Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
buivanduck14

Sinh Viên Cơ-Điện Tử Năm Đầu Cần Giúp Đỡ Vẽ Kỹ Thuật 1

Các bài được khuyến nghị

xem cái ảnh động kia thì mình hiểu rồi

 

 

Chết chửa! Có video hướng dẫn có cả hình minh họa đính kèm vậy mà anh vẫn không hiểu??? Lạ nhỉ???? :) :) :)

gggg_zpsdffa0ed8.gif

 

Vẫn còn một cách làm khác nữa, thường được các bác thợ gò xác định, khi khai triển  bằng thước và com-pa trên khổ tôn, anh thử suy ngẫm xem sao???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

1-"GIao tuyến giữa mặt phẳng chứa đường sinh của mặt nón có thể là đường bậc 1 hoặc đường bậc 2

Hình chiếu của cả đường bậc nhất và đường bậc hai, khi chiếu lên hình bằng đều là đường thẳng bậc 1"

là kết luận em đưa ra sau khi vẽ  thử hình ở bài viết số #14, trường hợp lăng trụ có 1 mặt phẳng không đi qua đường sinh như cô giáo đã vẽ. Đó không phải là em nói với các mặt khác giao với mặt nón,  thực tế là hình em vẽ minh họa trên giao tuyến trên mặt bằng không chỉ là đường thẳng mà còn có cả hai đường cong.

Sở dĩ em đã phải viết như thế vì bác đã viết: "Đoạn giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng chỉ có thể thẳng trong một trường hợp duy nhất mà thôi" :) :) :)

 

2- Khi xem cô giáo vẽ trên video bác đã viết: "Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón. Cách dạy kiểu này chẳng thể làm học sinh khá lên được."

 

3- Khi em nói cô giáo không đoán ...võ thì bác lại cho rằng:"Dạy học thì cần dạy người ta cách làm tổng quát chứ không thể đưa một trường hợp đặc biệt ra để kết luận được."

5- Khi em vẽ thử trường hợp khác hẳn với cô giáo để minh họa trong bài# 14 thì bác lại cho rằng: "Đây cũng chỉ là một trường hợp đặc biệt khi một mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu cạnh"

6- Đây là trường hợp mà em đã vẽ hợp không có mặt mặt nào song song với hình chiếu cạnh, giao của nó khi chiếu lên mặt bằng nó vẫn là đường thẳng!

 

 

Phạmthanhbinh: "Chuyện " đi hết đoán... võ này đến ngộ nhận  khác "  thì còn phải xem lại bởi vấn đề ở chỗ đoán cái gì và ngộ cái gì. Ngộ kiểu cô giáo trong video thì có nên ngộ hay không hè???? "

 

Hoằn: Cô giáo không ngộ vì cô giáo vẽ đúng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng!

Và em thấy cô giáo trong video không  hơi bị vò đoán như bác đã viết:

6- Đây là trường hợp mà em đã vẽ hợp không có mặt mặt nào song song với hình chiếu cạnh, giao của nó khi chiếu lên mặt bằng nó vẫn là đường thẳng!

Đây cũng chỉ là một trong các trường hợp đặc biệt khi mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng chiếu bằng. Có nhiều loại đặc biệt mà các ví dụ em gai đưa ra chỉ là một trong những cái đặc biệt ấy. Còn nhiều nữa song tất cả chúng đề chỉ là một trong những trường hợp đặc biệt mà thôi.

Cái kiểu bắt bẻ câu chữ của em gái chả đi đến đâu cả. Chỉ là trò con nít. Cái cần là hiểu biết và thông cảm chứ chả phải là để chơi chữ vơi nhau.

Với em gái thì cô giáo chả ngộ gì cả, còn với mình thì cô giáo ngộ quá nhiều nên ngộ cả gió nữa....

