Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
falco

đồ án công nghệ chế tạo máy [ help]

Các bài được khuyến nghị

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124537_bn_v_chi_tit_1.dwg

 các bác xem giúp em thứ tự nguyên công đc chưa

em đang phân vân nhiều chỗ.

chi tiết của em loạt lớn, em chọn máy phay cnc để gia công lỗ và biên dạng ở trong

Ta giả sử các mặt được ký hiệu như sau:

124537_untitled.png

Trình tự công nghệ:

Nguyên công I: Dùng chuẩn thô phay mặt 1 ,phay mặt 2 đạt kích thước 70×110 mm ,khoan 3 lỗ Ø9,5 mm và 4 lỗ Ø6 mm .

Nguyên công II: Dùng chuẩn tinh phay mặt 3 ,khoan 4 lỗ Ø9.5 trên máy phay

Nguyên công III: Phay mặt 4 , vát mép 2 bên kích thước C4

Nguyên công IV: Phay mặt 5 , vát mép 2 bên kích thước C4

Nguyên công V: Phay mặt 6.

Nguyên công VI: Phay mặt 7.

Nguyên công VII: Phay biên dạng lỗ Ø52,4 và các hốc, vát mép xung quanh( may cnc) .

Nguyên công VIII: Tổng kiểm tra.

2 tuần vừa qua em mới ngồi đọc lại kiến thức. tại em gà qua. các bác cho em ý kiến với

thank

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

không có ai giúp e với ak

 

Ối trời cao đất dầy ơi!

Thú thực với anh là em cũng ngán ngẩm, chán không buồn chết với cái đề tài thầy lấy khuôn của chi tiết ép nhựa ra để làm đồ án công nghệ chế tạo máy!

Em chán không buồn xem cái gọi là:  "thứ tự nguyên công đc chưa", anh ạ!

Muốn được chưa hay chưa được, điều kiện cần và đủ là anh phải " chế biến" cái chi tiết ép nhựa đó thành cái chi tiết có thể gia công cơ khí được trên các phương tiện gia công đại chúng!

Cái chi tiết ép nhựa của anh ở hình chiếu đứng nó có R của lỗ vuông bé tí tẹo, còn ở hình chiếu bằng lại vuông chắn chặn như thế thì bố thằng Tây cũng không thể "Dùng chuẩn thô phay mặt 1 ,phay mặt 2 đạt kích thước 70×110 mm " được!!!???

 

Muốn mọi người có thể nhiệt tình giúp đỡ anh về đường lối công nghệ, điều kiện cần và đủ là anh phải sửa lại kết cấu của chi tiết ép nhựa thành kết cấu của chi tiết gia công cơ khí trên các phương tiện gia công đạichungsa.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng. chỗ đó bán kính góc lượn là r2. hình chiếu đứng thầy giáo bảo em không sửa vẫn gc đc. e đang điêu đứng vì đồ án bác ạ. trượt con này em mất thêm nửa năm ở lại trường. bác cho em hỏi. nếu em sửa thành r6 cả h/c đứng lẫn bằng liệu có hợp lý không ạ. em hỏi thầy giáo thì thầy bảo chi tiết em k lắp ghép. nó trượt trên sống trượt ở lỗ 52,4 và biên dạng

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chị đang mong em được trượt con này để củng cố thêm kiến thức, thà chậm nửa năm còn hơn là chậm suốt đời!

Chị cũng đang điêu đứng điêu ngồi , khi phải viết bài giả nhời em đây này!

Thấy em nhiệt tình hỏi quá mà không trả lời cũng thầy ...tồi tội :) :) :)

Chi tiết của em do mặt bằng rộng rãi, có thể sửa R2 của thầy thành R6 của em cũng được.

Đây là thí dụ về giải pháp để gia công lỗ vuông, vì mặt bằng kết cấu chật hẹp nên bắt buộc cho R3 (Khoan mồi lỗ Ø6)

 

114276_7777777sdfasss.png

 

(Sao em phải mở thêm topic này làm gì???)

Chị đã góp ý với em từ topic trước là không chơi  kiểu  phay "phối kết  hợp" với khoan nhiều lỗ trên một nguyên công!

