Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
bunykid

giúp em vẽ hình chiếu trục đo

Các bài được khuyến nghị

Các pác cho em hỏi vẽ hình tròn theo phương mình muốn trog hình chiếu trục đo với. :D cho em hỏi lệnh vẽ hình chữ nhật và vẽ elip trog hình chiếu trục đo luôn (itrusmerter). EM cám ơn! đag cần gấp lắm. hix... :D(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các pác cho em hỏi vẽ hình tròn theo phương mình muốn trog hình chiếu trục đo với. :D cho em hỏi lệnh vẽ hình chữ nhật và vẽ elip trog hình chiếu trục đo luôn (itrusmerter). EM cám ơn! đag cần gấp lắm. hix... :D (

 

comand: OS

trong thẻ Snap and Gird chọn lại Isometric snap

khi vẽ sử dụng (Ctrl+E) để vẽ mặt bằng đứng hay cạnh nha :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các pác cho em hỏi vẽ hình tròn theo phương mình muốn trog hình chiếu trục đo với. :D cho em hỏi lệnh vẽ hình chữ nhật và vẽ elip trog hình chiếu trục đo luôn (itrusmerter). EM cám ơn! đag cần gấp lắm. hix... :D(
Hai cái ấy khác hẳn nhau về... đẳng cấp!

Hình chiếu trục đo là một hình phẳng, nhận được từ phép chiếu song song một vật thể lên 1 mặt phẳng.

Mô hình 3D (đầy đủ là 3DSolid) là mô hình vật thể đã được số hoá.

Những khác biệt cơ bản:

- 3D chứa đầy đủ thông tin về hình dáng kích thước của vật thể. Nói theo ngôn ngữ Vẽ kỹ thuật, một khối 3D luôn luôn mang tính phản chuyển. Với hình chiếu trục đo, ngoại trừ những hình khối đơn giản, nó không mang tính phản chuyển.

- Với 3D, có thể quan sát vật thể ở mọi góc nhìn khác nhau tuỳ ý. Hình chiếu trục đo chỉ là hình quan sát được của vật thể ở 1 góc nhìn duy nhất nào đó.

- Từ 3D, có thể tạo nên rất nhiều hình chiếu trục đo với số lượng và góc nhìn tuỳ ý. Chiều ngược lại là "bất khả thi".

- Có thể tô bóng, gán thuộc tính vật liệu, render mô hình 3D. Nếu biết chọn nguồn sáng và các tham số render thích hợp, có thể tạo nên hình ảnh vật thể "y như thật". Hình trục đo có... nằm mơ cũng không biết đến cái này.

- Có thể xác định thể tích, trọng tâm, mô men quán tính, bán kính quán tính... của khối 3D bằng lệnh massprop. Về khoản này, hình trục đo càng không có khái niệm.

- Từ mô hình 3D, có thể export sang các phần mềm CAD/CAM/CAE khác. Thông tin về vật thể được chuyển tải đầy đủ để có thể lập chương trình gia công, tính toán kết cấu, sức bền.... Trong khi đó, nếu export hình trục đo sang các phần mềm khác, chúng chỉ được hiểu như là các đối tượng 2D (line, pline, arc...) rời rạc.

Tóm lại, đã dùng CAD (bất kể loại CAD nào), đừng bao giờ để ý đến cái gọi là "hình chiếu trục đo" nữa. Nó chỉ là "tàn dư" của cái thời vẽ hình bằng bút chì, bút kim và thước kẻ!

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cám ơn bác Hoan2182 đã chỉ giáo em. nhưg nếu là 3D thì ko nói làm j nữa. việc ấy em làm bên SketchUp hay 3DsMax còn nhanh hơn. :| cái em cần là hình chiếu trục đo!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các pác cho em hỏi vẽ hình tròn theo phương mình muốn trog hình chiếu trục đo với. :D cho em hỏi lệnh vẽ hình chữ nhật và vẽ elip trog hình chiếu trục đo luôn (itrusmerter). EM cám ơn! đag cần gấp lắm. hix... :D(

Chào bạn bunykid,

Hề hề hề,... như bác Hoan2182 đã trích dẫn, hình chiếu trục đo chỉ là một hình ảnh 2D, và vì vậy để vẽ được nó bạn phải dùng cách vẽ 2D mà thôi. Mà để vẽ được thì bạn lại phải hiểu rõ về phép chiếu song song. Thế nên có nhẽ bạn nên tìm mấy cuốn sách vẽ kỹ thuật càng cũ càng tốt để đọc lại bạn ạ. Trong đó sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ cách thức thực hiện các dạng hình chiếu trục đo, từ đẳng trắc tới nhị trắc, hề hề hề....

