Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
hvloc92

Hỏi về quy trình công nghệ gia công chi tiết Thân van

Các bài được khuyến nghị

Chào các anh, chị.

Em đang làm đồ án chế tạo máy, nhưng gặp vấn đề với chi tiết Thân van như trong hình, em không biết nên dùng nguyên công nào để gia công lỗ đường kính 50 ở trong cái van. Anh chị xem qua hình và giúp em.

Than+van+1+Layout1+%25281%2529.jpg

DA+CNCTM+2.png

DA+CNCTM.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

http://www.youtube.com/watch?v=znHOqtdEg8I

114276_77778888a.png

 

- Có thể gia công lỗ D50  trên máy tiện hoặc máy doa ngang....

- Anh cần tìm hiểu nguyên lý làm việc của van định thiết kế...các chi tiết lắp lên thân van để quyết định việc có ghi  độ nhẵn, dung sai và sai lệch hình dáng hình học các bề mặt hay không???

- Dòm bản vẽ của anh, em có cảm giác anh đang làm bài tập vẽ kỹ thuật, không có vật liệu???

- Nếu chi tiết bằng gang, anh cần xem lại tính công nghệ của chi tiết gang đúc...giữa các bề mặt giao nhau phải có bán kích r lượn chứ không vuông thành sắc nét và tròn trịa như anh đã vẽ trông buồn cười lắm!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mong anh thông cảm, tiêu chí của diễn đàn là không làm bài tập hộ sinh viên, vì thế anh phải tự làm rồi gửi ảnh lên đây mọi người sẽ có ý kiến góp ý, chia sẻ!

Kết cấu thân van của anh nó.... tồi tội thế nào ấy, chẳng hiểu sao hôm nay em nhìn nó giống quả mìn hơn là giống cái thân van! Anh có thể cải tiến lại phần hình cầu tròn vo thành hình của khoai tây được không???

114276_m%C3%ACn.jpg

114276_d273777.png

 

Các mặt bích của thân van anh nên tiện sẽ cho năng suất cao hơn phay rất nhiều, vì tiện hành trình tiến dao ngắn hơn phay!

Tham khảo đồ gá tiện:

114276_2737889i_tr7885ng.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chi Giúp em Với. xem Có sai Sót gì k ạ. e toàn dùng trên máy Phay. Nhưng Bộ đồ Gá e làm e Nghĩ k hợp lý lắm.
Thứ 2.QTCN Của Đúc Phôi. e có thể làm 2 khuôn để Dễ Rút lõi Rồi Sau đó Ghép chúng lại. Hay lỗ bên trong của lõi ta nên Dùng Mũi Khóet ạ.
em Mới làm Nên còn Nhiều sai sót.có gì chị chỉ bảo. tks nhiều ạ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào bạn. nhìn qua cái bài của bạn.

tôi chả có cái gì nhận xét cả. copy paste lung tung.

cứ như 1 bài sơ bộ nguyên công ấy.

nhìn mãi có cái bản vẽ kết cấu. mặc dù rất bận nhưng tôi cố gắng gạch cho bạn 1 số chỗ.

bạn tham khảo nhá.

còn thời gian thì hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt. ra trường đi làm mới thấy mình bỏ phí quá nhiều.

chúc bạn làm đồ án tốt.

http://www.mediafire.com/download/trou9273fu0fflo/127508__g%C3%A1__nguy%C3%AAn_c%C3%B4ng.dwg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ơ. anh cùng trường với em à. anh vẽ thế này thì ông Dũng ông ấy phang cho te tua. em cũng mới làm đồ án dạng thân van như này. có 1 vài góp ý :

1. đổi tất cả các nguyên công phay thành tiện ( Như chị Hoằn đã dậy, và hôm nọ đi bảo vệ e cũng bị ăn gạch phần đó )

2. anh xem lại cách bố trí cữ so dao ở đồ gá phay, ở nguyên công đúc hoàn toàn có thể dùng đất sét pha với chất kết dính.. làm lõi => khi tháo ra chỉ việc nhúng nước. ở đồ gá khoan bắt buộc phải hạn chế đủ 6 btd với trường hợp này thì thầy mới công nhận. còn ngoài thực tế thì e chưa vấp phải.

