Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
trungkien_hatangdothi

Dân NAM ĐỊNH đâu rồi điểm danh cái nào!!

Các bài được khuyến nghị

Dân Nam Định học xong chẳng chịu về xây dựng quê hương gì cả. Trách nào Nam Định mãi vẫn thế ko khác gì cả. Nhìn mấy thằng em (Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam) phát triển ầm ầm mà ngao ngán quá.

 

Thôi cứ để mấy thằng e cầm đèn chạy trước otô đi, rồi sau này a mày cho chúng mày biết tay.Dù sao mình cũng là trung tam của vùng Nam sông Hồng (3 tỉnh kia là vệ tinh mà (:cheers:)). Rồi sẽ có ngày ta phất lên thôi...

 

Ngửa mặt lên trời..

Hận cờ ...không phất ...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Dân Nam Định học xong chẳng chịu về xây dựng quê hương gì cả. Trách nào Nam Định mãi vẫn thế ko khác gì cả. Nhìn mấy thằng em (Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam) phát triển ầm ầm mà ngao ngán quá.

Tôi muốn về lắm nhưng mà xin được việc ở nhà khó lắm các bác ah` đâu phải tôi kém cỏi đâu nhưng mà bằng DH khá đi thì cũng 50-100triệu để được làm nhân viên. thôi ko về nữa tiền đâu mà mua việc. Nếu về mà ko mất tiền tôi sẵn sàng dù lương có thấp hơn chỗ làm hiện tại của tôi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
A e nào trên diễn đàn là con dân NĐ hay là Nam Định kiều thì cho biết cái để còn giao lưu chứ nhỉ!

Yêu quê hương quá

Nguyễn Trung Kiên

Đường Trần Huy Liệu-TP Nam Định....hề hề

(:cheers:)

rờ tớ đang ở Hà Đông-HN2 và đang làm việc tại HN1 --ec..

 

Rới thiệu chút về NĐ nhé bà con(bài sưu tầm)

Phở gia truyền Nam Định

 

 

Phở Nam Định

Phải nói ngay rằng, từ trước cho đến nay thường truyền tụng và ca ngợi nhiều về phở “Hà Nội”. Nhưng có điều thú vị là trước và trong khi có “phở Hà Nội” đã và luôn có một trung tâm “phở Nam Định”.

Phở Quảng Nguyên – cửa hiệu của gia đình ông Vũ Hải ở 12 Hàng Thao tồn tại trước chiến tranh phá hoại của Mỹ. Nhà hàng có nhiều loại phở: tái, chín, nạm, gầu, tái lăn, áp chảo, phở gà...Tên gọi của Quảng Nguyên là muốn chỉ nguồn gốc của phở từ Quảng Đông, Trung Quốc sang. Nhà hàng vẫn giữ nguyên công thức và hương vị của phở như người Hoa làm. Tuy nhiên hiện nay do thị hiếu của người thưởng thức mà nhà hàng đã chế biến thêm một số phụ gia khác.

 

Nhà hàng phở Đán: ở phố Hai Bà Trưng, thành phố Nam Định, là hiệu phở ngon nổi tiếng đã mấy chục năm nay. Bà Phạm Thị Huệ chủ nhà hàng cũng học nghề làm phở từ người Hoa. Phở Đán chỉ có hai loại phở chính: phở bò (tái, chín) và phở gà. Người thành Nam chuộng phở Đán bởi chất lượng của phở.

 

Như vậy phở gia truyền Nam Định ở Thành Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa kiều và từ làng Giao Cù. Nhưng theo thời gian và sự biến thiên của nền kinh tế, phở gia truyền cũng có nhiều thay đổi, không còn nguyên vẹn hương vị như xưa.

 

Phở Nam Định không chỉ có mặt và nổi tiếng ở quê hương mình mà đã từ lâu, nhất là trong khoảng hơn chục năm trở lại đây theo chân người Nam Định có mặt trên nhiều tỉnh thành Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Phở Nam Định còn được đưa ra nước ngoài .

 

Vào những năm 1955-1956, đã có phở gánh hay phở xe (gọi theo các phương thức vận chuyển) Nam Định theo những cư dân Tây Lạc, Giao Cù, Vân Cù (huyện Nam Trực) tới những phố phường Hà Nội. Với lợi thế, di động nhanh, gọn vào mọi ngóc ngách xóm ngõ, sớm khuya, phở gánh, phở xe đẩy đã có chỗ đứng, chiếm được lòng tin của khách hàng Hà Nội.

