Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
huyhoangck

đồ án thân van.

Các bài được khuyến nghị

chào các anh chị.em đang làm đồ án CNCTM. nhưng đến nguyên công khoan thì em ko biết định vị và kẹp chặt như nào để ðịnh vị đủ 6 btd. xin chỉ giáo của các anh chị đi trước. em cảm ơn nhiều ạ. 

file cad : http://www.mediafire.com/?vfly22qf2mn3106

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chưa xác định được định vị thế nào mà đã vẽ được đồ gá rồi tài thật.

Do bản vẽ bạn gửi không thể dowload được nên không thể chỉ cụ thể, lần sau bạn upload trực tiếp trên cadviet luôn cho tiện. Bạn nhìn phía dưới bên trái khung bài viết có dòng upload file đính kèm. Giờ chỉ góp ý thế này

Dùng phiến tỳ định vị 3 bậc mặt đáy, chốt trụ ngắn định vị 2 bậc, và chốt chống xoay bên hông định vị 1 bậc nữa là đủ 6 bậc.

Dùng 2 đòn kẹp, kẹp trên gờ bên dưới.

Nếu chi tiết cao thì sử dụng thêm chốt tỳ phụ để tăng độ cứng vững.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

http://www.cadviet.com/upfiles/3/125903__án_cnctm.dwgtất cả các lỗ còn thô thì làm sao mà cắm chốt trụ với chốt chám đc bạn. trên hình vẽ trên mình mới sử dụng 2 phiến tỳ hạn chế 3 bậc tự do . đây là file cadd có gì các bác góp ý giúp em với . tks cả nhà 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

tất cả các lỗ còn thôi thì làm sao mà cắm chốt trụ với chốt chám đc bạn. trên hình vẽ trên mình mới sử dụng 2 phiến tỳ hạn chế 3 bậc tự do

Như vậy thì thứ tự nguyên công chưa được hợp lý.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thầy giảo hướng dẫn e bảo thứ tự thì hợp lý rồi. giờ chỉ cần định vị đủ số bậc tự do cần thiết và kẹp chặt hợp lý là đc

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ai giúp với ạ @@

Hề hề hề,

Có một vài góp ý như sau:

1/- Ở bản vẽ lồng phôi, cần xem lại việc thể hiện lượng dư gia công ở phần hình chiếu cạnh (mặt đấu bích) và hình chiếu đứng (lỗ gối trụ xoay của van)

2/- Bản vẽ đúc: Đậu hơi đặt vị trí như vậy đã ổn chưa?? Đậu ngót chưa thấy thể hiện, hay là bạn dùng đậu hơi làm đậu ngót luôn??? Kiểm tra lại tiết diện rãnh dẫn để đảm bảo tốc độ chảy của gang lỏng, không quá chậm dẫn tới không điền đầy khuôn, các đầu gác lõi sao không làm côn mà làm trụ như vậy???

3/- Nguyên công phay mặt A:  Chưa thể hiện cơ cấu kẹp phôi, hướng lực kẹp, giá trị lực kẹp. Chưa thể hiện vị trí và số bậc định vị . cần xem lại thông số công nghệ về vận tốc cắt, thời gian gia công.

4/- Nguyên công khoan khoét doa 6 lỗ phi 18: Chưa thể hiện được việc định vị tấm dẫn hướng với chi tiết gia công. hãy giả sử rằng tấm này bị nghiêng đi một góc so với bề mặt gia công thì sẽ ra sao nhỉ???

5/- Nguyên công gia công 12 lỗ phi 10: Có lẽ bạn lầm vì 12 lỗ này nằm trên hai mặt bích khác nhau của van chứ không nằm trên cùng một mặt bích đâu.

 

Tạm thế đã, các nguyên công khác mình chưa xem kỹ được.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thanh anh phamthanh binh rất nhiều ạ.

đây là toàn bộ bài làm mới của em, nhờ anh em xem giúp ạ. có gì đóng góp ý kiến giúp em để bản vẽ em đc hoàn thiện hơn.Em chân thành cảm ơn ! 