3. xem lại đường nét khi vẽ, đường tâm. nét liền , nét mảnh, đường ren phải rõ ràng, hạn chế vẽ chống lên nhau

4. Bài này chắc a mua ở trung tâm cơ khí rồi. ko đáng tin cậy .

5. còn 1 cái quan trọng nữa thì khi đi bảo vệ các thầy nhìn kích thước gia công đầu tiên, anh cần xem lại phần kích thước gia công, độ bóng bề mặt nhé.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cảm ơn Hoàng vì Những Thông tin rất Bổ ích. để Tớ xem lại
Còn thực sự làm gì có bài mua ở quán đâu, tớ Vẽ Rồi tự định vị đó :( Còn Bộ đồ gá là coppy ) nhưng k đc hợp lý cho lắm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào bạn. nhìn qua cái bài của bạn.

tôi chả có cái gì nhận xét cả. copy paste lung tung.

cứ như 1 bài sơ bộ nguyên công ấy.

nhìn mãi có cái bản vẽ kết cấu. mặc dù rất bận nhưng tôi cố gắng gạch cho bạn 1 số chỗ.

bạn tham khảo nhá.

còn thời gian thì hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt. ra trường đi làm mới thấy mình bỏ phí quá nhiều.

chúc bạn làm đồ án tốt.

http://www.mediafire.com/download/trou9273fu0fflo/127508__g%C3%A1__nguy%C3%AAn_c%C3%B4ng.dwg

 

114276_v7869_rem.png

 

Chủ thớt vẽ nét chân ren của vít chỉ không đúng là không kéo dài hết phần vát cạnh, anh Trung0988 sửa lại phần chân ren của lỗ ren như trong file bản vẽ  là sai nguyên tắc vẽ kỹ thuật, không đúng đâu. (Phải vẽ như hình ảnh trên mới đúng!)

 

@Anh S2broking:

 

1/ Bản vẽ mặt phân  khuôn chưa đúng cần xem lại giáo trình đúc:

 

114276_m7851u_273%C3%BAc.jpg

 

2/ Bản vẽ chi tiết vẽ lỗ Ø30  cho dung sai ±0.05 là sai cơ bản. Phải tra theo dung sai lắp ghép tiêu chuẩn!

Ø60 và các kích thước khác chỉ cần để dung sai tự do là được! Khoảng cách giữa các lỗ xỏ bu lông chỉ cần cho dung sai ±0.1

Cần xem khả năng gia công đạt độ nhẵn của các phương pháp gia công để ghi độ nhẵn cho đúng (Xem sổ tay thiết kế cơ khí tập 1

Cần xem lại kết cấu của thân van cho hợp lý:

114276_gggggg.jpg

3/ Các nguyên công Phay phải chuyển sang tiện sẽ cho năng suất cao vời vợi.

Nguyên lý làm việc của đồ gá tiện xem bài viết số #5, kết cấu cụ thể phải sửa lại cho đúng. (Nên nhớ là sách vở đôi khi người ta vẽ cũng vẽ  rất bậy không phải cái gì cũng đúng)

4/ Đồ gá phay vẽ sai cơ bản cả về định vị và kẹp chặt >>>Không dùng được phải vẽ lại phương án khác!

Cần xem lại các nguyên tắc chọn chuẩn định vị

 

Tạm nhận xét thế đã , anh cần xem kỹ ý kiến mọi người đã góp ý và sửa lại cho đúng!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chị Hoằn. Khi em Tiện E gá Đặt Sao Cho cân bằng lực vs trọng tâm. chị có thể biểu diễn or hướng dẫn dùm e đc ko ạ.

tks ạ

 

Trong sản xuất có rất nhiều trường hợp phải tiện chi tiết gá đặt mà điểm đặt trọng tâm của nó không trùng với đường tâm trục chính của máy.

Khi sản xuất đơn chiếc, người ta vẫn kẹp chi tiết lên mâm cặp để tiện được những chi tiết lệch tâm, nhưng với điều kiện là chỉ tiện với tốc độ cắt thấp, lực cắt nhỏ >>>năng suất thấp.

Nếu tiện đúng chế độ cắt đã tính toán , máy sẽ bị rung động nhiều ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công, và mất an toàn cho máy và người lao động

Trong trong sản xuất hàng loạt bắt buộc phải cân bằng tải trọng>> Nếu chỉ vẽ đồ gá trên 2D thì việc tính toán sẽ rất mất thời gian . Nếu vẽ 3D thì việc tính toán và cân bằng tải trọng trở nên đơn giản!

Đồ án của sinh viên, vì thời gian hạn hẹp chắc các thầy cũng không đòi hỏi khắt khe lắm. Vì vậy anh chỉ cần vẽ đồ gá trong đó có đối trọng là được. Gá tiện chi tiết chi tiết của anh phải thể hiện đúng đủ rõ nét  các cơ cấu định vị ,kẹp chặt và đối trọng!