 

Từ giữa những năm 60 đến trước những năm 90 của thế kỷ XX, vì nhiều lý do nhất là khâu quản lý hành chính bao cấp về lương thực, thực phẩm, phở Nam Định vắng bóng ở thủ đô Hà Nội cũng như ở các nơi khác. Cho đến năm 1990 trở đi, phở Nam Định phục hồi trở lại và ngày càng phát triển mạnh. Trên địa bàn nội thành Hà Nội, trừ quận Hoàn Kiếm, còn các quận khác, trên các nẻo đường dẫn vào nội thành, các khu công nghiệp, trường học, tập trung đông người có đến con số hàng trăm quầy phở gia truyền Nam Định./.

Cảm động quá. Bạn viết nhiều về phở Nam Định thế! Lạithèm phở rồi, có anh em nào đi ăn phở cung tớ không? ---Chiến Vũ---

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thấy anh em đồng hương hội tụ vui vẻ, tôi không thể ngồi im. Nay xin đóng góp đôi lời về Nam Định:

Phong thuỷ cho Hà Nôi, Tp Hồ Chí Minh, Huế, Nam Định

"Hà Nội với thế núi, sông hùng vĩ, dài hàng nghìn dặm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất quân vương, có thể điều khiển, sai khiến được chư hầu. Bởi thế nên từ trước khi Thăng Long được chọn làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, rồi còn bị hàng nghìn năm Bắc thuộc, phải đến khi vua Lý thái Tổ dời thủ đô về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh, rồi tiến vào diệt Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp, khống chế Ai Lao và Cam Bốt, đe dọa cả Thái Lan. Khi Hà Nội được chọn làm Thủ đô, nước ta không bao giờ bị ngoại bang đô hộ, ngay cả trong những giai đoạn mạt vận, cuối các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh. Chỉ trong thời kỳ nhà Hồ dời đô về Thanh Hóa, hoặc như sau này nhà Nguyễn lập kinh đô tại Phú Xuân (Huế), nước ta mới bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh thôn tính, cai trị. Đó chính là do địa thế đặc biệt của Hà Nội, nên không một thế lực nào trên thế giới có thể khuất phục đươc. Vì thế, Hà nội sẽ mãi là Thủ Đô của Việtnam cho muôn đời sau. Các công trình thuỷ điện đang góp phần trị thuỷ sông Hồng đễ cho dòng chảy chậm hơn khi qua địa phận Hà nội, tụ vượng khí nhiều hơn thì Việtnam sẽ phú cường hơn rất nhiều.

 

Cố đô Huế với Minh đường bị vướng núi, sông Hương quá ngắn, nên chẳng những đã không phát sinh được nhiều vượng khí, mà dải đất bình nguyên nơi đó cũng chật hẹp, không đủ chỗ cho nguyên khí tích tụ, mặc dù uốn lượn hữu tình, nhưng vượng khí chỉ đủ cho một thành phố nhỏ, chứ không sao có thể làm cho Huế trở nên một đô thị sầm uất, giàu mạnh được. Muốn Huế trở thành quốc Đô kiến tạo một đất nước độc lập & cường thịnh là điều không thể có được, đấy là sai lầm của Triều Nguyễn.

 

Sài Gòn là một thành phố nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, sau lưng được núi non hộ vệ, che chở, lại có sông ngòi uốn khúc chảy tới, nên tiềm năng phát triển kinh tế thật vô hạn. Nhưng trong suốt hơn 300 năm qua, Sài Gòn vẫn không sao tiến lên được thành một trung tâm kinh tế quan trọng của thế giới, mà trái lại vẫn chỉ đóng một vai trò phụ thuộc rất khiêm tốn. Sở dĩ như vậy là vì Sài Gòn đã nằm vào vị trí hộ sa, nên không sao có thể vươn lên để nắm lấy những vị trí hàng đầu được. Do đó, vấn đề cần thiết là phải dời trung tâm thành phố vào Thủ Thiêm, vì nơi đây chẳng những nằm trong khu vực của chân long, lại còn được khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn lượn bao bọc chung quanh. Khác với sông Hương ở Huế chỉ uốn cong một vòng rồi chảy đi, sông Sài Gòn lại uốn lượn rất nhiều vòng, tạo thành thế Cửu (9) khúc, khiến cho vượng khí tích tụ tràn trề, thần lực vô cùng sung mãn. Có thể nói nếu dải đất giữa sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là nơi thu hút hết vượng khí của cả miền Nam, thì khu Thủ Thiêm chính là nơi hội tụ hầu hết vượng khí của dải đất này vậy. Bởi thế cho nên nếu được dời về đây, Sài Gòn-Thủ Thiêm sẽ nhanh chóng biến thành một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới, vượt qua những Hongkong, Macao, Singapore, Kualămpơ, Băngkốc trong khu vực.

