trình bầy rõ rành, khoan trên máy khoan đứng hay khoan trên máy khoan cần… và có khoan theo bạc dẫn hướng không???

Đề nghị anh hãy khẩn cấp mở ngay tài liệu – giáo trình Công nghệ chế tạo máy đọc lại phần Nguyên tắc chọn chuẩn định vị.

Với NC khoan, cần phải trình bầy rõ rành, khoan trên máy khoan đứng hay khoan trên máy khoan cần… và có khoan theo bạc dẫn hướng không???

 

Theo Hoằn thì anh nên phay mặt đầu của 3 hình trụ Ø40 trước, sau đó lấy mặt này làm chuẩn để fay mặt phẳng đối diện sau đó mới tiến hành các NC khoan...

Hề hề hề,

Mrchuothoang này, cái tên thì ngầu ra phết, song hình như việc học lại chả ngầu tí nào.

Có cái bản vẽ chi tiết là cái cần nhất để có thể lập được QTCN thì lại chả thèm vẽ cho nó hoành t.... ráng mà đã lăm le đòi lập QTCN thì thật là..... Biết đâu có khi vẽ xong bản vẽ chi tiết lại chả cần tới QTCN gì ráo cả thì sao nhể???

Muốn có QTCN thì ngoài bản vẽ chi tiết ra còn cần rất nhiều các tham số khác như loại phôi, sản lượng cần có, điều kiện sản xuất .... nữa chứ chả phải chơi đâu.

Thiếu những thông số đó thì QTCN có lập ra cũng chỉ là đồ ...... tham khảo thôi chứ làm sao mà đem đi bảo vệ được hè???

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Mrchuothoang này, cái tên thì ngầu ra phết, song hình như việc học lại chả ngầu tí nào.

Có cái bản vẽ chi tiết là cái cần nhất để có thể lập được QTCN thì lại chả thèm vẽ cho nó hoành t.... ráng mà đã lăm le đòi lập QTCN thì thật là..... Biết đâu có khi vẽ xong bản vẽ chi tiết lại chả cần tới QTCN gì ráo cả thì sao nhể???

Muốn có QTCN thì ngoài bản vẽ chi tiết ra còn cần rất nhiều các tham số khác như loại phôi, sản lượng cần có, điều kiện sản xuất .... nữa chứ chả phải chơi đâu.

Thiếu những thông số đó thì QTCN có lập ra cũng chỉ là đồ ...... tham khảo thôi chứ làm sao mà đem đi bảo vệ được hè???

Không phải là không có bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi thì là cái đầu tiên phải có rồi. Nó là các hình mà mình up lên đã cắt đi số mấy con số cho gọn. Chưa up file CAD. Giờ mình up đầy đủ bằng file CAD luôn.

 

Trả Lời Hoằn: Khi lập QTCN chứ ko phải lập NC đồ gá nên chắc chắn mấy cái Khoan, Khoét, Doa có dùng bạc dẫn hướng, phiến dẫn hay như cữ so dao dùng để Khoan, Khoét, Doa 2 lỗ Ø20 đối xứng thì nó chỉ có trong bản vẽ NC đồ gá thôi. Còn QTCN thì lấy chỗ nào mà nhét nó vô.

 

QTCN chỉ là thể hiện sự gá đặt định vị chi tiết thôi. Chọn dao, chọn máy….. Còn muốn đi vào chi tiết từng công đoạn NC đó thì còn phần Đồ Gá gia công nữa.

 

Còn về việc chọn máy khoan đứng hay khoan cần, máy phay đứng hay máy phay ngang thì nhìn cách chọn dao cho nguyên công đó sẽ biêt dùng máy nào chứ.( VD: mình dùng dao phay mặt đầu thì làm sao mà lắp lên máy phay ngang đc??) Bản vẽ Đồ Gá gia công sẽ thể hiện rõ từng NC ( Dao, máy ……) và đúng với những gì QTCN đã đưa ra.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_drawing312.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không phải là không có bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi thì là cái đầu tiên phải có rồi. Nó là các hình mà mình up lên đã cắt đi số mấy con số cho gọn. Chưa up file CAD. Giờ mình up đầy đủ bằng file CAD luôn.