Do bỏ khá lâu rồi nên mình chỉ nhớ đại khái là cái hình elip được thay bằng hình ovan cho dễ vẽ bằng tay. Trong hình chiếu trục đo đều (đẳng trắc) thì hình tròn sẽ suy biến thành elip với bán trục dài ~ 1,22 R, bán trục ngắn ~ 0,78 R......

Khi bạn đã hiểu và nắm rõ về phép chiếu song song này thì chỉ còn lại các thao tác vẽ sao cho đúng với các tỷ lệ biến dạng theo từng trục mà thôi. Trong các thao tác vẽ 2D, có rất nhiều cách để làm nhưng rất khó để chỉ cụ thể vì chưa hiểu năng lực của bạn ra sao.

Tốt nhất bạn nên post một hình cụ thể để mọi người sẽ cùng bạn giải quyết. Từ đó bạn sẽ vỡ ra thôi...

Chúc bạn vui.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CHƯƠNG XI: PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC VÀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

Để biểu diễn các vật thể 3D lên trên các bản vẽ kĩ thuật người ta sử dụng các hình chiếu vuông góc, hình chiếu phụ, hình cắt, … Trong chương này chúng ta đi tìm hiểu phương pháp vẽ hình chiếu 2D không cần dựng mô hình thực 3D. Phương pháp biểu diễn các hình chiếu theo TCVN khác với tiêu chuẩn ANSI của Mỹ. Tuỳ thuộc vào hình dạng vật thể mà ta có thể biểu diễn chúng dưới dạng một hình chiếu, hai hình chiếu, ba hình chiếu và với hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần…

 

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chuong-xi-p...-do.271174.html

 

Dù sao thì trái đất vẫn cứ quay và vẽ 3D để thể hiện hình chiếu trục đo vẫn nhanh hơn gấp nhiều lần vẽ hình chiếu trục đo trên 2D

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thành thật có đôi lời với các bạn còn quan tâm đến cách vẽ hình chiếu trục đo trong AutoCAD

Thứ nhất như bạn gì đó đã nói ở trên thì Hình chiếu trục đo là một tàn dư của chế độ vẽ tay để lại.

Thứ hai, pp vẽ hình chiếu trục đo trên AutoCAD chỉ là một phương pháp gần đúng. Hình tròn biến thành elip theo các hệ số suy biến có sẵn trong môn vẽ kỹ thuật. Vậy nếu lỡ 1 cái lỗ hình elip thì bạn có nước mà bó tay.

Thứ ba ai mà còn dùng phương pháp vẽ hình chiếu trục đo, nếu bạn nào tự xưng mình là thành thạo xin mời vẽ dùm tui hình này. Nếu đúng tui khao 1 chầu, muốn tới tăng mấy cũng được: Hình một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau

Thứ tư là nói thật hiện nay còn có 1 số ông thầy vẫn dạy autoCAD 2d quá coi trọng cái vụ này, trong khi đó theo tui nên dành thời gian dạy học sinh cái khác: như hiệu chỉnh đường nét, ghi kích thước, tiêu chuẩn bản vẽ... hay hơn. Tui đảm bảo 100% mấy ông thầy này chẳng biết gì về 3d cả.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thành thật có đôi lời với các bạn còn quan tâm đến cách vẽ hình chiếu trục đo trong AutoCAD

Thứ nhất như bạn gì đó đã nói ở trên thì Hình chiếu trục đo là một tàn dư của chế độ vẽ tay để lại.

Thứ hai, pp vẽ hình chiếu trục đo trên AutoCAD chỉ là một phương pháp gần đúng. Hình tròn biến thành elip theo các hệ số suy biến có sẵn trong môn vẽ kỹ thuật. Vậy nếu lỡ 1 cái lỗ hình elip thì bạn có nước mà bó tay.

