Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
svba1608

Câu hỏi ngành cấp thoát nước

Các bài được khuyến nghị

Em muốn hỏi về thi công tuyến ống cấp nước:

1. Với ống gang dẻo D100, chiều dài 1 ống L=4m thì trọng lượng của ống là bao nhiêu? Thi công ống ở nông thôn, mặt bằng thi công có chiều rộng 4m, 1 bên là nhà dân, 1 bên là cây xanh thì có cần sử dụng cần cẩu để rải ống không hay rải ống bằng thủ công cũng được?

2. Hiện nay loại máy đào nào có kích thước nhỏ (nhất)? Em có thể tìm được thông tin của loại máy đào này ở đâu?

3. Khi sử dụng máy đầm cóc để đầm đất khi thi công tuyến ống cấp nước D100, L=465 trong thời gian 30 ngày, máy có các thông số sau:

+ Trọng lượng: 54kg.

+ Kích thước DxRxC (mm): 705x379x960.

+ Kích thước mặt đầm DxR (mm): 333x250.

+ Biên độ giật (mm): 30÷40

+ Tần số đập (lần/phút): 650÷700

+ Tốc độ di chuyển (km/h): 0,48÷0,78.

+ Động cơ: Honda

+ Model: GX100

+ Loại động cơ: 4 thì

+ Nhiên liệu: xăng

+ Công suất (HP): 3,0

+ Bình nhiên liệu (l): 2,0

Thì cần khoảng bao nhiêu máy?

 

Ai biết xin trả lời giùm. Xin cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
3. Khi sử dụng máy đầm cóc để đầm đất khi thi công tuyến ống cấp nước D100, L=465 trong thời gian 30 ngày, máy có các thông số sau:

+ Trọng lượng: 54kg.

+ Kích thước DxRxC (mm): 705x379x960.

+ Kích thước mặt đầm DxR (mm): 333x250.

+ Biên độ giật (mm): 30÷40

+ Tần số đập (lần/phút): 650÷700

+ Tốc độ di chuyển (km/h): 0,48÷0,78.

+ Động cơ: Honda

+ Model: GX100

+ Loại động cơ: 4 thì

+ Nhiên liệu: xăng

+ Công suất (HP): 3,0

+ Bình nhiên liệu (l): 2,0

Thì cần khoảng bao nhiêu máy?

 

Ai biết xin trả lời giùm. Xin cảm ơn!

Cái này sao anh không thử dùng các phần mềm tính dự toán thử xem

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào diễn đàn! Nhóm mình đang làm bài tập môn học Quản lý ngành, yêu cầu lập dự án xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn. Nhóm mình đã đi khảo sát hiện trạng rồi. Nhưng tiếp theo, chưa biết phải làm gì để lập một dự án. Ai đã từng lập hoặc có kinh nghiệm trong việc này, rất mong được chia sẻ. Thanks!

Các bạn cứ chọn PA: Xí bệt hoặc Xí xổm + Bể phốt thì đảm bảo ko ai bảo sai, ma tài liệu cho nó thì nhiều.

Vì hiện tại nông thôn bgio cũng tiến bộ lắm rồi, ai còn dùng nhà ủ phân nữa chứ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Topic này có vẻ ít sôi động quá nhỉ. Có vẻ như các câu hỏi về ngành nước thế là hết? chả có gì :undecided:

Để hâm nóng lại mình xin mượn Topic mà Svba1608 tạo ra để chúng ta cùng thảo luận nhé:

Đối với thoát nước thì việc tính toán thủy lực là điều rất quan trọng, các thông số tính toán thủy lực gồm có:

- Lưu lượng Q (m3/s, l/s)

- Vận tốc tính toán v (m/s)

- Độ đầy h/D

- Độ dốc i.

Theo bạn để MLTN hoạt động tốt nhất (về mặt thủy lực) thì cần phải quan tâm tới thông số nào nhất?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Topic này có vẻ ít sôi động quá nhỉ. Có vẻ như các câu hỏi về ngành nước thế là hết? chả có gì :undecided:

Để hâm nóng lại mình xin mượn Topic mà Svba1608 tạo ra để chúng ta cùng thảo luận nhé:

Đối với thoát nước thì việc tính toán thủy lực là điều rất quan trọng, các thông số tính toán thủy lực gồm có:

- Lưu lượng Q (m3/s, l/s)

- Vận tốc tính toán v (m/s)

- Độ đầy h/D

- Độ dốc i.

