Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
loveteenvn

giúp đỡ em đồ án công nghệ chế tạo máy này với !

Các bài được khuyến nghị

Em chào các anh chị trên diễn đàn ạ ! 

Hiện tại em mới nhận được đồ án công nghệ chế tạo máy về chi tiết thân hộp tốc độ trục vít bánh vít ạ ! 

em rất bí trong vấn đề tài liệu , nhất là em chưa biết phải làm nó như thế nào cả ! vậy anh chị nao có đồ án mẫu tương tự chi tiết của em thì có thể sent cho em được không ! 

Như chi tiết của em thì em đang phân vân khônh biết nên chọn mặt phân khuôn ở đâu cả ! chọn ở đâu thầy bảo cũng không hợp lý ! vậy xin các anh chị dúp đỡ em càng sớm càng tốt ạ ! 

cảm ơn tất cả mọi ngừoi ! :)

chi tiết của em dạng như thế này ạ :

wu4e.png

xvaa.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em chào các anh chị trên diễn đàn ạ ! 

Hiện tại em mới nhận được đồ án công nghệ chế tạo máy về chi tiết thân hộp tốc độ trục vít bánh vít ạ ! 

em rất bí trong vấn đề tài liệu , nhất là em chưa biết phải làm nó như thế nào cả ! vậy anh chị nao có đồ án mẫu tương tự chi tiết của em thì có thể sent cho em được không ! 

Như chi tiết của em thì em đang phân vân khônh biết nên chọn mặt phân khuôn ở đâu cả ! chọn ở đâu thầy bảo cũng không hợp lý ! vậy xin các anh chị dúp đỡ em càng sớm càng tốt ạ ! 

cảm ơn tất cả mọi ngừoi ! :)

chi tiết của em dạng như thế này ạ :

Hề hề hề,

Không có chuyện chọn ở đâu trha62y cũng bảo là chưa hợp lý mà vấn đề là bạn đã chọn ở những nới không hợp lý thực sự (theo quan điểm của thầy).

Vậy nên bạn cần đọc kỹ tài liệu về các phương pháp chọn mặt phân khuôn để chọn lại cho hợp lý.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu thế nào là hợp lý thì lại lấy tài liệu ra mà đọc nữa cho tới khi hiểu hẵng làm.

Cái hợp lý và cái chưa hợp lý đều có những nguyên nhân của nó cả mà bạn cần lắng nghe thầy nói để mà hiểu những sự hợp và chưa hợp ấy. 

Vì bạn không nói rõ bạn đã chọn những bề mặt nào làm mặt phân khuôn nên cũng không thể trả lời bạn là nó hợp hay chưa hợp ở chỗ nào.

Chớ vội chê thầy khi ngay cả bạn cũng chưa hiểu mình đúng và sai ra sao......

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cảm ơn anh đã giúp đỡ ạ ! vâng ạ ! đúng là em chưa hiểu thực sự ạ ! em mung lung trong việc thực tế họ đúc ra chi tiết này nó ra sao cả ! em cũng đã ngâm rát nhiều tài liệu rồi ạ nhưng trong các tài liệu họ trình bày với những chi tiết rất đỗi cơ bản chẳng có gì là hóc búa cả ! em nghĩ nếu ai mới đầu chưa được va chạm ở đâu với nó thì cũng không nói là đơn giản đâu ạ ! em là sinh viên , còn học thầy học bạn bè , học rất nhiều các bậc tiền bối trên các trang mạng ,.... cuốn công nghệ chế tạo phôi , công nghệ ctm ,... những cuốn này họ cũng chỉ viết về mấy cái quy tắc chọn hay nguyên lý chọn và kèm theo đưa ra mấy ví dụ rất đơn giản ( nói thật em chưa cần đọc chhỉ đi mót mấy bác thợ làm cũng thừa biết ,..... em nói thế không phải tự cao hay gì gì đó cả ... mà ý em nói để hiểu và làm được vào thực tế thì đâu phải cứ nói là dễ là nó dễ ! em xin lỗi các bác , em muốn học lăm và cũng rất ngại ngần khi cái gì cũng phải lôi ra hỏi , nhưng vì thời gian gấp gáp và em cũng tham khảo nhiều tài liệu rồi mà vẫn còn mung lung với chi tiết này nên nhờ các cao thủ có ý tưởng giúp đỡ em ! Em xin cảm ơn ! 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em chào các anh chị trên diễn đàn ạ ! 

Hiện tại em mới nhận được đồ án công nghệ chế tạo máy về chi tiết thân hộp tốc độ trục vít bánh vít ạ ! 

em rất bí trong vấn đề tài liệu , nhất là em chưa biết phải làm nó như thế nào cả ! vậy anh chị nao có đồ án mẫu tương tự chi tiết của em thì có thể sent cho em được không ! 