Sở dĩ mình nói cô giáo võ đoán là bởi cứ nhìn trên hình thì chửa có gì đảm bảo rằng cái mặt nq của cô đi qua đỉnh nón cả, Câ cừ giả định vậy cho nó nhàn thân mà thôi. Đúng ra cô nên cho nó không đi qua đỉnh và dựng các giao tuyến cong cong rồi giải thích thêm trường hợp nếu nó đi qua đỉnh, như vậy học sinh sẽ hiểu vấn đề rõ ràng và sâu sắc hơn là kiểu nhàn thân này.

Hề hề hề,....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hơi bị buồn  vì bác đã hiểu sai cơ bản thiện ý của em rồi!  Em không chơi trò trẻ con bắt bẻ câu chữ đâu bác ơi! Em chỉ nói thẳng nói thật về những gì ẩn sau câu chữ thôi,  bác Bình ạ!

Thú thực là em rất thích được giao lưu hầu chuyện trên diễn đàn với bác, với anh Hai Lúa và anh Hantinhsacad,  nhiều hôm vào diễn đàn không gặp, em cũng thấy nao nao một nỗi nhớ vu vơ  .... :blush:

 

Em vốn  xuề xòa, không kỹ tính bao giờ, vui đâu chầu đấy, có gì nói quá ...đà,  không phải phép, Bác  cho em xin lỗi bác nhé! :) :) :)

Cô giáo đã nói rõ to và rành rọt :"ở đây tôi đã cố tình vẽ mặt phẳng NQ là đường sinh đi qua đỉnh S của mặt nón", vậy mà bác vẫn nói: "Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón".

Bác đã cho rằng: "Đoạn giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng chỉ có thể thẳng trong một trường hợp duy nhất mà thôi". Thực tế là có vài trường hợp mặt phẳng cắt mặt nón mà giao của nó là đường thẳng. Đó chính là lý do em đã  nói với bác hơi quá... đà. Tính em xuề xòa, vui đâu chầu đấy, có gì không phải, cho em xin lỗi bác nhé!

 

Cô giáo đã cố tình chọn mặt nón là có chủ ý....và có lý do riêng của cô ấy. Cho đến bây giờ theo góc nhìn của em thì cô giáo không ngộ, cô là người thông minh,  đáng thương hơn đáng trách.  Cô giáo chỉ có cái dở, là phương pháp sư phạm hơi bị kém! Mặc dù em không phải là giáo viên, nhưng em có thể phân tích và chứng minh được sự non nớt về nghiệp vụ sư phạm của cô giáo.

Rất tiết  là những  cái dở của cô giáo,  bác lại chưa đề cập để mọi người chiêm ngưỡng!

(Em tạm dừng bút ,  và sẽ  trở lại hầu  tiếp chuyện bác sau về chủ đề này  và về cả  chủ đề khác mà có lần bác đã đơn phương cắt lời em....!) :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em thấy 2@(Bình-Hoằn) chiến đấu dài quá...

Em coi và lên hình sơ thấy đường 3-4, 3'-4' phải là đường thẳng khi chiếu bằng, với hình bị cắt như vậy!!!

Còn ngoài ra em ít hỉu quá.

Em mong các @ nói ngắn gọn dễ hỉu để các em đây còn thấm vào nữa...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em thấy 2@(Bình-Hoằn) chiến đấu dài quá...

Em coi và lên hình sơ thấy đường 3-4, 3'-4' phải là đường thẳng khi chiếu bằng, với hình bị cắt như vậy!!!

Còn ngoài ra em ít hỉu quá.

Em mong các @ nói ngắn gọn dễ hỉu để các em đây còn thấm vào nữa...

Hề hề hề,

Ngắn gọn thì dễ rồi , nhưng dễ hiểu thì lại còn tùy vào người quan tâm. Có những người có thể hiểu và cũng có những người không thể hoặc không muốn hiểu.

Chuyện kiến thức thì là vô bờ, người hiểu nhiều, người hiểu ít là tùy vào cái khả năng cũng như cái ham thích của mỗi người.