___________________________Thân _______________________________http://www.cadviet.com/upfiles/3/125903_bn_v_hoàn_thin.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em xài cả CAD2013 lẫn CAD2007 giờ CAD2013 bị lỗi , em chưa có thời gian cài lại >>>Anh thử save về CAD2004 xem sao???

(Save về CAD2004 dung lượng file sẽ giảm đi đáng kể)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em xài cả CAD2013 lẫn CAD2007 giờ CAD2013 bị lỗi , em chưa có thời gian cài lại >>>Anh thử save về CAD2004 xem sao???

(Save về CAD2004 dung lượng file sẽ giảm đi đáng kể)

Đây bạnhttp://www.cadviet.com/upfiles/3/125903_bn_v_hoàn_thin_1.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Một số góp ý sau:

1/ Không nên đưa nguyên công 1 là nguyên công đúc vào chung với QTCN gia công cắt gọt, bởi vì bản thân đúc nó có một QTCN riêng biệt, nguyên công 1 có thể là làm sạch vật đúc, ủ hoặc thường hoá để dễ gia công cắt gọt.

2/Các lỗ phi 10 và phi 18 dùng để lắp ghép với chi tiết gì? có cần phải khoét doa không?

3/Nguyên công 4: Tại sao khoan khoét 6 lỗ mà doa có 2 lỗ??? 2 lỗ đó là 2 lỗ nào?

Khoan khoét doa trên máy phay???

Thiếu hatch mặt cắt, hatch trên chi tiết gc bi sai(cùng 1 chi tiết nhưng hatch ngược chiều), xem lại tất cả các vòng đệm vẽ bị sai hết.

xem lại đường nét bị thừa rất nhiều.

Vẽ thêm mặt cắt ngang để thấy được cách lắp bắt của tấm dẫn.

Chú ý khoảng cách từ đầu mỏ kẹp đến bulong phải nhỏ hơn khoảng cách từ bulong đến vít điều chỉnh.

Xem lại cách vẽ chốt côn như thế có định vị được không?

4/Nguyên công 5: Xác nhận lại xem có phải 12 lỗ phi 10 không? 6 lỗ thì có vẽ hợp lý hơn.

Nếu đúng như thế thì trên bản vẽ chi tiết phải vẽ thêm hình chiếu để thấy được vị trí 12 lỗ phi 10 này.

Nên bố trí 2 chốt định vị lệch vị trí so với 2 phiến tỳ.

Thiếu cựa định vị.

Chốt trám vẽ hơi kì, xem lại.

5/Nguyên công 6:

Phiến tỳ dùng loại gì?

Chốt tỳ phụ nên sử dụng loại nào để thao tác điều chỉnh nhanh hơn,nên sử dụng loại có lò xo.

Dùng dụng cụ gì để kiểm tra đạt kích thước 92 +/- 0.05

Chú ý chuyển phân biệt chuyển động khi cắt gọt của máy phay (dao tịnh tiến hay bàn máy tịnh tiến?) để vẽ mũi tên thể hiện bước tiến cho chính xác.

6/ Nguyên công 7 tương tự các nguy6en công trước

7/Nguyên công 8:

Rz20 chỉ cần tiện bán tinh là đạt.

Thể hiện rõ chốt định vị và phiến tỳ.

Phần bảng hướng dẫn bước công nghệ ở góc phải:

Bạn giải thích xem S(mm/răng) , V(m/phút) là gì???

Bạn xem và sửa lại rồi góp ý tiếp, nhiều quá không đủ thời gian xem kỹ 1 lần, bạn thông cảm.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em ghi nhận và cảm ơn rất nhiều từ anh 
@nguyenminhtam ạ, 

em có 1 số ý kiến anh xem thế nào ạ

1,Không nên đưa nguyên công 1 là nguyễn công đức vào chung với QTCN gia công cắt gọt, bởi vì bản thân đức nó có một QTCN riêng biệt, nguyễn công 1 có thể là làm sạch vật đúc, ủ hoặc thường hoá để dễ gia công cắt gọt. >>>>> THẦY GIÁO EM HƯỚNG DẪN NHƯ VẬY, VÀ CẢ LỚP TỤI EM CŨNG ĐỀU ĐƯA VÀO QTCN LUÔN NÊN EM NGHĨ CÁI NÀY KHÔNG QUAN TRỌNG LẮM, VÌ ĐÂY CHỈ LÀ ĐỒ ÁN MÔN HỌC NÊN CÁC THẦY KHÔNG KHẮT KHE MẤY CÁI NÀY Ạ