Thứ ba ai mà còn dùng phương pháp vẽ hình chiếu trục đo, nếu bạn nào tự xưng mình là thành thạo xin mời vẽ dùm tui hình này. Nếu đúng tui khao 1 chầu, muốn tới tăng mấy cũng được: Hình một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau

Thứ tư là nói thật hiện nay còn có 1 số ông thầy vẫn dạy autoCAD 2d quá coi trọng cái vụ này, trong khi đó theo tui nên dành thời gian dạy học sinh cái khác: như hiệu chỉnh đường nét, ghi kích thước, tiêu chuẩn bản vẽ... hay hơn. Tui đảm bảo 100% mấy ông thầy này chẳng biết gì về 3d cả.

 

-Vẽ hình chiếu trục đo là bài tập cần thiết không thể thiếu được cho người học vẽ.

-"Vậy nếu lỡ 1 cái lỗ hình elip thì bạn có nước mà bó tay" không có gì là khó vẽ cả!

-"Hình một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau" Không có gì là khó vẽ cả!

- Trong thực tế sản xuất người ta thường vẽ phác hình chiếu trục đo bằng tay cho nhanh hoặc vẽ hình 3D trên Autocad cho chính xác.

- Người không biết tý nào về vẽ cũng hiểu thế nào là hình 3D

Anh nói "100% mấy ông thầy này chẳng biết gì về 3d cả" không đúng

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-Vẽ hình chiếu trục đo là bài tập cần thiết không thể thiếu được cho người học vẽ.

-"Vậy nếu lỡ 1 cái lỗ hình elip thì bạn có nước mà bó tay" không có gì là khó vẽ cả!

-"Hình một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau" Không có gì là khó vẽ cả!

- Trong thực tế sản xuất người ta thường vẽ phác hình chiếu trục đo bằng tay cho nhanh hoặc vẽ hình 3D trên Autocad cho chính xác.

- Người không biết tý nào về vẽ cũng hiểu thế nào là hình 3D

Anh nói "100% mấy ông thầy này chẳng biết gì về 3d cả" không đúng

 

(Vẽ hình chiếu trục đo là bài tập cần thiết không thể thiếu được cho người học vẽ) cần thiết chỗ nào xin nói rõ

("Vậy nếu lỡ 1 cái lỗ hình elip thì bạn có nước mà bó tay"[/i] không có gì là khó vẽ cả) không biết thì đừng có nói càn, ví dụ như đường tròn thì trong hình chiếu trục đo vuông góc đều sẽ được vẽ thành 1 elip có trục lớn bằng 1.22d và trục nhỏ là 0.7d, hai con số này là chính xác chưa hay gần đúng vậy bạn?

(Hình một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau"[/i] Không có gì là khó vẽ cả) vẽ thử hình chiếu trục đo đi và email cho tui để thể hiện tay nghề của một người nói tui không biết tui vẽ gì cả :D

(Trong thực tế sản xuất người ta thường vẽ phác hình chiếu trục đo bằng tay cho nhanh hoặc vẽ hình 3D trên Autocad cho chính xác) vậy vẽ phác trên giấy mới dùng hình chiếu trục đo, còn trong Autocad dùng 3d như bạn nói cho nhanh thì vẽ hình chiếu trục đo trên Autocad làm gì nữa. Quá mâu thuẫn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hình chiếu trục đo không đơn giản đâu phải vẽ nhiều mới thành thạo được,mà vẽ hình chiếu trục đo nhiều thì khả năng tư duy sẽ rất tốt.các bác thử cắt 1/4 của HCTD ra xem có dễ thở không.Bác cứ xem thường vẽ bằng tay.ra công trường không lẽ cứ vác theo laptop mà vẽ.......

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
(Vẽ hình chiếu trục đo là bài tập cần thiết không thể thiếu được cho người học vẽ) cần thiết chỗ nào xin nói rõ

("Vậy nếu lỡ 1 cái lỗ hình elip thì bạn có nước mà bó tay"[/i] không có gì là khó vẽ cả) không biết thì đừng có nói càn, ví dụ như đường tròn thì trong hình chiếu trục đo vuông góc đều sẽ được vẽ thành 1 elip có trục lớn bằng 1.22d và trục nhỏ là 0.7d, hai con số này là chính xác chưa hay gần đúng vậy bạn?

