Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
trinhsanghy

xin giúp đỡ về đồ án công nghệ

Các bài được khuyến nghị

em mới học vẽ cad nên còn rất nhiều bỡ ngỡ vì vậy khi làm đồ án gặp rất nhiều khó khăn mong các bác trên diễn đàn xem giúp em chi tiết này về đường nét (layer) và cách bố trí bản vẽ với.à tiện thể cho em hỏi luôn là chi tiết này http://www.cadviet.c...án_công_ngh.rar của em thì liệu gia công theo các nguyên công như thế này thì có phù hợp không ạ( nguyên công 1:dập phôi. nc2:tiện trục trơn,tiện rãnh và tiện côn. nc3: tiện trục trơn đầu to và tiện ren,nc4: khoan,khoét và doa lỗ phi 6 và phi 2,nc 5: kiểm tra....) mong các bác pro vào giúp cho thanks các bác nhiều.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em mới học vẽ cad nên còn rất nhiều bỡ ngỡ vì vậy khi làm đồ án gặp rất nhiều khó khăn mong các bác trên diễn đàn xem giúp em chi tiết này về đường nét (layer) và cách bố trí bản vẽ với.à tiện thể cho em hỏi luôn là chi tiết này http://www.cadviet.c...án_công_ngh.rar của em thì liệu gia công theo các nguyên công như thế này thì có phù hợp không ạ( nguyên công 1:dập phôi. nc2:tiện trục trơn,tiện rãnh và tiện côn. nc3: tiện trục trơn đầu to và tiện ren,nc4: khoan,khoét và doa lỗ phi 6 và phi 2,nc 5: kiểm tra....) mong các bác pro vào giúp cho thanks các bác nhiều.

Theo em thì đây là chi tiết nối ống độ chính xác không cần phải ghê gớm đến mức:

- Độ không đồng tâm giữa lỗ Ø2 với lỗ Ø6 <0.01

-Độ không vuông góc giữa mặt đầu với đường tâm lỗ <0.02

Chi tiết của anh, có rất nhiều phương án công nghệ:

Tạo phôi có 3 phương án:

- Phôi là thép tròn

- Phôi là thép hình lục giác

- Phôi rèn

Gia công cơ khí cũng có nhiều phương án:

Cách như anh đã trình bầy: không biết là anh khoan,khoét và doa lỗ phi 6 và phi 2 trên máy tiện hay máy khoan???

Gia công ren cũng có nhiều dạng tiện, tiện thô + bàn ren và cán ren

-Với chi tiết nhỏ từ M12 trở xuống trong thực tế thường ren thẳng bằng bàn ren chứ không tiện.

Tóm lại: Để dễ nhận xét về công nghệ chế tạo của anh hay đưa ra 1 phương án công nghệ, anh phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính năng kỹ thuật của chi tiết, nó lắp với bộ phận nào, số lượng cần gia công là bao nhiêu…??? Trên bản anh mới ghi độ, nhẵn Ra ≤1.25 không thấy ghi dung sai của lỗ Ø6, lỗ này ghép với cái gì???

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo em thì đây là chi tiết nối ống độ chính xác không cần phải ghê gớm đến mức:

- Độ không đồng tâm giữa lỗ Ø2 với lỗ Ø6 <0.01

-Độ không vuông góc giữa mặt đầu với đường tâm lỗ <0.02

Chi tiết của anh, có rất nhiều phương án công nghệ:

Tạo phôi có 3 phương án:

- Phôi là thép tròn

- Phôi là thép hình lục giác

- Phôi rèn

Gia công cơ khí cũng có nhiều phương án:

Cách như anh đã trình bầy: không biết là anh khoan,khoét và doa lỗ phi 6 và phi 2 trên máy tiện hay máy khoan???

Gia công ren cũng có nhiều dạng tiện, tiện thô + bàn ren và cán ren

-Với chi tiết nhỏ từ M12 trở xuống trong thực tế thường ren thẳng bằng bàn ren chứ không tiện.

Tóm lại: Để dễ nhận xét về công nghệ chế tạo của anh hay đưa ra 1 phương án công nghệ, anh phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính năng kỹ thuật của chi tiết, nó lắp với bộ phận nào, số lượng cần gia công là bao nhiêu…??? Trên bản anh mới ghi độ, nhẵn Ra ≤1.25 không thấy ghi dung sai của lỗ Ø6, lỗ này ghép với cái gì???

vâng rất cám ơn bác vì đã đưa ra lời nhận xét,góp ý quý báu về chi tiết của em và đây là đầy đủ đề bài về chi tiết đó sản lượng chi tiết là 3000 chi tiết và thiết bị gia công là trên các máy công cụ truyền thống còn như cái về - Độ không đồng tâm giữa lỗ Ø2 với lỗ Ø6 <0.01

-Độ không vuông góc giữa mặt đầu với đường tâm lỗ <0.02.

thì là đề bài đã cho bác ạ còn chức năng và nhiệm vụ để lắp vào đâu thì em cũng đang tìm hiểu mà chưa có được rõ cho lắm (mà theo em thì cái chi tiết này sẽ nối ống ở thùng dầu hoặc các thùng nước làm mát ở trong các bộ phận tưới nguội của máy tiện,phay... gì đó) (cái này thì đề bài không cho và bắt mình tự phải tìm hiểu) à mà bác ơi tiện thể cho em hỏi luôn là liệu chi tiết như thế này mình chọn gia công phôi bằng phương pháp dập liệu có được không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
vâng rất cám ơn bác vì đã đưa ra lời nhận xét,góp ý quý báu về chi tiết của em và đây là đầy đủ đề bài về chi tiết đó sản lượng chi tiết là 3000 chi tiết và thiết bị gia công là trên các máy công cụ truyền thống còn như cái về - Độ không đồng tâm giữa lỗ Ø2 với lỗ Ø6 <0.01 -Độ không vuông góc giữa mặt đầu với đường tâm lỗ <0.02. thì là đề bài đã cho bác ạ còn chức năng và nhiệm vụ để lắp vào đâu thì em cũng đang tìm hiểu mà chưa có được rõ cho lắm (mà theo em thì cái chi tiết này sẽ nối ống ở thùng dầu hoặc các thùng nước làm mát ở trong các bộ phận tưới nguội của máy tiện,phay... gì đó) (cái này thì đề bài không cho và bắt mình tự phải tìm hiểu) à mà bác ơi tiện thể cho em hỏi luôn là liệu chi tiết như thế này mình chọn gia công phôi bằng phương pháp dập liệu có được không?