2,Các lỗ phi 10 và phi 18 dùng để lắp ghép với chi tiết gì? có cần phải khoét doa không? CÁC LỖ NÀY DÙNG ĐỂ LẮP BULONG Ạ, NHƯNG Ý TƯỞNG CỦA EM  DOA 2 LỖ NÀY ĐỂ LÀM CHUẨN TINH THỐNG NHẤT, DÙNG ĐỊNH VỊ CÁC NGUYÊN CÔNG TIẾP THEO.

3, EM CHƯA RÕ LÀ HATH NGƯỢC CHIỀU LÀ NHƯ NÀO Ạ, ANH CÓ THỂ NÓI RÕ CHO EM VỚI Ạ.

4, Bản vẽ của em là 12 lỗ phi 10 và nó có thể hiện ở hình chiếu thứ 3 trên bản vẽ chi tiết rồi ạ. còn em ko hiểu cựa định vị là như thế nào ạ. Còn cái chốt trám em bê luôn trong quyển Sổ tay tập 2 vào ạ, vì chưa va chạm thực tế nhiều nên e cũng chưa biết thiết kế như nào cho thật sự tỉ mỉ .

5. em dùng phiến tỳ phẳng có vát mép x45 ạ.

7, 

Có gì nhờ anh em xem giúp ạ. rồi  đóng góp ý kiến giúp em để đồ án của em đc hoàn thiện hơn

, E cảm ơn mọi người rất nhiều

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thầy giảo hướng dẫn e bảo thứ tự thì hợp lý rồi. giờ chỉ cần định vị đủ số bậc tự do cần thiết và kẹp chặt hợp lý là đc

Bàn vẽ chi tiết của có nhiều vấn đề cần phải bàn:

-Thiếu nhiều kích thước, độ nhẵn , sai lệch hình dáng hình học và vị trí phải ghi trực tiếp lên hình vẽ, không ghi ra điều kiện kỹ thuật (Xem cách ghi trong sổ tay Thiết kế cơ khí tập 1, cần phải bổ xung đầy đủ kích thước, nhất là kích thước từ mặt C tới đường tâm lỗ …)

-Các kích thước độ dầy bích chỉ cần để dung sai tự do là được, kích thước chiều sâu lỗ để dung sai nhỏ có cái tận ±0.02 quá >>> chỉ cần cho ±0.1 là đẹp trai lắm rồi!

- Chi tiết đúc , các giao tuyến khối phải cho R lượn, đặc biệt giao tuyến giữa khối côn và khối trụ phải cho R lớn để chống nứt khi kim loại kết tinh co ngót!

- Các lỗ lắp bu lông chỉ cần khoan khỏi cần khoét!

- Đồ gá khoan 6 cái lỗ Ø16 có cần phải làm bạc dẫn tháo nhanh hay không??? Chỉ có khoan + khoét người ta mới làm bạc dẫn tháo nhanh, còn chỉ khoan thì khỏi cần. Cái bạc dẫn tháo nhanh anh vẽ cũng sai >>>Phải mở sổ tay công nghệ chế tạo máy ra vẽ lại cho đúng tiêu chuẩn (nếu cần)

Về phiến dẫn hướng khoan có rất nhiều dạng khác nhau, anh có thế tham khảo hình vẽ sau:

114276_77777777.jpg

 

( Ảnh trên phiến tỳ được định vị trực tiếp lên chi tiết khoan, chỉ hạn chế 5 bậc tự do, bậc tự do quay tròn không hạn chế,. Nếu ứng dụng vào chi tiết của anh có thể gắn thêm vào phiến tì 1 bậc tự do nữa cho đủ sáu bậc tự do sẽ phù hợp với chi tiết của anh…)