Về chuyện thẳng và cong thì nếu bạn chịu khó đọc lại topic này một chút sẽ hiểu và rõ hơn khi nào nó thẳng và khi nào nó cong.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Ngắn gọn thì dễ rồi , nhưng dễ hiểu thì lại còn tùy vào người quan tâm. Có những người có thể hiểu và cũng có những người không thể hoặc không muốn hiểu.

Chuyện kiến thức thì là vô bờ, người hiểu nhiều, người hiểu ít là tùy vào cái khả năng cũng như cái ham thích của mỗi người.

Về chuyện thẳng và cong thì nếu bạn chịu khó đọc lại topic này một chút sẽ hiểu và rõ hơn khi nào nó thẳng và khi nào nó cong.

Không sai tí nào, nhìn xa trông rộng thoáng mát như Bác thì không ít người biết...

Thật tình em thấy @hoằn, Bác thật nhiệt tình...) chứ chủ thớt đưa hình gì gì đâu không... hehehehehe... 

Nếu chủ thớt đã nhiệt tình (đã vẽ ra up file lên) thì mọi chuyện đã khác... làm cho mọi người chét nhẹ hơn rùi... không phải ấm ức mà hẹn lần sau nữa...hihihihihi...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không sai tí nào, nhìn xa trông rộng thoáng mát như Bác thì không ít người biết...

Thật tình em thấy @hoằn, Bác thật nhiệt tình...) chứ chủ thớt đưa hình gì gì đâu không... hehehehehe... 

Nếu chủ thớt đã nhiệt tình (đã vẽ ra up file lên) thì mọi chuyện đã khác... làm cho mọi người chét nhẹ hơn rùi... không phải ấm ức mà hẹn lần sau nữa...hihihihihi...

Chủ thớt đưa hình lên trang trước, anh không đọc à???

Nhìn nhận một vấn đề phải xuất phát từ thực tế khách quan, áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, có nhiều tình tiết giảm nhẹ phải dùng đèn giờ soi xét, rồi mới quăng cái lưới trời lồng lộng ra chứ không phải cứ lôi điều 1 ra để phang...

Anh lại đoán ... võ như bác Bình rồi > Không phải hẹn lần sau đâu. mà là tạm dừng bút...và sẽ  viết tiếp nay mai thôi. Em đang hầu chuyện dang dở với bác Bình chứ không phải là chiến đấu! :) :) :) Người trong một nước phải thương nhau cùng, xưa nay các cụ chỉ chiến đấu với giặc ngoại xâm thôi! ( Còn người trong nước thì khi va chạm giao thông ngoài đường chỉ có hành động chửi bới và đấm đá lẫn nhau chứ không chiến đấu bao giờ)

Mỗi người có một quan điểm sống riêng và cách suy nghĩ riêng, xin anh đừng bao giờ chưa theo dõi hết sự kiện, chữa nắm bắt được mấu chốt của vấn đề mà đã đưa ra ý kiến chủ quan ngộ ...nhận theo cách hiểu của mình!

Cảm ơn anh đã vào đây giao lưu trò chuyện, em rất vui! :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chủ thớt đưa hình lên trang trước, anh không đọc à???

Nhìn nhận một vấn đề phải xuất phát từ thực tế khách quan, áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, có nhiều tình tiết giảm nhẹ phải dùng đèn giờ soi xét, rồi mới quăng cái lưới trời lồng lộng ra chứ không phải cứ lôi điều 1 ra để phang...

Anh lại đoán ... võ như bác Bình rồi > Không phải hẹn lần sau đâu. mà là tạm dừng bút...và sẽ  viết tiếp nay mai thôi. Em đang hầu chuyện dang dở với bác Bình chứ không phải là chiến đấu! :) :) :) Người trong một nước phải thương nhau cùng, xưa nay các cụ chỉ chiến đấu với giặc ngoại xâm thôi! ( Còn người trong nước thì khi va chạm giao thông ngoài đường chỉ có hành động chửi bới và đấm đá lẫn nhau chứ không chiến đấu bao giờ)

Mỗi người có một quan điểm sống riêng và cách suy nghĩ riêng, xin anh đừng bao giờ chưa theo dõi hết sự kiện, chữa nắm bắt được mấu chốt của vấn đề mà đã đưa ra ý kiến chủ quan ngộ ...nhận theo cách hiểu của mình!

