Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
vanhopk53

các thánh ai vào soi cái đồ gá này sai chỗ nào

Các bài được khuyến nghị

 

ai vào giúp xem đồ gá cái này sai chỗ nào.

http://upanh.com/view/?s=upload&id=3rceezbhakb

Trên diễn đàn này chỉ có dân lao động thôi, không có ai là thánh cả!

Chi tiết thì bé tí sao phải chơi cái đế gá to đùng ngã ngửa như thế???

Lực phay bao nhiêu mà đế gá chơi những 4 rãnh bắt bu lông to tướng như thế???

Kết cấu của chi tiết đế gá không hợp lý....

Độ song song và độ vuông góc tra ở tài liệu nào mà có những con số kỳ quặc vậy???

- Chỗ chốt định vị phải ghi dung sai kiểu lắp.

- Chỗ sai cơ bản là đồ gá phay,  không có then dẫn hướng!!! Phải vẽ then vào!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu soi kỹ thì chi tiết của anh phay rãnh chỉ cần khống chế 5 bậc tự do. Bậc tự do di chuyển theo chiều dài của rãnh không phải khống chế >>> Định vị bằng mặt đáy + chốt ngắn + chốt dài = 6 bậc tự do là thừa!

 

Nên nhớ lỗ xỏ bu lông không đòi hỏi chính xác ghê gớm lắm đâu nhé!  Định vị 6 bậc tự do không sai nhưng tốn kém chi phí >>> Bắt buộc phải định vị 5 bậc tự do cho rẻ tiền

  • Vote tăng 2
  • Vote giảm 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

à.hằng gì cái chốt ngắn ổng đi khoanh tròn lại.nghĩa là mình vứt cái đó hã a.k vẽ

chìu dài rãnh là cần phay 30.thì cần phải hạn chế bậc tự do đó nữa chứ a.a giải thick rõ hơn tí đk k

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

then hướng dẫn là sao anh,e cũng k hiểu mới học cái mốn này lại yếu vẽ kỹ thuật,đang chán

Then dẫn hướng xem bài viết số # 36 :  http://www.cadviet.com/forum/topic/47126-de-tai-do-an-ban-dong-dai-ga-dao-bao/page-2

Kích thước then tra sổ tay thiết kế cơ khí!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ak.thế a xem dưới 2 cái đế của đồ gá tại sao ông thầy lại khoanh vào đó.a giải thick tại sai theo phương tịnh tiến ranh đó k cần hạn chế

có phải là nó dài tới bề mặt của phiến tì nên nó tự đạt đk kich thước đo k ạ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình có một số góp ý sau:

Các cơ cấu định vị sử dụng trong đồ gá hơi bị zựt gân, vì lý do gì mà đặt chốt trụ chốt trám lên phiến tỳ???

Phiến tỳ tại sao phải dùng 2 cái chốt định vị như thế?

Các lỗ bên mặt cắt A-A vẽ sai hình chiếu.

Nếu dấu mặt cắt B-B đặt như hình vẽ thì không ra được mặt cắt B-B như đã vẽ.

Chỉ cần 2 rãnh bắt bulong là đủ, mặt cắt B-B nên cắt ngay rãnh bắt bulong để thấy được then dẫn hướng (hay còn gọi là cựa) giống như chị Hoan đã nói.

2 cái mỏ kẹp sao không đặt chổ nào cho cứng vững hơn mà lại đặt sát ngoài mép như thế?

Nên cho thêm 2 đường nét khuất ở hình chiếu bằng để đễ hiểu biên dạng thân đồ gá.

Phần chốt tỳ điều chỉnh chỗ mỏ kẹp phải vẽ thêm phần vát trên thân chốt tỳ để kềm mới vặn đai ốc được.

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình có một số góp ý sau:

Các cơ cấu định vị sử dụng trong đồ gá hơi bị zựt gân, vì lý do gì mà đặt chốt trụ chốt trám lên phiến tỳ???

Phiến tỳ tại sao phải dùng 2 cái chốt định vị như thế?

 

  :) :) :)  Đúng là em dòm không kỹ chỉ dòm một hình chiếu nên không dòm thấy cái "zựt gân" và cái vô lý của 2 chốt định vị

Em đã vẽ 3D kết cấu của phiến tỳ  theo đúng tiêu chuẩn trong bài viết số #42 :

http://www.cadviet.com/forum/topic/47126-de-tai-do-an-ban-dong-dai-ga-dao-bao/page-3

 

ak.thế a xem dưới 2 cái đế của đồ gá tại sao ông thầy lại khoanh vào đó.a giải thick tại sai theo phương tịnh tiến ranh đó k cần hạn chế

có phải là nó dài tới bề mặt của phiến tì nên nó tự đạt đk kich thước đo k ạ

 