Theo bạn để MLTN hoạt động tốt nhất (về mặt thủy lực) thì cần phải quan tâm tới thông số nào nhất?

Cần phải quan tâm đến - Áp suất dư trong đường ống (bar), sức cản thuỷ lực....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cần phải quan tâm đến - Áp suất dư trong đường ống (bar), sức cản thuỷ lực....

Bạn phân tích kỹ hơn được không?

Đây là thoát nước, nên áp suất dư có không? nếu có ở những trường hợp nào?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn phân tích kỹ hơn được không?

Đây là thoát nước, nên áp suất dư có không? nếu có ở những trường hợp nào?

Có trong trường hợp thành phố thị trấn nằm trên sườn núi cao hệ thống cấp nước từ các nhánh nhỏ chảy vào nhánh lớn nhánh chính. Từ các nhánh nhỏ, nước mưa, nước trước khi đổ ra nhánh lớn, phải qua các hố ga. Những người ở gần hố ga thường không quen được mùi hôi thối bốc lên, họ đã dùng xi măng bị kín.

Bình thường no có vấn đề, nhưng mưa lớn, áp lực nước lớn áp lực thuỷ tĩnh tăng đột ngột , mỗi hố ga là một túi không khí. Không khí bị nén tạo nên áp suất dư. áp suất dư này, được coi như sức cản thuỷ lực. Ở Việt Nam chưa có tài liệu viết về vấn đề trên, nhưng ở nước ngoài đã có tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.

Anh hãy tưởng tượng việc thoát nước nhà cao tầng khắc hiểu. các đường ống chạy thẳng đứng, ngang dọc... nếu tiết diện không đủ lớn cũng tạo ra áp suất dư, nếu người thiết kế vô tâm không tính đến khả năng xả khí. Hậu quả thoát nước chậm do áp suất dư tạo lực cản...thuỷ lực.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Có trong trường hợp thành phố thị trấn nằm trên sườn núi cao hệ thống cấp nước từ các nhánh nhỏ chảy vào nhánh lớn nhánh chính.

Bạn đã viết nhầm nhé, chúng ta đang nói về thoát nước.

Thoát nước có thoát nước mưa và thoát nước thải. Bạn đang nói về thoát nước mưa. Đối với việt nam, nhất là các thị trấn nằm trên sườn núi cao, có độ dốc địa hình tương đối lớn thì việc thoát nước mưa chưa thực sự cần thiết bằng thoát nước thải. Đôi khi thoát nước thải còn không có kinh phí để thực hiện. Vì vậy làm gì có kinh phí mà nghiên cứu như nước ngoài nên tài liệu không có cũng phải thôi :undecided: (Việt Nam ta còn nghèo mà)

Nếu bạn có tài liệu về vấn đề này của nước ngoài có thể up lên cho anh em tham khảo.

Việc bạn nêu ra là do áp suất dư.... theo tôi đó không phải là thông số tính toán thủy lực, có thể việc có áp suất dư này ảnh hưởng tới việc thoát nước. áp suất dư tạo nên do quá trình nước chảy trong ống có áp do độ chênh lệch địa hình lớn mà lại không bố trí các hố van xả khí.

Trở lại vấn đề tôi đưa ra là việc khi ta tính toán thủy lực cho mạng lưới thoát nước ( mà ở đây là thoát nước thải), thì chúng ta quan tâm đến thông số nào nhất trong các thông số:?

- Độ đầy h/D

- Độ dốc i.

- Vận tốc tính toán v (m/s)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khi tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước cần quan tâm nhất đến v sau đó đến i. v phải đủ lớn để tránh lắng cặn trong cống. i phải đủ lớn để đảm bảo thoát nước tự chảy và đủ nhỏ để độ sâu chôn cống không quá lớn, không cần dùng nhiều bơm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Có trong trường hợp thành phố thị trấn nằm trên sườn núi cao hệ thống cấp nước từ các nhánh nhỏ chảy vào nhánh lớn nhánh chính. Từ các nhánh nhỏ, nước mưa, nước trước khi đổ ra nhánh lớn, phải qua các hố ga. Những người ở gần hố ga thường không quen được mùi hôi thối bốc lên, họ đã dùng xi măng bị kín.

