Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
kill_1990

Trước khi học AutoCAD cần học những gì ?

Các bài được khuyến nghị

Em là sinh viên khoa điện và môn AutoCAD ko phải là chuyên nghành của em <_< nhưng em quyết định sẽ lấy bằng AutoCAD để đi làm :cheers: . Nhưng em ko biết trước khi học AutoCAD thì cần học những môn gì để chuẩn bị. Mong các bác chỉ giáo :cheers: . Thanks :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em là sinh viên khoa điện và môn AutoCAD ko phải là chuyên nghành của em <_< nhưng em quyết định sẽ lấy bằng AutoCAD để đi làm :cheers: . Nhưng em ko biết trước khi học AutoCAD thì cần học những môn gì để chuẩn bị. Mong các bác chỉ giáo :cheers: . Thanks :leluoi:

cậu nên học cơ bản trước rồi tuỳ theo đặc điểm của từng nghành mà phát triển theo hướng đó

chúc bạn học thật tốt nhé!! :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em là sinh viên khoa điện và môn AutoCAD ko phải là chuyên nghành của em <_< nhưng em quyết định sẽ lấy bằng AutoCAD để đi làm :cheers: . Nhưng em ko biết trước khi học AutoCAD thì cần học những môn gì để chuẩn bị. Mong các bác chỉ giáo :cheers: . Thanks :cheers:

AutoCAD là môn tất cả các nghành kỹ thuật . Trừ khi anh học chuyên ngành "tăng giá điện" thì không cần phải học cad

Trước tiên anh phải học tốt môn hình học hoạ hình

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showforum=142

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thanks các bro :cheers: . Để ngâm cứu môn hình họa này cái :cheers: . À em có ý định học AutoCAD chuyên về thiết kế chế tạo cơ khí. Có mấy môn ko biết có cần thiết ko như là : chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, sức bền vật liệu, nguyên lý máy .... Do em học khoa điện nên ko có mấy món này :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thanks các bro :cheers: . Để ngâm cứu môn hình họa này cái :cheers: . À em có ý định học AutoCAD chuyên về thiết kế chế tạo cơ khí. Có mấy môn ko biết có cần thiết ko như là : chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, sức bền vật liệu, nguyên lý máy .... Do em học khoa điện nên ko có mấy món này :cheers:

"em học khoa điện không có mấy môn chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, sức bền vật liệu, nguyên lý máy, lại muốn học AutoCAD chuyên về thiết kế chế tạo cơ khí" mục đích chỉ để ngâm cứu môn hình họa?! Chỉ vì "em là sinh viên khoa điện và môn AutoCAD ko phải là chuyên nghành của em dry.gif nhưng em quyết định sẽ lấy bằng AutoCAD để đi làm leluoi.gif . Nhưng em ko biết trước khi học AutoCAD thì cần học những môn gì để chuẩn bị. Mong các bác chỉ giáo cheers.gif . Thanks iluvyousmiley.gif"!!!

Bác thử gõ vào mục tìm kiếm dòng chữ : " Tôi muốn làm chủ tịch nước thì phải học học môn nào? " thử xem! :leluoi:

 

Nếu không kiếm được bác nên đọc và suy ngẫm theo lời khuyên của bác dangthevinhxuanhoa:

cậu nên học cơ bản trước rồi tuỳ theo đặc điểm của từng nghành mà phát triển theo hướng đó

chúc bạn học thật tốt nhé!! :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thanks các bro :cheers: . Để ngâm cứu môn hình họa này cái :cheers: . À em có ý định học AutoCAD chuyên về thiết kế chế tạo cơ khí. Có mấy môn ko biết có cần thiết ko như là : chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, sức bền vật liệu, nguyên lý máy .... Do em học khoa điện nên ko có mấy món này :cheers:

Sao bạn không chuyển nghành học cuả mình đi !!! bạn đã học điện rồi còn ham học thêm cơ khí chế tạo chi cho mệt.theo mình bạn nên học tốt các phần mềm chuyên về vẽ mạch điện thì hơn, còn muốn học AutoCAD chuyên về thiết kế cơ khí thì như mình đã nói, bạn nên chuyển nghành học.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn các bros nhưng trường em ko cho chuyển ngành :cheers: .Em muốn học về cơ khí là vì đã có chỗ làm rồi giờ ra trường cái là đi làm luôn thôi :cheers: Em cứ tưởng lên đây các bác giúp đc chứ ai dè ăn tạ nặng quá :cheers:

Vậy bác nào học khoa cơ khí cho em hỏi những môn nào liên quan đến AutoCAD vậy ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vậy bác nào học khoa cơ khí cho em hỏi những môn nào liên quan đến AutoCAD vậy ?

