Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
killer48

Bác nào am hiểu gia công bánh răng góp ý bài em với

Các bài được khuyến nghị

em dc nhận đồ án chế tạo chi tiết bánh răng trụ răng thẳng

wweqwe_zpsebb89dfa.png





m=2
z=87
góc alpha=20

nặng 4.2 Kg số lượng 300000 cái

THép 20Cr

em chọn chuẩn thô là cái này

646_zpsc9cc616a.png

Chuẩn tinh là cái này

dsgdgd_zps06d49f04.png


Cái rắc rối của em là ở nguyên công 1 và nguyên công 2

Nguyên công 1 của em là gá lên mâm cặp bằng May ơ, để gia công mặt đầu

N1_zpsbdaede42.png

Nhưng cô giáo lại nhất quyết kêu em là vậy là mất thời gian gá đặt và kêu em là lắp trục gá tự định tâm kiểu như này

asdsd_zpsdb68d618.png

Nhưng em đọc tài liệu thì phương pháp này chỉ dc dùng khi lỗ đã dc gia công, nhằm đảm bảo tâm của chi tiết trùng với tâm của trục quay nên người ta mới dùng phương pháp này, trong khi đó em chỉ gia công mặt đầu, lổ tâm phôi của em có dang sơ bộ như vậy. Chẳng lẽ chuẩn tinh và chuẩn thô là 1


dập bằng phương pháp dập nóng
untitled_zpse26b8977.png
Còn về phần nguyên công 2 thì em chọn phương pháp chuốt vì đã gia công mặt đầu, với đồ gá như sau

Đồ gá này là đồ gá chuốt ngang

sfsss_zps87e60704.png

Nhưng cô giáo không chịu bảo phương pháp này chưa có gá đặt gì hết làm sao chi tiết nó cứng vững, bảo em chọn phương pháp gá đặt bằng 2 khối V có lỗ ở giữa theo phương pháp chuốt dọc


Kính mong các bác góp ý cho bài em đúng hơn, em không biết nên làm sao nữa, có phương pháp nào mà gá bằng trục gá trên lỗ chưa gia công không

43.gif

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

có ai giúp mình với

Bạn trình bày hơi kho hiểu, mình góp ý thế này.

Thứ 1: Cô bạn nói như thế là chưa chính xác, có thể là cô bị nhầm, vì trục gá chỉ dùng khi lỗ đã được gia công tinh, bạn hãy mạnh dạng trao đổi về điều này.

Thứ 2: bạn đưa hình khuôn dập nóng lên mà không nói gì nên chưa hiểu???

Thứ 3:Với chi tiết lỗ như của bạn chúng ta có thể khoét doa hoặc tiện cho nó lành, bởi vì pương pháp chuốt đòi hỏi chi tiết phải có độ cứng vững cao  vì lực chuốt lớn, dễ làm chi tiết bị biến dạng, dao chuốt khó chế tạo, giá thành cao...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn bạn mình hỏi cho chắc chắn lại liệu có trục gá nào có thể gá khi chưa gia công lỗ

 

mình đưa cái phôi dập ý mình là nó có côn ở lỗ thì làm sao mà gá dc trục mà cô mình cứ đòi thế

 

liệu phương pháp khoan khoét doa có nhanh và kinh tế hơn phương pháp chuốt ?

 

bạn xem cái này có gá dc trục gá khi chưa gia công không ? nó tên là lò xo đĩa

 

assafa_zps5c31396d.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn xem kỹ lại 5 nguyên tắc chọn chuẩn thô!

Bạn không gửi qui trình công nghệ bạn đã làm nên mình không thể chỉ ra cụ thể.

Giả sử bạn dùng trục gá đặc biệt nào đó định vị mặt lỗ để gia công mặt đầu, vậy nguyên công tiếp theo là gia công bề mặt nào? định vị ở đâu?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình xem nguyen tắc chọn chuẩn thô rồi, mình chọn trụ may ơ vì cái đó không cần chính sác , nhưng cô giáo kêu nguyên công 1 gá trên lỗ, như vậy là đúng hay sai

 

Nguyên công của mình là

 

-tiện khỏa mặt đầu (không biết nên gá trên trục gá hay mâm cặp)

-chuốt lỗ (đồ gá chuốt)

-tiện khỏa mặt may ơ (trục gá)