Kết cấu tấm dẫn khoan quay ra để lấy phôi như thế là chưa ổn, cần phải thay kết cấu khác

-Các cơ cấu kẹp vẽ cũng chưa chuẩn vòng đệm của đai ốc siết phải có kết cấu cầu tự lựa (Mở sổ tay công nghệ chế tạo máy ra xem lại các cơ cấu kẹp điển hình)

-Vị trí đường tâm của hai lỗ xỏ bu lông không nhất thiết phải trùng tâm của chi tiết, cho phép sai lệch 0.5 – 1 mm vô tư!

- Vì không đòi hỏi chính xác cao nên việc dùng 1 chốt trụ + 1 chốt chám là không cần thiết lại phải mất công khoan + khoét + doa 2 lỗ xỏ bu lông để định vị . Hơn nữa việc tính toán thiết kế đồ gá trở nên phức tạp  >>> Chỉ cần dùng 2 chốt côn có lò xo nén để định vị 2 lỗ xỏ bu lông là được.

Chốt lại: chi tiết thân van của anh có kết cấu không hợp lý, mặt bích lắp bu lông chỉ gia công một mặt như quy trình của anh vạch ra là không hợp lý. Bắt buộc phải gia công cả bề mặt đối diện, có thể tiện tròn đều hoặc khoét lỗ bậc phía sau lỗ xỏ bu lông như hình ảnh dưới đây :

Vì là phôi đúc nên bề mặt sẽ bị gồ ghề, vênh váo không gia công khi lắp bu lông đai ốc sẽ không được chặt, và dễ bị cháy ren do nghiêng lệch. Tham khảo chỗ khoanh mầu xanh trong ảnh (người ta khoét lỗ bậc ở mặt sau để lắp bu lông đai ốc):

114276_gggggg.jpg

 

- Về đường lối công nghệ: “thầy giảo hướng dẫn e bảo thứ tự thì hợp lý rồi. giờ chỉ cần định vị đủ số bậc tự do cần thiết và kẹp chặt hợp lý là đc”

-Thầy em” đã nói như thế chịu “Thầy em” rồi! Sinh viên làm đồ án công nghệ là để phục vụ thầy, nên không còn con đường nào khác là phải nghe thầy. Khi ra thực tế sản xuất mà đưa ra cái quy trình công nghệ như thế thì ăn đòn đủ, là cái chắc rồi!

- Vì thời gian có hạn nên em chỉ xem được sơ qua sơ đồ công nghệ của anh và chỉ có vài ý kiến nhỏ như vậy. Mong anh hiểu, chúc anh gặp nhiều may mắn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

trước hết em xin cảm ơn Chị @Hoằn rất rất nhiều ạ.  Vì lần đầu tiên em làm đồ án công nghệ mà kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai xót lớn, cảm ơn chị đã quan tâm đến bài viết của em. Chị có thể cho em tham khảo quy trình gia công đc không ạ em nghiên cứu rồi đề xuất với thầy. Vì thầy hướng dẫn em rất nhiều người 1 lúc nên đôi lúc thầy cũng sai xót, mà khi nào bọn em đi bảo vệ gặp thầy khác chứ ko phải thầy hướng dẫn. mà cái quy trình công nghệ này là em tự nghĩ ra.  nếu chị có bài làm chuẩn dạng thân van , thân bơm dầu, bơm nước này  hoặc chi tiết có hình dạng tương tự giống chi tiết của em cho em xin tham khảo  với ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