Phải tách ra nguyên công khoan nhiều lỗ trên tấm dẫn hướng. Chứng tỏ là em chẳng hiều gì về chuyển động của máy phay

>>> Vẽ lại bản vẽ chi tiết ghi đầy đủ độ nhẵn mặt dung sai các kích thước quan trọng rồi gửi file bản vẽ lên đây >>> Nhớ save về AutoCAD 2004 dung lượng bản vẽ sẽ nhẹ đi đáng kể!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124537_sa_li.dwg

vâng. em cảm ơn chị. nhưng chị thông cảm cho em nhá. nửa năm tồn nhiều tiền đấy chị ak. bọn em nhà quê nên chỉ mong ra trường cho kịp chị ak, vì còn gia đình nữa chứ chị.

về vấn đề nguyên công em đã làm riêng nguyên công khoan và khoét mở rộng lỗ trên máy khoan( dùng đầu khaon rovenvo), nhưng thầy giáo có bảo là gộp lại cũng đc vì chi tiết không yêu cầu cao. em mới gặp thầy đc một lần chưa hỏi đc gì nhiều. kiến thức chưa chắc nên chị thông cảm cho e nữa.

chuẩn thô và chuẩn tinh em chọn có hợp lý không chị.

chị cho em hỏi. nguyên công 4 em gia công thì định vị và kẹp chặt tn? em đang băn khoăn chỗ này quá. 

trình tự nguyên công em sủa lại 

Nguyên công I: Dùng chuẩn thô phay mặt 1 ,phay mặt 2 đạt kích thước 70×110 mm

Nguyên công II: Dùng chuẩn tinh phay mặt 3

nguyên công III: khoan 3 lỗ 8,5 , 4 lỗ 6 và khoét 4 lỗ 9,5

Nguyên công IV: Phay mặt 4 , vát mép 2 bên kích thước C4

Nguyên công V: Phay mặt 5 , vát mép 2 bên kích thước C4

Nguyên công Vi: Phay mặt 6.

Nguyên công VIi: Phay mặt 7.

Nguyên công VIIi: Phay biên dạng lỗ Ø52,4 và các hốc, vát mép xung quanh( may cnc) .

Nguyên công Ix: Tổng kiểm tra.

thank chị

Chỉnh sửa theo falco

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bản vẽ chi tiết em ghi cho dung sai rất tùy tiện,   ghi thiếu  sai lệch về độ // và vuông góc và thiếu nhiều về độ nhẵn mặt,,,

Quy trình công nghệ phải vẽ hình vẽ, ghi đầy đủ ký hiệu số bậc tự do cần định vị...kích thước và độ nhẵn đạt được

 

Dưới đây là hình vẽ tham khảo về cách ghi kích thước. Trong thực tế sản xuất những chi tiết đơn giản, không phải lập quy trình công nghệ cứ vẽ bản vẽ đưa xuống xưởng là người ta biết phải làm nào, sai lệch về // và vuông góc không cần ghi người thợ vẫn có thể hiểu và làm đúng.

114276_qqqqqqqq_1.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chi tiết thầy giáo bảo em là chi tiết có bề mặt thô nên em chon dung sai 80, cấp chính xác 11

độ vuông góc vì thầy có bảo là 4 lỗ đó chỉ lắp chốt hkoong yêu cầu cao lên em chưa tra

về cơ bản chi tiết em chỉ trượt trong lỗ 52,4 và biên dạng trong nó nên nhám em chon nvay

còn trượt trên cái gì thì thầy bảo không bt. em tự tìm hiểu

nói tóm lại là em chẳng bt có phải đồ án gia công chi tiết cơ khí không hay là gia công cục đất

biết là bất lực nhưng em vẫn phải làm chị ak

người ta bảo còn nước còn tát mà. hi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đã là bề mặt thô của phôi không cần phải gia công cơ thì khỏi cần ghi độ nhẵn. Những bề kích thước cần gia công cơ nhưng không đòi hỏi có độ chính xác cao  khi lắp ghép với  về lắp ghép với chi tiết khác cũng khỏi cần phải ghi dung sai, chỉ cần ghi kích thức tự do là đủ.