 

Trả Lời Hoằn: Khi lập QTCN chứ ko phải lập NC đồ gá nên chắc chắn mấy cái Khoan, Khoét, Doa có dùng bạc dẫn hướng, phiến dẫn hay như cữ so dao dùng để Khoan, Khoét, Doa 2 lỗ Ø20 đối xứng thì nó chỉ có trong bản vẽ NC đồ gá thôi. Còn QTCN thì lấy chỗ nào mà nhét nó vô.

 

QTCN chỉ là thể hiện sự gá đặt định vị chi tiết thôi. Chọn dao, chọn máy….. Còn muốn đi vào chi tiết từng công đoạn NC đó thì còn phần Đồ Gá gia công nữa.

 

Còn về việc chọn máy khoan đứng hay khoan cần, máy phay đứng hay máy phay ngang thì nhìn cách chọn dao cho nguyên công đó sẽ biêt dùng máy nào chứ.( VD: mình dùng dao phay mặt đầu thì làm sao mà lắp lên máy phay ngang đc??) Bản vẽ Đồ Gá gia công sẽ thể hiện rõ từng NC ( Dao, máy ……) và đúng với những gì QTCN đã đưa ra.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_drawing312.dwg

 

Chào bạn!

-Nguyên công I chưa làm gì hết mà sao lỗ ở đâu ra nhiều thế?

-Vẽ sai ký hiệu định vị.

-Khi phay mặt đầu người ta thường dùng dao phay có đường kính lớn hơn bề rộng của chi tiết, để chỉ cần một đường chạy dao là ăn hết bề mặt cần gia công chứ không ai dùng con dao bé tẹo để chạy di chạy lại nhiều lần đâu bạn à.

-Bạn dựa vào đâu để khẳng định rằng phải dùng dao có đường kính 210 mới gia công được mặt đầu? Xin thưa tôi chỉ cần dùng dao có đường kính 100mm là ok, thậm chí 90mm cũng được nhưng hơi mất thời gian điều chỉnh máy một tí. Về định vị thì 3 bậc là đủ.

Nguyên công I bạn kẹp chặt thế nào? nếu kẹp cũng giống nguyên công II thì không ổn. Hướng lực kẹp luôn hướng vào mặt định vị chính.

-Nguyên công III: chưa gia công cái lỗ thì có lỗ đâu mà đặt ký hiệu định vị vào chi rứa?

-Nguyên công V, VI lực kẹp đặt ở đâu?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn!

-Nguyên công I chưa làm gì hết mà sao lỗ ở đâu ra nhiều thế?

-Vẽ sai ký hiệu định vị.

-Khi phay mặt đầu người ta thường dùng dao phay có đường kính lớn hơn bề rộng của chi tiết, để chỉ cần một đường chạy dao là ăn hết bề mặt cần gia công chứ không ai dùng con dao bé tẹo để chạy di chạy lại nhiều lần đâu bạn à.

-Bạn dựa vào đâu để khẳng định rằng phải dùng dao có đường kính 210 mới gia công được mặt đầu? Xin thưa tôi chỉ cần dùng dao có đường kính 100mm là ok, thậm chí 90mm cũng được nhưng hơi mất thời gian điều chỉnh máy một tí. Về định vị thì 3 bậc là đủ.

Nguyên công I bạn kẹp chặt thế nào? nếu kẹp cũng giống nguyên công II thì không ổn. Hướng lực kẹp luôn hướng vào mặt định vị chính.

-Nguyên công III: chưa gia công cái lỗ thì có lỗ đâu mà đặt ký hiệu định vị vào chi rứa?

-Nguyên công V, VI lực kẹp đặt ở đâu?

Mấy cái lỗ đó có sẵn mà bạn. Đường kính  Ø20 mình sản xuất hàng loạt lớn thì khi đúc có lõi mà. Để tạo lỗ thô. Sau đó gia công lại. Hớt 1 lớp mỏng kim loại như vậy sẽ tiết kiệm đc chi phí cho nguyên vật liệu , dụng cụ cắt, năng suất, giá thành…..

Mình dùng phôi đúc nên có thêm bản vẽ lồng phôi đó bạn. Chứ ko phải lượm nguyên 1 cục Gang to đùng rồi đi khoét từng cái.