Phải khoan mồi lỗ tròn  và khoan phá thêm một hai lỗ méo trước,   sau mới dùng dao phay ngón để phay rãnh thì mới cho năng suất cao. Phương theo chiều dài rãnh không cần phải khống chế vì kích thước vị trí lỗ xỏ bu lông không đòi hỏi phải có độ ...zựt gân cao!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
thế là đồ gá này mình chỉ cần hạn chế 5 bật tự do.phiến tỳ là đk 3,sau đó ta dùng 1 chốt trụ ngắn cho vào lỗ phi 22 là 2 ta đk tổng là 5 đúng k ạ

thế e dùng 2 phiến tù nhỏ ở dưới(hạn chế 3 bậc)

còn 2 bậc nữa thì mình nên đặt chót trụ ngắn vào cái lỗ phi 22 hay sao ạ

cơ cấu định vị gồm 2 phiến tì nhỏ ,1 chót trụ ngăn đúng k ạ
các anh chỉ zùm bây giờ mình dùng cơ câu định vị gì để gá đặt ít sai số nhất và hạn chế đk ít nhất bật tự do

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thế e dùng 2 phiến tù nhỏ ở dưới(hạn chế 3 bậc)

còn 2 bậc nữa thì mình nên đặt chót trụ ngắn vào cái lỗ phi 22 hay sao ạ

 

Định vị như thế là sai cơ bản ...là anh chẳng hiểu gì về nguyên tắc định vị và kẹp chặt! Khống chế như vậy vẫn còn bậc tự do quay lỗ phi 22 không khống chế được....Anh nên đọc lại giáo trình để hiểu khái niệm  về định vị...

114276_2227777.png

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
oh.tks nhiều.đễ e xem xét lại và có gì chỉ bảo thêm ạ

oh.tks nhiều.để e nghiên cứu kỹ lại có gì chưa rõ chỉ giúp e nhe!

oh.tks nhiều.đễ e xem xét lại và có gì chỉ bảo thêm ạ
mới học môn này đk 2 3 tiết mà thầy bảo làm ạ
 
mới học môn này đk 2 3 tiết mà thầy bảo làm ạ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_untitleddsfsd777.png

 

Ý quên! :) :) không biết là có dòm thêm được chỗ sai nữa không???

 

Đồ gá của anh cẫn còn một chỗ sai cơ bản nữa: chỗ khoanh mầu đỏ phải sửa lại thành mầu xanh mới gọi là đúng!

Chỗ bắt bắt đai ốc phải phải đúc lồi lên   hoặc nếu không đúc lồi lên thì phải phay lõm xuống:

Anh có thể tham khảo bài viết số #66 : http://www.cadviet.com/forum/topic/85408-cac-thanh-ai-vao-soi-cai-do-ga-nay-sai-cho-nao/

 

Tình hình vẫn rất tình hình

 Dòm vào  hình vẽ  rối linh tinh xòe

Nét mờ nét tỏ lập lòe

 Khi thò lúc thụt chéo ngoe cẳng... cà

Thôi đành góp ý gần xa

Cầu mong chủ thớt hiểu ra  vấn đề 

Dông dài cóp nhặt lời quê

Mong sao  ai cũng … hề ...hề …cười vui!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hehe.kiến thức mới

mà a nek khi mình gia công cái đó e nghĩ nếu mình dùng 6 bậc tự do thì sẽ không tốn thời gian rà gá,thuần tiện trong quá trình gá đặt lần sau,vì e nghĩ trong gia công hàng loạt mới làm đồ gá

nếu dùng 5 thì đk nhưng tốn tgian ra gá lại k ạ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khi định vị bằng 2 chốt thì 2 lỗ trên trên chi tiết phải gia công chính xác, khoảng cách 2 lỗ chốt đòi hỏi phải gia công phải gia công trên máy doa tọa độ mới đảm bảo chính xác >>>>Chế tạo đồ gá không đơn giản chút nào....giá thành cao vời vợi

Định vị bằng 2 bậc tự do thành bên + 3 bậc tự do mặt đáy đưa phôi vào đúng vị trí làm việc ngon hơn húp nước mắm ! Nếu thích có thể làm thêm 1 chốt chặn theo hướng chuyển động của dao cho nó đủ 6 bậc tự do cũng không tốn mồi lắm!

Tính toán đồ gá định vị bằng chốt trụ và chốt trám cũng là bài toán không phải ai cũng làm được.

Anh hãy xem lại giáo trình để hiểu thêm về ĐỊNH VỊ!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

uh.e cũng nghĩ tới cái làm thêm cái chót chặn nữa định vị đk 6 điểm bỏ vào cho nhanh....thế là an tâm rồi.hôm sau chém vs thầy xem thế nào

học môn này ổng cho ăn hành tè lè

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu soi kỹ , chi tiết vít kẹp bắt lên thân gá cần phải có hai đai ốc hãm mới đảm bảo chắc chắn không bị lới lỏng khi làm việc!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

125191_as_2.pnganh góp y kiến cho e bài này .thầy yều phay rãnh R7 thôi ạ!

