Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
buivanduck14

Sinh Viên Cơ-Điện Tử Năm Đầu Cần Giúp Đỡ Vẽ Kỹ Thuật 1

Các bài được khuyến nghị

129522_img_20140325_202842_0_20140325202Các bác ơi giúp em 1 tý em sinh viên năm đầu gặp bài này khó quá không biết làm thế nào ạ. Cho đề bài như hình vẽ tìm hình chiếu cạnh và vẽ hình chiếu trục đo.(Được bổ sung vào đề) và các bác giúp em cách tìm số liệu ở chỗ ô màu đỏ với nhé.Em xin cảm ơn ạ!

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Học năm nhất rồi chắc là anh đã học vẽ giao tuyến khối rồi. Hình vẽ đã cho như vậy, anh cứ vẽ hình đứng, hình  bằng  và hình chiếu thứ 3, xong rồi dựng 3D

Cơ mà sao hình bằng lại có vết xóa lem nhem thế??? Nếu thầy xóa, thì anh có thể tự sửa lại hình đứng và hình bằng cho đúng rồi vẽ hình chiếu thứ 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

129522_img_20140325_202842_0_20140325202Các bác ơi giúp em 1 tý em sinh viên năm đầu gặp bài này khó quá không biết làm thế nào ạ. Cho đề bài như hình vẽ tìm hình chiếu cạnh và vẽ hình chiếu trục đo.(Được bổ sung vào đề) và các bác giúp em cách tìm số liệu ở chỗ ô màu đỏ với nhé.Em xin cảm ơn ạ!

 

Hề hề hề,

Bài này chả khó đâu. Cái khó chính là đầu bài mà vẽ sai tùm lum thì chiếu với chăn cái gì.

Bạn cần hình dung vật thể trước đã. Nó là một khối nón bị đục khoét đi hai miếng. Miếng thứ nhất là tạo ra cái lỗ bán nguyệt nhìn theo hình chiếu đứng. Miiếng thứ hai tạo ra cái rãnh nhìn trên hình chiếu cạnh là cái hình chữ nhật trên bản vẽ của bạn .

Từ đó nếu bạn hiểu thì việc vẽ hình chiếu thứ 3 hay vẽ hình chiếu trục đo chả khó khăn gì cả. bạn chỉ cần theo đúng nguyên tắc chiếu là vẽ ra ngay chả phải lăn tăn gì cả.

Các số liệu mà bạn cần đã có đủ trên bản vẽ rồi, chỉ việc dựng hình chiếu theo đúng nguyên tắc chiếu mà thôi

Lưu ý rằng cả hai hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của đề bài như vầu đều sai toét tòe loe. Vì thế bạn hãy dựng lại cả ba hình chiếu này cho nó lành, chớ tin vào các đường nét trên đề bài này mà chỉ cần hiểu đúng các số liệu trên đó và tiến hành dựng lại là ngon ngay.

Gửi bạn cái hình 3d để bạn tham khảo và sẽ thấy những điểm sai trên đề bài của bạn.

5194_khi_n%C3%B3n.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đây là dạng bài tập vẽ 3D đơn giản, việc xuất ra bản vẽ 2D, anh nên thể hiện nét khuất và cách tươi đẹp nhất là với các hình đối xứng, chỉ cần vẽ một nửa hình cắt và một nửa hình chiếu. Quy ước vẽ kỹ thuật cho phép khi đã vẽ hình cắt, thì bỏ qua không cần thể hiện nét khuất cũng được.

114276_dddttt.png

 