-tiện thô, tiện tinh trụ may ơ, mặt đầu còn lại, mặt trụ lớn (trục gá)

-vát mép (trục gá)

-vát mép đầu còn lại (trục gá)

-chuốt then (đồ gá chuốt)

-mài lỗ

-chạy rà

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em xin được bổ xung thêm ngoài ý kiến của anh Tâm:

 

1/Về nguyên lý thì anh vẽ kết cấu của khuôn dập như thế mới chỉ đúng một nửa. Không thể dập được là cái chắc rồi??? Anh thử nghĩ xem kết cấu như của anh phải bổ xung thêm cho kết cấu cái gì để có thể dập nóng được nhé, coi đây là câu đố!

Dập nóng được, nhưng sẽ rất tốn kém vì không thể chơi một nhát mà  mà ra được phôi (ít nhất cũng phải chơi 3 nhát) >>>Lựa chọn phôi dập là không kinh tế >>>Bắt buộc phải dùng phôi đúc!

2/ Chi tiết này phần  moay ơ không đối xứng như những bánh răng thông thường, mà có phần moay ơ lòi ra một phía,  lỗ của nó  lại nhỏ >>> đừng phức tạp hóa nó nên là dùng fanh kẹp đàn hồi như lời khuyên của cô giáo >>>kẹp chặt bằng các đĩa kẹp đàn hồi lại càng ….ngố!

3/ “Nhưng cô giáo không chịu bảo phương pháp này chưa có gá đặt gì hết làm sao chi tiết nó cứng vững, bảo em chọn phương pháp gá đặt bằng 2 khối V có lỗ ở giữa theo phương pháp chuốt dọc”.

Chứng tỏ cô giáo của anh là người người vui tính, ngộ nghĩnh, ngộ nhận  và chẳng hiểu …chó gì về cái mà xưa nay cha ông chúng ta vẫn gọi là CHUỐT!

 

 Khi chuốt lỗ, dao chuốt tham gia định vị như chốt trụ dài khống chế 4 bậc tự do, nếu mặt đầu có diện tích đủ lớn thì sẽ bị siêu định vị vì thể thường phải dùng kết cấu khớp cầu tự lựa  hoặc dao chuốt tự lựa.

 

Đúng như anh tâm đã nói dùng chUốt dễ bị biến dạng khi mỏng thành, nhưng theo Hoằn chi tiết này đủ dầy không ngại lắm! Tuy nhiên với chi tiết bánh răng này mà chơi chuốt thì tốn điện của nhà nước lắm ! Chỉ có chơi kiểu  tiện tinh hoặc chơi kiểu tiện thô xong rồi doa …sướng hơn nhiều!

 

4/ Với kết cấu của bánh răng này có phần moay ơ một phía >>> Có thể dùng mâm cặp tự định tâm để gia công được ngon lành với điều kiện gia công lỗ và đường kính ngoài trên cùng một lần gá ngon như húp cháo.

Khi tiện thô dùng chấu cặp nhiệt luyện bình thường, khi tiện tinh dùng chấu kẹp không nhiệt luyện. Cách sử dụng chấu kẹp không nhiệt luyện thế nào anh xem giáo trình tiện sẽ hiểu.

Đây là chi tiết đơn giản anh thử vẽ sơ đồ nguyên công có ghi kích thước và độ nhẵn rồi gửi lên đây, mọi người sẽ góp ý tiếp!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cảm ơn bạn Hoằn nhiều

 

do yêu cầu là sản xuất 300000 chi tiết nên chọn dập vì mình nghĩ chi tiết có hình dáng gần như hình dáng của chi tiết gia công, lượng dư nhỏ, có cơ tính của phôi dập thích hợp cho sản xuất hàng khối. mình có tham khảo 1 số đồ án bánh răng và đa số là chọn dập nóng, và phải qua 2 lần dập mới ra phôi

 

 

4/ Với kết cấu của bánh răng này có phần moay ơ một phía >>> Có thể dùng mâm cặp tự định tâm để gia công được ngon lành với điều kiện gia công lỗ và đường kính ngoài trên cùng một lần gá ngon như húp cháo.

Khi tiện thô dùng chấu cặp nhiệt luyện bình thường, khi tiện tinh dùng chấu kẹp không nhiệt luyện. Cách sử dụng chấu kẹp không nhiệt luyện thế nào anh xem giáo trình tiện sẽ hiểu.