Cảm ơn anh đã vào đây giao lưu trò chuyện, em rất vui! :) :) :)

Hề hề hề,

Chả cứ va chạm khi tham gia giao thông ở nước ta mà va chạm trên diễn đàn, trong thế giới này cũng nhiều thứ văn nghệ ra phết đấy, 

Hề hề hề,....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Chả cứ va chạm khi tham gia giao thông ở nước ta mà va chạm trên diễn đàn, trong thế giới này cũng nhiều thứ văn nghệ ra phết đấy, 

Hề hề hề,....

 

Em chưa va cham với ai bao giờ nên không biết bác ạ! :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em chưa va cham với ai bao giờ nên không biết bác ạ! :) :) :)

:D :D :D

Vậy baby nhà bác là con nuôi ạ?

:D :D :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hình cô giáo cho là tương đối tổng quát cho các trường hợp giao giữa mp và mặt nón với 1 trường hợp thường và 2 trường hợp đặc biệt :

2 mặt có 0 < e < 1: giao là ellipse, với 1 đặc biệt có e=0, giao là đường tròn

1 mặt có e > 1: giao là hyperbole, đặc biệt ở đây là mp qua đỉnh nón nên hyperbole suy biến thành 2 đường thẳng.

Trong hình của Hoằn, giao là 2 cung hyperbole, nhưng trên 2 mp chiếu là 2 đoạn thẳng vì mp chứa hyperbole vuông góc với mp chiếu.

Tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_c%C3%B4-nic

http://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-hinh-hoa-hoc-hinh-giao-tuyen-cua-mat-phang-va-mot-mat-24112/

Cảm ơn bác đã chia sẻ thông tin, hình dạng của giao điểm giữa mặt nón và mặt phẳng đã có trong chương trình toán học phổ thông trung học rồi bác ạ! Trong thực tế sản xuất thì người thợ thường chia làm nhiều điểm rồi nối chúng lại với nhau, con ăn cong thẳng ăn thẳng :) :) :)

Chính xác là có trường hợp giao của mặt phẳng với mặt nón là hình emllipse.Trong trường hợp bài tập vẽ giao tuyến khối dành cho sinh viên, để đơn giải hóa,  người ta cũng cũng có thể thay thế đường emllipse bằng đường trái xoan. Nói theo thổ ngữ phương tây là đường ô-van là đường cong khép kín tạo bởi 04 cung tròn nối tiếp có dạng gần giống với hình emllipse.

Rất may là em cũng có được khuôn mặt trái xoan, tuy không xinh gái nhưng cũng kiến được một tấm chồng và sinh được cháu trai em cũng mãn nguyện, bác ạ!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất may là em cũng có được khuôn mặt trái xoan, tuy không xinh gái nhưng cũng kiếm được một tấm chồng và sinh được cháu trai em cũng mãn nguyện, bác ạ!

Câu này ngoài luồn nhưng thấy độc nhất trong diễn đàn  :wacko:  :wacko:  :wacko: 

Cảm ơn bác đã chia sẻ thông tin, hình dạng của giao điểm giữa mặt nón và mặt phẳng đã có trong chương trình toán học phổ thông trung học rồi bác ạ! Trong thực tế sản xuất thì người thợ thường chia làm nhiều điểm rồi nối chúng lại với nhau, con ăn cong thẳng ăn thẳng :) :) :)

Chính xác là có trường hợp giao của mặt phẳng với mặt nón là hình emllipse.Trong trường hợp bài tập vẽ giao tuyến khối dành cho sinh viên, để đơn giải hóa,  người ta cũng cũng có thể thay thế đường emllipse bằng đường trái xoan. Nói theo thổ ngữ phương tây là đường ô-van là đường cong khép kín tạo bởi 04 cung tròn nối tiếp có dạng gần giống với hình emllipse.