Tuy nhiên đây là bài tập thuộc dạng vẽ giao tuyến khối> Yêu cầu sinh viên  là phải dựng 3 hình chiếu là chính, sau đó mới dựng hình 3D minh họa . Mục đích  của bài tập giúp sinh viên làm quen với việc vẽ giao tuyến khối để có thể khai triển thủ công được các hình gò từ đơn giản đến phức tạp:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng,ĐƯỢC QUYỀN BỔ sUNG ĐỀ MÀ BÁC,CÁI EM TẨY ĐẤY LÀ CÁI EM ĐÃ BỔ SUNG,Nhưng không biết có đúng không,nên em tẩy đi sợ các bác hiểu làm.VẤN ĐỀ Ở ĐÂY LÀ TÌM CÁC SỐ LIỆU Ở CHỖ EM KHOANH TRÒN,TẠI ĐỀ BÀI KHÔNG CHO MÀ BẮT TÌM CÁC SỐ LIỆU ĐÓ NỮA129522_114123_untitled_20.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vấn đề của bài là ở chỗ bạn thắc mắc và ý đồ của giáo viên cũng vậy và Bác Hoằn đã hướng dẫn rất nhiệt tình rồi.Bài toán này đã như cá nằm trên thớt. Chúc bạn ngon miệng.Thực ra bạn có thể vẽ hình đó trên cad và dùng DIM là biết chỗ đó là bao nhiêu nhưng bạn sẽ không hiểu được bản chất tại sao chỗ đó lại bằng như vậy.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vâng em hiểu rồi nhưng vấn đề em hỏi cách tìm độ dài của chỗ em khoanh tròn,vì đề chưa cho mà bắt tìm số liệu đấy nữa các bác à,vậy chưa thể suy ra các đường trên hình chiếu bằng vậy mới khó chứ129522_sfsdfgsdatg_zpsaea3fbb4_1.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Những kiến thức cơ bản về hình học họa hình, về phép chiếu //  anh vứt đi đâu hết rồi???

 

 

 

http://www.youtube.com/watch?v=u-jFuZ8I0iM

Không phải vứt đi đâu, mà là có học nhưng chẳng hiểu thôi.Nếu hiểu thì chắc chắn không có câu hỏi kiểu như vậy. Chẳng ai cần quan tâm xem cái kích thước ấy nó là bao nhiêu cả mà chỉ cần quan tâm tới việc cái kích thước ấy được hình thành ra sao mà thôi.Nếu vác thước đo hồng ngoại ra ngắm cũng chẳng dễ gì biết được chính xác nó là bao nhiêu đâu.

Lại nữa, thêm một bài post, "Em hiểu rồi ......"

Cái kiểu hiểu này thì đến Tết Công gô cũng chẳng biết là mình hiểu cái gì. Học theo kiểu cầm tay chỉ việc này thì than ôi học chi cho tốn gạo nhỉ????

 

@Video đính kèm: Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón. Cách dạy kiểu này chẳng thể làm học sinh khá lên được.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Những kiến thức cơ bản về hình học họa hình, về phép chiếu //  anh vứt đi đâu hết rồi???

 

http://www.youtube.com/watch?v=u-jFuZ8I0iM

Không phải vứt đi đâu, mà là có học nhưng chẳng hiểu thôi.Nếu hiểu thì chắc chắn không có câu hỏi kiểu như vậy. Chẳng ai cần quan tâm xem cái kích thước ấy nó là bao nhiêu cả mà chỉ cần quan tâm tới việc cái kích thước ấy được hình thành ra sao mà thôi.Nếu vác thước đo hồng ngoại ra ngắm cũng chẳng dễ gì biết được chính xác nó là bao nhiêu đâu.

Lại nữa, thêm một bài post, "Em hiểu rồi ......"

Cái kiểu hiểu này thì đến Tết Công gô cũng chẳng biết là mình hiểu cái gì. Học theo kiểu cầm tay chỉ việc này thì than ôi học chi cho tốn gạo nhỉ????

 

@Video đính kèm: Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón. Cách dạy kiểu này chẳng thể làm học sinh khá lên được.

 

Bác Phamthanhbinh đã phát ...phát.... ngôn  theo cảm nhận chủ quan của mình một cách hết sức ...đoán... võ! :) :) :)

Chứng tỏ rằng công việc của bác ít va chạm đến việc vẽ giao tuyến khối và khai triển hình gò bằng tay!

Em đã nói với chủ thớt là sinh viên :Những kiến thức cơ bản về hình học họa hình, về phép chiếu //  anh vứt đi đâu hết rồi??? Thú thực, em cũng không ngờ rằng những kiến thức cơ bản mà bác đã học được từ thời sinh viên, bác Bình cũng đã ném lên ...trời hết  rồi à !?!?!?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác Phamthanhbinh đã phát ...phát.... ngôn  theo cảm nhận chủ quan của mình một cách hết sức ...đoán... võ! :) :) :)

Chứng tỏ rằng công việc của bác ít va chạm đến việc vẽ giao tuyến khối và khai triển hình gò bằng tay!

