Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
hieu_cic

Cho ý kiến về dùng Trục gá

Các bài được khuyến nghị

Mọi người cho ý kiến với ạ.Mình định dùng trục gá đàn hồi vào bề mặt R174 để gia công Φ 188 dài 4.5mm và Φ190 dai 5mm liệu có ổn không ạ..

 

58380664.cad.jpg

58380737.d3.jpg

58380737.d3.jpg

 

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

58380747.d2.jpg

Hề hề hề,

Cái anh cu này thiệt là .... Mặt R174 là cái mặt mô ????

Tại sao không cho hai bề mặt cần gia công đó cùng một kích thức nhể???

Cái lỗ khoét ở sườn vậy là không ổn rồi, bỏi cần phải lưu ý tác dụng của nó. Theo thiển ý của mình thì cái lỗ này cần nằm chính giữa bụng chớ không chơi kiểu mổ sườn như vầy được. Hãy lưu ý về vị trí cái lỗ này phải phù hợp với mục tiêu sử dụng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trục gá và nút gá để định vị và kẹp chặt theo các mặt trong  thô của các phôi, có 3 dạng:

- Trục gá dùng bốn vấu trượt tùy động  dùng cho các công việc vừa phải , nhẹ . Vấu bung ra đến 5 mm

- Nút gá dụng trụ trượt tự định tâm, dùng cho việc nặng, vừa phải

- Trục gá gới các vấu bung dùng cho các công việc  nặng

( Kết cấu xem sổ tay công nghệ chế tạo máy)

Rất tiếc là chi tiết của anh không phù hợp với việc gia công định vị bằng đường kính trong thô  trên trục gá và nút gá

 

Để gia công hai bề mặt trụ trong >>>bắt buộc phải dùng định vị theo đường kính thô ngoài  bằng khối V có chiều dài bằng chiều dài chi tiết >>> Thiết kế đồ gá tiện

Bản vẽ chi tiết của anh vẽ chưa đủ hình chiếu và kích thước..... ghi đầy đủ độ nhẵn và sai lệch hình dáng hình học trực tiếp lên hình vẽ...

4 cái hình chữ nhật nhỏ trên hình cắt đứng, nếu là lỗ ren thì phải thể hiện nét khuất hoặc có thể không thể hiện nét khuất cũng được nhưng phải vẽ đường tâm trục

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trước tiên em cẩm ơn chị đã cho em ý kiến.đây là vấn đề mà bây giờ vẫn chưa có phương án hợp lý.Chị cho em hỏi với ạ:

-Với mặt ngoài là chuẩn thô thế thì nó có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất hàng loạt không ạ.Đây là đồ án chế tạo máy nên các thầy luôn bắt bẻ chỗ nàỳ ạ.

-Nếu dùng phương pháp dùng phương pháp của chị thì phải dùng trên mâm cặp 4 chấu sau đó rà gá từng cái 1 ạ.

===>Giả sử mà em dùng 1 phiến tỳ ở mặt đầu +1 khối v ngắn cố định+1 khối V tùy động(2 khối V này định vị bằng mặt ngoài) cũng chuẩn thô.Dùng phương pháp khoét gia công d190 có được không ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1/Với bề mặt thô vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất hàng loạt , nhưng đính kèm điều kiện chuẩn thô chỉ được dùng một lần tức là gia công trên cùng 1 NC để gia công  bán tinh 2 mặt đầu + gia công tinh  2 lỗ Ø190 và Ø192 , đảm bảo các thầy không thể bắt bẻ được.

Thiacuted1EE5_zps8fbd0cbb.jpg

Thí dụ như cái đai ốc được tiện từ thanh thép cán như hình anh. Nếu 1 lần gá (1 NC) định vị bề mặt thô, tiện theo 2 bước tiện lỗ và tiện ren thì không sai. Nhưng nếu chia làm 2 lần gá (2 NC) định vị bề mặt thô để tiện thì  lại sai cơ bản!

Ở đây anh phải hiểu bản chất của vấn đề không phải là cứ gia công tinh thì phải định vị vào bề mặt đã gia công !

Trong thực, những chi tiết có kết cấu đơn giản, người ta chỉ cần định vị vào bề mặt thô để gia công. Những chi tiết có kết cấu phức tạp thí dụ như đế của một thân máy chỉ cần gia công mặt đáy, còn các mặt bên xung quanh không cần phải gia công, nhưng người ta vẫn phải phay thêm một mặt bên dùng để định vị , hoặc lỗ bu lông đế không cần phải gia công chính xác nhưng người ta vẫn khoan khoét doa 2 lỗ để làm chuẩn định vị.

2/ Hoằn đã nói ở bài trên rồi: ” Để gia công hai bề mặt trụ trong >>>bắt buộc phải dùng định vị theo đường kính thô ngoài  bằng khối V có chiều dài bằng chiều dài chi tiết >>> Thiết kế đồ gá tiện”

3/===> Dùng phiến tỳ mặt hạn chế 3 bậc tự do là sai cơ bản! Mặt đầu chỉ nên chọn 1 bậc tự do nếu chiều dài chi tiết để kích thước tự do, hoặc không cần định vị mặt đầu nếu kích thước chiều dài chi tiết để dung sai tự do mà chỉ cần hạn chế  4 bậc tự do theo đường kính ngoài bằng khối V là đủ. (Anh nên nhớ ở đây đường kích lỗ và đường kính ngoài đòi hỏi độ đồng tâm cao, nên phải chọn mặt trụ trong hoặc ngoài làm chuẩn định vị  để chiều dầy ống đồng đều nhau)

 

Tóm lại anh phải xem lại xem kích thước 248.5 có cần phải để dung sai ±0.1 không???

Anh thử lập quy trình công nghệ xem sao??? Bề mặt lỗ đòi hỏi độ nhẵn Ra= 6.3 có thể tiện  được ngon lành, hai mặt đầu có thể tiện bán tinh sau đó đưa sang mài để đạt Ra= 6.3 ( Xem sổ tay Thiết kế cơ khí tập  1).

Tài liệu tham khảo:

Chu1EA9n1_zps638648ab.jpg

Chu1EA9n22_zpsabfa3472.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chu cha, nghe mô, rứa không biết A. Bình có cho nhận đồng hương không đây...

Hề hề hề,

Cái anh cu này thiệt là .... Mặt R174 là cái mặt mô ????

Tại sao không cho hai bề mặt cần gia công đó cùng một kích thức nhể???

Cái lỗ khoét ở sườn vậy là không ổn rồi, bỏi cần phải lưu ý tác dụng của nó. Theo thiển ý của mình thì cái lỗ này cần nằm chính giữa bụng chớ không chơi kiểu mổ sườn như vầy được. Hãy lưu ý về vị trí cái lỗ này phải phù hợp với mục tiêu sử dụng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vậy cho em hỏi hai cái mặt vai vuông góc với d20 có cần phải gia công không ạ.

 

Không hiểu "mặt hai cái mặt vai vuông góc với d20"  nó ở chỗ nào trên hình vẽ

 

 

hehehehe.

Chi đâu mà phức tạp kẹp lên rà tí là móc phà phà chứ bung biết gì cho mệt...

 

"Kẹt lên rà tí"  chỉ ứng dụng trong sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt mà không thiết kế đồ gá tiện sẽ tốn kém nhiều tí thời gian lắm!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×