(Hình một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau"[/i] Không có gì là khó vẽ cả) vẽ thử hình chiếu trục đo đi và email cho tui để thể hiện tay nghề của một người nói tui không biết tui vẽ gì cả :D

(Trong thực tế sản xuất người ta thường vẽ phác hình chiếu trục đo bằng tay cho nhanh hoặc vẽ hình 3D trên Autocad cho chính xác) vậy vẽ phác trên giấy mới dùng hình chiếu trục đo, còn trong Autocad dùng 3d như bạn nói cho nhanh thì vẽ hình chiếu trục đo trên Autocad làm gì nữa. Quá mâu thuẫn.

Một con bò đứng giữa đường cười, người hoạ sĩ vẽ con bò đó được một bức tranh tả cảnh thực>>> gọi và vẽ ký hoạ.

(Vẽ hình chiếu trục đo là bài tập cần thiết không thể thiếu được cho người học vẽ) cần thiết chỗ nào xin nói rõ

Học sinh học vẽ kỹ thuật bắt buộc phải làm bài tập:

Nội dung bài tập là cho hai hình chiếu, tìm hình chiếu thứ 3 và vẽ hình phối cảnh. Mục đích tìm hình chiếu thứ 3 và vẽ hình phối cảnh để biết được học sinh có biết đọc bản vẽ và có hình dung được vật thể mà đề bài ra chỉ có 2 hình chiếu.

vậy vẽ phác trên giấy mới dùng hình chiếu trục đo, còn trong Autocad dùng 3d như bạn nói cho nhanh thì vẽ hình chiếu trục đo trên Autocad làm gì nữa

Em nói vẽ 3D bằng cho chính xác chứ hông phải nhanh. Vẽ phác bằng tay kiểu gì cũng nhanh. Còn thày giáo bắt vẽ hình chiếu trục đo trên CAD để học sinh tập vẽ 2D cho thành thạo... mục đích cuối cùng vẫn là để học sinh có đọc được bản vẽ hay không. Trong sản xuất người ta cũng vẽ 3D để người thợ dễ đọc...

Muốn tìm hình chiếu thứ 3, phải kẻ đường dóng...muốn vẽ hình chiếu trục đo phải vẽ hệ trục toạ độ 0xyz trên mặt phẳng giấy vẽ góc độ tuỳ theo nhị trắc, đẳng trắc và...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Học sinh học vẽ kỹ thuật bắt buộc phải làm bài tập:

Nội dung bài tập là cho hai hình chiếu, tìm hình chiếu thứ 3 và vẽ hình phối cảnh.

Đi học phải vẽ hình chiếu trục đo để lấy điểm cao

Hehe

Yêu cầu của đề thi theo bạn nói là vẽ 3 hình chiếu rồi vẽ hình phối cảnh, vậy vẽ trục đo để làm gì vậy? Có trong đề thi kô?

Một người vẽ kỹ thuật mà không biết phân biệt giữa hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh thì đừng nên vẽ nữa! :D

Coi lại kiến thức hình học họa hình nè: Hình chiếu trục đo là kết quả của một phép chiếu song song, còn hình chiếu phối cảnh là kết quả của một phép chiếu xuyên tâm nè! Biết chửa!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Học sinh học vẽ kỹ thuật bắt buộc phải làm bài tập:

Nội dung bài tập là cho hai hình chiếu, tìm hình chiếu thứ 3 và vẽ hình phối cảnh.

Đi học phải vẽ hình chiếu trục đo để lấy điểm cao

Hehe

Yêu cầu của đề thi theo bạn nói là vẽ 3 hình chiếu rồi vẽ hình phối cảnh, vậy vẽ trục đo để làm gì vậy? Có trong đề thi kô?

Một người vẽ kỹ thuật mà không biết phân biệt giữa hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh thì đừng nên vẽ nữa! :D

Coi lại kiến thức hình học họa hình nè: Hình chiếu trục đo là kết quả của một phép chiếu song song, còn hình chiếu phối cảnh là kết quả của một phép chiếu xuyên tâm nè! Biết chửa!!!

hề hề hề buồn cười quá :D :D :D

Bây giờ thì em đã hiểu ra vì sao chỉ có vẽ cái hình đơn giản “Hình một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau” cũng không xong…

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đầu thế kỷ 15, rất nhiều người muốn tạo ra những hình ảnh giống với thế giới hiện thực. Kiến trúc sư người Ý Filippo Brunelleschi được coi là người đã đầu tiên sử dụng phối cảnh thực sự trong các bản vẽ. Ông đã vẽ những kiến trúc ở Florence giống hệt như thực tế nhờ một loạt các kỹ thuật mới. Ông dùng một điểm giữa là tâm của bức tranh, nơi mà vật thể càng ngày càng trở nên nhỏ hơn, thậm chí là không còn nhìn thấy nữa. Điểm này được gọi là điểm biến mất.