Hế hề hề,

Chi tiết này mà chọn công nghệ dập thì không nên tạo lỗ và ren. Chỉ dập phôi đặc và gia công cơ lại.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Với sản lượng có 3000 chi tiết, anh không nên dùng dập nóng để tạo phôi, lý do công nghệ dập nóng chỉ áp dụng khi sản lượng lớn. Anh chỉ cần dùng thép định hình lục giác là được rồi.

Chưa biết chi tiết đó có tính năng kỹ thuật dư lào nhưng em nghĩ lỗ Ø6 cũng phải đồng tâm với M10x1. Cái dung sai Độ không đồng tâm giữa lỗ Ø2 với lỗ Ø6 <0.01 hơi bị vô lý vì dung sai này quá nhỏ, nó phụ thuộc vào độ chính xác của máy và tay nghề của thợ, thực tế hiếm gặp trường hợp nào đòi hỏi độ chính xác khắt khe đến như thế.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Anhvanyeuem không đọc kỹ bài viết của em rồi, thật buồn! Ở trên là em đang bàn đến Độ không đồng tâm giữa lỗ Ø2 với lỗ Ø6 <0.01 là khó gia công và đúng hơn là không thể gia công được trên các “phương tiện gia công đại chúng” ở nước ta. Còn với dòng “máy cao cấp” thì việc gia công đạt được độ chính xác về độ lệnh tâm ≤ 0,01 là chuyện nhỏ. Vấn đề em nêu ra ở đây là chi tiết trên có cần phải chính xác đến như vậy không???

 

Theo tiêu chuẩn dung sai Ø6H6 = Ø6+0,008 có thể gia công được được một cách dễ dàng trên các máy vạn năng thông thường.

Anhvanyeuem chắc là người phải là người hào hiêp, sống thoáng đãng hào hoa phong nhã lắm nên mới ứng xử với dung sai lỗ Ø6 một cách cởi mở rộng rãi mát mẻ đến ±0,5

Anh nên nhớ là với những lỗ nhỏ khoan rộng lỗ ra hoặc nhỏ lại so với đường kính danh nghĩa của mũi khoan khó lắm đấy, không dễ đâu ( Mũi khoan có đường kính Ø6 khoan ra lỗ Ø= >0,1 dễ hơn là khoan được rộng ra Ø= 6,2) Chắc là anh chưa từng khoan khoét doa bao giờ???

( Không biết ở Đức người ta cho dung sai sau dấu phẩy đến 6 số không ứng dụng cho lắp ghép cái gì??? Ở nước ta tiêu chuẩn về dung sai chỉ cập nhật đến 0,001 đã làm nhiều công nhân phải méo linh hồn rồi anh a!

Dung sai to hay bé phụ thuộc vào kiểu lắp ghép mà chi tiết yêu cầu. Nhiều người sai lầm trầm trọng khi cho dung sai nhỏ để người dự phòng người thợ là sai đi một ít là vừa.

Với các chi tiết không đòi hỏi lắp ghép chính xác, chi cần ghi dung sai kích thước tự do. (Chỉ cần ghi Ø6 thôi là người thợ có thể khoan được lỗ Ø= 6,0-:- 6,1)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ấy chà em quên mất,kekek,0,05! đãng trí quá vì 10-2 mà!Hihi!sửa lại rùi he! ah còn về bên Đức thì các bác ý chuyên về Cơ khí chính xác và công nghệ xử lý khí nén bác ah!ah mà là nó lên đến 10-8 cơ ,nhớ nhầm sang Nhật (10-6-Công nghệ ứng dụng-Kinh doanh chất xám)!

Ec còn về việc khoan khoét em ít làm em chỉ làm công tác trên thui!nên các bác thông cảm cho ém!nhất là bác Hoan2182 chém em ác quá!

Em không rành về lĩnh vực nén khí lắm! Cơ mà nếu dung sai của nó siêu phàm đến mức 10-8 , chắc hẳn là đường kính ống dẫn khí nén của nó chỉ nhỏ cỡ10-5 , nhỏ quá anh nhỉ, không biết là mắt thường có nhìn thấy cái ống nhỏ bé xinh xinh và dễ thương ấy hay không???

Căn cứ vào tiêu chuẩn của Đức nên anh đã chơi kiểu ghi kích thước dung sai Ø6±0,05 phải không??? Sai lệch giới hạn của Ø6 anh chơi kiểu hệ thống lỗ hay hệ thống trục??? cả hai hệ thống lắp ghép này trong tiêu chuẩn Việt Nam em chưa thấy chi tiết trục và lỗ nào có sai lệnh ± cả anh ạ! Anh nên cố gắng và chịu khó làm việc và ghi kích thước dung sai theo tiêu chuẩn anh ạ!

Em không dám "chém" anh đâu nhé, "chém" anh thì người đau chính là em chứ nào có được sung sướng gì! Mục đính em vào diễn đàn là để học tập và thư giản. Em thích trao đổi về những vấn đề liên quan đến công việc của em để hiểu thêm những cái mình chưa hiểu, chưa làm được và để kiểm chứng những cái mình đã làm...mong nhận được nhiều sự chia sẻ góp ý của mọi người> Cảm ơn anh đã giao lưu chia sẻ, hơi bị tiếc là em đã hết "hạn ngạch" nên không "vote" cho anh được nữa....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em không rành về lĩnh vực nén khí lắm! Cơ mà nếu dung sai của nó siêu phàm đến mức 10-8 , chắc hẳn là đường kính ống dẫn khí nén của nó chỉ nhỏ cỡ10-5 , nhỏ quá anh nhỉ, không biết là mắt thường có nhìn thấy cái ống nhỏ bé xinh xinh và dễ thương ấy hay không???

Căn cứ vào tiêu chuẩn của Đức nên anh đã chơi kiểu ghi kích thước dung sai Ø6±0,05 phải không??? Sai lệch giới hạn của Ø6 anh chơi kiểu hệ thống lỗ hay hệ thống trục??? cả hai hệ thống lắp ghép này trong tiêu chuẩn Việt Nam em chưa thấy chi tiết trục và lỗ nào có sai lệnh ± cả anh ạ! Anh nên cố gắng và chịu khó làm việc và ghi kích thước dung sai theo tiêu chuẩn anh ạ!