Đây là chi tiết đơn giản anh thử vẽ sơ đồ nguyên công có ghi kích thước và độ nhẵn rồi gửi lên đây, mọi người sẽ góp ý tiếp!

 

có thể chuyên biệt nguyên công mặt đầu rồi khoét, doa hay tiện lỗ ra nguyên công khác hay bắt buộc là phải chung 1 lần, vì làm vậy mất thời gian gá dao

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khuôn  dập kín  là phải có thoát khí .... nếu không thì vỡ khuôn vỡ máy!

và  phải có phần thoát via >>> Phải có nguyên công cắt via. Em nói 3 nguyên công là ít đó , 2 nguyên công chắc chỉ dập đất sét thôi anh ơi!

Trong sản xuất hàng loạt, càng chia nhỏ nguyên công càng có năng suất cao >>>Tuy nhiên vẫn phải tùy cơ ứng biến, nếu chi tiết nặng vài chục kg mà chơi kiểu chia nhỏ nguyên công thì lại trở thành ngố. Với chi tiết của anh có thể chia nhỏ nguyên công được vì độ đồng tâm giữa đường kính ngoài và đường kính trong không đòi hỏi khắt khe lắm. (Bánh răng ăn khớp bao giờ cũng có khe hở chân răng)

Tóm lại: Anh phải động... năng lên mạnh dạn lập quy trình công nghệ theo phương án của mình,  sau đó mới tham khảo ý kiến của người khác. Khi ra trường, sếp giao việc, anh chưa bắt tay vào làm đã hỏi sẽ bị ăn mắng ...thậm tồi tệ đấy!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cảm ơn bạn nha

Hề hề hề,

1/- Với sản lượng của bạn thì việc chọn phôi dập nóng không phải là quá xa xỉ đâu. Có thể dùng tốt.

Tuy nhiên do bạn chưa tìm hiểu kỹ về công nghệ dập nóng (mà có nhẽ yêu cầu của đề bài cũng không bất buộc bạn phải lập quy trình công nghệ đập nóng này) nên bạn có thể vẽ hoặc không vẽ nó. Nhưng nếu đã vẽ thì đừng có vẽ quá sai như mọi người đã góp ý.

Thực ra công nghệ để dập nóng ra cái phôi như vầy không hề đơn giản đâu. 2 hay 10 nguyên công phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn chọn phôi để dập nóng (hay còn gọi là dập thể tích ) bạn ạ. Trong khoa chế tạo máy của ĐHBK Hà nội (ngày xưa) có nguyên một ngành chuyên sâu về công nghệ này chứ chả phải là chuyện ăn tục nói phét về nó được. nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này, bạn có thể liên hệ tới đó.

2/- Để gia công mặt đầu của bánh răng, bạn chỉ cần định vị 3 bậc tự do là đủ. Do vậy có nhất thiết phải dùng cái lỗ côn thô sau dập nóng hay khôing???

3/- Việc gia công răng của bánh răng mới là điều cần thiết nhất ở đề bài này thì chả thấy bạn đả động chi đến cả. Cho dù các nguyên công khác của bạn làm cực tốt mà cái nguyên công gia công răng này chưa làm thì cũng chả ăn thua chi đâu. 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Dập nóng chỉ thích hợp và dễ làm đối với  phôi bánh răng có đường kính nhỏ có phần may ơ nhô ra đối xứng với chiều cao càng thấp càng tốt...

Trường hợp của chủ thớt đường kính to đùng ngã ngửa,  phần nhô ra một phía lại nhô dài >>>rất khó nhai!

Phôi cho NC dập nóng bắt buộc phải dùng phôi tròn.

Nếu phôi có đường kính nhỏ duới 30, có thể dùng máy đột cắt để cắt đoạn cho năng suất cao vời vợi. Ở đây đường kính chi tiết là 176 >>> đường kính phôi đưa vào dập chắc chắn là không nhỏ rồi, không thể cắt  đoạn bằng  máy đột cắt . Nếu cưa phôi bằng máy cưa nhỏ thông thường ...sẽ bị móm răng là cái chắc. Nếu đầu tư mua máy cưa vòng để có thể cưa được nhiều chi tiết cùng một lúc lại càng móm hơn >>>

 

Nếu dùng tôn tấm để cắt Palama phôi dập sẽ nhanh hết ..hơi, đưa lênh máy đột dập để cắt đột với cái phôi to đùng và dầy dặn như thế, em chưa tính lực dập, nhưng cũng áng chừng phải cần máy đột cỡ trên dưới  2000 (hai nghìn) tấn mới nhai được lại càng  nhanh hết ...hơi hơn !