Rất may là em cũng có được khuôn mặt trái xoan, tuy không xinh gái nhưng cũng kiến được một tấm chồng và sinh được cháu trai em cũng mãn nguyện, bác ạ!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không ngoài luồng chút nào, vì nó đúng với nội dung chủ đề này, đó là câu trả lời gián tiếp kiểu nhìn ...rau gắp thịt. Nhân tiện reply bài trả lời của Ndtnv em trả lời thắc mắc của anh HaiLúa :

 

:D :D :D

Vậy baby nhà bác là con nuôi ạ?

:D :D :D

 

Cô giáo: Trong thế gian này, có rất nhiều thứ giao, nhưng có một loại giao đặc biệt, bạn nào có thể cho tôi biết đó là giao gì không ???

Hai Lúa: Dạ… em thưa… thưa…  cô đó là dao…dao…chém gió ạ!

Cô giáo: Anh nói trật 100% rồi! Ở đây tôi không nói đến dao quắm, dao phay hớt lưng,  không nói đến giao lưu, chia sẽ và "chiến đấu"  mà nói đến giao… tuyến khối!

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu bài giao tuyến khối. Tôi sẽ dành một nửa thời gian để giải trình lý thuyết về những nguyên tắc chung  và cơ bản nhất để xác định giao tuyến khối, phần còn lại tôi sẽ đưa ra 2 bài tập thực hành vẽ giao tuyến khối, mong các chú ý theo dõi và không nên chém ...gió trong giờ học như anh Hai Lúa để tiết học của chúng ta thành công tốt đẹp…

 

Em tạm dừng việc tường thuật tiết học ở đây, viết dài quá  e rằng anh  MAILEDUY.2010 sẽ lại mắng:

Em thấy 2@(Bình-Hoằn) chiến đấu dài quá...

Em coi và lên hình sơ thấy đường 3-4, 3'-4' phải là đường thẳng khi chiếu bằng, với hình bị cắt như vậy!!!

Còn ngoài ra em ít hỉu quá.

Em mong các @ nói ngắn gọn dễ hỉu để các em đây còn thấm vào nữa...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

http://www.youtube.com/watch?v=u-jFuZ8I0iM

(Thấy chủ thớt như gà mắc tóc, em phải tìm kiếm video gửi cho chủ thớt.)

 

 

Hề hề hề,


Đây cũng chỉ là một trong các trường hợp đặc biệt khi mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng chiếu bằng. Có nhiều loại đặc biệt mà các ví dụ em gai đưa ra chỉ là một trong những cái đặc biệt ấy. Còn nhiều nữa song tất cả chúng đề chỉ là một trong những trường hợp đặc biệt mà thôi.

Cái kiểu bắt bẻ câu chữ của em gái chả đi đến đâu cả. Chỉ là trò con nít. Cái cần là hiểu biết và thông cảm chứ chả phải là để chơi chữ vơi nhau.

Với em gái thì cô giáo chả ngộ gì cả, còn với mình thì cô giáo ngộ quá nhiều nên ngộ cả gió nữa....

Sở dĩ mình nói cô giáo võ đoán là bởi cứ nhìn trên hình thì chửa có gì đảm bảo rằng cái mặt nq của cô đi qua đỉnh nón cả, Câ cừ giả định vậy cho nó nhàn thân mà thôi. Đúng ra cô nên cho nó không đi qua đỉnh và dựng các giao tuyến cong cong rồi giải thích thêm trường hợp nếu nó đi qua đỉnh, như vậy học sinh sẽ hiểu vấn đề rõ ràng và sâu sắc hơn là kiểu nhàn thân này.

Hề hề hề,....