Nếu thầy không cho cái biên dạng lỗ nó trượt lên cái gì, em cứ tưởng tượng ra theo cách hiểu của mình, dù thầy cho chi tiết là hòn gạch đất nung, em vẫn phải coi nó là cục thép, vận dụng kiến thức đã học để làm đồ án công nghệ!

 

Thú thực là chị hơi bị bất bình với cung cách ra đề như đánh đố học sinh của một số thầy cô bây giờ .

Việc ra đề kiểu này , KHÔNG MANG TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TẾ. Chị cũng từng nhận hàng gia công bên ngoài, khách đưa bản vẽ , chị không bao giờ vô trách nhiệm là cứ đè ngửa bản vẽ ra để chế tạo. Chị phải hỏi lý lịch trích ngang của chi tiết gia công cụ thể và tỉ mỉ để biết quê quán, hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, quốc tịch của nó, nhằm mục đích duy nhất là kiểm tra bản vẽ có sai sót gì không, chỗ nào cần chỉnh sửa lại cho dễ gia công mà vẫn đảm bảo tính năng và công dụng của nó

Cách ra đề văn minh, lich sự và tươi đẹp nhất vẫn là thầy cô ra đồ án công nghệ  chế tạo chi tiết gia công phải có bản vẽ lắp đính kèm để học sinh biết được cái gì lắp lên nó và nó lại lắp lên cái gì.Trong nhà máy công xưởng,  người cán bộ kỹ thuật chân chính, là phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của bà con công nhân,  không bao giờ áp đặt bà con phải gia công đúng theo bản vẽ chi tiết của mình. Giao bản vẽ chi tiết là phải đính kèm bản vẽ lắp để bà con được tự do dân chủ,  và quyền độc lập suy nghĩ sáng tạo nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để kết cấu sản phẩm liên tục thay đổi kiểu dáng và tính năng kỹ thuật, mới có thể tồn tại và húp cháo cầm hơi trong thời buổi sản xuất cạch tranh khốc liệt này, không phải cạnh tranh với bên ngoài mà là cạnh tranh với cung cách làm việc của chính mình, ngày mai phải làm tốt hơn ngày hôm qua.

 

Đây mới là đồ án mang tính thực tế, tiếc rằng trò vẽ sai nguyên lý làm việc của  đài gá dao,  nhưng thầy vẫn duyệt:

http://www.cadviet.c...he-che-tao-may/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cảm ơn chị nhiều. 

hn đi thông bị chửi té tát

em nản quá. thầy bảo lam trên cnc tất không dung máy vạn năng

em thực sự chán. chắc là bỏ thôi. không có cửa sống chị ak

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cảm ơn chị nhiều. 

hn đi thông bị chửi té tát

em nản quá. thầy bảo lam trên cnc tất không dung máy vạn năng

em thực sự chán. chắc là bỏ thôi. không có cửa sống chị ak

 

Không có gì phải chán nản cả , em hãy vui vẽ chấp nhận tất cả những gì cuộc sống đã mang tới cho mình!

Em hãy noi gương ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết oán tù chung thân nhưng vẫn tin tưởng và mến yêu cuộc sống, kiên trì kêu oan sau hơn 10 năm cũng được ra tù: http://vtc.vn/7-459574/phap-luat/an-oan-chan-dong-chu-tich-nuoc-chi-dao-giai-quyet.htm

Thực sự là chị cũng không hiểu em học ngành gì, sao thầy lại giao chi tiết ép nhựa cho em làm đồ án công nghệ, nội dung trong phiếu giao đề tài thầy em ghi những nội dung gì????

 

Nếu đúng đây là ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT thì sau này còn có thêm yêu cầu tính toán thuyết minh trong đó phải chọn máy, chọn dao, tính chế độ cắt....rồi còn thêm thiết kế đồ gá. Trong khi cái gì bạn cũng nghĩ tới phương án gia công bằng máy cắt dây, máy CNC.Theo tôi thì cần xem kỹ lại mục đích của đề tài này là gì???