Các nghệ sĩ sau đó đã sớm sử dụng phối cảnh hai điểm và đa điểm tức là sử dụng các điểm biến mất trên một đường ngang chứ không còn là tâm của ảnh.

Là học sinh học vẽ ai cũng từng phải học qua vẽ hình chiếu phối cảnh và vẽ hình chiếu trục đo.

Ngày em đi học thầy giáo ra đề là vẽ hình phối cảnh!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Muốn vẽ hình chiếu hình chiếu trục đo một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau, một cách tương đối chính xác không đơn giản. Đầu tiên phải xác định được giao tuyến khối của hai khối trụ sẽ mất rất nhièu thời gian.

Sau khi có kích thước giao tuyến khối ta tiến hành vẽ hình chiếu trục đo, xem bài viết sau:

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=18347

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Muốn vẽ hình chiếu hình chiếu trục đo một cái ống nước ngã 3 với điều kiện là hai đường kính khác nhau, một cách tương đối chính xác không đơn giản. Đầu tiên phải xác định được giao tuyến khối của hai khối trụ sẽ mất rất nhièu thời gian.

Tui thấy có người nói rất đơn giản, sao họ không thử nói cách vẽ (có hình giải thích) để anh em mở rộng tầm mắt mà tham khảo chứ còn nói dóc là cái gì cũng dễ hết thì ai nói mà chẳng Ok.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tui thấy có người nói rất đơn giản, sao họ không thử nói cách vẽ (có hình giải thích) để anh em mở rộng tầm mắt mà tham khảo chứ còn nói dóc là cái gì cũng dễ hết thì ai nói mà chẳng Ok.

Không có gì khó vẽ cả chỉ có vẽ nhanh hay vẽ chậm và không biết vẽ mà thôi

Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo:

http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids...;ur=phamducdung

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chuẩn đấy bác ạ,vẽ giao tuyến 2 hình trụ đường kính khác nhau trên hình chiếu trục đo thực sự là ko đơn giản đâu. Nếu là sinh viên còn đang đi học thì ai hẳn cũng phải nhớ cái bài tập hình họa này làm từ năm nhất nó chỉ tìm các điểm giao nhau đăc biệt rồi phác đại khái giao tuyến thôi ko chính xác được(vẽ bằng tay do thầy giáo yêu cầu) :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
chuẩn đấy bác ạ,vẽ giao tuyến 2 hình trụ đường kính khác nhau trên hình chiếu trục đo thực sự là ko đơn giản đâu. Nếu là sinh viên còn đang đi học thì ai hẳn cũng phải nhớ cái bài tập hình họa này làm từ năm nhất nó chỉ tìm các điểm giao nhau đăc biệt rồi phác đại khái giao tuyến thôi ko chính xác được(vẽ bằng tay do thầy giáo yêu cầu) :D

Trong tất cả các kiểu giao tuyến thì giao tuyến giữa các mặt trụ với nhau là đơn giản và dễ tìm nhất.

Nếu cần vẽ hình khai triển thì mới phải cần chia chác nhiều phần nhỏ rồi kẻ vẽ... vì hình khai triển phải chính xác tương đối.

Hình chiếu trục đo không đòi hỏi chính xác như hình khai triển vì thế khi vẽ giao tuyến trên hình chiếu trục đo chỉ cần xác định toạ độ của 4 điểm trên đường sinh cũng đã là thừa đủ rồi!

Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo:

http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids...;ur=phamducdung

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong tất cả các kiểu giao tuyến thì giao tuyến giữa các mặt trụ với nhau là đơn giản và dễ tìm nhất.

Nói đúng

Nếu cần vẽ hình khai triển thì mới phải cần chia chác nhiều phần nhỏ rồi kẻ vẽ... vì hình khai triển phải chính xác tương đối.

Nói đúng luôn nhưng chúng ta nên nhớ là chúng ta đang bàn về hình chiếu trục đo vẽ bằng AutoCAD. Nếu hay khối trụ giao nhau mà ta vẽ bằng 3D thì tốn khoảng 15 giây, còn nếu vẽ bằng hình chiếu trục đo trong AutoCAD thì mất bao nhiêu? chắc cũng 15 nhưng đơn vị phía sau thì chưa biết.