So với những đồ án của sinh viên hiện có ở trên diễn đàn thì đồ án anh làm khá hơn nhiều, các bản vẽ chỉ sai về kết cấu, còn nguyên lý làm việc  tạm chấp nhận được! Ở Nguyên công 7: Khoan - Khoét  6 lỗ ∅10 anh đã vẽ rất đúng nguyên lý làm việc của gá kẹp tháo lắp nhanh. Trong khi đó, có giáo trình còn vẽ sai cả nguyên lý làm việc, đây là thí dụ: (Xem bài viết số #59)

http://www.cadviet.com/forum/topic/66904-nghe-co-khi-do-vui/page-3
Trong thực tế sản xuất, khi thiết kế sản phẩm bao giờ người ta cũng đưa ra một kết cấu đảm bảo tính năng kỹ thuật của nó. Ngoài ra còn quan tâm đến công nghệ để sản xuất ra nó sao năng suất lao động cao, giá thành hạ. Có những chi tiết người ta cố tình cho thêm kết cấu vào nhằm mục đích làm chuẩn công nghệ gia công. Thí dụ như trường hợp anh đã làm là lợi dụng 6 lỗ xỏ bu lông, để khoét, dao 2 lỗ làm chuẩn định vị, hoặc có bề mặt không cần phải gia công cơ nhưng người ta vẫn gia công để lấy cái làm chuẩn định vị cho các nguyên công tiếp theo . Mục đích gia công thêm như thế để phục vụ cho quá trình gia công, chứ không nhắm mục đích sử dụng sản phẩm. Những cái gọi là kẾT CẤU CÔNG NGHỆ này, vẫn phải thể hiện trên bản vẽ chi tiết.

Ở ngoài đời,  người ta quan tâm nhiều đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm.

Trong nhà trường rất có thể các thầy không quan tâm đến năng suất và giá thành sản phẩm, nên các đồ gá sinh viên thiết kế ra chỉ cần đủ số bậc định vị, kẹp chặt đúng vị trí là đủ, đồ gá sinh viên vẽ ra càng hầm hố,  càng hoành tráng các thầy càng thích.

 

Chi tiết của anh, nếu là Hoằn thì Hoằn sẽ thiết kế đồ gá tiện để tiện năng suất sẽ cao hơn phay vì hành trình chạy dao khi tiện  ngắn hơn phay rất nhiều. Khi thiết kế gá tiện thường là phải thiết kế thêm đối trọng để cân bằng tải trọng, sao cho trọng tâm đồ gá + chi tiết trùng với tâm của máy tiện.

Khi tiện mặt đầu của bích mài dao có góc nghiêng chính nghiêng nhỏ , khi tiện mặt ngoài bích là mặt lỗ mài góc nghiêng chính của dao tiện bằng 90°C, để giảm tác động của lực hướng hướng kính là thành phần gây ra rung động hệ thống máy- gá -dao. (Lưu ý người thiết kế có thể không cần phải biết cách mài dao, biết đứng máy tiện, nhưng người thiết kết phải hướng dẫn thợ tiện biết mài dao đúng góc độ và chọn chế độ cắt hợp lý)

NCI: Đúc phôi , thường hóa tự nhiên hoặc nhân tạo

NCII: Tiện bích C  và lỗ bích C (Khi việc gá lắp dễ dàng, chi tiết nhỏ, người ta thường chia nhỏ NC sẽ cho năng suất cao, khi việc gá lắp khó khăn, chi tiết nặng người ta thường tập trung nguyên công bằng cách chia làm nhiều bước nhỏ).

Đầu định vị được lắp lên đầu ụ động của máy tiện, chi tiết gia công định vị trên đầu định vị bằng mặt đầu của bích C hạn chế được 3 bậc tự do + đường kích của bích C hạn chế 2 bậc do, bậc tự do quay tròn không cần hạn chế. Quay nòng ụ động cho chi tiết gia công tương đối chặt vào  đường sinh của hai bích A và B vào thân đồ gá >>>khóa nòng ụ động rồi tiến hành kẹp chặt ….

Đồ gá khoan của anh có nhược điểm là khi khoan mũi cuối cùng phải nâng cao mũi khoan lên hoặc quay cần khoan mới lật được tấm dẫn hướng lên trời. Chế tạo đồ gá sẽ khó hơn  là việc cho tấm dẫn hướng quay ngang quanh một trụ thẳng đứng…

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng. cảm ơn chị rất nhiều. em còn rất ít tuổi nên có gì chị cứ gọi là chị em cho nó thân thiện.