Em đã nói với chủ thớt là sinh viên :Những kiến thức cơ bản về hình học họa hình, về phép chiếu //  anh vứt đi đâu hết rồi??? Thú thực, em cũng không ngờ rằng những kiến thức cơ bản mà bác đã học được từ thời sinh viên, bác Bình cũng đã ném lên ...trời hết  rồi à !?!?!?

Hề hề hề,

Đoạn giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng chỉ có thể thẳng trong một trường hợp duy nhất mà thôi Trong khi đề bài lại cho trong trường hợp tổng quát nhất. Do vậy việc cô giáo khẳng định là mặt phẳng lăng trụ có hình chiếu đứng là nq đi qua đỉnh nón là chưa có cơ sở nào cả. Vì thế cần phải nói rõ rằng chỉ trong trường hợp đặc biết khi mặt phẳng lăng trụ có hình chiếu đứng là nq đi qua đỉnh nón ta mới có hình chiếu bằng của giao tuyến 3-4 và 3'-4' là đoạn thẳng.Còn các trường hợp khác thìu nó sẽ cong cong chứ chẳng thể thẳng như cô vẽ được.

Dạy học thì cần dạy người ta cách làm tổng quát chứ không thể đưa một trường hợp đặc biệt ra để kết luận được.

 Chuyện kiến thức bị ném lên trời cũng là chuyện thường ngày ở quê tui nên việc học và hành vẫn cứ phải làm thường xuyên là vậy.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Đoạn giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng chỉ có thể thẳng trong một trường hợp duy nhất mà thôi Trong khi đề bài lại cho trong trường hợp tổng quát nhất. Do vậy việc cô giáo khẳng định là mặt phẳng lăng trụ có hình chiếu đứng là nq đi qua đỉnh nón là chưa có cơ sở nào cả. Vì thế cần phải nói rõ rằng chỉ trong trường hợp đặc biết khi mặt phẳng lăng trụ có hình chiếu đứng là nq đi qua đỉnh nón ta mới có hình chiếu bằng của giao tuyến 3-4 và 3'-4' là đoạn thẳng.Còn các trường hợp khác thìu nó sẽ cong cong chứ chẳng thể thẳng như cô vẽ được.

Dạy học thì cần dạy người ta cách làm tổng quát chứ không thể đưa một trường hợp đặc biệt ra để kết luận được.

 Chuyện kiến thức bị ném lên trời cũng là chuyện thường ngày ở quê tui nên việc học và hành vẫn cứ phải làm thường xuyên là vậy.

 

Bác Bình đã đi hết đoán... võ này đến ngộ nhận  khác. Cô giáo đã vẽ vô tư chứ không chọn trường hợp đặc biệt.

Nếu soi kỹ thì việc cô giáo nói giao giữa mặt phẳng và mặt nón là đường e-líp cũng không hoàn toán đúng, chỉ là tương đối mà thôi!

Dao tuyến giữa mặt phẳng chứa đường sinh của mặt nón có thể là đường bậc 1 hoặc đường bậc 2

Hình chiếu của cả đường bậc nhất và đường bậc hai, khi chiếu lên hình bằng đều là đường thẳng bậc 1!

 

 

Hề hề hề,

@Video đính kèm: Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón. Cách dạy kiểu này chẳng thể làm học sinh khá lên được.