Như chi tiết của em thì em đang phân vân khônh biết nên chọn mặt phân khuôn ở đâu cả ! chọn ở đâu thầy bảo cũng không hợp lý ! vậy xin các anh chị dúp đỡ em càng sớm càng tốt ạ ! 

cảm ơn tất cả mọi ngừoi ! :)

chi tiết của em dạng như thế này ạ :

wu4e.png

xvaa.png

 

Trong thực tế người kỹ sư cơ khí không phải thiết kế vật đúc và vẽ mặt phân khuôn. Tất nhiên là khi thiết kế chi tiết bao giờ người kỹ sư cơ khí cũng phải tuân tính công nghệ của chi tiết đúc để thiết kế. Khi đã có bản vẽ chi tiết, chỉ giao xuống xưởng đúc hoặc mang bản vẽ đi đặt hàng bên ngoài. Nếu có vướng mắc gì về thì hai bên sẽ bàn bạc thống nhất cùng sửa chữa bản vẽ để công việc đúc được tiến hành dễ dàng là xong.

 

Chi tiết đúc của anh theo em là dễ đúc, có nhiều chi tiết còn khó hơn nhiều nhưng người ta vẫn đúc được như những hình ở dưới đây sau khi mài sạch đậu hơi , đậu ngót và  làm sạch bề mặt bằng phun cát hoặc phun bi:

 

114276_v7853t_273%C3%BAc.jpg

Đúc là công việc khó, đòi hỏi phải trải qua và tích lũy kinh nghiệm rút ra từ thực tế sản xuất. Nếu  chỉ đọc sách vở không trải nghiệm cuộc sống  thì em dám khẳng định là thầy của anh cũng không thể đưa ra được một phương án chọn mặt phân khuôn tối ưu. Không riêng gì mảng đúc mà ngay cả mảng cơ khí chế tạo cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm tích lũy từ thực tế sản xuất. Em đã đọc nhiều đồ án của sinh viên đã được thầy ký duyệt, thấy nhiều cái rất ngô nghê ngớ ngẩn,  xa rời và lạc hậu so với  thực tế sản xuất rất nhiều. Đó là lý do vì sao các nhà tuyển dụng thường đính kèm điều kiện: Có 2 năm kinh nghiệm trở lên.

 

Loveteenvn: Như chi tiết của em thì em đang phân vân khônh biết nên chọn mặt phân khuôn ở đâu cả ! chọn ở đâu thầy bảo cũng không hợp lý !

Hoằn: Chắc là anh chỉ chọn một mặt phân khuôn nên thầy bảo không hợp lý là đúng. Chi tiết đơn giản chỉ có một mặt phân khuôn. Nhiều chi tiết đơn giản ghép với nhau thành một chi tiết phức tạp, ắt phải có nhiều mặt phân khuôn. Khi đó mẫu cũng là mẫu ghép và lõi cũng có cũng nhiều kiểu khác nhau …lõi thông thường và lõi đắp ụ cát… Và đậu hơi, đậu ngót, đậu rót cũng nhiều lên.

Anh có thể lật úp hình vẽ xuống,  cho 4 cái chân đế lên trên rồi chọn nhiều mặt phân khuôn lên xem sao???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trước hết cho em cảm ơn anh và gửi tới anh lời chúc sức khỏe ! 


câu tư vấn của anh mới đúng như ý em nghĩ và thấy rất vui khi nhận được câu trả lời như thế này ! đúng là em chỉ chọn một mặt phân khuôn cho chi chi tiết của em và chính như vậy tạo ra rắc rối ( không thể rút mẫu ra được ) em cũng từng nghĩ tới việc chọn nhiều mặt phân khuôn cho chi tiết nhưng do em chưa được thấy một ví dụ nào nên rất bí bắp trong việc áp dụng cho chi tiết này ạ !  anh có một ví dụ nào cho việc chọn nhiều mặt phân khuôn để em tìm hiểu nghiên cứu ra vấn đề không ạ ? nếu có thể mong được anh giúp đỡ nhiều hơn ạ ! xin chân thành cảm ơn ! 


Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

 

Đúc là công việc khó, đòi hỏi phải trải qua và tích lũy kinh nghiệm rút ra từ thực tế sản xuất. Nếu  chỉ đọc sách vở không trải nghiệm cuộc sống  thì em dám khẳng định là thầy của anh cũng không thể đưa ra được một phương án chọn mặt phân khuôn tối ưu. Không riêng gì mảng đúc mà ngay cả mảng cơ khí chế tạo cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm tích lũy từ thực tế sản xuất. Em đã đọc nhiều đồ án của sinh viên đã được thầy ký duyệt, thấy nhiều cái rất ngô nghê ngớ ngẩn,  xa rời và lạc hậu so với  thực tế sản xuất rất nhiều. Đó là lý do vì sao các nhà tuyển dụng thường đính kèm điều kiện: Có 2 năm kinh nghiệm trở lên.