Em không dám "chém" anh đâu nhé, "chém" anh thì người đau chính là em chứ nào có được sung sướng gì! Mục đính em vào diễn đàn là để học tập và thư giản. Em thích trao đổi về những vấn đề liên quan đến công việc của em để hiểu thêm những cái mình chưa hiểu, chưa làm được và để kiểm chứng những cái mình đã làm...mong nhận được nhiều sự chia sẻ góp ý của mọi người> Cảm ơn anh đã giao lưu chia sẻ, hơi bị tiếc là em đã hết "hạn ngạch" nên không "vote" cho anh được nữa....

vâng đầu tiên thì mình xin trân thành cảm ơn tất cả những góp ý quý báu của các bác và các bạn đã chú ý và chỉ giáo cho mình những kinh nghiệm quý.mình cũng đã đi tham khảo thêm ý kiến của thầy giáo hướng dẫn đồ án của mình nữa.qua những chắt lọc thì mình thấy về vấn đề chọn phôi thầy cũng đã ok là sẽ chọn phôi dập(thầy cũng đã nói với mình rằng chi tiết này thực chất ra có thể dập cái là ra được luôn,nhưng đây là mình phải gia công trên các máy gia công truyền thống lên sẽ phải làm thêm một số nguyên công nữa) và mình cũng xin mạo muội nói một câu như thế này nếu như có gì không phải xin các bác bỏ quá cho chứ với một chi tiết nhỏ và bé như thế này thì ít khi người ta gia công trên các máy công cụ truyền thống lắm vì thực chất ra mà nói với lượng dư là 0,2-0,3 mm thì liệu trên các máy công cụ truyền thống sẽ tiện hoặc phay làm sao để đạt được kích thước chính xác được chỉ cần sơ xảy 1 lát cắt thui là chi tiết đã thành phế phẩm luôn rùi.vậy nên mình nghĩ hệ thống công nghệ này thực chất là rất ảo và cái sơ đồ nguyên công mà mình làm ra thì cũng chỉ là phương pháp quá cổ hủ chưa chắc gì đã có người dám làm trên thực tế "vì có thể cũng sẽ làm được nhưng mà chi phí cho sản xuất của nó có thể đắt hơn rất nhiều so với các phương pháp khác" vậy nên mình nghĩ những con số về độ đồng tâm kia thì cũng chỉ ảo tương tự như vậy thui các bác ạ đừng quá quan tâm tới nó làm gì ạ.vì thực chất nó cũng chỉ là sơ đồ nguyên công trên giấy tờ mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ được đưa vào thực tiễn sử dụng cả. khi được giao cái đề tài này mình cũng thấy khá chán nản rùi vậy nên mình có làm đi chăng nữa nhưng vẫn thấy hơi bùn đây là nhữn lời tâm sự thật lòng mình nếu có gì không đúng hoặc chưa phải thì mong các bác cho ý kiến. à mà tiện đây bác nào biết thêm về chức năng cũng như công dụng (chi tiết này được lắp ở bộ phận nào trong máy )của chi tiết cút nối này thì cho anh em tham khảo thêm với thanks các bác nhiều....à mà tiện thể cho mình hỏi luôn chút về đồ gá là để gia công chi tiết này mình dùng đồ gá là mâm cặp 3 chấu để gia công phần tiện ren và tiện trục trơn đầu to và mâm cặp 4 chấu cặp vào hình lục giác để gia công lỗ Ø2 với lỗ Ø6 như vậy liệu có được không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em mới học vẽ cad nên còn rất nhiều bỡ ngỡ vì vậy khi làm đồ án gặp rất nhiều khó khăn mong các bác trên diễn đàn xem giúp em chi tiết này về đường nét (layer) và cách bố trí bản vẽ với.à tiện thể cho em hỏi luôn là chi tiết này http://www.cadviet.c...án_công_ngh.rar của em thì liệu gia công theo các nguyên công như thế này thì có phù hợp không ạ( nguyên công 1:dập phôi. nc2:tiện trục trơn,tiện rãnh và tiện côn. nc3: tiện trục trơn đầu to và tiện ren,nc4: khoan,khoét và doa lỗ phi 6 và phi 2,nc 5: kiểm tra....) mong các bác pro vào giúp cho thanks các bác nhiều.

Mình có mấy ý kiến thế này:

+Phần tiện ren chưa có đường giới hạn ren

+Kích thước chiều dài phần tiện ren,dung sai

+Kích thước dài tổng thể.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình có mấy ý kiến thế này:

+Phần tiện ren chưa có đường giới hạn ren

+Kích thước chiều dài phần tiện ren,dung sai

+Kích thước dài tổng thể.