Còn mình nói VD con dao đường kính 210mm là lúc đó mình ko khống chế đc bậc tự do xoay quanh trục OZ nên khi gia công chi tiết nó sẽ chạy hình tròn vòng quanh trục OZ. Như vậy sao mà gia công đc nếu như dao ko đủ lớn. Nên mình mới dùng thêm khối V ngắn để định vị thêm 2 bậc tự do nữa.

Ko biết bạn thường dùng ký hiệu định vị gì. Còn trường mình thì dùng ký hiệu định vị giống như chữ v.

NC 1 lực kẹp mình dùng từ trên xuống cũng giống như NC3 ,4.

NC 5 lực kẹp từ trên xuống nó nằm trên phần của 2 cái lỗ Ø40

Còn với NC 6. Thì khi khoan ko thủng hết lỗ ( lỗ xuyên suốt) thì lực P0hướng từ trên xuống nó cũng góp phần vào kẹp chặt. (Đôi khi P0 >>> Wct  nên cũng ko cần phải có lực kẹp.).

Thanks All.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không phải là không có bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi thì là cái đầu tiên phải có rồi. Nó là các hình mà mình up lên đã cắt đi số mấy con số cho gọn. Chưa up file CAD. Giờ mình up đầy đủ bằng file CAD luôn.

 

Trả Lời Hoằn: Khi lập QTCN chứ ko phải lập NC đồ gá nên chắc chắn mấy cái Khoan, Khoét, Doa có dùng bạc dẫn hướng, phiến dẫn hay như cữ so dao dùng để Khoan, Khoét, Doa 2 lỗ Ø20 đối xứng thì nó chỉ có trong bản vẽ NC đồ gá thôi. Còn QTCN thì lấy chỗ nào mà nhét nó vô.

 

QTCN chỉ là thể hiện sự gá đặt định vị chi tiết thôi. Chọn dao, chọn máy….. Còn muốn đi vào chi tiết từng công đoạn NC đó thì còn phần Đồ Gá gia công nữa.

 

Còn về việc chọn máy khoan đứng hay khoan cần, máy phay đứng hay máy phay ngang thì nhìn cách chọn dao cho nguyên công đó sẽ biêt dùng máy nào chứ.( VD: mình dùng dao phay mặt đầu thì làm sao mà lắp lên máy phay ngang đc??) Bản vẽ Đồ Gá gia công sẽ thể hiện rõ từng NC ( Dao, máy ……) và đúng với những gì QTCN đã đưa ra.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_drawing312.dwg

Hề hề hề,

Ai biểu dao phay mặt đầu thì không lắp lên máy phay ngang được ấy nhỉ??? Nó còn phụ thuộc vào loại máy và bộ gá dao kèm theo máy nữa đấy. Chớ có chủ quan nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không phải là không có bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi thì là cái đầu tiên phải có rồi. Nó là các hình mà mình up lên đã cắt đi số mấy con số cho gọn. Chưa up file CAD. Giờ mình up đầy đủ bằng file CAD luôn.

 

Trả Lời Hoằn: Khi lập QTCN chứ ko phải lập NC đồ gá nên chắc chắn mấy cái Khoan, Khoét, Doa có dùng bạc dẫn hướng, phiến dẫn hay như cữ so dao dùng để Khoan, Khoét, Doa 2 lỗ Ø20 đối xứng thì nó chỉ có trong bản vẽ NC đồ gá thôi. Còn QTCN thì lấy chỗ nào mà nhét nó vô.

 

QTCN chỉ là thể hiện sự gá đặt định vị chi tiết thôi. Chọn dao, chọn máy….. Còn muốn đi vào chi tiết từng công đoạn NC đó thì còn phần Đồ Gá gia công nữa.