 

Đây là trường hợp khác với trường hợp của cô giáo đang vẽ,

Bác Bình thử vẽ hình và kiểm tra  thật kỹ lại xem nó có thẳng ...ruột ngựa không nhé??? :) :) :)

 

114276_llkkjjj.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác không hiểu ý em hỏi rồi! Em hỏi là có cách nào tìm số liệu của các chỗ đánh dấu hỏi không,chứ hình vẽ thì em vẽ xong rồi,vì hình cho thiếu dữ liệu(số đo) nên bây giờ thầy yêu cầu phải tìm đầy đủ các số đo ấy chứ em không hỏi vì sao có đc giao đây?Các bác đã hiểu ý em chưa ạ129522_114276_wfssfg_3.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác không hiểu ý em hỏi rồi! Em hỏi là có cách nào tìm số liệu của các chỗ đánh dấu hỏi không,chứ hình vẽ thì em vẽ xong rồi,vì hình cho thiếu dữ liệu(số đo) nên bây giờ thầy yêu cầu phải tìm đầy đủ các số đo ấy chứ em không hỏi vì sao có đc giao đây?Các bác đã hiểu ý em chưa ạ

 

Chết chửa! Có video hướng dẫn có cả hình minh họa đính kèm vậy mà anh vẫn không hiểu??? Lạ nhỉ???? :) :) :)

gggg_zpsdffa0ed8.gif

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác Bình đã đi hết đoán... võ này đến ngộ nhận  khác. Cô giáo đã vẽ vô tư chứ không chọn trường hợp đặc biệt.

Nếu soi kỹ thì việc cô giáo nói giao giữa mặt phẳng và mặt nón là đường e-líp cũng không hoàn toán đúng, chỉ là tương đối mà thôi!

Dao tuyến giữa mặt phẳng chứa đường sinh của mặt nón có thể là đường bậc 1 hoặc đường bậc 2

Hình chiếu của cả đường bậc nhất và đường bậc hai, khi chiếu lên hình bằng đều là đường thẳng bậc 1!

 

 

 

Đây là trường hợp khác với trường hợp của cô giáo đang vẽ,

Bác Bình thử vẽ hình và kiểm tra  thật kỹ lại xem nó có thẳng ...ruột ngựa không nhé??? :) :) :)

Hề hề hề,

Đây cũng chỉ là một trường hợp đặc biệt khi một mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu cạnh. Khi đó chả cứ giao tuyến mà bất cứ hình con gì vẽ trên mặt phẳng này chiếu xuống đều là đường thẳng cả và chính là hình chiếu của giao tuyến giữa mặt phẳng này với mặt phẳng chiếu bằng.

Còn cái việc:

Hình chiếu của cả đường bậc nhất và đường bậc hai, khi chiếu lên hình bằng đều là đường thẳng bậc 1!

thì có nhẽ mình phải đi học lại thôi. 

Chả biết có trường lớp nào dạy về điều này không để mình đi học nhể?????

 

Chuyện " đi hết đoán... võ này đến ngộ nhận  khác "  thì còn phải xem lại bởi vấn đề ở chỗ đoán cái gì và ngộ cái gì. Ngộ kiểu cô giáo trong video thì có nên ngộ hay không hè???? 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác không hiểu ý em hỏi rồi! Em hỏi là có cách nào tìm số liệu của các chỗ đánh dấu hỏi không,chứ hình vẽ thì em vẽ xong rồi,vì hình cho thiếu dữ liệu(số đo) nên bây giờ thầy yêu cầu phải tìm đầy đủ các số đo ấy chứ em không hỏi vì sao có đc giao đây?Các bác đã hiểu ý em chưa ạ129522_114276_wfssfg_3.png

Hề hề hề,

Vẻ xong rồi nhưng có hiểu mình vẽ cái chi không???

Vẽ xong rồi và vẽ bằng cách chi vậy??? Vẽ bừa ư???

Đã vẽ được mà lại không đo được hay sao???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Vẻ xong rồi nhưng có hiểu mình vẽ cái chi không???

Vẽ xong rồi và vẽ bằng cách chi vậy??? Vẽ bừa ư???

Đã vẽ được mà lại không đo được hay sao???

 

- Hình ở trên chủ thớt hỏi số liệu để vẽ chỗ có 5 kích thước chấm hỏi, trên hình em vẽ minh họa cho chủ thớt về cách dựng hình.