Bình thường no có vấn đề, nhưng mưa lớn, áp lực nước lớn áp lực thuỷ tĩnh tăng đột ngột , mỗi hố ga là một túi không khí. Không khí bị nén tạo nên áp suất dư. áp suất dư này, được coi như sức cản thuỷ lực. Ở Việt Nam chưa có tài liệu viết về vấn đề trên, nhưng ở nước ngoài đã có tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.

Anh hãy tưởng tượng việc thoát nước nhà cao tầng khắc hiểu. các đường ống chạy thẳng đứng, ngang dọc... nếu tiết diện không đủ lớn cũng tạo ra áp suất dư, nếu người thiết kế vô tâm không tính đến khả năng xả khí. Hậu quả thoát nước chậm do áp suất dư tạo lực cản...thuỷ lực.

 

Mình bây giờ mới nghe nói đến vấn đề này.bạn có tài liệu về vấn đề bạn nói không cho anh em diễn đàn xin.

Ra đi làm phải học hỏi nhiều qua.TRong ghế nhà trường chỉ toàn là lý thuyết nheng nó là cơ sở cho 1 kĩ sư(hichic)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Khi tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước cần quan tâm nhất đến v sau đó đến i. v phải đủ lớn để tránh lắng cặn trong cống. i phải đủ lớn để đảm bảo thoát nước tự chảy và đủ nhỏ để độ sâu chôn cống không quá lớn, không cần dùng nhiều bơm.

Đúng vậy. Nếu bạn chọn i = imin = 1/D thì nhiều trường hợp v < vmin với mỗi đường kính ống. Để tránh tình trạng đó, hiện nay với imin = k.1/D, với D<500 thì k = 1, với D>=500 thì k>1.

(HTTN ở một số đô thị hiện nay làm theo Hệ thống cống nông, chiều sâu đào cống chỉ khoảng 1-2m, và dùng rất nhiều trạm bơm.)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình bây giờ mới nghe nói đến vấn đề này.bạn có tài liệu về vấn đề bạn nói không cho anh em diễn đàn xin.

Ra đi làm phải học hỏi nhiều qua.TRong ghế nhà trường chỉ toàn là lý thuyết nheng nó là cơ sở cho 1 kĩ sư(hichic)

Anh cho em hỏi trong thoát nước có thuật ngữ VAN XẢ KHÍ ngữ van xả khí no? Van xả khí có tác dụng gì?

 

 

" Đường ống cấp nước được chôn sâu dưới vỉa hè dọc theo hệ thống đường giao thông trong cụm công nghiệp. Độ sâu chôn ống trung bình 1,2m.

Vật liệu đường ống cấp nước: Chọn ống gang dẻo và ống thép tráng kẽm. Riêng đường ống trong trạm bơm dùng ống thép hàn, áp lực thử ống P= 10 kg/cm2. Trên các vị trí cao nhất của mạng lưới đường ống có bố trí van xả khí D25. Tại những điểm thấp nhất có bố trí van xả cặn D 100mm. Tại các nút của mạng lưới bố trí van khóa để có thể sửa chữa khi cần thiết."

 

Hi vọng sẽ có nhiều thời gian chao đổi với anh về vấn đề cấp và thoát nước.............

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Topic này có vẻ ít sôi động quá nhỉ. Có vẻ như các câu hỏi về ngành nước thế là hết? chả có gì :cheers:

Để hâm nóng lại mình xin mượn Topic mà Svba1608 tạo ra để chúng ta cùng thảo luận nhé:

Đối với thoát nước thì việc tính toán thủy lực là điều rất quan trọng, các thông số tính toán thủy lực gồm có:

- Lưu lượng Q (m3/s, l/s)

- Vận tốc tính toán v (m/s)

- Độ đầy h/D

- Độ dốc i.