vâng cảm ơn mấy bác đã bớt chút thời gian vào và chia sẻ những kinh nghiệm cho em.còn đây là bản vẽ các nguyên công gia công chi tiết này còn rất nhiều sai sót bác nào biết thì vào cho em thêm chút lời tham khảo thêm về đồ gá và cách bố trí bản vẽ,chia khổ giấy sao cho đỡ bị nhỡ giấy,gia công như vậy đã tối ưu hay chưa ? thanks các bác nhiều http://www.cadviet.c...ve_chi_tiet.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng đầu tiên thì mình xin trân thành cảm ơn tất cả những góp ý quý báu của các bác và các bạn đã chú ý và chỉ giáo cho mình những kinh nghiệm quý.mình cũng đã đi tham khảo thêm ý kiến của thầy giáo hướng dẫn đồ án của mình nữa.qua những chắt lọc thì mình thấy về vấn đề chọn phôi thầy cũng đã ok là sẽ chọn phôi dập(thầy cũng đã nói với mình rằng chi tiết này thực chất ra có thể dập cái là ra được luôn,nhưng đây là mình phải gia công trên các máy gia công truyền thống lên sẽ phải làm thêm một số nguyên công nữa) và mình cũng xin mạo muội nói một câu như thế này nếu như có gì không phải xin các bác bỏ quá cho chứ với một chi tiết nhỏ và bé như thế này thì ít khi người ta gia công trên các máy công cụ truyền thống lắm vì thực chất ra mà nói với lượng dư là 0,2-0,3 mm thì liệu trên các máy công cụ truyền thống sẽ tiện hoặc phay làm sao để đạt được kích thước chính xác được chỉ cần sơ xảy 1 lát cắt thui là chi tiết đã thành phế phẩm luôn rùi.vậy nên mình nghĩ hệ thống công nghệ này thực chất là rất ảo và cái sơ đồ nguyên công mà mình làm ra thì cũng chỉ là phương pháp quá cổ hủ chưa chắc gì đã có người dám làm trên thực tế "vì có thể cũng sẽ làm được nhưng mà chi phí cho sản xuất của nó có thể đắt hơn rất nhiều so với các phương pháp khác" vậy nên mình nghĩ những con số về độ đồng tâm kia thì cũng chỉ ảo tương tự như vậy thui các bác ạ đừng quá quan tâm tới nó làm gì ạ.vì thực chất nó cũng chỉ là sơ đồ nguyên công trên giấy tờ mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ được đưa vào thực tiễn sử dụng cả. khi được giao cái đề tài này mình cũng thấy khá chán nản rùi vậy nên mình có làm đi chăng nữa nhưng vẫn thấy hơi bùn đây là nhữn lời tâm sự thật lòng mình nếu có gì không đúng hoặc chưa phải thì mong các bác cho ý kiến. à mà tiện đây bác nào biết thêm về chức năng cũng như công dụng (chi tiết này được lắp ở bộ phận nào trong máy )của chi tiết cút nối này thì cho anh em tham khảo thêm với thanks các bác nhiều....à mà tiện thể cho mình hỏi luôn chút về đồ gá là để gia công chi tiết này mình dùng đồ gá là mâm cặp 3 chấu để gia công phần tiện ren và tiện trục trơn đầu to và mâm cặp 4 chấu cặp vào hình lục giác để gia công lỗ Ø2 với lỗ Ø6 như vậy liệu có được không?

Không biết lượng dư 0,2-0,3 mm anh tra theo tài liệu nào??? Trong thực tế với lượng dư 0,2-0,3 với máy tiện bình dân, thợ có tay nghề khỏe vẫn có thể gia công được chính xác đến 0, 01. Lượng dư càng lớn càng dễ gia công vì phôi rèn dập thường hay gặp phải phôi bị biến cứng bề mặt, lượng ăn dao mỏng quá dao sẽ chóng mòn nhanh hỏng.

Cặp mâm cặp 4 chẩu không thể cặp được phôi lục giác, mâm cặp 3 chấu cặp được ngon lành, anh còn chần chừ gì nữa mà không cặp??? Nhưng em có thể nói cho anh biết trước rằng gia công lỗ Ø2 với lỗ Ø6 với điều kiện sai lệch về độ lệch tâm ≤0,01 ; gia công trên máy tiện, hoặc máy khoan thì tỷ lệ phế phẩm sẽ dao động trong khoảng 60- 70%, nếu thợ có tay nghề khỏe, còn thợ thợ yếu tay nghề thỉ tỷ lệ phế phẩm là 100%.

Như em đã nói ban đầu vẫn cứ là phải tìm hiểu xem chi tiết ấy có cần đòi hỏi độ chính xác đến như vậy hay không???

Nếu sai lệch Ø2 với lỗ Ø6 với điều kiện sai lệch về độ lệch tâm ≤0,2 thì việc gia công trên các "phương tiện gia công đại chúng"có thể làm ngon ghẻ. Nếu có máy tiện Rơ- von- ve chỉ cần một nguyên công là có thể gia công được (phôi là thép thanh định hình 6 cạnh). Nếu không có máy Rơ- von- ve có thể chia nhỏ nguyên công để gia công trên máy tiện hoặc máy khoan.

Nếu đúng là thầy đã nói: “chi tiết này thực chất ra có thể dập cái là ra được luôn,nhưng đây là mình phải gia công trên các máy gia công truyền thống lên sẽ phải làm thêm một số nguyên công nữa”. Em sẵn sàng đối chất với thầy vì câu nói vô trách nhiệm ấy, làm gì có chuyện lạ thế giới: ”Dập cái là ra được luôn”. Công nghệ dập nóng không thể tạo ra lỗ bậc có kích thước nhỏ Ø2, Ø6 và tạo ren được, chỉ cần cho ra được cái phôi đặc cũng phải qua mấy cái “đỏ lừ” và … không dễ xơi đâu! Với sản lượng có 3000 cái mà thầy chơi kiểu dập thì chỉ có tiền âm phủ mới có thể giải ngân được!

Khi thiết kế bản vẽ chi tiết bao giờ người ta cũng dựa vào tính năng kỹ thuật của chi tiết, khả năng có thể gia công được trên các “phương tiện gia công đại” chúng và các máy chuyên dụng cao cấp hiện có. Khi thiết kế quy trình công nghệ cái quan trọng hàng đầu vẫn phải căn cứ vào số lượng chi tiết. Khi lựa chọn phôi bao giờ người ta cũng phải lựa chọn phương án, cân nhắc vấn đề tiết kiệm vật tư và không tiết kiệm vật tư, cái nào có lợi? Miễn sao giá thành sản phẩm hạ mà vẫn đảm bảo năng suất chất lượng là được.