Yêu cầu: Xác định chuẩn định vị (nêu những bề mặt nào chọn làm chuẩn định vị, số bậc tự do cần hạn chế của từng bề mặt, số bậc tự do tổng) và phương án kẹp chặt để gia công bề mặt chỉ ra theo đề bài (chi tiết cho trong bản vẽ theo mã số bản vẽ). Giải thích vì sao phải lựa chọn như vậy. Ngoài phương án thứ nhất ra còn có phương án định vị nào nữa không? cho biết phương án thứ 2 ra sao (nếu thực hiện được). Vẽ lại chi tiết gia công (không cần chính xác như vẽ máy, không ghi lại kích thước) Nhiều trường hợp phải xoay chi tiết để có vị trí giống như khi nó đang gia công. Bề mặt định vị cần vẽ bằng mực màu xanh, dùng mũi tên ghi chú vào là nó hạn chế mấy bậc tự do. Dùng cơ cấu định vị gì? (phiến tì, chốt tì, chốt trụ, khối V vâng vâng). Lực kẹp thể hiện bằng mũi tên và ghi kí hiệu F

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

125191_as_2.pnganh góp y kiến cho e bài này .thầy yều phay rãnh R7 thôi ạ!

Yêu cầu: Xác định chuẩn định vị (nêu những bề mặt nào chọn làm chuẩn định vị, số bậc tự do cần hạn chế của từng bề mặt, số bậc tự do tổng) và phương án kẹp chặt để gia công bề mặt chỉ ra theo đề bài (chi tiết cho trong bản vẽ theo mã số bản vẽ). Giải thích vì sao phải lựa chọn như vậy. Ngoài phương án thứ nhất ra còn có phương án định vị nào nữa không? cho biết phương án thứ 2 ra sao (nếu thực hiện được). Vẽ lại chi tiết gia công (không cần chính xác như vẽ máy, không ghi lại kích thước) Nhiều trường hợp phải xoay chi tiết để có vị trí giống như khi nó đang gia công. Bề mặt định vị cần vẽ bằng mực màu xanh, dùng mũi tên ghi chú vào là nó hạn chế mấy bậc tự do. Dùng cơ cấu định vị gì? (phiến tì, chốt tì, chốt trụ, khối V vâng vâng). Lực kẹp thể hiện bằng mũi tên và ghi kí hiệu F

Tha thiết đề nghị bạn đưa ra ít nhất 2 phương án sau đó mọi người góp ý cho những chỗ chưa hợp lý, tôi có thể đưa ra cũng được nhưng làm như thế thì là hại bạn chứ không phải giúp bạn.

Góp ý với ông thầy của bạn, không biết ông ấy tu nghiệp nước nào mà lực kẹp kí hiệu lả chữ F?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

phay rãnh có r7

e có 2 phương án

pa1: e dùng 2 phiến tỳ nhỏ đặt dưới 2mép tai của chi tiết(hạn chế đk 3 bậc),sau đó dùng 2 khối v ngắn,1 khối cố định (đk 2 bậc) 1 v di động (1 bậc sẽ đk 6)

sau đó kẹp chặt bằng cách tịnh tiến v di động

pa2: e dùng eto bàn 2 mặt đối xứng đặt vào 2 mặt bên của rãnh,2 mỗi bênh sẽ đk 2 bậc +lực kẹp 2.2+1 nữa là =5 bậc

lúc này ta chỉ cần định vị 1 bậc ở dưới đấy nữa.bằng cách dùng cái căn 2 bên đặt phôi lên,lúc này dưới đấy ta làm vậy theo về mặt định vị thì sẽ đk 3 nhưng trong trường hợp này ta dùng 1đúng k ạ hay sẽ bị siêu định vị k ạ?

pa3:dùng phiến tỳ ở dưới 2 mép(3 bậc) giả sử 2 lỗ khoan trước thì chõ đó 2 sẽ dung 1 chot tru ngan(2 bâc) và chót tram dk 1 nữa là 6

và tiến hành kẹp chặt

e nghĩ phương án 2 nhanh,ít sai số mà ít lực kẹp hơn khong ạ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em hiểu sai bét về định vị và kẹp chặt rồi, em có biết được bậc tự do là gì không?

Em có nghe đến cụm từ "NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM ĐỊNH VỊ"  chưa?

Ở pa2 em nói 2 mặt bên định vị 4 bậc vậy 4 bậc đó là bậc nào em có thể kể ra được không?

Định vị và kẹp chặt 2 cái này hoàn toàn khác nhau em ạ, làm gì có chuyện lực kẹp hạn chế 1 bậc tự do?

Phải hiểu thật rõ thì mới có thể nói chuyện được em ạ, lơ mơ thầy hỏi là đứng hình liền.

108174_1_3.jpg108174_2_1.jpg

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×