 

Tuy Sài Gòn-Thủ Thiêm có thể sẽ góp phần làm cho đất nước được thịnh vượng hơn, nhưng Hà Nội là Thủ Đô mới có thể bảo đảm được sự trường tồn và nền độc lập của dân tộc, nhất là khi đất nước ta lại nằm bên cạnh một quốc gia khổng lồ ở phía Bắc. Nếu không phải là một vùng đất có núi sông hùng vĩ, khí phách quật cường như Hà Nội thì làm sao có thể chận đứng được bước đường Nam tiến của Hán tộc trong suốt bao nhiêu thời đại. Còn Sài Gòn-Thủ Thiêm nếu sau này trở nên một trung tâm kinh tế phồn thịnh nhất Á Châu, làm thế hậu thuẫn, trợ lực cho Thủ Đô Hà Nội thì Việtnam không còn phải lo ngại trước bất cứ thế lực ngoại bang nào nuôi mộng bành trướng.

 

Thời Gia long, trên toàn cõi Việtnam chỉ có 3 thành phố lớn được chọn xây Cột cờ (linh trụ) là Hà nội, Nam Định và Huế. Linh Trụ càng cao, vương quyền của địa phương hay quốc gia đó trên trế giới càng lớn, 3 Cột cờ cũ quá thấp so với các toà nhà trọc trời ngày nay nên Linh Trụ mới của VN sẽ là một tháp Hà nội cao vài trăm mét sánh ngang tháp quay Sydney của Úc hay đài tưởng niệm Washington ờ My, tốt nhất đặt tại vị trí tượng đài Lê nin, lưng ở Bắc. Cho dù NĐ cho tôn tạo lại Cột cờ năm 1997, nhưng vẫn cần một Linh Trụ mới xứng tầm, vị trí Linh Trụ vượng nhất là nằm trên vườn hoa Cửa Đông, mặt hướng Đông Nam. Nam Định có đủ núi non sông ngòi với địa thế Minh đường hướng Đông Nam là Biển Đông, sơn thuỷ hội tụ đủ vượng khí cho một thành phố lớn trong khu vực, tuy không là đất dành cho quân vương phát tiết như Hà nội, nhưng lại là một vùng đất phát vương.

Nam Định là quê hương nhà Trần & Hưng Đạo Vương, tượng Đức Thánh Trần được tôn vinh ở nhiều nơi trong nước, từ Băc chí Nam, đẹp nhất có lẽ là tượng Đức Thánh Trần nhìn ra sông Sài gòn, Tp HCM. Nam định cũng đã cho dựng tựơng đài Đức Thánh Trần bên hồ Vị xuyên. Theo lý thuyết kiến trúc, Minh đường là phía trước Tượng đài phải trũng hay bằng và không được cao lớn hơn Tượng đài vì nếu cao quá thì trở thành vật cản án ngữ vượng khí và Huyền vũ là phần đất phía sau Tượng đài, phải có hình dáng to lớn và cao hơn thì mới làm cho đất Nam Định phát vượng khí. Nhưng ngược lại lý thuyết phong thuỷ, khi dựng Tượng đài Đức Thánh Trần, lưng cùa Ngài lại quay về hồ Vị xuyên, mặt hướng vào Nhà Hát Tp. Điều này đưa đến hệ quả là Nam Định càng ngày sa sút với các địa phương khác và rất có thể đi vào con đường thiển cận, bế tắc nếu không sớm khắc phục mở rộng quảng trường Đức Thánh Trần ra sát bờ hồ và quay lưng của Tượng đài (giữ nguyên vị trí bệ tượng) vào hướng Nhà Hát Tp.

 