 

Chị cũng nghĩ như anh Tâm đã viết : " cái gì bạn cũng nghĩ tới phương án gia công bằng máy cắt dây, máy CNC" . Đâu có ngờ rằng chính thầy em lại bảo " lam trên cnc tất không dung máy vạn năng"

 

Sự việc đã như vậy rồi chỉ còn cách em phải phải bắt tay vào viêc lập trình trên máy CNC thôi, còn Trần Văn Chừ gì nữa. Dân ta còn nghèo nên hiện giờ các doanh nghiệp vẫn chỉ ưu tiên dùng máy CNC cho các công việc mà các phương tiện gia công đại chúng khó đạt được. Hi vọng là đến lúc em ra trường, người ta sẽ bán thanh lý tất cả các máy móc thiết bị gia công đại chúng cho Nhật Bản để mua toàn máy CNC về dùng.

Nếu em chưa biết gì về CNC thì tìm nơi nào có nội dung chương trình giảng dậy như sau để học thêm vài khóa lái máy CNC, cho sướng cái đời em:

 

KHÓA HỌC CNC VẬN HÀNH VÀ LẬP TRÌNH THÀNH THẠO NGHỀ

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CAD/CAM/CNC CAMMECH

THIẾT KẾ CƠ BẢN & NÂNG CAO

PRO ENGINEER / CREO PARAMETRIC

 

A/ GIỚI THIỆU VỀ KHÓA HỌC

Máy CNC không chỉ quan trọng trong ngành cơ khí mà còn trong nhiều ngành khác như may mặc, giày dép, điện tử v.v. Người vận hành không đòi hỏi phải có kỹ năng thao tác cao như điều khiển máy công cụ truyền thống. Các máy CNC thế hệ mới cho phép gia công các sản phẩm có độ chính xác và độ phức tạp cao mà máy công cụ truyền thống không thể làm được. Một khi chương trình gia công đã được kiểm tra và hiệu chỉnh, máy CNC sẽ đảm bảo cho ra hàng loạt sản phẩm phẩm với chất lượng đồng nhất. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất công nghiệp quy mô lớn.

Khóa học giúp nắm vửng kĩ năng thao tác vận hành máy phay CNC, viết được chương trình CNC cho máy chạy đồng thời hiểu rỏ được các lệnh Gcode, Mcode và những thông số cần thiết trong chương trình CNC. Kết thúc khóa học học viện có thể làm việc ở vị trí Nhân viên vận hành máy phay CNC tại những công ty,doanh nghiệp, cơ sở gia công CNC..trong và ngoài nước.  

B/ CƠ BẢN VỀ KHÓA ĐÀO TẠO

STT Bài học

Nội dung

PHẦN LẬP TRÌNH

Tổng quan công nghệ Phay

Sơ lược về cơ cấu máy Phay CNC

Xác định tọa độ các điểm dựa theo kích thước bản vẽ

Bài tập xác định tọa độ điểm

Các lệnh nội suy cơ bản, lập trình tương đối, tuyệt đối: G0, G1, G2, G3

Mô phỏng biên dạng gia công trên Cimco Edit

Giới thiệu phần mềm mô phỏng máy CNC SSCNC

Cấu trúc chương trình Phay CNC hệ Fanuc

Các mã lệnh lập trình

-      Viết vào máy và chạy một chương trình CNC

Viết đầy đủ một chương trình Phay CNC, đường chạy dao theo biên dạng trên Cimco Edit

Các thao tác vận hành trên máy CNC mô phỏng:

-      Tắt, mở máy

-      Chức năng các nút trên Panel điều khiển.

-      Cách thiết lập dao, phôi

-      Các cách Set dao lấy gốc toạ độ gia công

-      Khai báo gốc tọa độ gia công cho máy CNC

-      Khai báo bù trừ dao theo chiều dài và theo bán kính

-      Khai báo bù trừ do mòn dao, sai số do gá đặt

Chương trình con

-      Viết chương trình cho gia công khỏa mặt

-      Viết chương trình cho gia công nhiều biên dạng trên 1 phôi

-      Viết chương trình hạ bậc hai bên phôi

-      Viết chương trình gia công hốc dạng tròn

-      Viết chương trình gia công hốc dạng vuông, chữ nhật

-      Khai báo bù trừ dao theo chiều dài và theo bán kính

-      Khai báo bù trừ do mòn dao, sai số do gá đặt

Các chu trình gia công lỗ: Khoan, khoét, doa, taro

Bài tập lập trình tổng hợp

PHẦN VẬN HÀNH

Thao tác với panel điều khiển

Các cách gá đặt phôi, dao, lấy gốc tọa độ trong gia công máy thực

Cách lấy gốc tọa độ cho gia công sản phẩm hàng loạt

Viết chương trình tổng hợp và chạy chương trình ra sản phẩm thực tế

Cách đo và kiểm tra kích thước sản phẩm

Cách nhập bù trừ nếu sản phẩm có sai số kích thước và dung sai hình học

Truyền chương trình từ máy tính sang máy CNC

Khắc phục sự cố:

-      Gãy dao khi gia công

-      Mất điện

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cảm ơn chị

nói thật em chán lắm

mỗi lần đi tìm thầy để thông hoặc hỏi mất cả ngày

thông k đau với đâu nên e nan qua

giờ em đang đoc lại về cnc chị ak. chi có tài liệu nào hay gửi cho em với

thank chị

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em đang tự học chị ak. em học ở thái nguyên. lớp học cho mastercam it lắm. có mỗi lớp họ học từ lâu rồi

tự thân vận động thôi. trường có vài máy cnc nên em k bt nhiều

kiến thúc may cnc của em ít lắm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào chị Hoằn,

    Chị cho em hỏi chút về bản vẽ tham khảo nha chị.

1. Cái lỗ kí hiệu là hình tròn có 2 màu trắng đen đối xứng nghĩa là gì vậy ạ? Chị có ghi là gia công khi lắp, vậy những lỗ khi lắp mình nên để là dung sai gần như vậy phải không?

 

2. Thêm 1 cái nữa là về vị trí ghi kích thước. Các con số kích thước có được ghi trong miền vật liệu hay không?

 

banve1_zpsc5ea72be.png

 

Cảm ơn chị nhiều.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_h7887i_d7845p777.jpg

 

1- Cái lỗ kí hiệu là hình tròn có 2 màu trắng đen đối xứng nghĩa là xem ảnh trên (đây là quy ước vẽ kỹ thuật)

- Chỗ có 1 vòng tròn mầu trắng và 3/4 vòng tròn mầu xanh là ký hiệu của lỗ ren

- Các đồ gá, các khuôn cối, các hộp giảm tốc 2 nửa ghép với nhau, các chi tiết trong một bộ phận máy lắp ghép với nhau, bao giờ cũng phải lắp chốt định vị, chốt côn hoặc chốt trụ.

Sau khi lắp ghép các bộ phận với nhau, ngon lành và chính xác, người ta phải gia công lỗ chốt định vị, nhằm 2 mục đính: Một là để đảm bảo hai chi tiết ghép với nhau không bị xê dịch khi các mối ghép bu lông bị lới lỏng (nếu có). Hai là khi cần sửa chữa, phải tháo tung ra, nhờ có chốt định vị việc lắp lại dễ dàng hơn đỡ phải mất công căn kê chỉnh sửa.

- Gia công khi lắp đương nhiên là phải gia công xuyên qua 2 chi tiết, do đó sai lệch hai chi tiết được gia công phải bằng nhau.

2- Bản vẽ phải ghi đủ kích thước, không ghi thừa, trình bầy sao cho bản vẽ rộng rãi thoáng mát, ghi được kích thước ra "ngoài miền phủ sóng của vật liệu" càng tốt. Tuy nhiên cũng phải tùy cơ ứng biến,  liệu cơm gắp mắm sao cho tiết kiệm giấy in nhất mà người đọc vẫn hiểu được là OK!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị hoằn xem qua nguyên công giúp em với ạ. em vẫn đang làm nên chị góp ý hộ emhttp://www.cadviet.com/upfiles/3/124537_bn_v_nguyên_công.dwg

Em vẫn chưa đi học lái máy CNC ư??? Hi vọng là đến lúc em ra trường, người ta sẽ bán thanh lý tất cả các máy móc thiết bị gia công đại chúng cho Nhật Bản để mua toàn máy CNC về dùng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

học ở đâu hả chị. vùng đất hẻo lánh này em làm gì có cơ hội lái may CNC. cả trường có 2,3 máy làm gì đến lượt e