Nói tóm lại: Hãy học những gì cần vẽ, ngay cả khi bạn vẽ bằng bút chì.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn các bros nhưng trường em ko cho chuyển ngành :cheers: .Em muốn học về cơ khí là vì đã có chỗ làm rồi giờ ra trường cái là đi làm luôn thôi :cheers: Em cứ tưởng lên đây các bác giúp đc chứ ai dè ăn tạ nặng quá :cheers:

Vậy bác nào học khoa cơ khí cho em hỏi những môn nào liên quan đến AutoCAD vậy ?

riêng em thì nghĩ bác mún học cad thì cứ mua sách hướng dẫn về đọc rồi làm bài tập nhiều vào là pro thôi chả cần học cái gì khác cả. có điều nếu bác học tốt môn hình hoạ và vẽ kỹ thuật thì sẽ chẳng có mấy trở ngại trong việc tu học đâu. Cứ như em đây này học cơ khí nhưng mãi chả thấy ai dậy cả nên e tự học. cài phần mềm xong mua quyển hướng dẫn về tự học cái gì không biết thì tìm trên cadviệt còn cái nào mà tìm không thấy thì hỏi mấy anh mấy chị trên cadviet.com . bác cứ yêu tâm đê nếu bác yêu thích và thực sự mún học thì sẽ chẳng có gì có thể ngăn cản đuợc bác đâu. chúc bán sớm thành công :leluoi:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em là sinh viên khoa điện và môn AutoCAD ko phải là chuyên nghành của em <_< nhưng em quyết định sẽ lấy bằng AutoCAD để đi làm :cheers: . Nhưng em ko biết trước khi học AutoCAD thì cần học những môn gì để chuẩn bị. Mong các bác chỉ giáo :cheers: . Thanks :cheers:

Có khi nào bạn nghĩ rằng: Cần làm một cốc bia trước khi bắt đầu gõ lệnh "Line"? Bạn nên bát đầu học bằng cách khởi động Auto CAD! Sau đó bạn sẽ biết mình phải làm gì...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái mà em cần khi đi làm là sự chuyên nghiệp, phải biết tính toán, thiết kế chứ ko đơn thuần là vẽ theo ý tưởng của người khác nên em mới lên đây để nhờ ai đã và đang đi làm chỉ giáo chứ mấy cái lệnh thì nói làm gì. Em nói thực nhé trước kia em định học lập trình nhưng dòng đời xô đẩy nên ko đc như ý :cheers: . Chính vì vậy mà mảng kiến thức về máy tính của em còn nhiều hơn kiến thức về điện và cơ khí, so em muốn hỏi các bác xem những tài liệu nào cần thiết để mua về ngâm cứu để nâng cao trình độ chuyên nghiệp của mình lên

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cái mà em cần khi đi làm là sự chuyên nghiệp, phải biết tính toán, thiết kế chứ ko đơn thuần là vẽ theo ý tưởng của người khác nên em mới lên đây để nhờ ai đã và đang đi làm chỉ giáo chứ mấy cái lệnh thì nói làm gì. Em nói thực nhé trước kia em định học lập trình nhưng dòng đời xô đẩy nên ko đc như ý :cheers: . Chính vì vậy mà mảng kiến thức về máy tính của em còn nhiều hơn kiến thức về điện và cơ khí, so em muốn hỏi các bác xem những tài liệu nào cần thiết để mua về ngâm cứu để nâng cao trình độ chuyên nghiệp của mình lên

Chào bạn! Lẽ ra bạn post bài này ở box Cơ khí thì hơn!

1- Trước khi học AutoCAD: cũng không cần hiểu sâu lắm về Hình họa, chỉ cần Vẽ kỹ thuật là đủ. Với định hướng như vậy, bạn cần tìm hiểu một số quy ước vẽ của các chi tiết cơ khí: bu lông, đai ốc, ren, bánh răng, lò xo...; các quy ước của bản vẽ sơ đồ: valve, đường ống, linh kiện thủy lực, khí nén...

2- Để thiết kế cơ khí: cũng hơi căng bởi vì bạn không được trang bị kiến thức nền tảng của Cơ khí một cách bài bản. Nếu bạn quyết tâm thì cũng có thể được, có thể bổ sung dần. Theo ssg, bạn nên tìm hiểu các môn học sau:

- Sức bền vật liệu

- Nguyên lý và chi tiết máy

- Dung sai và đo lường

- Thủy lực và máy thủy lực

- Kim loại học và nhiệt luyện

3- Để gia công cơ khí:

- Máy cắt kim loại

- Nguyên lý cắt và dao

- Đồ gá

- Công nghệ kim loại

- Công nghệ chế tạo máy

- CAD/CAM/CNC

Thật ra thì một kỹ sư cơ khí nói chung phải am hiểu cả thiết kế và gia công, nhưng tùy theo công việc cụ thể dự kiến, bạn sẽ chú tâm hơn vào mảng nào.