Hình chiếu trục đo không đòi hỏi chính xác như hình khai triển vì thế khi vẽ giao tuyến trên hình chiếu trục đo chỉ cần xác định toạ độ của 4 điểm trên đường sinh cũng đã là thừa đủ rồi!

Cái này sai trầm trọng, một giao tuyến là đường cong trong không gian và đối xứng qua hai mặt phẳng mà anh cần chỉ có 4 điểm là có thể xác định được. anh sắp được giải thưởng như GS Ngô Bảo Châu rồi đó.

Kết luận: chả biết gì, cãi bừa, thật sự kém cỏi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Trong tất cả các kiểu giao tuyến thì giao tuyến giữa các mặt trụ với nhau là đơn giản và dễ tìm nhất.

Nói đúng

Nếu cần vẽ hình khai triển thì mới phải cần chia chác nhiều phần nhỏ rồi kẻ vẽ... vì hình khai triển phải chính xác tương đối.

Nói đúng luôn nhưng chúng ta nên nhớ là chúng ta đang bàn về hình chiếu trục đo vẽ bằng AutoCAD. Nếu hay khối trụ giao nhau mà ta vẽ bằng 3D thì tốn khoảng 15 giây, còn nếu vẽ bằng hình chiếu trục đo trong AutoCAD thì mất bao nhiêu? chắc cũng 15 nhưng đơn vị phía sau thì chưa biết.

Hình chiếu trục đo không đòi hỏi chính xác như hình khai triển vì thế khi vẽ giao tuyến trên hình chiếu trục đo chỉ cần xác định toạ độ của 4 điểm trên đường sinh cũng đã là thừa đủ rồi!

Cái này sai trầm trọng, một giao tuyến là đường cong trong không gian và đối xứng qua hai mặt phẳng mà anh cần chỉ có 4 điểm là có thể xác định được. anh sắp được giải thưởng như GS Ngô Bảo Châu rồi đó.

Kết luận: chả biết gì, cãi bừa, thật sự kém cỏi.

:D :D :rolleyes:Hị hị hị….buồn cười không tả được! :D :D :D

Anh đã nhầm lẫn "nghiêm trọng" giữa hình 3D và hình chiếu trục đo khi anh phát ngôn: “ một giao tuyến là đường cong trong không gian và đối xứng qua hai mặt phẳng mà anh cần chỉ có 4 điểm là có thể xác định được”.

Hình chiếu trục đo là hình vẽ trong môi trường 2D!

 

CHƯƠNG XI: PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC VÀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

Để biểu diễn các vật thể 3D lên trên các bản vẽ kĩ thuật người ta sử dụng các hình chiếu vuông góc, hình chiếu phụ, hình cắt, … Trong chương này chúng ta đi tìm hiểu phương pháp vẽ hình chiếu 2D không cần dựng mô hình thực 3D. Phương pháp biểu diễn các hình chiếu theo TCVN khác với tiêu chuẩn ANSI của Mỹ. Tuỳ thuộc vào hình dạng vật thể mà ta có thể biểu diễn chúng dưới dạng một hình chiếu, hai hình chiếu, ba hình chiếu và với hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần…

 

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chuong-xi-p...-do.271174.html

Tui đảm bảo 100% mấy ông thầy này chẳng biết gì về 3d cả.

Hi vọng phát ngôn trên của anh sớm đến tai Thủ tướng chính phủ, để Thủ tướng chính phủ đầu tư kinh phí cho các thầy giáo dậy vẽ kỹ thuật. Giống như việc chính phủ đã đầu tư 651 tỷ đồng đầu tư cho chương trình trọng điểm phát triển Toán học, sau khi Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt Giải Fields

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

comand: OS

trong thẻ Snap and Gird chọn lại Isometric snap

khi vẽ sử dụng (Ctrl+E) để vẽ mặt bằng đứng hay cạnh nha biggrin.gif

 

khi chuyển wa chế độ vẽ HCTD rồi thì làm sao chuyển trở lại ah? e có 1 file như vậy nhưng e ko chuyển lại dc,

Nhờ mọi người hướng dẫn giúp với

thanks!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×