>>>>Chọn Phôi dập không khả thi vể kinh tế!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Dập nóng chỉ thích hợp và dễ làm đối với  phôi bánh răng có đường kính nhỏ có phần may ơ nhô ra đối xứng với chiều cao càng thấp càng tốt...

Trường hợp của chủ thớt đường kính to đùng ngã ngửa,  phần nhô ra một phía lại nhô dài >>>rất khó nhai!

Phôi cho NC dập nóng bắt buộc phải dùng phôi tròn.

Nếu phôi có đường kính nhỏ duới 30, có thể dùng máy đột cắt để cắt đoạn cho năng suất cao vời vợi. Ở đây đường kính chi tiết là 176 >>> đường kính phôi đưa vào dập chắc chắn là không nhỏ rồi, không thể cắt  đoạn bằng  máy đột cắt . Nếu cưa phôi bằng máy cưa nhỏ thông thường ...sẽ bị móm răng là cái chắc. Nếu đầu tư mua máy cưa vòng để có thể cưa được nhiều chi tiết cùng một lúc lại càng móm hơn >>>

 

Nếu dùng tôn tấm để cắt Palama phôi dập sẽ nhanh hết ..hơi, đưa lênh máy đột dập để cắt đột với cái phôi to đùng và dầy dặn như thế, em chưa tính lực dập, nhưng cũng áng chừng phải cần máy đột cỡ trên dưới  2000 (hai nghìn) tấn mới nhai được lại càng  nhanh hết ...hơi hơn !

>>>>Chọn Phôi dập không khả thi vể kinh tế!

Hề hề hề,

Việc chọn máy dập và lực dập phải căn cứ vào tỷ lệ biến dạng dẻo của chi tiết cũng như nhiệt độ nung phôi. Vì thế mà có thể phải sử dụng nhiều nguyên công để  giảm bớt hệ số biến dạng và giảm bớt lực dập này.

Công nghệ dập này do năng suất dập khá cao (có thể đạt tới 5000 nhát dập cho một ca máy nên việc tăng thêm nguyên cống không phải là vấn đề quá lớn ngoài việc phải tăng thêm chi phí khuôn dập.

Với sản lượng 300000 chi tiết năm thì theo thiển nghĩ của mình xứng đáng để bỏ tiền làm bộ khuôn này.

Phôi đúc cũng là một phương án không tồi, nhưng cần lưu ý rằng công nghệ đúc thép không ngon ăn như công nghệ đúc gang và thực tế hiện nay tại Việt nam thì khả năng đúc thép vẫn chưa phải là việc dễ làm.

Ngoài ra phôi thanh cỡ 150 mm đường kính có nhẽ cũng không quá hiếm và việc cắt phôi hiện tại có khá nhiều công nghệ cắt đảm bảo năng suất và chất lượng của phôi như cắt plasma, cắt bằng siêu âm, cắt bằng tia nước,..... 

Túm lại là chủ thớt có quyền lựa chọn, song lựa chọn cái gì thì phải hiểu vì sao mình chọn vậy và phải bảo vệ đ0ược phương án chọn lựa của mình.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

không biết bác mua ở đâu được máy plasma có thể cắt được phôi thanh, đường kính thép 150 ???

Hiện nay với các thép tấm dầy từ 25mm trở lên cắt oxy-gas giá thành rẻ hơn cắt plasma là cái chắc rồi.  Cắt bằng siêu âm, cắt bằng tia nước hơi bị siêu tưởng cho việc cắt phôi cho công việc rèn dập phôi....

Dập nóng chỉ thích hợp và dễ làm đối với  phôi bánh răng có đường kính nhỏ,  có phần may ơ nhô ra đối xứng với chiều cao càng thấp càng tốt...