4- Như đã nói, có thể bạn sẽ gặp khó khăn do tự nghiên cứu. Bạn nên chọn các giáo trình "nhẹ đô" một chút. Ví dụ, dân chuyên Chế tạo máy sẽ học Nguyên lý máy và Chi tiết máy riêng, nhưng một số ngành kỹ thuật khác (có liên quan chút ít đến Cơ khí) thì học gộp chung thành 1 môn Nguyên lý - Chi tiết máy, với khối lượng tinh giản đi khá nhiều.

5- Kiến thức về Điện và CNTT của bạn sẽ là một ưu thế đáng kể khi thiết kế máy, cần củng cố và phát huy.

Chúc bạn thành công!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn! Lẽ ra bạn post bài này ở box Cơ khí thì hơn!

1- Trước khi học AutoCAD: cũng không cần hiểu sâu lắm về Hình họa, chỉ cần Vẽ kỹ thuật là đủ. 4- Như đã nói, có thể bạn sẽ gặp khó khăn do tự nghiên cứu. Bạn nên chọn các giáo trình "nhẹ đô" một chút.

Nhờ bác phân tích rõ hơn:

-cũng không cần hiểu sâu lắm về Hình học

-chọn các giáo trình "nhẹ đô" một chút.

 

1 Hình họa:Gaspard Monge(1746-1818) là ‘cha đẻ của Hình học hoạ hình’. Đây là một cải tiến của phương pháp toán học được giữ gìn như một bí mật quân sự trong vòng 15 năm trước khi được cho phép trở thành một môn học giảng dạy công khai. Hình học hoạ hình là một môn toán ứng dụng dành cho kỹ sư, trong đó các bài toán hình học (các bài toán vị trí và định lượng) được giải bằng phương pháp dựng hình, có ưu điểm là trực quan, đơn giản và đưa ra kết quả nhanh chóng hơn so với các tính toán thông thường. Đây là môn học rèn tư duy phân tích, tổng hợp, suy diễn logic và tưởng tượng không gian rất tốt cho sinh viên, là môn học làm cơ sở lý luận cho Vẽ kỹ thuật.

 

2Vẽ kỹ thuật: Môn học trang bị các khái niệm và các phương pháp, kỹ năng để từ đó người ta có thể đọc hiểu - thu nhận thông tin từ các bản vẽ kỹ thuật cũng như diễn tả - truyền đạt thông tin các ý đồ thiết kế, các qui trình công nghệ bằng các bản vẽ kỹ thuật. Đây là một môn học có tính thực hành, rèn cho người học có tính cộng đồng cao, tính tỉ mỉ, thận trọng và kiên trì,... , những đức tính mà người làm thiết kế cần phải có. Yêu cầu đối với người học là nắm vững cơ sở lý thuyết, các tiêu chuẩn pháp định và có khả năng vận dụng để giải quyết một hệ thống các bài tập ứng dụng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Muốn học tốt môn sức bền vật liệu anh phải học tốt môn Cơ lý thuyết. Anh đang học ngàh điện, hãy học thật tốt thật giỏi ngàh học của mình sau này ra trường học văn bằng 2 vẫn chưa muộn.

Tự học sẽ mất nhiều thời gian và kết quả đạt được thấp vì giáo trình của ta thường lạc hậu, thông tin mới không được cập nhật thường xuyên.­ Các giáo viên dậy giỏi không bao giờ giảng dậy theo giáo trình.

Người ta vẫn nói "một nghề thì sống đống nghề thì chết", anh hãy học làm làm giỏi hơn người một nghề đi sau hãy tính đến nghề 2 ôm đồm nhiều dễ bị " lơ mơ như cơ học điện".

Xu hướng bây giờ là liên doanh liên kết, cùng trong một nghề cơ khí, người ta cũng chỉ đi sâu vào 1 mảng sở trường thì đầu tư theo chiều sâu, còn lại đi thuê , liên doanh liên kết, không có ai dại gì "làm tất ăn cả". Không phải cứ thấy người ta làm được mình cũng lao đầu vào làm.

Những phân tích của bạn là có lý. Tuy nhiên, bạn hãy xem lại những gì chủ topic đã nói:

Em muốn học về cơ khí là vì đã có chỗ làm rồi giờ ra trường cái là đi làm luôn thôi. Em cứ tưởng lên đây các bác giúp đc chứ ai dè ăn tạ nặng quá"

Ssg cũng không đồng tình lắm với kiểu lan man này nhưng hình như ý bạn ấy đã quyết, không thay đổi gì nữa. Bạn ấy lập topic này với mục đích rõ ràng: nhờ anh em tư vấn cho nên nghiên cứu những gì để khi ra trường có thể làm việc như một kỹ sư cơ khí.

Trước hết, hãy nhìn nhận về tính khả thi của ý tưởng. Ssg cho rằng hoàn toàn có khả năng đạt được vì xem như bạn ấy đã tốt nghiệp kỹ sư điện và bắt đầu học văn bằng 2 cơ khí -> bạn ấy đã có sẵn các kỹ năng nhìn nhận, phân tích, tư duy kỹ thuật... -> tiếp thu kiến thức của cơ khí không phải quá khó khăn. Điều quan trọng, như ssg đã nói là phải quyết tâm và xác định phương pháp học thích hợp.