 

Còn về việc chọn máy khoan đứng hay khoan cần, máy phay đứng hay máy phay ngang thì nhìn cách chọn dao cho nguyên công đó sẽ biêt dùng máy nào chứ.( VD: mình dùng dao phay mặt đầu thì làm sao mà lắp lên máy phay ngang đc??) Bản vẽ Đồ Gá gia công sẽ thể hiện rõ từng NC ( Dao, máy ……) và đúng với những gì QTCN đã đưa ra.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_drawing312.dwg

 

Bản vẽ sơ đồ nguyên công anh chỉ vẽ hình kèm tên nguyên công là chưa đủ. Cần phải ghi : MÁY , DAO, ĐỒ GÁ, DỤNG CỤ ĐO như thí dụ :

114276_usdsd777_1.jpg

 

Gia công 1 hay nhiều lỗ trên máy khoan cần bắt buộc phải dùng bạc dẫn hướng, còn  gia công 1 lỗ trên máy khoan đứng thường là không cần phải dùng bạc dẫn hướng, chỉ dùng bạc dẫn khi lỗ nằm trên mặt phẳng nghiêng hoặc khoan mồi cho lỗ cần gia công có chiều sâu lớn và đường kính nhỏ...

 

Về bản vẽ chi tiết:

1-Kích thước chiều cao 115±0.015 có cần phải chính xác đến thế không??? Không thể phay đạt được độ chính xác này >>>Bắt buộc phải mài (nếu thích)

2- Kích thước khoảng cách tâm lỗ cũng cho sai lệch  hơi bị khủng bố 25±0.03 và 170±0.04 không thể gia công được trên các máy vạn năng thông thường >>>> Đây là chi tiết nắp ổ đỡ  chỉ cần cho sai lệnh ± 0.3 hoặc 0.5 cũng chẳng chết ai cả!

3- Kích thước lỗ Ø20± 0.035 anh chọn kiểu lắp ghép kiểu gì???

4- Thiếu sai lệnh về hình dáng hình học và vị trí tương quan giữa các bề mặt

 

 

Mấy cái lỗ đó có sẵn mà bạn. Đường kính  Ø20 mình sản xuất hàng loạt lớn thì khi đúc có lõi mà. Để tạo lỗ thô. Sau đó gia công lại. Hớt 1 lớp mỏng kim loại như vậy sẽ tiết kiệm đc chi phí cho nguyên vật liệu , dụng cụ cắt, năng suất, giá thành…..

Mình dùng phôi đúc nên có thêm bản vẽ lồng phôi đó bạn. Chứ ko phải lượm nguyên 1 cục Gang to đùng rồi đi khoét từng cái.

Còn mình nói VD con dao đường kính 210mm là lúc đó mình ko khống chế đc bậc tự do xoay quanh trục OZ nên khi gia công chi tiết nó sẽ chạy hình tròn vòng quanh trục OZ. Như vậy sao mà gia công đc nếu như dao ko đủ lớn. Nên mình mới dùng thêm khối V ngắn để định vị thêm 2 bậc tự do nữa.

Ko biết bạn thường dùng ký hiệu định vị gì. Còn trường mình thì dùng ký hiệu định vị giống như chữ v.

NC 1 lực kẹp mình dùng từ trên xuống cũng giống như NC3 ,4.

NC 5 lực kẹp từ trên xuống nó nằm trên phần của 2 cái lỗ Ø40

Còn với NC 6. Thì khi khoan ko thủng hết lỗ ( lỗ xuyên suốt) thì lực P0hướng từ trên xuống nó cũng góp phần vào kẹp chặt. (Đôi khi P0 >>> Wct  nên cũng ko cần phải có lực kẹp.).

Thanks All.

 

1- Khi đã đúc lỗ thì công nghệ gia công lỗ  sẽ là KHOÉT + DOA  chứ không ai chơi kiểu KHOAN + KHOÉT + DOA !

2- Nguyên tắc khi gia công mặt phẳng chỉ cần  khống chế 3  bậc tự do là đủ. Nhưng khi thiết kế đồ gá có thể định vị 4 hoặc 5 hoặc 6 đều không sai!

3- Nguyên công 6 khoan lỗ không thủng ....kiểu gì cũng phải có lực kẹp chỉ có điều lực kẹp không cần lớn!

( Trường hợp ta rô ren hoặc doa lỗ thì chỉ cần định vị 4- 5 bậc tự do và không cần lực kẹp cũng được)

 

Chốt lại là anh phải hoàn thiện bản vẽ chi tiết, và rà soát lại các nguyên công một lần nữa, rồi gửi file bản vẽ lên đây mọi người sẽ góp ý cụ thể!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Mấy cái lỗ đó có sẵn mà bạn. Đường kính  Ø20 mình sản xuất hàng loạt lớn thì khi đúc có lõi mà. Để tạo lỗ thô. Sau đó gia công lại. Hớt 1 lớp mỏng kim loại như vậy sẽ tiết kiệm đc chi phí cho nguyên vật liệu , dụng cụ cắt, năng suất, giá thành…..