Theo bạn để MLTN hoạt động tốt nhất (về mặt thủy lực) thì cần phải quan tâm tới thông số nào nhất?

Theo iem, khi tính thủy lực thoát nước điều quan tâm là::

- hệ số không điều hòa chung: Ko (quan trọng nhất)

- Dộ dầy tính toán lớn nhất của ống

- Độ sâu đặt cống: Hmin

- Vmin

D =100-200 = > Vmin= 0.7 m/s

D =300-400 = > Vmin= 0.8 m/s

D =400-500 = > Vmin= 0.9 m/s

D =600-800 = > Vmin= 1 m/s

D =900-1200 => Vmin= 1,15 m/s

D =1300-1500 => Vmin= 1.2 m/s

D =>1500 => Vmin= 01,3 m/s

- Imin

D= 150 > Imin= 0.008

D= 200 > Imin=0,005

D=300 > Imin=0.0023

D= 400> Imin0,0025

@ anh thanhlamct: đã nói đến Q thì thôi ko cần phải V. Mà đã nói đến V thì phải nói đến Vmin để hạn chế lắng cặn trên đường ống!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Anh cho em hỏi trong thoát nước có thuật ngữ VAN XẢ KHÍ ngữ van xả khí no? Van xả khí có tác dụng gì?

Bạn có thể đọc thêm trong TCVN 7957:2008: Điều 6.3.4 và 6.13. để tham khảo.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo iem, khi tính thủy lực thoát nước điều quan tâm là::

- hệ số không điều hòa chung: Ko (quan trọng nhất)

Mình chưa hiểu rõ lắm. Bạn phân tích kỹ hơn được không?

 

- Imin

D= 150 > Imin= 0.008

D= 200 > Imin=0,005

D=300 > Imin=0.0023

D= 400> Imin0,0025

Cho mình hỏi bạn trích Imin này ở đâu? Thế còn với D=500, 600... thì Imin = ?

@ anh thanhlamct: đã nói đến Q thì thôi ko cần phải V. Mà đã nói đến V thì phải nói đến Vmin để hạn chế lắng cặn trên đường ống!

Nhất trí :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình chưa hiểu rõ lắm. Bạn phân tích kỹ hơn được không?

Cho mình hỏi bạn trích Imin này ở đâu? Thế còn với D=500, 600... thì Imin = ?

 

Nhất trí :cheers:

 

Bạn tham khảo phần mềm Hwase của thầy Nguyễn Hữu Hoà trường Xây dựng xem.Mình thấy trong đấy đầy đủ cả,Các loại ống: Nhựa,Bê tông..,Có cả tình toán đến Imin

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình chưa hiểu rõ lắm. Bạn phân tích kỹ hơn được không?

Cho mình hỏi bạn trích Imin này ở đâu? Thế còn với D=500, 600... thì Imin = ?

Nhất trí :cheers:

 

Anh xem tài liệu : TCXDVN_51:2008

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Anh xem tài liệu : TCXDVN_51:2008

Tiêu chuẩn này không có tính pháp lý. Không được chính thức ban hành, mà thay vào đó là TCVN 7957:2008, mà trong tiêu chuẩn này chỉ nói đến Vmin, không thấy Imin đâu cả.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

TCVN 7957:2008 đưa ra Imin= 1/D chỉ là công thức kinh nghiệm là cái… cái tối thiểu nhất dùng để tính toán. (Chưa phải là tối ưu)

Số liệu Imin em đưa ra cũng chỉ là số liệu mang tính tham khảo

 

Muốn tính chính xác Imin anh phải dùng công thức Darcy_ Wesbach để tính chính xác Imin:

http://www.cadviet.com/upfiles/2/thuy_luc_thoat_nuoc.pdf

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
TCVN 7957:2008 đưa ra Imin= 1/D chỉ là công thức kinh nghiệm là cái… cái tối thiểu nhất dùng để tính toán. (Chưa phải là tối ưu)

Số liệu Imin em đưa ra cũng chỉ là số liệu mang tính tham khảo

 

Muốn tính chính xác Imin anh phải dùng công thức Darcy_ Wesbach để tính chính xác Imin:

http://www.cadviet.com/upfiles/2/thuy_luc_thoat_nuoc.pdf

Trong thực tế cao độ nguồn nước thoát đầu nguồn, và cao độ nguồn nước cuối nguồn chênh nhau ít suy ra giá trị Imin chỉ trên lý thuyết và mãi mãi ở lý thuyết không bao giờ trở thành hiện thực!