Một kỹ sư chế tạo máy chính quy, được đào tạo bài bản, ra trường chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu làm việc (đa số là như vậy). Muốn làm được việc, cần phải học hỏi thêm rất nhiều, từ sách vở, kinh nghiệm của người đi trước cũng như từ thực tế. Học cái gì, đào sâu vào cái gì thì tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể mà anh ta phải làm. Thời gian để thích ứng nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự năng động của mỗi người. Nhưng có một điều ssg có thể khẳng định chắc chắn là: nếu anh không được trang bị những kiến thức cơ bản của ngành, tối thiểu là những môn học mà ssg đã liệt kê ở bài trên, anh không thể làm việc như một kỹ sư cơ khí được.

Đúng là các giáo trình đang áp dụng trong các trường của chúng ta quá lạc hậu và còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, trong khi chưa có những cái tốt hơn thì phải biết chấp nhận những cái đang có. Mục tiêu đặt ra ở đây là: chỉ cần nắm được những vấn đề cơ bản nhất, mang tính "kinh điển" của ngành, không cần đào sâu vào các khối kiến thức mở rộng hoặc các tính toán phức tạp. Ví dụ, với một cặp bánh răng:

1- Con mắt nhìn của "kẻ ngoại đạo": là một cặp đĩa tròn, có răng cưa, ăn khớp nhau, cái này quay làm cái kia quay theo.

2- Con mắt nhìn của kỹ sư cơ khí: tổng quan thì cũng như trên. Thêm:

- Biên dạng răng là những đường cong hình học phù hợp (thân khai, cycloid...) chứ không phải là các đường thẳng đuột (như thường thấy trên các logo)

- Tham số kích thước cơ bản của một bánh răng là module và số răng, từ đó có thể xác định các tham số hình học khác

- Mặt răng khi làm việc vừa tiếp xúc vừa trượt lên nhau và nói chung là chịu ứng suất tiếp xúc rất cao -> yêu cầu về vật liệu, nhiệt luyện và độ chính xác khá cao

- v.v... và v.v...

Thiếu những kiến thức cơ bản, anh không thể có "cái nhìn" như vừa nêu -> anh vẫn là một kẻ ngoại đạo, không thể là một kỹ sư cơ khí.

Đồng ý là khi đi làm, người ta thường chỉ "đụng chạm" đến một số ít lĩnh vực cụ thể. So với khối lượng kiến thức khá đồ sộ đã học thì những cái được mang ra áp dụng rất ít, làm cho người ta tưởng lầm là chương trình dạy những cái đâu đâu, phi thực tế. Bản thân ssg làm công việc thiết kế và chế tạo cơ khí cũng tương đối có "bề dày", xin khẳng định với các bạn rằng, không có bất cứ môn học nào trong chương trình đã học là thừa (cái nào cũng có tác dụng, không chỗ này thì chỗ khác). Trái lại, mình luôn cảm thấy thiếu rất nhiều và phải thường xuyên học bổ sung khi công việc yêu cầu.

"Lơ mơ như cơ học điện"? Các bạn sinh viên cơ khí nói như vậy, nhưng một kỹ sư thiết kế cơ khí, nếu "lơ mơ" về điện, anh không thể làm việc tốt được. Ngoài kiến thức cơ khí, anh phải nắm được (ít nhất ở mức độ căn bản) về rất nhiều ngành liên quan: điện, khí nén, thủy lực, điều khiển tự động, kỹ thuật nhiệt, công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm, xây dựng.... thậm chí cả trồng trọt, chăn nuôi... khi thiết kế các máy móc thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực đó.

 

Ssg xin chốt lại quan điểm về vấn đề này: kỹ sư điện học thiết kế cơ khí, đúng là có khó khăn ban đầu, cần phải xác định cách học phù hợp để nhanh chóng nắm bắt những kiến thức cơ bản nhất của ngành. Khi ra đi làm, vướng chỗ nào sẽ bổ sung thêm chỗ đó. Nếu bạn kill_1990 vượt qua được, nền tảng kiến thức về điện của bạn ấy sẽ là một ưu thế tuyệt vời mà các kỹ sư cơ khí thông thường không dễ gì có được.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nhờ bác phân tích rõ hơn:

-cũng không cần hiểu sâu lắm về Hình học

-chọn các giáo trình "nhẹ đô" một chút.