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

học ở đâu hả chị. vùng đất hẻo lánh này em làm gì có cơ hội lái may CNC. cả trường có 2,3 máy làm gì đến lượt e

 

Thầy bắt làm đồ án công nghệ gia công trên máy CNC , em không còn đường lùi, chỉ có tiến bằng cách vượt qua mọi khó khăn gian khổ để học thêm vài khóa lái máy CNC:

A/ GIỚI THIỆU VỀ KHÓA HỌC

Máy CNC không chỉ quan trọng trong ngành cơ khí mà còn trong nhiều ngành khác như may mặc, giày dép, điện tử v.v. Người vận hành không đòi hỏi phải có kỹ năng thao tác cao như điều khiển máy công cụ truyền thống. Các máy CNC thế hệ mới cho phép gia công các sản phẩm có độ chính xác và độ phức tạp cao mà máy công cụ truyền thống không thể làm được. Một khi chương trình gia công đã được kiểm tra và hiệu chỉnh, máy CNC sẽ đảm bảo cho ra hàng loạt sản phẩm phẩm với chất lượng đồng nhất. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất công nghiệp quy mô lớn.

Khóa học giúp nắm vửng kĩ năng thao tác vận hành máy phay CNC, viết được chương trình CNC cho máy chạy đồng thời hiểu rỏ được các lệnh Gcode, Mcode và những thông số cần thiết trong chương trình CNC. Kết thúc khóa học học viện có thể làm việc ở vị trí Nhân viên vận hành máy phay CNC tại những công ty,doanh nghiệp, cơ sở gia công CNC..trong và ngoài nước.

B/ CƠ BẢN VỀ KHÓA ĐÀO TẠO

STT Bài học

Nội dung

PHẦN LẬP TRÌNH

Tổng quan công nghệ Phay

Sơ lược về cơ cấu máy Phay CNC

Xác định tọa độ các điểm dựa theo kích thước bản vẽ

Bài tập xác định tọa độ điểm

Các lệnh nội suy cơ bản, lập trình tương đối, tuyệt đối: G0, G1, G2, G3

Mô phỏng biên dạng gia công trên Cimco Edit

Giới thiệu phần mềm mô phỏng máy CNC SSCNC

Cấu trúc chương trình Phay CNC hệ Fanuc

Các mã lệnh lập trình

-      Viết vào máy và chạy một chương trình CNC

Viết đầy đủ một chương trình Phay CNC, đường chạy dao theo biên dạng trên Cimco Edit

Các thao tác vận hành trên máy CNC mô phỏng:

-      Tắt, mở máy

-      Chức năng các nút trên Panel điều khiển.

-      Cách thiết lập dao, phôi

-      Các cách Set dao lấy gốc toạ độ gia công

-      Khai báo gốc tọa độ gia công cho máy CNC

-      Khai báo bù trừ dao theo chiều dài và theo bán kính

-      Khai báo bù trừ do mòn dao, sai số do gá đặt

Chương trình con

-      Viết chương trình cho gia công khỏa mặt

-      Viết chương trình cho gia công nhiều biên dạng trên 1 phôi

-      Viết chương trình hạ bậc hai bên phôi

-      Viết chương trình gia công hốc dạng tròn

-      Viết chương trình gia công hốc dạng vuông, chữ nhật

-      Khai báo bù trừ dao theo chiều dài và theo bán kính

-      Khai báo bù trừ do mòn dao, sai số do gá đặt

Các chu trình gia công lỗ: Khoan, khoét, doa, taro

Bài tập lập trình tổng hợp

PHẦN VẬN HÀNH

Thao tác với panel điều khiển

Các cách gá đặt phôi, dao, lấy gốc tọa độ trong gia công máy thực

Cách lấy gốc tọa độ cho gia công sản phẩm hàng loạt

Viết chương trình tổng hợp và chạy chương trình ra sản phẩm thực tế

Cách đo và kiểm tra kích thước sản phẩm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn chị Hoằn nhiều. Chị cho em biết tên cuốn sách trên được không ạ?

 

Tài liệu về vẽ kỹ thuật nhiều như quân Nguyên, chỉ sợ anh không nhiệt tình tìm kiếm thôi:

114276_vkt1.jpg

114276_vkt2.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×