Mình dùng phôi đúc nên có thêm bản vẽ lồng phôi đó bạn. Chứ ko phải lượm nguyên 1 cục Gang to đùng rồi đi khoét từng cái.

Còn mình nói VD con dao đường kính 210mm là lúc đó mình ko khống chế đc bậc tự do xoay quanh trục OZ nên khi gia công chi tiết nó sẽ chạy hình tròn vòng quanh trục OZ. Như vậy sao mà gia công đc nếu như dao ko đủ lớn. Nên mình mới dùng thêm khối V ngắn để định vị thêm 2 bậc tự do nữa.

Ko biết bạn thường dùng ký hiệu định vị gì. Còn trường mình thì dùng ký hiệu định vị giống như chữ v.

NC 1 lực kẹp mình dùng từ trên xuống cũng giống như NC3 ,4.

NC 5 lực kẹp từ trên xuống nó nằm trên phần của 2 cái lỗ Ø40

Còn với NC 6. Thì khi khoan ko thủng hết lỗ ( lỗ xuyên suốt) thì lực P0hướng từ trên xuống nó cũng góp phần vào kẹp chặt. (Đôi khi P0 >>> Wct  nên cũng ko cần phải có lực kẹp.).

Thanks All.

Bạn hiểu chưa đúng về vấn đề định vị và kẹp chặt, Bạn cần phân biệt rõ ĐỊNH VịKẸP CHẶT, Bạn có biết được yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt là gì không?

Tham khảo ký hiệu định vị

108174_dscf2149.jpg

Bản vẽ chi tiết: Bạn có biết công dụng của chi tiết này để làm gì không? kích thước nào là quang trọng không? đâu là kích thước lắp ráp không?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình đã chỉnh lại. Chắc vẫn còn nhiều sai sót, mong mọi người góp ý.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_112121.dwg

 

Có chút thắt mắc là Bản vẽ chi tiết chưa duyệt hoàn chỉnh mà đã phân công làm đồ gá rồi là thế nào?

Mình chỉ góp ý về bản vẽ chi tiết thôi nhé.

Những điều mình góp ý và thắc mắc trong file cad gửi kèm bạn nên trao đổi lại với Thầy hướng dẫn để có quyết định chính xác hơn.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/108174_gop_y_1.dwg

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình đã chỉnh lại. Chắc vẫn còn nhiều sai sót, mong mọi người góp ý.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/119085_112121.dwg

 

1)-P/s: Hoằn.

Theo Hoằn thì kích thước 170, 50 ko quan trọng có thể cho lên 0,3 ÷ 0,5. Số liệu này ở đâu ra.

Có thể giải thích hợp lý cho mình rõ ko?

Vì khi đi bảo vệ nếu hỏi mà ko trả lời đc thì nắm chắc phần Die.

Kích thước hay bất kỳ cái gì muốn chọn phải có sách chỉ vào phần đó trang đó thì mới thuyết phục đc người phản biện.

Kinh nghiệm còn non nớt. Mong đc chỉ giáo tận tình.

Gạch đá càng nhiều thì càng sớm xây đc nhà.

Sai số Kích thước 170 phụ thuộc vào IT của 2 cái lỗ 20.

Vì 2 cái lỗ này có IT 7 nên kích thước 170js7 = 170 ± 0,02

Bảng 1.15 Trang 36 sổ tay Dung sai lắp ghép - Ninh Đức Tốn.”

 

Anh đã viết như thế, chứng tỏ anh  chẳng hiểu gì về dung sai lắp ghép !