 

1 Hình họa:Gaspard Monge(1746-1818) là ‘cha đẻ của Hình học hoạ hình’. Đây là một cải tiến của phương pháp toán học được giữ gìn như một bí mật quân sự trong vòng 15 năm trước khi được cho phép trở thành một môn học giảng dạy công khai. Hình học hoạ hình là một môn toán ứng dụng dành cho kỹ sư, trong đó các bài toán hình học (các bài toán vị trí và định lượng) được giải bằng phương pháp dựng hình, có ưu điểm là trực quan, đơn giản và đưa ra kết quả nhanh chóng hơn so với các tính toán thông thường. Đây là môn học rèn tư duy phân tích, tổng hợp, suy diễn logic và tưởng tượng không gian rất tốt cho sinh viên, là môn học làm cơ sở lý luận cho Vẽ kỹ thuật.

 

2Vẽ kỹ thuật: Môn học trang bị các khái niệm và các phương pháp, kỹ năng để từ đó người ta có thể đọc hiểu - thu nhận thông tin từ các bản vẽ kỹ thuật cũng như diễn tả - truyền đạt thông tin các ý đồ thiết kế, các qui trình công nghệ bằng các bản vẽ kỹ thuật. Đây là một môn học có tính thực hành, rèn cho người học có tính cộng đồng cao, tính tỉ mỉ, thận trọng và kiên trì,... , những đức tính mà người làm thiết kế cần phải có. Yêu cầu đối với người học là nắm vững cơ sở lý thuyết, các tiêu chuẩn pháp định và có khả năng vận dụng để giải quyết một hệ thống các bài tập ứng dụng.

Xin đính chính "hình họa" chứ không phải "hình học". Ý ssg là môn "hình học họa hình" mà thời ssg còn đi học, anh em gọi tắt như vậy.

Các ý tứ của ssg, bạn đọc bài trên sẽ hiểu. Ssg không nói chung chung, mà nói về trường hợp cụ thể của chủ topic này.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những ý kiến của bác SSG rất tâm huyết và có lý trong topic này. Thú thực với bác em học chuyên ngành chế tạo máy, ra trường làm công tác sơ điện, đã có nhiều lúc em hoang mang chán nản muốn bỏ nghề. Máy hỏng, phải tìm ra nguyên nhân, hỏng phần cơ còn biết, nhưng về phần điện em mù tịt bác ạ! Nhiếu lúc xấu hổ với công nhân họ cứ tưởng mình là kỹ sư phải biết hết . Ngay như cơ khí em thấy kiến thức mênh mông bể sở, học để hiểu hết nghề em đã thấy khó. Bác là người có kinh nghiệm đã qua nhiều năm kinh nghiệm em nhờ bác tư vấn cho em, làm công tác cơ điện sửa chữa máy móc cần phải học thêm những môn học nào, và có cần thiết phải học thêm văn bằng 2 về điện không ?Em làm ở công ty bác ruột em làm tổng giám đốc. Bác em hướng em lựa chọn phân công em làm công tác cơ điện. Cũng vất vả lắm bác ạ, suốt ngày phải lặn lội dưới xưởng, nóng bức. Theo bác em có nên xin bác em lên làm công tác thiết kế không? Em thấy các anh làm công tác thiết kế suốt ngày ngồi trong phòng máy lạnh sướng hơn nhiều.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin đính chính "hình họa" chứ không phải "hình học". Ý ssg là môn "hình học họa hình" mà thời ssg còn đi học, anh em gọi tắt như vậy.

Các ý tứ của ssg, bạn đọc bài trên sẽ hiểu. Ssg không nói chung chung, mà nói về trường hợp cụ thể của chủ topic này.

Quan điểm của em học kỹ một nghề biết lơ mơ nhiều nghề. Em học nghề cơ khí thuỷ lợi, em chỉ tìm hiểu đến các lĩnh vực liên quan đến công việc.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Những ý kiến của bác SSG rất tâm huyết và có lý trong topic này. Thú thực với bác em học chuyên ngành chế tạo máy, ra trường làm công tác sơ điện, đã có nhiều lúc em hoang mang chán nản muốn bỏ nghề. Máy hỏng, phải tìm ra nguyên nhân, hỏng phần cơ còn biết, nhưng về phần điện em mù tịt bác ạ! Nhiếu lúc xấu hổ với công nhân họ cứ tưởng mình là kỹ sư phải biết hết . Ngay như cơ khí em thấy kiến thức mênh mông bể sở, học để hiểu hết nghề em đã thấy khó. Bác là người có kinh nghiệm đã qua nhiều năm kinh nghiệm em nhờ bác tư vấn cho em, làm công tác cơ điện sửa chữa máy móc cần phải học thêm những môn học nào, và có cần thiết phải học thêm văn bằng 2 về điện không ?Em làm ở công ty bác ruột em làm tổng giám đốc. Bác em hướng em lựa chọn phân công em làm công tác cơ điện. Cũng vất vả lắm bác ạ, suốt ngày phải lặn lội dưới xưởng, nóng bức. Theo bác em có nên xin bác em lên làm công tác thiết kế không? Em thấy các anh làm công tác thiết kế suốt ngày ngồi trong phòng máy lạnh sướng hơn nhiều.