Nếu long mạch của Việtnam nằm trên núi Tản viên và chùa Tảo sách, ven Hồ Tây Hà nội ( Ban khoa giáo TW đã cho hàn long mạch), thì Long mạch của Nam định là Tháp Phổ Minh và Mắt cá chép vượt Vũ môn kết huyệt tại giếng làng Hành thiện. Chùa Phổ Minh tương truyền có từ thời Lý ở làng Tức mạc, nơi phát tích ra nhà Trần (Tương tự, 10 năm sau khi xây xong thành nhà Hồ ở Thanh hoá, Lam Kinh phát tích ra nhà Hậu Lê). Năm 1305, tháp Phổ minh trên khuôn viên chùa được dựng lên tôn vinh nơi phát tích nhà Trần. Tương truyền, khu sân trũng ngày nay dưới chân bệ tháp là hồ nước. Do nhiều lần tôn tạo, hồ nước bị biến thành sân trũng trang trí với những băng hoa sóng nước được khắc ở chân bệ Tháp gồm nhiều tầng nhiều lớp để gây ấn tượng của mặt nước xung quanh đoá hoa sen khổng lồ ở chân tháp. Trước đây ở những đầu đao của mỗi tầng tháp có treo những bộ đỉnh đang gồm một chuông con nằm ở giữa và bốn góc có bốn cái kháng đều làm bằng đồng, mỗi khi gió thổi, va vào nhau tạo thành những âm thanh vui tai. Nếu Tháp Phổ Minh đươc coi là Thiên Bút, thì nước trong hồ là Nghiên mực (không kể 2 hồ trước sân chùa). Nhờ thế mà Nam định đã được coi là đất Học. Có nhiều học vị cao, nhưng nghiên thiếu mực, nên nhân tài đi về dụng võ nơi khác, thiếu đỉnh đang nên người Nam định cũng chưa được vẻ vang hơn khi khua chuông xứ người.

 

Theo hướng Đông nam 18Km đường chim bay là cuộc đất hình cá chép vượt Vũ môn được hàng chục km sông bao quanh, đó là làng Hành thiện, phủ Xuân trường. Ngay từ thời Lê Trịnh, đã có câu: Bắc Cổ Am, Nam Hành Thiện, Cổ Am là quê Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn Hành thiện là quê của nhiều bậc khoa bảng trước đây & là quê của cố Chủ tịch Trường Trinh cùng nhiều vị lãnh đạo cấp cao khác hiện nay. Buớc vào làng, như cưỡi lên mình chép hóa long, phải qua cầu, đuôi cá ở Bắc giáp sông Ninh cơ, đầu hướng Đông Nam, như đang trườn mình ra Biển Đông, dân cư được phân bổ đều trên 14 xóm, có đầu cá là Chợ, mắt cá là Giếng làng, long mạch của Nam Định, chỗ đất trũng xuống gần miếu Chơ, vây cá là cầu làng, rốn cá kết huyệt ở đầu xóm Vũ chỉ, chỗ đất trũng xuống bằng cái thúng, long mạch của phủ Xuân trường, đuôi cá toạ lạc chuà Thần Quang và chùa Ngoài, Ngũ Phủ Lục Tạng kết huyệt tại các đền, miếu trong làng và tại các từ đường thuộc các họ lớn như: Nguyễn, Vũ, Đặng Vũ, Đặng Xuân, Đỗ x5, Đỗ x8,…Thanh long tay trái ở Đông, là cánh đồng Xuân Thượng, hình ngòi bút, Bạch hổ tay phải ở Tây hình nghiên mực, dương trạch theo hướng Đông nam, được vượng khí từ Thanh Long Bạch hổ, nên dân làng đỗ đạt nhiều, âm trạch nằm trên đuôi cá, cung thiên di, nên con cháu công thành danh toại khi xa quê lập nghiệp,

 

Từ khi giếng làng bị bỏ hoang, nghề dệt truyền thống của xã bị lụi tàn, dân làng rủ nhau đi lượm đồng nát. Từ ngày xây kiốt trong chợ trên nền giếng làng, tuy rằng không ai dám thuê, nhưng nghành dệt của Tp Nam Định bị suy thoái, long mạch này còn ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng phát triển toàn Nam định. Hành thiện chưa giàu, do Dương trạch phạm phải Ngũ phủ Lục tạng, do một số hộ dân xây nhà án ngữ Minh đường các đền, miếu, từ đường, hoặc có lối đi qua mặt từ đường, những nhà dân này nên được tách ra hoặc tái định cư để góp phần phát vượng cho huyện Xuân trường. Nếu chùa, đền miếu được coi như là Thành Hoàng của làng thì mỗi Từ đường được coi như Thành Hoàng của từng xóm. Từ đường xóm nào dột nát thì xóm đó nghèo, nếu khang trang thì xóm đấy hưng vượng hơn".