 

 

1- Cơ sở lý thuyết để dựng  giao tuyến giữa của 2 bề mặt là phép chiếu vuông góc của 1 điểm với mặt phẳng hình chiếu. Thí dụ nếu một viên đạn bắn vào chiếc nón bài thơ, có thể sẽ sinh ra một  hoặc hai lỗ thủng, muốn xác định vị trí của lỗ thủng trên hình chiếu bằng có hai cách vẽ:

- Gắn lỗ thủng vào đường sinh của hình nón (Kẻ đường sinh đi qua lỗ thủng)

- Gắn lỗ thủng vào mặt phẳng mặt phẳng song song với đáy nón.

114276_gtkhoi.png

2- Giao tuyến của hai bề mặt có thể là đường thẳng hoặc đường cong. Nếu là đường thẳng thì chỉ cần xác định 2 điểm rồi kẻ đường thẳng nối hai điểm. Nếu là đường cong  thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể phải xác định nhiều hay ít điểm rồi nối mềm chúng lại với nhau. (Trường hợp cô giáo vẽ trong video, giao giữa mặt phẳng và mặt cong là hình emllipse thì phải chọn ít nhất là 05 điểm)

 

3- Chốt lại:

Sau khi xem video, bác Bình nói ngay trong bài viết đầu tiên  là: "Cô giáo giả định vậy cho nó nhàn thân mà thôi. Đúng ra cô nên cho nó không đi qua đỉnh và dựng các giao tuyến cong cong rồi giải thích thêm trường hợp nếu nó đi qua đỉnh, như vậy học sinh sẽ hiểu vấn đề rõ ràng và sâu sắc hơn là kiểu nhàn thân này".  thì em sẽ trả lời là cô giáo đã chọn mặt phẳng MQ giao với mặt nón là  đường cong trên hình chiếu bằng  là đủ rồi, nếu chọn thêm mặt nữa cũng cho giao tuyến là là mặt cong  là thừa không cần thiết, vừa rối hình vừa bịn "cháy giáo án", vì thời gian một tiết học có 45 phút.

 

Đằng này, cô giáo đã nói rõ to và rành mạch: "ở đây tôi đã cố tình vẽ mặt phẳng NQ là đường sinh đi qua đỉnh S của mặt nón", vậy mà bác Bình vẫn nói: "Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón".

Rồi sau đó bác Bình lại nhầm nhọt cho rằng: "Đoạn giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng chỉ có thể thẳng trong một trường hợp duy nhất mà thôi"

Khi em vẽ hình minh họa trường hợp khác với cô giáo, bác bình lại nhầm nhọt cho rằng: "Đây cũng chỉ là một trường hợp đặc biệt khi một mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu cạnh"Thực ra thì mặt phẳng không song song với mặt phẳng chiếu cạnh, nhưng nó vuông góc với mặt phẳng chiếu bằng,  khi giao với mặt nón vẫn cho cho giao tuyến là đường thẳng trên hình bằng

Cô giáo chỉ đáng thương chứ không đáng trách, cô đã “bán cháo phổi” liên tục trong một tiết học không ngơi nghỉ, nếu em là giáo viên, em chỉ giảng lý thuyết; đến phần thực hành vẽ , em sẽ chọn một học sinh to cao đẹp trai như anh Hai Lúa lên bảng  để vẽ…

Các bài viết của bác Bình  trong chủ đề này không nhất quán từ đầu đến cuối. Em không phải là người chơi trò trẻ con bắt bẻ câu chữ, em chỉ nói thẳng nói thật về những gì ẩn sau câu chữ thôi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:D :D :D

Pác Hoằn à, có đoạn clip nào có phụ đề không? Tiếng tây cũng được, nhưng tiếng việt thì tốt hơn.

Ở chổ 2 lúa ko có loa.

:D :D :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:D :D :D

Pác Hoằn à, có đoạn clip nào có phụ đề không? Tiếng tây cũng được, nhưng tiếng việt thì tốt hơn.

Ở chổ 2 lúa ko có loa.

:D :D :D

 

Đây là phụ đề tiếng Việt:

Đây là phụ đề tiếng Việt:

 

http://www.youtube.com/watch?v=u-jFuZ8I0iM

(Thấy chủ thớt như gà mắc tóc, em phải tìm kiếm video gửi cho chủ thớt.)