Nếu bác đúc thép với khối lượng lớn giá chỉ đắt hơn phôi thép cây và thép tấm tí ti:

http://www.quangtrungcranes.com.vn/duc-thep-duc-thep-hop-kim/view-all-products.html

Dây truyền đúc thép được đầu tư hiện đại bao gồm:   - Hệ thống lò nấu thép trung tần - Dây truyền tạo khuôn mẫu. - Dây truyền rót thép vào khuôn. - Máy phân tích mác thép, và nhiều máy phục vụ cho việc luyện kim  ...

http://www.vje.com.vn/gt.asp

Chất lượng sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ năm 2002. Về mặt kỹ thuật, sản phẩm đúc của công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản)

Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước Đông Nam Á từ năm 1996. Trên thị trường nội địa, công ty đã cung cấp sản phẩm của mình cho các công ty có tiếng trong nhiều lĩnh vực.  

Với năng lực sản xuất 4000 Tấn/năm, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đúc bằng gang xám, gang cầu, gang hợp kim, thép cácbon hoặc thép hợp kim. Sản phẩm chủ yếu gồm các chi tiết đúc cho chế tạo máy công cụ, động cơ Diesel, bơm nước, phụ tùng ôtô xe máy, phụ tùng cho các ngành vận tải đường thủy, đường sắt,...với trọng lượng từ 1 đến 3000 kg.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

không biết bác mua ở đâu được máy plasma có thể cắt được phôi thanh, đường kính thép 150 ???

Hiện nay với các thép tấm dầy từ 25mm trở lên cắt oxy-gas giá thành rẻ hơn cắt plasma là cái chắc rồi.  Cắt bằng siêu âm, cắt bằng tia nước hơi bị siêu tưởng cho việc cắt phôi cho công việc rèn dập phôi....

Dập nóng chỉ thích hợp và dễ làm đối với  phôi bánh răng có đường kính nhỏ,  có phần may ơ nhô ra đối xứng với chiều cao càng thấp càng tốt...

Nếu bác đúc thép với khối lượng lớn giá chỉ đắt hơn phôi thép cây và thép tấm tí ti:

http://www.quangtrungcranes.com.vn/duc-thep-duc-thep-hop-kim/view-all-products.html

Dây truyền đúc thép được đầu tư hiện đại bao gồm:   - Hệ thống lò nấu thép trung tần - Dây truyền tạo khuôn mẫu. - Dây truyền rót thép vào khuôn. - Máy phân tích mác thép, và nhiều máy phục vụ cho việc luyện kim  ...

http://www.vje.com.vn/gt.asp

Chất lượng sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ năm 2002. Về mặt kỹ thuật, sản phẩm đúc của công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản)

Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước Đông Nam Á từ năm 1996. Trên thị trường nội địa, công ty đã cung cấp sản phẩm của mình cho các công ty có tiếng trong nhiều lĩnh vực.  

Với năng lực sản xuất 4000 Tấn/năm, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đúc bằng gang xám, gang cầu, gang hợp kim, thép cácbon hoặc thép hợp kim. Sản phẩm chủ yếu gồm các chi tiết đúc cho chế tạo máy công cụ, động cơ Diesel, bơm nước, phụ tùng ôtô xe máy, phụ tùng cho các ngành vận tải đường thủy, đường sắt,...với trọng lượng từ 1 đến 3000 kg.

Hề hề hề,

Đây là một địa chỉ có máy cắt plasma có thể cắt thép tấm tới chiều dáy 150 mm và như vậy có nghĩa là đủ sức cắt thép cáy đường kinh 150 mm. Các bác có thể tham khảo.

http://www.sonvu.net/pnl/vn/product/f/product_detail/idproduct/24/idtype/2/page/1/index.html

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Đây là một địa chỉ có máy cắt plasma có thể cắt thép tấm tới chiều dáy 150 mm và như vậy có nghĩa là đủ sức cắt thép cáy đường kinh 150 mm. Các bác có thể tham khảo.

http://www.sonvu.net/pnl/vn/product/f/product_detail/idproduct/24/idtype/2/page/1/index.html

 

Bác nhìn cày hóa... cuốc rồi!

Đây là quảng cáo trên trang đó:

"Chiều dầy vật liệu cắt oxy/gas: 6 - 150mm

Chiều dầy vật liệu cắt Plasma: 0.5 - 45 mm (với nguồn Plasma 160A)"

Cắt plasma chỉ kinh tế khi cắt chiều dầy dưới 25,  cắt lớn hơn 25 sẽ hết hơi là cái chắc!