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vội quá! Mình quên tự giơi thiệu:

Họ Tên; Nguyễn Duy Minh

Nam Vân - Nam Định (Nay là phường Cửa Nam - TP Nam Định)

Dân kết cấu, hiện mình đang làm ở Nguyễn Công Hoan - HN

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vội quá! Mình quên tự giơi thiệu:

Họ Tên; Nguyễn Duy Minh

Nam Vân - Nam Định (Nay là phường Cửa Nam - TP Nam Định)

Dân kết cấu, hiện mình đang làm ở Nguyễn Công Hoan - HN

 

Hay lắm, bác Thoclet sưu tầm đâu được bài viết hay quá đi , hay không còn gì để nói (không phải nói về NĐ mà mình tâng bốc đâu nhé). Giờ e mới biết đên điều này đấy, thế này mới nói NĐ nhà ta sẽ luôn là 1 vùng đất quan trọng của cả đất nước VN này mà.

 

Bác ở Phường cửa Nam bên kia cầu Đò quan phải không, e ở bên P.Trường thi.Cảm ơn bác vì bài viết rất hay.

 

Ae CadViet là dân NĐ(hay có vợ, or chồng NĐ) có bài viết nào hay hãy sưu tầm cho mọi người mở mang kthức nhé !!!! :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hihi. EM o gần chợ viềng mà.Nhà em nằm o gần trường cao đẳng công nghiệp nam định (cây số 7 đường 10_vụ bản mà.) anh nhầm trường DHSPKT nam định rồi.k51 nam nay nam thu3 mahihihi.rat vui dc lam qen voi cac anh:duongnv_xd@yahoo.com.vn or nguyenduongnd@gmail.com :cheers: :s_big: :s_big:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
hihi. EM o gần chợ viềng mà.Nhà em nằm o gần trường cao đẳng công nghiệp nam định (cây số 7 đường 10_vụ bản mà.) anh nhầm trường DHSPKT nam định rồi.k51 nam nay nam thu3 mahihihi.rat vui dc lam qen voi cac anh:duongnv_xd@yahoo.com.vn or nguyenduongnd@gmail.com :cheers: :s_big: :s_big:

Ừa nhỉ mình nhầm, gần chợ Viềng tết này mình đi chợ Viềng nhớ mời mình chén rượu nhé.Năm nào mình cũng đi chợ Viềng mà!

 

Hôm nay là NOEL xin chia sẻ với anh e 1 địa danh mới ở NĐ ..heeeeeeê

 

 

Những đứa trẻ háo hức vây quanh bên bà cụ đã gần 60 năm gắn bó với đền Thánh sừng sững hiện diện ngót một thế kỷ. Ngoài kia, ông cụ Nhơn đang mải miết đu người lên sợi dây chão nối với tháp chuông cao hơn bốn mươi mét để gióng lên những hồi chuông...

75172596_160384_nha_tho_7.jpg

An lành và vui vẻ

Trong cái lạnh tê tái của đợt rét không báo trước, tôi tìm về nhà thờ Phú Nhai - đền thánh lớn nhất Đông Dương (xã Xuân Hồng - Xuân Trường - Nam Định) để cảm nhận những dư âm đang tới của một kỳ lễ Noel - lễ Giáng sinh an lành cho những con chiên nơi vùng quê yên ả.

Ông Phạm Ngọc Chính - trùm xứ giáo xứ Phú Nhai (thuộc giáo phận Bùi Chu) cười bẽn lẽn như một đứa trẻ, nhưng lại không giấu nổi những hạnh phúc ẩn ý: “Người dân theo đạo, lễ Noel không chỉ là ngày lễ vui chơi, mà đó còn là lễ đón cha trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Niềm vui của những đứa con gặp cha trở lại!…”.

rẻ em vui cùng không khí Giáng sinh.

 

Rồi ông hướng ánh nhìn ra phía đền thánh- nơi tập trung những hân hoan, những rạo rực và cả những khát vọng của gần 6 ngàn người dân xứ đạo quê ông. Trong trí nhớ của ông, tòa thánh Phú Nhai có sức lôi cuốn đến huyền bí, nó đứng ở vị trí trung tâm và chở che cho toàn xứ đạo. Noel - đó là ngày lễ thiêng liêng của những con chúa mừng Đức chúa trời giáng sinh trở lại.

 

Đã thành lệ, ngày đó (25/12), toàn thể giáo xứ sẽ ngừng mọi công việc, trẻ em không phải đến trường. Giáo đường trở thành trung tâm cho những niềm mong chờ. Nhiều hoạt động văn hóa của giáo xứ sẽ được long trọng tổ chức. Lễ Noel ở vùng quê, cách xa trung tâm Thành phố Nam Định gần một tiếng đồng hồ chạy xe, nên ít nhiều có những nét hoang sơ và vơi đi phần sôi nổi so với chốn thị thành.