Anh cứ mạnh dạn vẽ đầy đủ các nguyên công, nếu có thể góp ý được sẽ đưa ra phương án sau! Chúc anh thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng vậy chúng ta có thể thảo luận chút chứ bạn nhỉ mình hi vọng là tất cả gia đình cad việt mình sẽ thảo luận 1 cách công bằng,trên tinh thần khoa học là chủ yếu và mình cũng muốn là thảo luận sẽ không gây mất tình cảm cũng như sẽ không làm mất đi sự nhiệt tình của bạn với bài viết của bất kỳ ai đó trên diễn đàn.( mình chỉ hơi lo xa chút thôi) thật sự là mình cũng chỉ có chút kinh nghiệm về gia công các chi tiết trên máy tiện ,phay.. nên mình cũng ko giám và cũng ko biết là độ đồng tâm của 2 lỗ Ø2 với lỗ Ø6 lại khó gia công tới vậy thanks bạn vì đã cho mình biết cái kiến thức quý báu này. nhưng với cái phôi có kích thước 12x23(mm)như thế này mà chọn làm phôi thép thanh thì ...nghe có vẻ gia công khá mất thời gian và làm giảm năng suất lao động.nếu như mình chọn dập thì lại ko phải gia công hình lục giác.còn nếu chọn phôi thanh lục giác thì liệu tiện cái hình lục giác đó thì cũng cần phải thợ có tay nghề khá cao thì mới có thể tiện được cái lục giác đó chứ bạn? mà bạn có biết giá để có thể dập 1 chiếc phôi không? vì điều này mình cũng khá mơ hồ nên có thể mình đã chọn phôi không được tối ưu cho lắm? thanks bạn nhiều và cái chi tiết mình đã tự vẽ sơ đồ các nguyên công ở trên đó bạn có thể xem lại và cho mình biết ý kiến của bạn như thế nào được chứ? còn về cái lượng dư 0.2 và 0.3 thì mình đã tra theo cuốn sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 trang 195 bạn có thể xem lại và cho mình biết những kinh nghiệm quý của bạn chứ ạ? hỳ thanks bạn rất nhiều xin trân thành cảm ơn.......!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhất trí như ủy ban!

Hì hì hì ... tuỳnh huỳnh là em cũng nhất trí như ủy ban! Hì hì hì...anh làm em buồn cười gần chết! Ủy ban người ta cần cái khác chứ có ai cần đến quy trình công nghệ gia công tinh hay gia công thô ...lỗ Ø6 đâu anh nhỉ??? Hì hì hì... :D :D :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hỳ bạn ơi bạn có thể chỉ cho mình biết giá thành khi mà mình gia công phôi dập được chứ mình cũng đang cần chút tài liệu đó nếu bạn có thì hay post lên cho tất cả anh em được xác thực nhé. mà cái chi tiết này của mình thì thuộc dạng sản xuất hàng loạt vừa vậy liệu chọn phôi dập có tối ưu không? các pro xin cho biết chút ý kiến ạ.mà tiện thể bác nào đã từng vẽ cad về khuôn dập thì làm ơn cho biết là cái khuôn dập mà em thiết kế như vậy có thể được không hay phải vẽ như thế nào mong các bác chỉ giáo hỳ đây là sơ đồ nguyên công http://www.cadviet.com/upfiles/3/103370_ban_ve_chi_tiet_1.rar

các bác xem rùi cho ý kiến chút ạ thanks các bạn và các bác nhiều

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không ý tui là nhất trí với ý kiến của bác trên kia kìa: còn về cái lượng dư 0.2 và 0.3 thì mình đã tra theo cuốn sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 trang 195 bạn có thể xem lại và cho mình biết những kinh nghiệm quý của bạn chứ ạ? hỳ thanks bạn rất nhiều xin trân thành cảm ơn.......!

Rất muốn gặp bác hoan2182 để hàn huyên kekekek! Uống rượ 3 ngày 8 dêm cho đỡ buòn!kekek!

Hề hề hề,

Vậy chứ còn 5 ngày nữa thì để làm cái chi hè????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Vậy chứ còn 5 ngày nữa thì để làm cái chi hè????

5 ngày để lên cad việt giao lưu vói anh em chứ răng nữa he? Vui chơi nhưng không quên nhiệm vụ mà!hiho!!

quên mất bác Bình,hiho! Có muốn uống 1 chút rượu không hey?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không ý tui là nhất trí với ý kiến của bác trên kia kìa: còn về cái lượng dư 0.2 và 0.3 thì mình đã tra theo cuốn sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 trang 195 bạn có thể xem lại và cho mình biết những kinh nghiệm quý của bạn chứ ạ? hỳ thanks bạn rất nhiều xin trân thành cảm ơn.......!

Rất muốn gặp bác hoan2182 để hàn huyên kekekek! Uống rượ 3 ngày 8 dêm cho đỡ buòn!kekek!

Hì hì hì... tình hình là em không biết uống rượi với lại em cũng bận nhiều việc lắm! Nếu anh buồn thì anh phải tìm người cũng buồn như mình chứ ??? Em là lúc nào cũng vui như tết anh ạ! :D

Về lượng dư em đã nói rồi: Trong thực tế với lượng dư 0,2-0,3 với máy tiện bình dân, thợ có tay nghề khỏe vẫn có thể gia công được đường chính xác đến 0, 01. Lượng dư càng lớn càng dễ gia công vì phôi rèn dập thường hay bị chai cứng bề mặt, lượng ăn dao mỏng quá dao sẽ chóng mòn nhanh hỏng, chất lượng bề mặt sa sút càng trầm trọng.

dap111.jpg

Bảng trên là lượng dư gia công cơ các vật rèn dập nóng đơn vị mm

Trọng lượng của phôi nhỏ ≤ 0,025. Bề dầy(cao), bề dài hoặc bề rông của phôi, dập trên máy ép có lực ép ≤ 50 tấn :

Nếu phôi dập loại 1 (chính xác cao) lượng dư gia công cơ là: 0,6

Nếu phôi dập loại 2 ( độ chính xác nâng cao) lượng dư gia công cơ là: 0,9

Nếu phôi dập loại 3 (độ chính xác thông thường) lượng dư gia công là 1.2

Ghi chú: bảng trên là lượng dư cho bề mặt gia công cấp độ nhẵn Ra ≤ 20 µm

Nếu cấp độ nhẵn từ Ra = (10-:- 5) µm phải cộng lượng dư trên thêm vào từ 0,3 – 0,5

Nếu cấp độ nhẵn Ra > 2.5 µm phải cộng lượng dư trển thêm vào từ 0,5-0,8

sre111.jpg

(ứng dụng cho các phôi có khối lượng lớn)

 

@ anh Trinhsanghy: Như em đã nói ở trên rồi: Nếu Ø2 với lỗ Ø6 đòi hỏi sai lệch về độ lệch tâm ≤0,01 ; gia công trên máy tiện, hoặc máy khoan thì tỷ lệ phế phẩm sẽ dao động trong khoảng 60- 70%, nếu thợ có tay nghề khỏe, còn thợ thợ yếu tay nghề thỉ tỷ lệ phế phẩm là 100%. Muốn gia công được chính xác phải dùng phương pháp gia công tia lửa điện.