- Bác đã trả lời nhầm rồi, chủ thớt hỏi khi chưa vẽ được gì, bác đã mắng oan chủ thớt :

"Vẽ xong rồi và vẽ bằng cách chi vậy??? Vẽ bừa ư???" rồi đó! :) :) :)

Em đã vẽ giao tuyến bằng cách kẻ đường gióng để chủ thớt hiểu rõ bản chất của vấn đề. Thực ra, có thể đo trực tiếp trên 3 hình chiếu sơ bộ để đo và vẽ cũng được, đúng như anh Nguyenngoc đã viết:

 

Vấn đề của bài là ở chỗ bạn thắc mắc và ý đồ của giáo viên cũng vậy và Bác Hoằn đã hướng dẫn rất nhiệt tình rồi.Bài toán này đã như cá nằm trên thớt. Chúc bạn ngon miệng.Thực ra bạn có thể vẽ hình đó trên cad và dùng DIM là biết chỗ đó là bao nhiêu nhưng bạn sẽ không hiểu được bản chất tại sao chỗ đó lại bằng như vậy.

 

- Khi đã vẽ xong hình rồi, các kích thước tạo thành không phải đo. Nhưng nếu chủ thớt đã vẽ đường cong của giao tuyến  bằng lệnh Spline mà thích đo cho hoành tráng. thì việc chủ thớt kêu khó đo là đúng 100%, không phải bàn cãi nữa!

Muốn đo được phải dùng 1 trong 2 chiêu sau:

- Tham khảo bài viết số #1101 trang 56 chuyên mục đố vui: http://www.cadviet.com/forum/topic/274-do-vui/page-56

- Sử dụng lisp của bác DoanVanHa giải câu đố ở bài viết số  #916 trang 46 chuyên mục đố vui: http:

//www.cadviet.com/forum/topic/274-do-vui/page-46

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

- Hình ở trên chủ thớt hỏi số liệu để vẽ chỗ có 5 kích thước chấm hỏi, trên hình em vẽ minh họa cho chủ thớt về cách dựng hình.

- Bác đã trả lời nhầm rồi, chủ thớt hỏi khi chưa vẽ được gì, bác đã mắng oan chủ thớt :

"Vẽ xong rồi và vẽ bằng cách chi vậy??? Vẽ bừa ư???" rồi đó! :) :) :)

Em đã vẽ giao tuyến bằng cách kẻ đường gióng để chủ thớt hiểu rõ bản chất của vấn đề. Thực ra, có thể đo trực tiếp trên 3 hình chiếu sơ bộ để đo và vẽ cũng được, đúng như anh Nguyenngoc đã viết:

 

 

- Khi đã vẽ xong hình rồi, các kích thước tạo thành không phải đo. Nhưng nếu chủ thớt đã vẽ đường cong của giao tuyến  bằng lệnh Spline mà thích đo cho hoành tráng. thì việc chủ thớt kêu khó đo là đúng 100%, không phải bàn cãi nữa!

Muốn đo được phải dùng 1 trong 2 chiêu sau:

- Tham khảo bài viết số #1101 trang 56 chuyên mục đố vui: http://www.cadviet.com/forum/topic/274-do-vui/page-56

- Sử dụng lisp của bác DoanVanHa giải câu đố ở bài viết số  #916 trang 46 chuyên mục đố vui: http:

//www.cadviet.com/forum/topic/274-do-vui/page-46

Hề hề hề,

Oan quá, oan quá. Oan thế này này:

Các bác không hiểu ý em hỏi rồi! Em hỏi là có cách nào tìm số liệu của các chỗ đánh dấu hỏi không,chứ hình vẽ thì em vẽ xong rồi,vì hình cho thiếu dữ liệu(số đo) nên bây giờ thầy yêu cầu phải tìm đầy đủ các số đo ấy chứ em không hỏi vì sao có đc giao đây?Các bác đã hiểu ý em chưa ạ

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin lỗi bác Bình,  em chỉ xem hình chứ không đọc lời thoại của chủ thớt , nên cứ nghĩ là chủ thớt chưa vẽ xong hình. :) :) :)

Nếu chủ thớt đã vẽ xong hình rồi, mà hỏi như thế thì đúng là chủ thớt thuộc diện ...đầu đất là cái chắc rồi!