Có mấy vấn đề cần chị và các mem trong diễn đàn giúp đỡ em với ạ.

- vì em đã làm đồ án này khoảng 12 tuần rồi, giờ mới phát hiện ra là chi tiết gồ gề ko thể vặn bu lông đc. em hỏi chị có nhất thiết phải gia công bề mặt đó, hoặc đề xuất với thầy là khoan lỗ bậc không ạ. thời gian của em còn rất ngắn.( 3 ngày nữa ạ )

- ở nguyên công khoan đầu tiên em mới định vị 5 bậc tự do, còn 1 bậc xoay nữa em không biết thể hiện thế nào mà kiến thức còn mung lung quá nên... với lại thầy hướng dẫn em bảo chỉ 5 bậc là đc. e sợ bảo vệ mà gặp thầy khác thì toạch 

- ở nguyên công 8 : em thể hiện đối trọng vậy đã đúng chưa. chị có thể hướng dẫn em về đối trọng trong đồ án CNCTM đc ko ạ. vì e nghĩ cái này nó chỉ thiên về đồ gá là chủ yếu

- vài ngày nữa e tổng duyệt chị có thể lưu ý giúp em 1 vài câu hỏi trên toàn bộ bản vẽ của e đc ko ạ

_____________________________ Thân ______________________________

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng. cảm ơn chị rất nhiều. em còn rất ít tuổi nên có gì chị cứ gọi là chị em cho nó thân thiện.

Có mấy vấn đề cần chị và các mem trong diễn đàn giúp đỡ em với ạ.

- vì em đã làm đồ án này khoảng 12 tuần rồi, giờ mới phát hiện ra là chi tiết gồ gề ko thể vặn bu lông đc. em hỏi chị có nhất thiết phải gia công bề mặt đó, hoặc đề xuất với thầy là khoan lỗ bậc không ạ. thời gian của em còn rất ngắn.( 3 ngày nữa ạ )

- ở nguyên công khoan đầu tiên em mới định vị 5 bậc tự do, còn 1 bậc xoay nữa em không biết thể hiện thế nào mà kiến thức còn mung lung quá nên... với lại thầy hướng dẫn em bảo chỉ 5 bậc là đc. e sợ bảo vệ mà gặp thầy khác thì toạch 

- ở nguyên công 8 : em thể hiện đối trọng vậy đã đúng chưa. chị có thể hướng dẫn em về đối trọng trong đồ án CNCTM đc ko ạ. vì e nghĩ cái này nó chỉ thiên về đồ gá là chủ yếu

- vài ngày nữa e tổng duyệt chị có thể lưu ý giúp em 1 vài câu hỏi trên toàn bộ bản vẽ của e đc ko ạ

_____________________________ Thân ______________________________

 

 

1- Có thể tiện mặt đối diện hoặc khoét lỗ bậc (xem hình ảnh van ở bài viết số #17

2-

114276_777777.png

 

3- Đối trọng cho đồ gá tiện có thể tính gần đúng được mà!

Muốn tính chính xác phải vẽ 3D lên để xác định trọng tâm của đồ gá.

 

Tóm lại đồ gá anh chỉ vẽ đúng nguyên lý, còn kết cấu sai vô cùng nhiều, đây là thí dụ về sai cơ bản về nguyên lý:

114276_111.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng. cảm ơn chị ạ. em có 1 số thắc mắc nhỏ mong chị và mọi người giúp ạ

1. vì kết cấu của bản vẽ chi tiết không có lỗ bậc nên bắt buộc ta phải gia công mặt đối diện. Nhưng khoảng cách từ mặt bích đối diện đó lên bích C là 13mm . em hỏi nếu tiện thì tiện bằng dao bao nhiêu được vì em sợ va dao . 