 

Dù vậy ở đây trẻ em đang được người lớn hướng dẫn làm hang đá tái diễn cảnh chúa hài đồng chào sinh hay phục chế những con vật hiền lành-những người bạn thân thiết có mặt làm bạn với Chúa trong những ngày đầu tiên: những chú ngựa, chú lừa… và các thiên thần vây xung quanh Chúa một cách công phu và trang trọng.

 

Ông cụ Nhơn đang mải miết đu người lên sợi dây chão nối với tháp chuông cao hơn bốn mươi mét để gióng lên những hồi chuông…Noel của xứ đạo Phú Nhai.

 

Một mô phỏng được tái hiện tại giáo đường chính, hang đá được ghép khéo léo bằng những viên đá nhỏ, có các cửa hang, có cây cối ẩn mình trong các ngách núi và những dòng suối mát trong chảy vô tận từ trong lòng núi… Nếu gia đình nào không đến được nhà thờ (thường thì rất hiếm), sẽ tự tổ chức làm các hang đá bằng giấy bản-loại giấy xù xì tạo cảm giác y như thật, rồi khéo léo chọn mua những cây xanh có nhiều lộc tượng trưng cho sức sống vô bờ. Nhà nào nhà ấy đều mua sắm quần áo mới cho trẻ, làm một vài mâm cơm thịnh soạn để họp mặt người thân sau những ngày xa cách…

 

Thế nhưng, cảnh ăn uống không phải là nội dung chính của lễ, mà chủ yếu là những hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí. Sau hồi chuông dài ngân nga, quả chuông lớn nhất có trọng lượng 2.000kg chỉ được sử dụng trong những ngày đại lễ, tất cả các con chiên trong giáo xứ sẽ lần theo tiếng đồng lan tỏa trong không gian ấy mà tìm về…

 

Chương trình lễ hội bắt đầu khi Cha dâng thánh lễ. Dàn kèn đồng sẽ tấu lên những bài thánh ca cùng với các chương trình văn nghệ.

 

Và tuổi thơ xóm đạo lớn lên cùng những mùa giáng sinh an lành như thế, lớn lên cùng với nỗi khắc khoải đợi chờ món quà nhỏ bé đặt nơi đầu giường khi sớm mai tỉnh giấc…

 

Lễ Mẹ – lễ đặc biệt chỉ có ở giáo xứ Phú Nhai

 

Năm 1866, Đền Thánh ở đây được xây bằng gỗ lợp bổi. Năm 1917, Đền Thánh xây dựng lại lần 3.

 

Năm 1980, Đền Thánh được tái thiết dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông đúc ở Pháp với trọng lượng tương ứng là: 2.000kg - 1.200kg - 600kg và 100 kg.

 

Đến nay, trong 25 giáo phận có mặt ở các tỉnh từ Bắc vào Nam, giáo phận Bùi Chu có vị trí lớn thứ 3 với 355.864 giáo dân, chiếm 3,12% người theo đạo Thiên chúa; gồm 13 giáo hạt. Giáo xứ Phú Nhai có 8 nhà thờ, gồm 7 giáo họ. Với lịch sử mấy trăm năm cùng với tầm vóc đồ sộ, kiến trúc theo kiểu gôtích mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha, Đền thánh Phú Nhai được coi là lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ.

 

Cũng từ đó, ngày 8/12 trở thành ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm của giáo xứ. Lễ “Đức Mẹ Vô Nhiễm” được tổ chức trước ngày lễ Noel hơn hai tuần lễ, đây là điều khác biệt chỉ có Phú Nhai mới có so với các giáo phận, giáo hạt khác. Chính vì thế, theo lời của ông Chính, người dân ở đây có diễm phúc được đón cả Mẹ và Cha trong cùng một thời điểm khá gần nhau. Có chăng vì thế mà lễ hội Noel ở đây càng trở nên trang trọng.

 

Giáo đường rộng mênh mông. Tôi đi lọt thỏm giữa những hàng ghế đã ngả màu đồng hun, thứ màu cũ kỹ và trầm tích của một thế giới đầy màu sắc cổ tích. Những bé thơ cất tiếng hát lảnh lót-bài hát nguyện cầu trong lễ đọc kinh vào đúng 11h trưa các ngày trong tuần. Tiếng của các em vẫn còn líu lô, chưa “tròn vành, đầy chữ”. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà bài thánh ca thêm phần chân thực bởi nó được thể hiện từ những trái tim thơ ngây và thánh thiện.