Tóm lại vẫn cứ là phải tìm hiểu xem chi tiết ấy có cần đòi hỏi độ chính xác đến như vậy hay không???

-Nếu sai lệch Ø2 với lỗ Ø6 với điều kiện sai lệch về độ lệch tâm ≤0,2 thì việc gia công trên các "phương tiện gia công đại chúng"có thể làm ngon ghẻ. Nếu có máy tiện Rơ- von- ve chỉ cần một nguyên công là có thể gia công được (phôi là thép thanh định hình 6 cạnh). Nếu không có máy Rơ- von- ve có thể chia nhỏ nguyên công để gia công trên máy tiện hoặc máy khoan.

-Với sản lượng ít, chỉ có 3000 chi tiết không nên tạo phôi dập, dùng phôi cán nóng hoặc kéo nguội giá thành thép thanh hình lục giác sáu cạnh rẻ hơn nhiều lắm ứ!

Để dập nóng chi tiết trên phải qua ít nhất là 2- 3 nguyên công. Giá thành chế tạo khuôn dập nóng tương đương với giá bán 3000 chi tiết sản phẩm. Tạm tính là 25000 đồng (hai mươi nhăm ngàn đồng chẵn/1 sản phẩm, nếu chơi kiểu dập nóng, giá thành sẽ đội lên nhiều gấp nhiều lần. Nó chỉ rẻ khi gia công với số lượng lớn thôi anh à!)

-Bản vẽ của anh thể hiện chưa rõ ràng mạch lạc số ghi kích thước bé tí. Anh cố gắng đọc kỹ lại những vấn đề em đã nêu trong các bài viết, trình bày rõ ràng mạch lạc tươm tất gọn ghẽ lại bản vẽ, em đang mắc bận chút việc sẽ trả lời anh sau, thông cảm nhé!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hỳ hỳ cảm ơn anh em trong gia đình cad việt đã giúp đỡ mình trong cái đồ án này .sorry anh em vì không biết là anh em trên cadviet cũng có sở thích là uống rượu hì vậy khi nào mình làm xong cái đồ án này (cho thanh thản đầu óc cái)mình sẽ mời mấy anh em đi làm trầu nhỉ chắc mình không đủ nhiệt để có thể trụ được 3 ngày 8 đêm đâu chỉ có thể đc khoảng tầm 0,75l thui hy vọng là đủ chiều anh em trong cuộc vui hỳ thân ái thanks các bạn rất nhiều à quên mải huyên thuyên quá mà quên mất bác hoan2182 ơi bác lấy cái bảng số liệu đó ở đâu mà hay vậy ha. cho em biết tên cuốn đó để em tìm đọc được chứ ạ.em nghĩ cuốn đó rất nhiều kiến thức hay cho mọi người học hỏi hỳ thanks bác nhiều.à mà quên mất tiện thể anh em có thể cho mình tham khảo chút là cái chi tiết này của mình có thể cho vào chi tiết dạng gì được nhỉ? mình nghĩ có thể cho nó là trục rỗng không biết có được không nhỉ? hi vọng anh em có thể cho biết ý kiến

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng vậy chúng ta có thể thảo luận chút chứ bạn nhỉ mình hi vọng là tất cả gia đình cad việt mình sẽ thảo luận 1 cách công bằng,trên tinh thần khoa học là chủ yếu và mình cũng muốn là thảo luận sẽ không gây mất tình cảm cũng như sẽ không làm mất đi sự nhiệt tình của bạn với bài viết của bất kỳ ai đó trên diễn đàn.( mình chỉ hơi lo xa chút thôi) thật sự là mình cũng chỉ có chút kinh nghiệm về gia công các chi tiết trên máy tiện ,phay.. nên mình cũng ko giám và cũng ko biết là độ đồng tâm của 2 lỗ Ø2 với lỗ Ø6 lại khó gia công tới vậy thanks bạn vì đã cho mình biết cái kiến thức quý báu này. nhưng với cái phôi có kích thước 12x23(mm)như thế này mà chọn làm phôi thép thanh thì ...nghe có vẻ gia công khá mất thời gian và làm giảm năng suất lao động.nếu như mình chọn dập thì lại ko phải gia công hình lục giác.còn nếu chọn phôi thanh lục giác thì liệu tiện cái hình lục giác đó thì cũng cần phải thợ có tay nghề khá cao thì mới có thể tiện được cái lục giác đó chứ bạn? mà bạn có biết giá để có thể dập 1 chiếc phôi không? vì điều này mình cũng khá mơ hồ nên có thể mình đã chọn phôi không được tối ưu cho lắm? thanks bạn nhiều và cái chi tiết mình đã tự vẽ sơ đồ các nguyên công ở trên đó bạn có thể xem lại và cho mình biết ý kiến của bạn như thế nào được chứ? còn về cái lượng dư 0.2 và 0.3 thì mình đã tra theo cuốn sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 trang 195 bạn có thể xem lại và cho mình biết những kinh nghiệm quý của bạn chứ ạ? hỳ thanks bạn rất nhiều xin trân thành cảm ơn.......!

Nếu như tiện lỗ bậc thí dụ tiện 2 lỗ bậc Ø20 và Ø60 một lần gá trên máy tiện, có thể đảm bảo độ lệch tâm ≤ 0,01. Khoan khoét lệch tâm 2 lỗ nhỏ Ø2 và Ø6 một lần gá trên máy tiện rất khó đạt được độ lệnh tâm ≤ 0,01. Cái này anh làm thử biết liền. Nếu thợ có tay nghề khỏe tỷ lệ phế phẩm “cũng đạt” 60-70%.

-Anh nên suy ngẫm phương án em đã đưa ra: "Nếu tâm 2 lỗ Ø2 và lỗ Ø6 sai lệch về độ lệch tâm ≤0,2 thì việc gia công trên các "phương tiện gia công đại chúng"có thể làm ngon ghẻ!"

-Bản vẽ chi tiết của anh của anh không được hợp lý lắm anh thử kiểm tra lại xem. Đường kính ngoại tiếp lục giác = Ø12 => Đường kính nội tiệp lục giác = Ø9, trong khi đó lại có ren M10x1 > Ø9 có vô lý không???