 

1- Cơ sở lý thuyết để dựng  giao tuyến giữa của 2 bề mặt là phép chiếu vuông góc của 1 điểm với mặt phẳng hình chiếu. Thí dụ nếu một viên đạn bắn vào chiếc nón bài thơ, có thể sẽ sinh ra một  hoặc hai lỗ thủng, muốn xác định vị trí của lỗ thủng trên hình chiếu bằng có hai cách vẽ:

- Gắn lỗ thủng vào đường sinh của hình nón (Kẻ đường sinh đi qua lỗ thủng)

- Gắn lỗ thủng vào mặt phẳng mặt phẳng song song với đáy nón.

114276_gtkhoi.png

2- Giao tuyến của hai bề mặt có thể là đường thẳng hoặc đường cong. Nếu là đường thẳng thì chỉ cần xác định 2 điểm rồi kẻ đường thẳng nối hai điểm. Nếu là đường cong  thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể phải xác định nhiều hay ít điểm rồi nối mềm chúng lại với nhau. (Trường hợp cô giáo vẽ trong video, giao giữa mặt phẳng và mặt cong là hình emllipse thì phải chọn ít nhất là 05 điểm)

 

3- Chốt lại:

Sau khi xem video, nếu bác Bình nói ngay trong bài viết đầu tiên  là: "Cô giáo giả định vậy cho nó nhàn thân mà thôi. Đúng ra cô nên cho nó không đi qua đỉnh và dựng các giao tuyến cong cong rồi giải thích thêm trường hợp nếu nó đi qua đỉnh, như vậy học sinh sẽ hiểu vấn đề rõ ràng và sâu sắc hơn là kiểu nhàn thân này".  thì em sẽ trả lời là cô giáo đã chọn mặt phẳng MQ giao với mặt nón là  đường cong trên hình chiếu bằng  là đủ rồi, nếu chọn thêm mặt nữa cũng cho giao tuyến là đường cong là thừa không cần thiết, vừa rối hình vừa bịn "cháy giáo án", vì thời gian một tiết học có 45 phút.

 

Đằng này, cô giáo đã nói rõ to và rành mạch: "ở đây tôi đã cố tình vẽ mặt phẳng NQ là đường sinh đi qua đỉnh S của mặt nón", vậy mà bác Bình vẫn nói: "Cô giáo trong video hơi bị vò đoán khi cho rằng giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng là đoạn thẳng ở bài tìm giao tuyến của lăng trụ và mặt nón".

Rồi sau đó bác Bình lại nhầm nhọt cho rằng: "Đoạn giao tuyến 3-4 và 3'-4' trên hình chiếu bằng chỉ có thể thẳng trong một trường hợp duy nhất mà thôi"

Khi em vẽ hình minh họa trường hợp khác với cô giáo, bác bình lại nhầm nhọt cho rằng: "Đây cũng chỉ là một trường hợp đặc biệt khi một mặt phẳng của lăng trụ là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu cạnh"Thực ra thì mặt phẳng không song song với mặt phẳng chiếu cạnh, nhưng nó vuông góc với mặt phẳng chiếu bằng,  khi giao với mặt nón vẫn cho cho giao tuyến là đường thẳng trên hình bằng

Cô giáo chỉ đáng thương chứ không đáng trách, cô đã “bán cháo phổi” liên tục trong một tiết học không ngơi nghỉ, nếu em là giáo viên, em chỉ giảng lý thuyết; đến phần thực hành vẽ , em sẽ chọn một học sinh to cao đẹp trai như anh Hai Lúa lên bảng  để vẽ…

Các bài viết của bác Bình  trong chủ đề này không nhất quán từ đầu đến cuối. Em không phải là người chơi trò trẻ con bắt bẻ câu chữ, em chỉ nói thẳng nói thật về những gì ẩn sau câu chữ thôi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×