Để cắt phôi thanh, phôi đường kính 150 kinh tế nhất là cắt trên máy cưa vòng!

Thực tế cắt phôi rèn dập chẳng ai dại gì lôi máy cắt plasma ra để cắt phôi cả!

Thực tế ở các cơ sở sản xuất bây giờ, người ta chỉ  plasma dùng để cắt Inox ,

còn phôi thép thì cứ oxy-gas mà phang cho nó nhanh nhiều  tốt ...rẻ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác nhìn cày hóa... cuốc rồi!

Đây là quảng cáo trên trang đó:

"Chiều dầy vật liệu cắt oxy/gas: 6 - 150mm

Chiều dầy vật liệu cắt Plasma: 0.5 - 45 mm (với nguồn Plasma 160A)"

Cắt plasma chỉ kinh tế khi cắt chiều dầy dưới 25,  cắt lớn hơn 25 sẽ hết hơi là cái chắc!

Để cắt phôi thanh, phôi đường kính 150 kinh tế nhất là cắt trên máy cưa vòng!

Thực tế cắt phôi rèn dập chẳng ai dại gì lôi máy cắt plasma ra để cắt phôi cả!

Thực tế ở các cơ sở sản xuất bây giờ, người ta chỉ  plasma dùng để cắt Inox ,

còn phôi thép thì cứ oxy-gas mà phang cho nó nhanh nhiều  tốt ...rẻ!

Hề hề hề,

Sorry các bác và em gái về tội kém mắt. 

Có nhẽ em gái nói đúng chắng?????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em dc nhận đồ án chế tạo chi tiết bánh răng trụ răng thẳng

 

wweqwe_zpsebb89dfa.png

 

 

 

 

 

m=2

z=87

góc alpha=20

 

nặng 4.2 Kg số lượng 300000 cái

 

THép 20Cr

 

em chọn chuẩn thô là cái này

 

646_zpsc9cc616a.png

 

Chuẩn tinh là cái này

 

dsgdgd_zps06d49f04.png

 

 

Cái rắc rối của em là ở nguyên công 1 và nguyên công 2

 

Nguyên công 1 của em là gá lên mâm cặp bằng May ơ, để gia công mặt đầu

 

N1_zpsbdaede42.png

 

Nhưng cô giáo lại nhất quyết kêu em là vậy là mất thời gian gá đặt và kêu em là lắp trục gá tự định tâm kiểu như này

 

asdsd_zpsdb68d618.png

 

Nhưng em đọc tài liệu thì phương pháp này chỉ dc dùng khi lỗ đã dc gia công, nhằm đảm bảo tâm của chi tiết trùng với tâm của trục quay nên người ta mới dùng phương pháp này, trong khi đó em chỉ gia công mặt đầu, lổ tâm phôi của em có dang sơ bộ như vậy. Chẳng lẽ chuẩn tinh và chuẩn thô là 1

 

 

dập bằng phương pháp dập nóng

untitled_zpse26b8977.png

Còn về phần nguyên công 2 thì em chọn phương pháp chuốt vì đã gia công mặt đầu, với đồ gá như sau

 

Đồ gá này là đồ gá chuốt ngang

 

sfsss_zps87e60704.png

 

Nhưng cô giáo không chịu bảo phương pháp này chưa có gá đặt gì hết làm sao chi tiết nó cứng vững, bảo em chọn phương pháp gá đặt bằng 2 khối V có lỗ ở giữa theo phương pháp chuốt dọc

 

 

Kính mong các bác góp ý cho bài em đúng hơn, em không biết nên làm sao nữa, có phương pháp nào mà gá bằng trục gá trên lỗ chưa gia công không

43.gif

 

 

chi tiết của bạn là chi tiết dạng bạc. hơn nữa nó là bánh răng. do đó nó yêu cầu độ đồng tâm giữa bánh răng và lỗ lắp ghép. do đó nguyên công một bạn nên chọn chuẩn thô để gia công tinh lỗ lắp ghép. sau đó dùng lỗ làm chuẩn tinh ( sử dụng trục gá, như cô giáo bạn gợi ý) để gia công tất cả các mặt còn lại mới đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật. thân!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×