Có hình ảnh sơ đồ nguyên lý làm việc , em đã cung cấp cho rồi, anh cứ dựa vào đó và mạnh dạn vẽ theo cách hiểu của mình rồi gửi lên đây, mọi người sẽ có ý kiến đóng góp!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào mọi người. Tớ Nghĩ Nếu k còn Nhiều thời Gian. Bạn nên gia Công tren máy Phay Cũng đc.
Phần Đúc phôi bạn nên úp xuống để dễ rút lõi
thứ 2 : khi dùng Ê tô làm đồ gá Gia Công phay mặt tren. k cần Dùng 2 Chốt bên dưới. chỉ cần 1 phiến tỳ hạn chế 3 bậc tự do. tớ Nghĩ dao chuyển động tịnh tiến lực kẹp k ảnh hưởng đến Z. Khi dùng Chốt thì lực kẹp sẽ ảnh hưởng đến bề mặt phôi.( Vi có chốt tì bên dưới )
Nguyên công 1 của bạn dùng mặt bích C làm chuẩn. phay đồng thời 2 mặt A và B luôn
Tóm lại bạn chuyển sang tiện thì sẽ cho năng suất cao hơn phay. Gá đặt thay, mài dao nhanh hơn. nhưng cân bằng lực phức tạp hơn phay. vì thế để bảo vệ qua đồ án bạn sử dụng Phương pháp phay cũng đc. 
Admin Thấy sao
 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

về phần đối trọng khi tiện thì anh có thể tham khảo hình này của em. trong phạm vi đồ án môn học thầy giáo bảo chỉ cần thể hiện nó trên bản vẽ và bảo vệ được quan điểm của mình là được. tính toán đối trọng thì cần đi sâu vào đồ gá hơn. quy trình công nghệ của anh ngoài các lỗ xỏ bu lông cần phải gia công các lỗ bên trong ( lỗ ngang và lỗ đứng ) . anh có gia công trên máy doa hay máy tiện đều được. 

Với bài của em thì em đi theo hướng dùng chuẩn tinh thống nhất ( bề mặt đáy + 2 lỗ xỏ bu lông = phiến tỳ + chốt trụ + chốt chám ) .. anh tham khảo nhé, chúc anh thành công. 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

4x2= 8 lỗ trên 2 mặt bích A và B đều là Lỗ hở. Dùng Chốt Chám + Chốt Trụ Ngắn liệu có đc không anh. e Nghĩ Chỉ lỗ kín như bài của a ms Dùng đc 2 chốt đó

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh tham khảo bài viết số #23  http://www.cadviet.com/forum/topic/87295-do-an-than-van/page-2 để hiểu thế nào là bậc tự do bị hạn chế nhé. đối với chốt trụ ngắn dùng để chống tịnh tiến theo 2 phương vuông góc với tâm chốt nên hoàn toàn có thể dùng khi lỗ hở được anh nhé . Nhưng đối với bài của anh thì không được vì phần tiếp xúc của chốt trụ chỉ hạn chế theo 1 phương 

untitled_zps54361a8d.png

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1/Sau  khi đúc thường có ứng suất bên trong, gọi là ứng suất dư, sinh ra do quá trình chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn…Nếu đem gia công ngay ,  ứng suất dư này có thể gây ra sai hỏng chi tiết  như các mặt phẳng bị cong, vênh, các lỗ lắp bi không đảm bảo tròn...Để khử các ứng suất này người ta không gia công vật đúc ngay mà phải hóa già ít nhất là 03 tháng( Khi mới đúc xong hạt tinh thể to, để một thời gian, hạt tinh thể sẽ nhỏ lại) Khi đó chỉ cần ghi NC: Đúc là đẹp.

Sau đúc nếu thời gian gấp gáp không thể chờ đợi cho nó tự già, bắt buộc người ta phải thường hóa bằng cách cho nó vào lò, nung ủ….mới cần có nguyên công thường hóa với các chế độ nung ủ…xem giáo trình.

2/ NC2; phay hai mặt bên >>> cần phải tra sổ tay xem dùng dao phay Dmax và đường kính trục gá dao phay để vẽ lại cho đúng. (Sao NC này chỉ khống chế 3 bậc tự do??? Phải khống chế 5 bậc tự do mới đúng!

NCV định vị và kẹp chặt như thế không ổn....anh nên xem lại giáo trình để hiểu thêm về định vị và kẹp chặt ...

…NC8 phay rãnh không ổn anh phải tham khảo giáo trình phay để hiểu về mâm xoay phân độ…để định vị lại cho đúng…

3/ Chốt lại : chi tiết của anh không nên phay mà thiết kế đồ gá tiện sẽ có năng suất cao vời vợi! Anh nên xem lại giáo trình tiện để hiểu thêm …

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

tks chị

Thứ Nhất Cho em hỏi ở Nguyên Công 2 Dmax = 350 nhưng định vị em dùng  phiến tì hạn chế 3 bậc rồi. bây h em Dùng thêm Chốt Côn vào lỗ thô mặt Bích C hạn chế 2 bậc nữa. Như thế có được không ạ 127508_capture12345.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×