 

 

:D :D :D

Theo 2 lúa thì đúc ko có gì khó với @Hoằn. 2 lúa nghĩ nếu có tí hình thực tế của cái khuôn có lẽ người học dễ hình dung. 

 

VD: @Hoằn show cái khuôn đúc nên cu tý của @Hoằn (có diễn giải càng tốt).

:D :D :D

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Trước hết cho em cảm ơn anh và gửi tới anh lời chúc sức khỏe ! 

câu tư vấn của anh mới đúng như ý em nghĩ và thấy rất vui khi nhận được câu trả lời như thế này ! đúng là em chỉ chọn một mặt phân khuôn cho chi chi tiết của em và chính như vậy tạo ra rắc rối ( không thể rút mẫu ra được ) em cũng từng nghĩ tới việc chọn nhiều mặt phân khuôn cho chi tiết nhưng do em chưa được thấy một ví dụ nào nên rất bí bắp trong việc áp dụng cho chi tiết này ạ !  anh có một ví dụ nào cho việc chọn nhiều mặt phân khuôn để em tìm hiểu nghiên cứu ra vấn đề không ạ ? nếu có thể mong được anh giúp đỡ nhiều hơn ạ ! xin chân thành cảm ơn ! 

 

Hơi bị buồn vì các giáo trình và tài liệu về công nghệ đúc của ta lạc hậu so với thế giới ít nhất là … một thế hệ! Đúc trong khuôn cát bây giờ không còn theo lối cổ xưa nữa mà được thay thế bằng: cát sẽ được trộn với nhựa Furan và axit, khuôn sẽ đóng rắn rất tốt, sản phẩm có độ nhẵn bóng bề mặt cao…

Với chi tiết của anh theo em nghĩ là anh nên lập úp chi tiết xuống cho 4 chân đế ngược lên trời rồi chọn mặt phân 2 mặt phân khuôn kiểu truyền thống là khuôn dưới, khuôn giữa và khuôn trên, sao cho chi tiết đúc nằm trọn vẹn ở khuôn giữa.

 

114276_2114vd2.png

 

Các vấu lồi lõm theo thành bên thì chọn hộp khuôn phụ theo thành bên, không nhất thiết là phải chọn mặt phân khuôn theo TRÊN-DƯỚI mà phải mở rộng khái niệm MẶT PHÂN KHUÔN THEO CÁC THÀNH BÊN >>> Tâm lý làm đồ án của anh sẽ thoải mái hơn không bị bí bách, ậm ạch vì những cái gọi là VÔ LÝ hay KHÔNG HỢP LÝ…

 

Anh có thể hỏi bác Google theo cụm từ : 2.2 Thiết kế mẫu và hộp lõi - violet.vn  để hiểu thêm về chọn mặt phân khuôn,  tạo miếng đất phụ, và phần nhô của khuôn….

 

114276_123duc.png

 

@ anh Hai Lúa: Anh là đàn ông đàn ang không nên quan tâm đến việc đúc …cu tý. Việc của anh là kiếm tiền phục vụ mẹ con cu tý. Anh đừng bao giờ quên nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là kiếm tiền phục vụ vợ con, anh nhé!

Đàn bà con gái chúng em phải mang nặng đẻ đau ròng rã suốt 9 tháng mười ngày vất vả lắm,  có show cái khuôn đúc trẻ con, có diễn giải anh cũng không hiểu nổi đâu… Khó khăn vất vả  và trăn trở nhất là công đoạn đúc 2  cái lỗ mũi trẻ con, nhiều người phải ốm nghén lên bờ xuống ruộng  mấy tháng trời mới đúc được đấy, không đơn giản đâu anh ạ!

Em đang cầu trời khấn phật cho anh kiếp sau anh được làm con gái để anh hiểu được công nghệ đúc trẻ con! :) :) :) :) :) :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hóa ra Hoằn là một cô gái hả ! :D thật khâm phục khi một cô gái làm trong ngành kỹ thuật ! vậy xin chị cho em thêm một chút thông tin về kiểu khuôn mà đặt chi tiết ở hòm khuôn giữa , phải chăng là khuôn 3 tấm ! xin lỗi vi em hỏi hơi dốt chút ! :) vì em vẫn chưa hình dung được họ sẽ làm thế nào để có thể xử lý hết được các gờ lồi giống như moayơ đó và cái hốc to giữa đó họ tạo ra thế nào cả ! em vẫn đang tìm hiểu và mày mò mãi nhưng vẫn khá mung lung nếu có được một vài hình ảnh nữa thì hay quá ! mong nhận được sự dúp đỡ thêm ạ ! thank a lot !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hóa ra Hoằn là một cô gái hả ! :D