- Dùng phôi dập, hoặc phôi cán nóng hay kéo nguội không cần phải gia công bề mặt 6 giác.

- Trên hình vẽ các nguyên công anh vẽ ký hiệu định vị bằng 5 bậc tự do(!!!) Anh hãy thành khẩn khai thật ra nó là những bậc tự do nào???

-Tài liệu ở bài viết trên em scan lại ở đây (trang 550 sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1):

schdd.jpg

- Em không biết uống rượu, nếu anh có nhã ý mời, em chỉ dám xin anh bát bún ốc thôi, nghĩ đến bún ốc em lại thèm quá!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hỳ bạn hoan2182 ơi cái đường tròn nội tiếp lục giác đó là 10 mm mà. bạn có thể kiểm tra lại nhé.hì còn chuyện độ đồng tâm của 2 cái lỗ biết sẽ phải nói như thế nào được nhỉ.như khúc mắc của bạn thì mình cũng đã mang lên hỏi ý kiến của thầy giáo hướng dẫn đồ án của mình. thầy cũng có nói là gia công trên 1 lần gá đặt đúng như lời của bạn nói nhưng tới cái chỗ mình nói với thầy là liệu cái độ lệch tâm như vậy có khắt khe quá hay không thì thầy lại không hề giải đáp tới vấn đề đó của mình thầy chỉ bảo là gia công trên 1 lần gá là có thể làm được. thực sự thì mình cũng thấy khá bức xúc nhưng bạn cũng nên hiểu cho mình là bọn mình chỉ làm đồ án trên giấy tờ thôi với lại.thực sự mà nói với lương tâm nghề nghiệp mình cũng muốn hỏi cho ra lẽ lắm(cho dù bây giờ mình chưa có làm nghề này nhưng mai sau chắc chắn là mình sẽ theo cái nghề này rùi.hì)nhưng ở đây là bọn mình cũng chỉ làm trên giấy tờ và cũng chưa hề đả động gì tới trình độ cũng như bậc của thợ để gia công 2 lỗ đó. theo mình thiết nghĩ thì cái đó có lẽ không thể sửa như ý kiến của bạn được. ( mình nghĩ đường lối công nghệ trong sách vở và ngoài thực tế có lẽ sẽ khác nhau ) đây sẽ là một kinh nghiệm quý báu để sau này ra trường mình có thể áp dụng để sản xuất trực tiếp các chi tiết.chứ thực chất bây giờ có lẽ cho mình gia công cái 2 lỗ đó có lẽ độ đồng tâm sai lệch là 0,3 hoặc 0,4 đi nữa cũng chưa chắc mình có thể gia công nổi hỳ có lẽ nói thế có phần hơi vô trách nhiệm nhưng thực chất mà nói cái độ không đồng tâm đó là đề bài đưa ra chứ cũng không phải là mình chọn lựa.nói đúng hơn là mình không được phép chọn lựa hỳ còn cái bản vẽ sơ đồ nguyên công thì mình cũng chỉ mạnh dạn đưa ra (mà chưa hề đi duyệt) nên có thể còn nhiều sai sót.thực chất thì mình đọc sách và tham khảo thêm ý kiến của các bạn bè dùng mâm cặp 3 chấu cặp phôi theo cách cặp dài có thể hạn chế tối đa là 5 bậc tự do trừ bậc tự do xoay quanh oz là chưa được hạn chế.(cái này thực chất mà nói mình cũng chưa có hiểu rõ bản chất của nó lắm mong bạn chỉ giáo thêm cho hỳ) .còn về cuốn tài liệu của bạn thì bọn mình làm đồ án theo cuốn tài liệu sổ tay cnctm của "gs.ts nguyễn đắc lộc" không biết cuốn của mình và cuốn của bạn có giống nhau về nội dung hay không nữa nhưng tất cả bọn mình đều được thầy giáo hướng dẫn bảo phải tra và làm đồ án theo cuốn này hỳ có lẽ mình sẽ tìm và đọc thêm cuốn của bạn để so sánh xem có gì khác nhau giữa 2 tác giả này không nữa.(mà trên hình ảnh của bạn mình không nhìn rõ tên của tác giả nữa bạn cho mình biết nhé)về phần bề mặt lục giác tất nhiên mình cũng không hề gia công bề mặt đó mà chỉ là hơi vát góc 1 chút xíu nhưng là mặt bên chứ ko hề động chút nào tới bề mặt đó cả. dù sao cũng thanks bạn rất nhiều vì đã cho mình tham khảo ý kiến sau vụ này mình có thể gặp nhau giao lưu và học hỏi được chứ hê hê mình thì không khoái cái món bún cho lắm sở trường của mình chỉ thích vui là chính ăn nhậu là chủ yếu hỳ hỳ.tuy mình cũng ít khi ăn các đặc sản ở hà nội nhưng mình nghĩ bún ốc hay cháo vịt thì cũng....phình phường phôi kaka "tôi thích bạn rùi đó" (đừng hiểu nhầm mà nghĩ tôi là gay nhá) há há à mà bạn ơi cho mình nhờ chút là bạn có thể cho biết là cái sơ đồ nguyên công dập đó của mình thiết kế như vậy có ổn không nếu phải sửa thì sẽ sửa như thế nào đây mình không biết nữa bạn có thể giúp mình được chứ? thanks bạn nhiều lắm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong tay em có hai tài liệu đều ghi lượng dư gia công cơ cho phôi đập như nhau. Em không tin là anh Trinhsanghy lại tra ra con số lượng dư 0,2-0,3 ???