Chà! Trường hợp của bạn hơi khó góp ý! Trước khi ssg có ý kiến, bạn vui lòng cho biết vài thông tin:

1- Cty của bạn làm về cái gì, quy mô cỡ nào? Những máy móc thiết bị mà bạn phụ trách là dạng nào (là thiết bị của xưởng gia công cơ khí hay là một nhà máy công nghệ - như nhà máy dệt, nhà máy chế biến thực phẩm chẳng hạn)? Bộ phận thiết kế của Cty chuyên thiết kế những gì?

2- Định hướng tương lai (khoảng 5 đến 10 năm nữa) của bạn là gì? Một nhà kỹ thuật giỏi, một doanh nhân thành đạt, hay trở thành một trong các vị trí... sếp của Cty hiện tại?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chà! Trường hợp của bạn hơi khó góp ý! Trước khi ssg có ý kiến, bạn vui lòng cho biết vài thông tin:

1- Cty của bạn làm về cái gì, quy mô cỡ nào? Những máy móc thiết bị mà bạn phụ trách là dạng nào (là thiết bị của xưởng gia công cơ khí hay là một nhà máy công nghệ - như nhà máy dệt, nhà máy chế biến thực phẩm chẳng hạn)? Bộ phận thiết kế của Cty chuyên thiết kế những gì?

2- Định hướng tương lai (khoảng 5 đến 10 năm nữa) của bạn là gì? Một nhà kỹ thuật giỏi, một doanh nhân thành đạt, hay trở thành một trong các vị trí... sếp của Cty hiện tại?

Cảm ơn bác rất nhiều!

1-Các thiết bi em quản lý gồm 256 thiết bị:

- Thiết bị hàn cắt kim loại: 2 xưởng Máy cắt Plama, hàn TIG, hàn MIG

- Thiết bị gia công áp lực: 2 xưởng máy đột dập, máy ép thủy lực

- Thiết bị gia công cắt gọt: 1 xưởng : Tiện , phay, khoan, sọc…đa số thiết bị của Nhật

- Thiết bị nâng hạ : cẩu trục từ 5 đến 20 tấn

- Thiết bị nén khí

 

Bộ phận thiết kế chuyên thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng, các sản phẩm đa dạng về chủng loại.

Thiết kế và sửa chữa cải tạo, nâng cấp các thiết dây chuyền sản xuất bánh kẹo

Thiết kế các sản phẩm phục vụ nhà hang khách khách sạn như: Tủ sấy khô, tủ xông hơi khô), máy rửa bát...

Mặt hàng chính là gia công các chi tiết phục vụ xây dựng các trạm biến áp và nghành điện.

2- Định hướng: Em muốn làm tốt công việc được bác em định hướng là làm công tác cơ điện, nhưng em thấy khó quá, tìm không thấy tài liệu về quản lý sửa chữa thiết bị. Công việc cơ điện em thấy đơn điệu và nhàm chán vì đa phần là hỏng phần điện, mà điện thì em ko biết nhiều, về sơ đồ mạch.

Hơn nữa, em thấy làm công tác thiết kế có vẻ nhàn hơn. Em định đề đạt nguyện vọng xin lên làm công tác thiết kế, bác bảo có nên ko ? Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cảm ơn bác rất nhiều!

1-Các thiết bi em quản lý gồm 256 thiết bị:

- Thiết bị hàn cắt kim loại: 2 xưởng Máy cắt Plama, hàn TIG, hàn MIG

- Thiết bị gia công áp lực: 2 xưởng máy đột dập, máy ép thủy lực

- Thiết bị gia công cắt gọt: 1 xưởng : Tiện , phay, khoan, sọc…đa số thiết bị của Nhật

- Thiết bị nâng hạ : cẩu trục từ 5 đến 20 tấn

- Thiết bị nén khí

 

Bộ phận thiết kế chuyên thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng, các sản phẩm đa dạng về chủng loại.

Thiết kế và sửa chữa cải tạo, nâng cấp các thiết dây chuyền sản xuất bánh kẹo

Thiết kế các sản phẩm phục vụ nhà hang khách khách sạn như: Tủ sấy khô, tủ xông hơi khô), máy rửa bát...

Mặt hàng chính là gia công các chi tiết phục vụ xây dựng các trạm biến áp và nghành điện.

2- Định hướng: Em muốn làm tốt công việc được bác em định hướng là làm công tác cơ điện, nhưng em thấy khó quá, tìm không thấy tài liệu về quản lý sửa chữa thiết bị. Công việc cơ điện em thấy đơn điệu và nhàm chán vì đa phần là hỏng phần điện, mà điện thì em ko biết nhiều, về sơ đồ mạch.

Hơn nữa, em thấy làm công tác thiết kế có vẻ nhàn hơn. Em định đề đạt nguyện vọng xin lên làm công tác thiết kế, bác bảo có nên ko ? Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?