Chỉ có kích thước quan trọng như khoảng cách trục trong các hộp giảm tốc người ta mới cần phải cho dung sai khoảng cách trục có sai lệnh nhỏ, hoặc khoảng cách hai chốt định vị lỗ trong đồ gá người ta mới phải tính toán dung sai …Còn đây là khoảng cách giữa hai lỗ xỏ bu lông thì không cần phải cho sai lệch khủng bố như thế. Cho dung sai ± 0.3 -:-0.5 cho dễ gia công

Trong thực tế sản xuất người ta để dung sai tự do đưa cho thợ làm,  người thợ sẽ làm được sản phẩm có sai lệch không vượt quá ± 0.3 . Lỗ xỏ bu lông người ta cũng chỉ cho dung sai tự do, khi khoan lỗ sẽ rộng ra không vượt quá 0, 3 (Khi khoan mũi khoan ≤ Ø20 thường là lỗ sẽ rộng ra 0.1, nếu thợ mài mũi khoan kém lỗ sẽ rộng ra 0.3 và không thể khoan rộng hơn được cho dù cố tình mài lệch me) . Trường hợp tận dụng lỗ xỏ bu lông làm lỗ định vị mới cần phải gia công chính xác. Đó là lý do Hoằn đã viết trong bài số 10:

"Về bản vẽ chi tiết:

1-Kích thước chiều cao 115±0.015 có cần phải chính xác đến thế không??? Không thể phay đạt được độ chính xác này >>>Bắt buộc phải mài (nếu thích)

2- Kích thước khoảng cách tâm lỗ cũng cho sai lệch  hơi bị khủng bố 25±0.03 và 170±0.04 không thể gia công được trên các máy vạn năng thông thường >>>> Đây là chi tiết nắp ổ đỡ  chỉ cần cho sai lệnh ± 0.3 hoặc 0.5 cũng chẳng chết ai cả!

3- Kích thước lỗ Ø20± 0.035 anh chọn kiểu lắp ghép kiểu gì???

4- Thiếu sai lệnh về hình dáng hình học và vị trí tương quan giữa các bề mặt"

 

2)- Về hai NC phay : Hoằn đã viết trong bài số 4 rồi!Theo Hoằn thì anh nên phay mặt đầu của 3 hình trụ Ø40 trước, sau đó lấy mặt này làm chuẩn để fay mặt phẳng đối diện sau đó mới tiến hành các NC khoan...”

Anh phải đảo ngược lại là NCI PHAY MẶT ĐẦU , trước sau mới dùng mặt này làm chuẩn để gia công mặt đáy!  Sau đó dùng mặt đáy định vị để gia công lỗ >>>Như vậy mặt đáy sẽ là mặt chuẩn tinh chính >>>Anh đọc lại nguyên tắc chọn chuẩn tinh sẽ hiểu. Nếu không hiểu em sẽ giải thích!  

3) Về hai Nguyên công khoan 4 và 5 anh nên sửa lại  là khoét 3 lỗ  theo bạc dẫn trên máy khoan cần trong cùng một nguyên công

4) Hai lỗ Ø4, vì không có bản vẽ lắp cụm chi tiết, nên Hoằn đoán đây là 2 lỗ định vị >>> Lỗ này sẽ gia công sau khi lắp nắp ổ đỡ và thân ổ đỡ (Thường là gia công lỗ Ø4 theo miền dung sai H7)

 

Chốt lại anh phải vẽ lại bản vẽ chi tiết cho đầy đủ như em đã viết ở trên là thiếu sai lệch về hình dáng hình học và vị trí tương quan giữa các bề mặt...

 

@ anh Tâm: kích thước R70 và R50, Hoằn đoán mò đây là kích thước thô, sau khi ghép lắp ghép nắp gối đỡ với thân gối đỡ (định vị bằng chốt định vị Ø4) mới gia công tinh ....

 

      

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

công nhận các bác tâm huyết nhiệt tình thật...cái món làm bảo vệ tốt nghiệp theo dạng công nghệ này chua chát thật. kiến thức hàn lâm công nhận khủng. ngày xưa tớ chọn luôn làm máy. thầy hướng dẫn phán mỗi câu, làm sao cho máy ra sản phẩm=>> ok 90% đậu.. thế là cả đám đi về 1 tháng sau vác máy lên gặp thầy.. thầy dỗi hờn cả 3 ngày..suýt k đc bảo vệ. chúc bác chủ top may mắn ạ.. mình bỏ cơ khí lâu quá giờ nghiên cứu lại đau đầu ghê.

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×