@ bác Thanh Lam: Ý kiến của bác Hanhgl đúng sai thế nào? Sao bác không hồi đáp?!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Trong thực tế cao độ nguồn nước thoát đầu nguồn, và cao độ nguồn nước cuối nguồn chênh nhau ít suy ra giá trị Imin chỉ trên lý thuyết và mãi mãi ở lý thuyết không bao giờ trở thành hiện thực!

Như mình đã nói, khi tính toán thủy lực quan trọng là chọn V>Vmin (khi đó có thể I<Imin). Trong trường hợp bạn nêu ra thì phải xử lý bằng việc đặt các trạm bơm chuyển bậc để nâng cao độ đáy cống, sao cho cốt đáy cống tại vị trí xả phải cao hơn mực nước cao nhất của điểm xả.

@hanhql:

 

Theo iem, khi tính thủy lực thoát nước điều quan tâm là::

- hệ số không điều hòa chung: Ko (quan trọng nhất)

Ko có phải thông số tính toán thủy lực? (Điều mà chúng ta đang nói tới)

 

TCVN 7957:2008 đưa ra Imin= 1/D chỉ là công thức kinh nghiệm là cái… cái tối thiểu nhất dùng để tính toán. (Chưa phải là tối ưu)

Số liệu Imin em đưa ra cũng chỉ là số liệu mang tính tham khảo

Muốn tính chính xác Imin anh phải dùng công thức Darcy_ Wesbach để tính chính xác Imin:

http://www.cadviet.com/upfiles/2/thuy_luc_thoat_nuoc.pdf

Việc tính Imin cho mỗi đường kính ống và độ đầy tương ứng như trong tài liệu của bạn thì đối với ai trong ngành đều biết và nắm rõ. Tuy nhiên vì tính toán phức tạp nên trên thực tế chúng ta tính gần đúng Imin = 1/D (Nếu bạn tính bằng công thức thì cũng ra được Imin ~ 1/D).

 

Đúng vậy. Nếu bạn chọn i = imin = 1/D thì nhiều trường hợp v < vmin với mỗi đường kính ống. Để tránh tình trạng đó, hiện nay với imin = k.1/D, với D<500 thì k = 1, với D>=500 thì k>1.
  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em cần xin bản PDF của cuốn sách Tiếng Anh - Waste water engineering - nghe nói là sách "gối đầu giường" cho kỹ sư thoát nước. Em đã tìm để download nhiều mà không thấy. Chỉ có những bản nhỏ lẻ, bản full hình như khoảng hơn 900 trang.

Em muốn xin tài liệu tính toán bể Aerotank hoạt động theo mẻ (SBR) nữa. Ai có post giúp em nhé!

Em xin chân thành cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình hiện tại đang làm mảng thiết kế cấp thoát nước trong công trình văn phòng,chung cư....Điều mình băn khoăn là hiện tại trong thực tế người ta dùng ống gì?Ống PPR(nhựa chịu nhiệt) hay là ống TTk(ống thép tráng kẽm).Vì hiện nay mình thấy tất cả đều dùng ống nhựa chịu nhiệt PPR vì sạch dễ thi công,tuổi thọ lâu,dễ tìm..Còn ống TTk thì thi công khó,nặng,bẩn do cặn sắt..Nhưng hôm nọ mình thiết kế một công trình nhà văn phòng bảo hiểm mình dùng ống PPR thì chủ đẩu tư lại bắt dùng ống TTK(đành phải sửa lại,rất bực mình).Mình chưa đi thi công nên cũng không rõ thực tế lắm.Và điều mình băn khoăn là nếu cả hai dùng song song thì dựa vào cấp độ nào để phân biệt dùng ống thép tráng kẽm,cấp độ nào dùng ống PPR .Rất mong mọi người giải đáp.thanks!......

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×