Ssg hiểu rồi, cám ơn bạn, và đây là các góp ý:

1- Bạn chưa có một định hướng rõ ràng cho tương lai! Cái gọi là "công tác cơ điện" hay "công tác thiết kế"... hay "có vẻ nhàn hơn" không phải là định hướng. Muốn có định hướng đúng, bạn phải xác định rõ mục tiêu (goal). Nó là cái đích ngắm để bạn huy động mọi nguồn lực (cả bên trong lẫn bên ngoài bản thân bạn) để đạt được. Ví dụ: nhà kỹ thuật giỏi, doanh nhân thành đạt, nhà lãnh đạo của cty hiện tại như ssg đã nêu chẳng hạn. Không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ suy nghĩ lan man, đứng núi này trông núi nọ... và kết quả là bạn sẽ chẳng biết mình làm việc vì cái gì, rất dễ sinh ra tư tưởng hoang mang, chán nản... (như chính bạn đã thừa nhận).

Người ta thường chia ra 3 loại mục tiêu: dài, trung và ngắn hạn. Dài hạn thì còn quá xa với bạn, mà cuộc sống thì luôn luôn ở trạng thái động, đưa ra lúc này có lẽ chưa phù hợp. Hơn nữa, mục tiêu dài hạn phải do chính bạn suy nghĩ, cân nhắc và chiêm nghiệm từ sự từng trải trong cuộc sống của chính bạn, không ai làm thay được. Bởi vậy, ssg đã gợi ý bạn ở mục tiêu trung hạn: 5 đến 10 năm nữa bạn sẽ là ai, đạt được những thành công cụ thể nào?

Tóm lại, hãy xác định rõ mục tiêu của bạn trước khi hành động!

 

2- Tổng hợp những gì bạn đã nêu, tạm thời ssg giả định rằng mục tiêu trung hạn của bạn (5, 7, 8 hay 10 năm tùy bạn nhìn nhận và xác định) là: trở thành một nhà kỹ thuật cơ khí chế tạo máy giỏi - một chuyên gia chế tạo máy. Vậy thì, một "chuyên gia chế tạo máy" là con người như thế nào? Theo ssg:

- Có kiến thức rộng và sâu, hiểu biết tường tận mọi vấn đề có liên quan đến quá-trình-chế-tạo-ra-cái-máy (như đúng tên gọi của nó).

- Có kỹ năng thực hành, có phương pháp làm việc tốt, có óc phân tích và tổng hợp, biết cách nhìn nhận và giải quyết các sự cố kỹ thuật một cách nhanh chóng, hiệu quả, sáng tạo.

- Miệng nói tay làm, có khả năng làm việc như một công nhân cơ khí (tất cả các nghề: tiện, phay, bào, hàn, nguội, điện...) thực thụ ở tầm bậc 2 (hoặc bậc 3 càng tốt). Về chỗ này cần nói rõ hơn, bạn đạt được những cái đó không phải để... tranh việc với công nhân (vì chắc chắn bạn không bằng họ). Mục đích của yêu cầu này là:

+ Tự củng cố kiến thức sách vở của bạn. Tự tay làm, bạn sẽ chiêm nghiệm được những gì đã học trong sách vở một cách cụ thể và sâu sắc.

+ Hiểu rõ công việc thực tế bằng chính đôi tay của mình, các thiết kế, các ý tưởng của bạn sẽ cực kỳ chuẩn xác và mang tính khả thi rất cao

+ Bạn sẽ tạo nên được uy tín tuyệt đối với công nhân, những người sẽ trực tiếp thực thi các chỉ đạo, ý đồ, thiết kế... của bạn

 

3- Bắt đầu từ mục tiêu, dùng phép "phân tích đi lên" (như trong toán học), bạn sẽ biết cần phải làm gì (định hướng) để có thể đạt được nó.

 

Vì mục tiêu nói trên là do ssg "giả định", chưa chắc đã phù hợp với bạn, ssg không phân tích kỹ hơn, xin tạm dừng ở đây.

Chúc bạn sớm xác định được mục tiêu của mình!

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ssg đã vô tình thiếu 1 nhân tố vô cùng quan trọng trong câu hỏi của bạn ngovinh :

Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?

-> Nếu thiếu nhân tố này thì tất cả những góp ý của bác ssg là "vô dụng" cả.

Cám ơn bạn Tue_NV đã quan tâm! Ssg hiểu ý bạn, nhưng tạm thời chưa đề cập đến vì trở thành một nhà thiết kế giỏi chưa chắc là mục tiêu của bạn ấy!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bạn Tue_NV đã quan tâm! Ssg hiểu ý bạn, nhưng tạm thời chưa đề cập đến vì trở thành một nhà thiết kế giỏi chưa chắc là mục tiêu của bạn ấy!