 

Phía hàng ghế cuối, bà cụ Cho trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết trước hàng ghế dài, chạy tít tắp trong giáo đường rộng mênh mông. Cụ đã bước sang tuổi 90, trong từng ấy năm có tới ngót 2/3 cuộc đời cụ gắn bó với nhà thờ, làm công việc trông coi đền thánh. Có lẽ, cụ đã “cho” suốt cả đời để bây giờ nhận lấy sự cứu rỗi, sự bình yên thanh thản của tuổi già. “Kế nghiệp” cụ, ông Đinh Văn Nhơn tiếp tục “nhận chân” chăm sóc 4 quả chuông. Sợi dây chão dài từ trên đỉnh tháp hơn 40 mét đã thay ông đánh thức những hồi chuông ngân nga vào những khoảnh khắc quen thuộc. Theo tiếng chuông già nua cũ kỹ ấy, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, bình tâm, nhẫn nại và miệt mài…

 

Đi giữa những cánh đồng mênh mông màu đất đang phơi ải chờ đợi một vụ mới. Ẩn hiện những nơi xa xôi, những tháp chuông nhà thờ khi xa, khi gần. Nó sừng sững giữa trời và đất, nó gắn bó và gần gụi với những mảnh miền yên lặng rồi tất cả những gác chuông đều bừng tỉnh, đều gióng giả đổ dồn ngân nga không dứt theo bàn tay nhăn nheo của những ông cụ như cụ Nhơn phải đu lên sợi dây chão nghễu nghện hơn bốn chục mét mà đánh thức những khổi đồng đồ sộ ấy là khi không khí Noel tràn ngập các nẻo đường, các tháp chuông, những ngôi nhà và những tâm hồn thánh thiện.

(Theo VIETBAO)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sin chào kác bác nha

Kác bác cho em tham gia hội với

Em:đang học đại học dân lập phương đông năm thứ 1

quê giao thủy nam đinh(có bác nào dô bãi tắm quất lâm gọi dùm em 1 tiếng em dẫn đi ,em biết chỗ gái đẹp mà)

đang ở trọ tại nhà một mụ già hittitler ở cầu giấy-hà nội(mà bác nào biết chỗ trọ ở dưới Minh Khai chỉ dùm em kái nha

thanks kiu veri múch :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em dân Hải Hậu đây.tham gia cadviệt đã lâu hôm nay kiếm đồng hương cùng học hỏi lẫn nhau.

Nhưng tiếc là mình ở tận Đà Nẵng. có ai gần thì liên lạc nhá. TEL:0989.23.26.24

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em dân Hải Hậu đây.tham gia cadviệt đã lâu hôm nay kiếm đồng hương cùng học hỏi lẫn nhau.

Nhưng tiếc là mình ở tận Đà Nẵng. có ai gần thì liên lạc nhá. TEL:0989.23.26.24

 

 

Anh e nhà ta ở Hải Hậu nhiều quá nhỉ , Hải Hậu đúng là đất học của NĐ nhỉ!

 

Em:đang học đại học dân lập phương đông năm thứ 1

quê giao thủy nam đinh(có bác nào dô bãi tắm quất lâm gọi dùm em 1 tiếng em dẫn đi ,em biết chỗ gái đẹp mà

 

Chết,hôm trước về NĐ ăn tết mấy thằng bạn định kéo nhau ra QL mà ngại đi vì chưa thông thuộc , chú này thông báo sớm hơn chút thì có phải có chỗ để anh e..... ^_^ :D hê hê

Nói đến Quất Lâm thì dân trong Nam cũng thíc chứ nói dì đế rân Bắc nhà ta...haaaa

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Anh e nhà ta ở Hải Hậu nhiều quá nhỉ , Hải Hậu đúng là đất học của NĐ nhỉ!

Chết,hôm trước về NĐ ăn tết mấy thằng bạn định kéo nhau ra QL mà ngại đi vì chưa thông thuộc , chú này thông báo sớm hơn chút thì có phải có chỗ để anh e..... :cheers: :cheers: hê hê

Nói đến Quất Lâm thì dân trong Nam cũng thíc chứ nói dì đế rân Bắc nhà ta...haaaa

 

Hề hề Nói đến QL hàng rẻ phải biết còn chất lượng thì các bác tự kiểm định nha! đến QL cứ như là trong phố lầu xanh ở phim tàu ấy!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em dân Hải Hậu đây.tham gia cadviệt đã lâu hôm nay kiếm đồng hương cùng học hỏi lẫn nhau.