 

Hơi buồn và tiếc nuối vì  em không còn mầu xanh của “chẽn lúa đòng đòng,  phất phơ dưới ngọn nằng hồng ban mai” nữa rồi anh ạ! Giờ em đã là thiếu phụ đang cai sữa cho cháu vất vả lắm…nhưng cũng vui anh ạ! :) :) :)

 

Em đã nói rồi, trong thực tế sản xuất người kỹ sư cơ khí không phải thiết kế bản vẽ vật đúc, mà chỉ cần thiết kế bản vẽ chi tiết của sản phẩm. Khi đã có bản vẽ chi tiết chỉ cần giao bản vẽ chi tiết xuống xưởng đúc hoặc mang bản vẽ đi đặt hàng đúc bên ngoài, ở đó công việc thiết kế chi tiết đúc sẽ do kỹ sư chuyên ngành luyện kim- đúc đảm nhận…Nếu có vướng mắc gì thì hai bên sẽ bàn bạc rồi đi đến thống nhất cùng  nhau sửa bản vẽ để công việc đúc được tiến hành thuận lợi là xong.

Bởi vậy,  anh đừng lăn tăn về mặt phân khuôn phân khói gì cho mệt đầu ra. Hãy giành thời gian  nhiều cho việc thiết kế kết cấu chi tiết sản phẩm và  thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ khí!

(Nếu thích tìm hiểu công nghệ đúc anh có thể nhờ thầy hoặc người quen dẫn đến xưởng đúc của các công ty liên với nước ngoài để tham quan dây chuyền đúc của họ)

 

Ở bài viết trước em cũng nói rồi, hơi bị buồn vì các giáo trình và tài liệu về công nghệ đúc của ta lạc hậu so với thế giới ít nhất là … một thế hệ! Đây là thí dụ mô phỏng đúc trong khuôn cát chi tiết đơn giản sử dụng hai hòm khuôn trên và khuôn dưới được phổ cập đến tận trường phổ thông trung học:

 

Anh thấy không??? Vì chi tiết đơn giản nên người ta làm hòm khuôn trên và dưới là hòm khuôn cứng, chẳng khác nào cái  khuôn gỗ mà anh Hai Lúa vẫn dùng để  đóng gạch.

Đúc trong khuôn cát bây giờ không còn theo lối cổ xưa là hỗn hợp cát với đất sét tự nhiên, mà cát được trộn với nhựa Furan và axit, khuôn đóng rắn tốt hơn…Bởi vậy với chi tiết phức tạp không thể dùng “khuôn cứng”, mà là dạng tổ hợp  “khuôn mềm”. Hòm khuôn không còn giới hạn trong khuôn trên, khuôn dưới mà mở rộng ra các thành bên với các hòm khuôn phụ khác nhau ghép lại để thành khuôn trên, khuôn dưới…. Không biết là anh đã đọc kỹ : 2.2 Thiết kế mẫu và hộp lõi - violet.vn  để hiểu thêm về chọn mặt phân khuôn,  tạo miếng đất phụ, và phần nhô của khuôn chưa???

Đây là hình ảnh quá trình đúc khuôn chi tiết phức tạp:

 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

rất cảm ơn chị ! chúc chị vạn sự như ý ! chị có thể cho em địa chỉ mail không bởi vì em có nhiều vấn đề tới đồ án mong nhận được sự giúp đỡ của chị ạ ! :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

rất cảm ơn chị ! chúc chị vạn sự như ý ! chị có thể cho em địa chỉ mail không bởi vì em có nhiều vấn đề tới đồ án mong nhận được sự giúp đỡ của chị ạ ! :)

 

 Hoằn vừa gửi  địa chỉ mail  của Hoằn  cho anh, qua tin nhắn trên diễn đàn!

Những vấn đề liên quan tới đồ án mà anh chưa hiểu rõ cần hỏi và tham khảo thêm ý kiến của mọi người, anh cứ mạnh dạn hỏi  trực tiếp trên diễn đàn, sẽ nhận được thông tin đa chiều hơn. Cùng một chi tiết sản phẩm như nhau, sẽ có rất nhiều phương án công nghệ khác khác nhau để làm ra nó.

Hiểu biết đến đâu, em và mọi người trên diễn đàn sẽ chia sẻ hết mình đến đó. Cầu chúc  anh gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, và gặp vui nhiều khi tham gia học tập, chia sẻ trên diễn đàn CADViet.com!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×