Bác ssg đã nhầm rồi. Tất cả mọi người ai cũng cần phải có cái này, cho dù mục tiêu của bạn ấy... là gì đi chăng nữa. Nếu không có Đức thì sẽ là 1 con người "vô dụng" cả. Cái bác nói ở bài viết trên là cái Tài. Còn vấn đề của Tue_NV nói đến là cả cái Tài và cái Đức. Dù là ai, hay làm cái gì đi chăng nữa, muốn thành công trong mục tiêu của mình thì phải có Tài và Đức, phải kết hợp giữa Tài và Đức.

 

"Có Tài mà không có Đức đó là vô dụng"

Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó"

Hồ Chí Minh

 

"Nhân, nghĩa, Lễ, Tín, Trí, Dũng"

 

"Tiên học Lễ, hậu học Văn" . Nhiều cái phải học lắm bác ạ. Học ăn, học nói, học gói, học mở nữa bác ạ :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ssg đã vô tình thiếu 1 nhân tố vô cùng quan trọng trong câu hỏi của bạn ngovinh :

Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?

-> Nếu thiếu nhân tố này thì tất cả những góp ý của bác ssg là "vô dụng" cả.

-> Nếu thiếu nhân tố này thì tất cả những góp ý của bác Ssg đã

"vô dụng" cả. Phải chăng, bác Tuệ muốn nó điều kiện cần và đủ để làm công tác thiết kế là phải có đức?

Công bằng vô tư mà nói, bác Ssg đã chưa đi thẳng vào câu hỏi "Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?"

Điều kiện bác Tuệ đưa ra cũng bị lạc chủ đề, bởi sống trên đời,này làm bất cứ nghề gì dù sang hay hèn cũng cần phải có cái gọi là đạo đức là lương tâm! Nghề ăn trộm ăn cắp vẫn cần phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Bác Ngovinh viết:" bác ạ! Nhiếu lúc xấu hổ với công nhân họ cứ tưởng mình là kỹ sư phải biết

Em muốn làm tốt công việc được bác em định hướng là làm công tác cơ điện, nhưng em thấy khó quá, tìm không thấy tài liệu về quản lý sửa chữa thiết bị. Em định đề đạt nguyện vọng xin lên làm công tác thiết kế, bác bảo có nên ko ? Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế"

Không có lý do gì để phủ nhận bác Ngovinh không có ước vọng như câu hỏi của bác Ssg :'2- Định hướng tương lai (khoảng 5 đến 10 năm nữa) của bạn là gì? Một nhà kỹ thuật giỏi, một doanh nhân thành đạt, hay trở thành một trong các vị trí... sếp của Cty hiện tại?" ( Hình như câu hỏi này hơi bị ... thừa!)

Mong muốn đạt được chỗ đứng cao hơn là ước mơ mang tính bản năng của con người. Một doanh nhân thành đạt hay một vị trí lãnh đạo công ty cũng cần phải giỏi chuyên môn, làm tốt công viêc đảm nhận. (Thú thực đây cũng là mơ ước của mình

, nhưng nhìn về tương lai thấy mịt mùng lắm vì không phải cái gì ước mơ cũng đạt được cà vì lực bất tòng tâm. Vì thế mình chỉ cố gắng ngày hôm mai làm tốt hơn ngày hôm qua)

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-> Nếu thiếu nhân tố này thì tất cả những góp ý của bác Ssg đã

"vô dụng" cả. Phải chăng, bác Tuệ muốn nó điều kiện cần và đủ để làm công tác thiết kế là phải có đức?

Công bằng vô tư mà nói, bác Ssg đã chưa đi thẳng vào câu hỏi "Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?"

Điều kiện bác Tuệ đưa ra cũng bị lạc chủ đề, bởi sống trên đời,này làm bất cứ nghề gì dù sang hay hèn cũng cần phải có cái gọi là đạo đức là lương tâm! Nghề ăn trộm ăn cắp vẫn cần phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Hị hị hị muốn khóc quá mà ông trời không cho khóc!~

Anh Hoanghaiyp không hiểu ý anh Tuệ

Hay là là anh giả đò ngây ngô?

Cám ơn bạn Tue_NV đã quan tâm! Ssg hiểu ý bạn, nhưng tạm thời chưa đề cập đến vì trở thành một nhà thiết kế giỏi chưa chắc là mục tiêu của bạn ấy!

@ a còng bác SSG :Lý do nào dẫn đến việc bác đưa ra câu một câu "nghi vấn" :

-"trở thành một nhà thiết kế giỏi chưa chắc là mục tiêu của bạn ấy!"

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em hỏi anh Tuệ một cái:

"Có Tài mà không có Đức đó là vô dụng"

Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó"

Hồ Chí Minh

Vậy theo anh điều kiện cần có về đức của người kỹ sư là gì ( "Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?" để những lời khuyên của bác Ssg không trở thành "VÔ DỤNG"?

Cái này là đề tài tranh luận hay anh đừng bỏ cuộc!

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×