Nhưng tiếc là mình ở tận Đà Nẵng. có ai gần thì liên lạc nhá. TEL:0989.23.26.24

Bác ơ mô của Hải Hậu?Em ở Hải Trung học THPT A Hải Hậu khoá 2001-2004.Rất vui khi trên diễn đàn gặp đồng hương.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hà hà, lâu lắm rồi chưa vào Room ae NĐ nhà ta. lại bàn chuyện Ql nghe đã tai quá nhỉ, nhưng mà có quất Lâm gì thì quất tới về nhớ vẫn phải dành sức mà quất vợ đấy nhé ,đừng có mà bở vợ bơ vơ đấy. làm gì thì cugnx phải vẹn cả đôi đường mới tốt các bác ah`.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em tham gia với nhé!

Em sinh viên năm cuối DH Mỏ-Điạ Chất, quê TT Xuân Trường, Xuân Trường.

@ Bác Trung Kiên_hatangdothi: Hình của bác avatar của bác sợ quá!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Anh e nhà ta ở Hải Hậu nhiều quá nhỉ , Hải Hậu đúng là đất học của NĐ nhỉ!

Chết,hôm trước về NĐ ăn tết mấy thằng bạn định kéo nhau ra QL mà ngại đi vì chưa thông thuộc , chú này thông báo sớm hơn chút thì có phải có chỗ để anh e..... :s_big: :blink: hê hê

Nói đến Quất Lâm thì dân trong Nam cũng thíc chứ nói dì đế rân Bắc nhà ta...haaaa

trời đất !! mấy bác này nói đến QL nhìu thế :blink: ,hệt như mấy ông cùng lớp em ,đến lớp là nghe mấy ông bàn tán về "Quất Lâm tự"!! lớp em chúng nó gọi thế đấy ạ!! đi nhìu rùi có ngày chit với sư tử ở nhà đấy các anh ạ!! :cry:

em mới tham gia diễn đàn này thôi,còn fải hok hỏi các anh nhìu lắm!!

quên,em xin giới thiệu,em đang học năm cuối ĐH Lương Thế Vinh Nam Định mình đấy ạ,khoa XD!! :blink:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

QL có gì đặc sản thế các bác.Xuống đấy có được ăn thịt người ko? Giá cả thế nào thế?em cũng o ND nhưng chưa xuống QL lần nào cả.Có anh nào o QL ko?cho em xin SDT cái,nhờ chỉ KNghiệm giúp. :s_big:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào pakon dân NamĐịnh, mình học năm cuối ĐHXD. wê ở ý yên-Nam Đinh mọi người nhận đồng hương qua yahoo: The_sunshine_nd87 nhé. Have fun.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hiiiiiiiii,bac alex.em kung la dan Nam Truc.rat vui duoc lam wen voi bac,em dang la sinh vien truong DHTL,hnao bac truyen cho em ij kinh nghiem khi di lam bac kan nhung j nhat nha de em co thoi gian lam wen trc khi ra truong

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
chào pakon dân NamĐịnh, mình học năm cuối ĐHXD. wê ở ý yên-Nam Đinh mọi người nhận đồng hương qua yahoo: The_sunshine_nd87 nhé. Have fun.

Ủa, ai đây vậy ta, sao năm cuối XD mà mình ko có biết nhỉ ??? Tui cũng dân Ý Yên nè, có phải cí bạn học ở Cầu Đường ko nhỉ :-/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

còn tui đây nè, nhà gần cầu Lạc Quần, qua đó là tới bến Quất Luôn thôi, anh em nào muốn nhận đồng hương thi add nick tôi nhe hiepnt.ac82@yahoo.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
còn tui đây nè, nhà gần cầu Lạc Quần, qua đó là tới bến Quất Luôn thôi, anh em nào muốn nhận đồng hương thi add nick tôi nhe hiepnt.ac82@yahoo.com

các e biết về PHỞ NAM ĐỊNH nhưng không nhiều, gia đình chị là dân quê Nam Định không xịn "nắm" quãng 40 đời thôi, các e có biết quán PHỞ giữa phố Hoàng Văn Thụ có từ bao giờ và những ai là nghệ sỹ, đại gia, lãnh tụ ... đã từng ăn ở đó ko? đừng vội khẳng định những gì mình biết là chân lý nhé. có dzì mail cho chị vào khanhlinhxw@yahoo.com nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin chào,xin chào NamĐịnh chính hãng đây nhưng gốc rạ,gốc chuối gì mất hết từ lâu rùi.Tui ở NghiaHưng đang cày xới ở SaiGòn các bác ạ.Nói về tp NamĐịnh tui chẳng nhớ gì hết ráo,chẳng bít nó đẹp đến cỡ nào,chắc khăn gói khi nào về xem thử cái các bác nhỉ. :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×