 

Kể cũng là chủ thớt đã vẽ hình xong rồi sao không gửi cái hình của mình lên cho mọi người thưởng thức  mà lại lôi cái hình vẽ minh họa cách vẽ của em ra:

114276_55kkk_1.png

rồi vẽ câu hỏi vào đó???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Đây cũng chỉ là một trường hợp đặc biệt khi một mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu cạnh. Khi đó chả cứ giao tuyến mà bất cứ hình con gì vẽ trên mặt phẳng này chiếu xuống đều là đường thẳng cả và chính là hình chiếu của giao tuyến giữa mặt phẳng này với mặt phẳng chiếu bằng.

Còn cái việc:

Hình chiếu của cả đường bậc nhất và đường bậc hai, khi chiếu lên hình bằng đều là đường thẳng bậc 1!

thì có nhẽ mình phải đi học lại thôi. 

Chả biết có trường lớp nào dạy về điều này không để mình đi học nhể?????

 

Chuyện " đi hết đoán... võ này đến ngộ nhận  khác "  thì còn phải xem lại bởi vấn đề ở chỗ đoán cái gì và ngộ cái gì. Ngộ kiểu cô giáo trong video thì có nên ngộ hay không hè???? 

 

1-"GIao tuyến giữa mặt phẳng chứa đường sinh của mặt nón có thể là đường bậc 1 hoặc đường bậc 2

Hình chiếu của cả đường bậc nhất và đường bậc hai, khi chiếu lên hình bằng đều là đường thẳng bậc 1"

là kết luận em đưa ra sau khi vẽ  thử hình ở bài viết số #14, trường hợp lăng trụ có 1 mặt phẳng không đi qua đường sinh như cô giáo đã vẽ. Đó không phải là em nói với các mặt khác giao với mặt nón,  thực tế là hình em vẽ minh họa trên giao tuyến trên mặt bằng không chỉ là đường thẳng mà còn có cả hai đường cong.

Sở dĩ em đã phải viết như thế vì bác đã viết: "Đoạn giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng chỉ có thể thẳng trong một trường hợp duy nhất mà thôi" :) :) :)

 

2- Khi xem cô giáo vẽ trên video bác đã viết: "Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón. Cách dạy kiểu này chẳng thể làm học sinh khá lên được."

 

3- Khi em nói cô giáo không đoán ...võ thì bác lại cho rằng:"Dạy học thì cần dạy người ta cách làm tổng quát chứ không thể đưa một trường hợp đặc biệt ra để kết luận được."

5- Khi em vẽ thử trường hợp khác hẳn với cô giáo để minh họa trong bài# 14 thì bác lại cho rằng: "Đây cũng chỉ là một trường hợp đặc biệt khi một mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu cạnh"

6- Đây là trường hợp mà em đã vẽ hợp không có mặt mặt nào song song với hình chiếu cạnh, giao của nó khi chiếu lên mặt bằng nó vẫn là đường thẳng!

114276_d273ggg.png

 

Phạmthanhbinh: "Chuyện " đi hết đoán... võ này đến ngộ nhận  khác "  thì còn phải xem lại bởi vấn đề ở chỗ đoán cái gì và ngộ cái gì. Ngộ kiểu cô giáo trong video thì có nên ngộ hay không hè???? "

 

Hoằn: Cô giáo không ngộ vì cô giáo vẽ đúng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng!

Và em thấy cô giáo trong video không  hơi bị vò đoán như bác đã viết:

 

 

Hề hề hề,

 @Video đính kèm: Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón. Cách dạy kiểu này chẳng thể làm học sinh khá lên được.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hình cô giáo cho là tương đối tổng quát cho các trường hợp giao giữa mp và mặt nón với 1 trường hợp thường và 2 trường hợp đặc biệt :

2 mặt có 0 < e < 1: giao là ellipse, với 1 đặc biệt có e=0, giao là đường tròn

1 mặt có e > 1: giao là hyperbole, đặc biệt ở đây là mp qua đỉnh nón nên hyperbole suy biến thành 2 đường thẳng.

Trong hình của Hoằn, giao là 2 cung hyperbole, nhưng trên 2 mp chiếu là 2 đoạn thẳng vì mp chứa hyperbole vuông góc với mp chiếu.

Tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_c%C3%B4-nic

http://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-hinh-hoa-hoc-hinh-giao-tuyen-cua-mat-phang-va-mot-mat-24112/

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×