2. theo cách của chị ta có thể định vị mặt ngoài = 1 khối V cố định  theo đường kính ngoài hạn chế 2 bậc tự do  tịnh tiến theo 2 hướng vuông góc nhưng phần đối diện của nó thì dùng gì được vì em thường thấy nếu dùng 1 khối V cố định thì người ta đặt ngửa ra hoặc dùng 2 khối đồng thời  . Nếu dùng 1 khối khi ta kẹp vuông góc xuống trong quá trình gia công chi tiết có thể chạy sang phía đối diện thì định vị vô tác dụng .

untitled_zpsee30e59e.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1-Nếu các bích sát nhau quá < 13 thì bắt buộc phải khoét lỗ bậc.

Ở đây khoảng cách của nó là 13 >>> Tiện được ngon lành:

114276_88888mmnnn111.png

 

 

Em hiểu sai bét về định vị và kẹp chặt rồi, em có biết được bậc tự do là gì không?

Em có nghe đến cụm từ "NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM ĐỊNH VỊ"  chưa?

Ở pa2 em nói 2 mặt bên định vị 4 bậc vậy 4 bậc đó là bậc nào em có thể kể ra được không?

Định vị và kẹp chặt 2 cái này hoàn toàn khác nhau em ạ, làm gì có chuyện lực kẹp hạn chế 1 bậc tự do?

Phải hiểu thật rõ thì mới có thể nói chuyện được em ạ, lơ mơ thầy hỏi là đứng hình liền.

108174_1_3.jpg

2- Về nguyên tắc có thể định vị 5 bậc tự do + 1 bậc tự do định vị bằng mắt của người thợ cũng được vì vị trí lỗ có thể xê dịch theo vòng chia 1-2mm không ảnh hưởng gì .

Tuy nhiên nếu thích thì anh có thể định vị bằng 6 bậc tự do :

-Mặt đáy  khống chế  3 bậc tự do + Mặt trụ bích không chế 2 bậc tự do + đường sinh của bích ngang khống chế bằng một mặt phẳng khống chế 1 bậc tự do quay tròn

Khi kẹp chặt không sợ bề mặt chi tiết tách ra khỏi bề mặt khối V. ( Anh xem lại nguyên tắc định vị 6 bậc tự do để hiểu bản chất của vấn đề hiểu được là chỉ cần chặn 1 chiều theo một phương nào đó là đựợc)

Khi đã không dùng lỗ để định vị thì khỏi cần phải làm tấm định vị quay ngược lên trời cho khó chế tạo.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cảm ơn chị @Hoằn . em hiểu ý chị rồi.  em định

Nguyên công 1 dùng mặt C ( Phiến tỳ phẳng ) và 1 mặt ngoài của bích ( khối V ngắn ) + 1 chốt tỳ làm chuẩn thô rồi phay đồng thời 2 mặt 1 và B  

Nguyên công 2 : dùng tiếp mặt đó khoan lỗ ở  2 bích A và B đồng thời đc không ạ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1/ Không duyệt được vì chỉ có dao phay đĩa 3 mặt có Dmax= 350 , d= 60 , B= 14. Muốn phay được phải chế tạo dao phi tiêu chuẩn cỡ lớn hơn >>> dùng máy phay cỡ lớn hơn >>>Dùng phay không kinh tế!

Anh nên nhớ đây là gia công mặt bích nên thiết kế đồ gá tiện sẽ có năng suất cao vời vợi, vì hành trình tiện ngắn hơn hành trình phay, dao tiện mài dễ hơn dao phay (giá thành dao phay lại đắt hơn, muốn mài lại lưỡi  dao phải có máy mài dao chuyên dùng)

2/ Không duyệt được!

Chốt lại phương án anh đã vẽ chỉ đúng về nguyên lý làm việc còn kết cấu vẽ sai nhiều anh phải sửa lại nhiều thì mới có thể bảo vệ đồ án được. Trong đó kết cấu của đầu kẹp tự lựa ở nguyên công 7 vẽ cũng chưa đúng sách, nó lủng là lủng liểng như thế ???:

114276_7777aaa.png

 

Nếu thay đổi phương án không phay mặt bích mà dùng tiện , anh nên đọc lại bài viết số #19 ở trang trước,  sẽ khả thi hơn và cho năng suất chất lượng cao hơn phương án phay như anh đã trình bầy.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×