Anhvanyeuem thân mến! Xin đừng gọi em bằng Mr hoan2182. Buồn cười lắm!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hỳ bạn hoan2182 ơi cái đường tròn nội tiếp lục giác đó là 10 mm mà. bạn có thể kiểm tra lại nhé.hì còn chuyện độ đồng tâm của 2 cái lỗ biết sẽ phải nói như thế nào được nhỉ.như khúc mắc của bạn thì mình cũng đã mang lên hỏi ý kiến của thầy giáo hướng dẫn đồ án của mình. thầy cũng có nói là gia công trên 1 lần gá đặt đúng như lời của bạn nói nhưng tới cái chỗ mình nói với thầy là liệu cái độ lệch tâm như vậy có khắt khe quá hay không thì thầy lại không hề giải đáp tới vấn đề đó của mình thầy chỉ bảo là gia công trên 1 lần gá là có thể làm được. thực sự thì mình cũng thấy khá bức xúc nhưng bạn cũng nên hiểu cho mình là bọn mình chỉ làm đồ án trên giấy tờ thôi với lại.thực sự mà nói với lương tâm nghề nghiệp mình cũng muốn hỏi cho ra lẽ lắm(cho dù bây giờ mình chưa có làm nghề này nhưng mai sau chắc chắn là mình sẽ theo cái nghề này rùi.hì)nhưng ở đây là bọn mình cũng chỉ làm trên giấy tờ và cũng chưa hề đả động gì tới trình độ cũng như bậc của thợ để gia công 2 lỗ đó. theo mình thiết nghĩ thì cái đó có lẽ không thể sửa như ý kiến của bạn được. ( mình nghĩ đường lối công nghệ trong sách vở và ngoài thực tế có lẽ sẽ khác nhau ) đây sẽ là một kinh nghiệm quý báu để sau này ra trường mình có thể áp dụng để sản xuất trực tiếp các chi tiết.chứ thực chất bây giờ có lẽ cho mình gia công cái 2 lỗ đó có lẽ độ đồng tâm sai lệch là 0,3 hoặc 0,4 đi nữa cũng chưa chắc mình có thể gia công nổi hỳ có lẽ nói thế có phần hơi vô trách nhiệm nhưng thực chất mà nói cái độ không đồng tâm đó là đề bài đưa ra chứ cũng không phải là mình chọn lựa.nói đúng hơn là mình không được phép chọn lựa hỳ còn cái bản vẽ sơ đồ nguyên công thì mình cũng chỉ mạnh dạn đưa ra (mà chưa hề đi duyệt) nên có thể còn nhiều sai sót.thực chất thì mình đọc sách và tham khảo thêm ý kiến của các bạn bè dùng mâm cặp 3 chấu cặp phôi theo cách cặp dài có thể hạn chế tối đa là 5 bậc tự do trừ bậc tự do xoay quanh oz là chưa được hạn chế.(cái này thực chất mà nói mình cũng chưa có hiểu rõ bản chất của nó lắm mong bạn chỉ giáo thêm cho hỳ) .còn về cuốn tài liệu của bạn thì bọn mình làm đồ án theo cuốn tài liệu sổ tay cnctm của "gs.ts nguyễn đắc lộc" không biết cuốn của mình và cuốn của bạn có giống nhau về nội dung hay không nữa nhưng tất cả bọn mình đều được thầy giáo hướng dẫn bảo phải tra và làm đồ án theo cuốn này hỳ có lẽ mình sẽ tìm và đọc thêm cuốn của bạn để so sánh xem có gì khác nhau giữa 2 tác giả này không nữa.(mà trên hình ảnh của bạn mình không nhìn rõ tên của tác giả nữa bạn cho mình biết nhé)về phần bề mặt lục giác tất nhiên mình cũng không hề gia công bề mặt đó mà chỉ là hơi vát góc 1 chút xíu nhưng là mặt bên chứ ko hề động chút nào tới bề mặt đó cả. dù sao cũng thanks bạn rất nhiều vì đã cho mình tham khảo ý kiến sau vụ này mình có thể gặp nhau giao lưu và học hỏi được chứ hê hê mình thì không khoái cái món bún cho lắm sở trường của mình chỉ thích vui là chính ăn nhậu là chủ yếu hỳ hỳ.tuy mình cũng ít khi ăn các đặc sản ở hà nội nhưng mình nghĩ bún ốc hay cháo vịt thì cũng....phình phường phôi kaka "tôi thích bạn rùi đó" (đừng hiểu nhầm mà nghĩ tôi là gay nhá) há há à mà bạn ơi cho mình nhờ chút là bạn có thể cho biết là cái sơ đồ nguyên công dập đó của mình thiết kế như vậy có ổn không nếu phải sửa thì sẽ sửa như thế nào đây mình không biết nữa bạn có thể giúp mình được chứ? thanks bạn nhiều lắm

 

Về việc đo đường kính đường tròn nội tiếp lục ra nó Ø9 , hôm nay em mới phát hiện là do Dimension Style Standard trong file bản vẽ của anh Trinhsanghy bị lỗi em không rõ anh đã chỉnh sửa kiểu gì ???

Em đã ra câu hỏi trong này: http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=59054&st=20

 

Đồ án thầy đưa ra không mang tính thực tế, nếu “thầy chỉ bảo là gia công trên 1 lần gá là có thể làm được” thì cũng đành phải chấp nhận thôi! Làm được nhưng phế phẩm nhiều thầy có chịu không??? Nếu thầy đã nói thế chỉ còn cách gia công bằng tia lửa điện mới đảm bảo được chính xác.

Về cái cái bậc tự do định anh viết: “thực chất thì mình đọc sách và tham khảo thêm ý kiến của các bạn bè dùng mâm cặp 3 chấu cặp phôi theo cách cặp dài có thể hạn chế tối đa là 5 bậc tự do trừ bậc tự do xoay quanh oz là chưa được hạn chế” là chưa đúng đâu và còn sai cơ bản nữa!

C13-13.1image001.jpg

C13-13.1image006.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hỳ bạn hoan2182 ơi cái đường tròn nội tiếp lục giác đó là 10 mm mà. bạn có thể kiểm tra lại nhé.hì còn chuyện độ đồng tâm của 2 cái lỗ biết sẽ phải nói như thế nào được nhỉ.như khúc mắc của bạn thì mình cũng đã mang lên hỏi ý kiến của thầy giáo hướng dẫn đồ án của mình. thầy cũng có nói là gia công trên 1 lần gá đặt đúng như lời của bạn nói nhưng tới cái chỗ mình nói với thầy là liệu cái độ lệch tâm như vậy có khắt khe quá hay không thì thầy lại không hề giải đáp tới vấn đề đó của mình thầy chỉ bảo là gia công trên 1 lần gá là có thể làm được. thực sự thì mình cũng thấy khá bức xúc nhưng bạn cũng nên hiểu cho mình là bọn mình chỉ làm đồ án trên giấy tờ thôi với lại.thực sự mà nói với lương tâm nghề nghiệp mình cũng muốn hỏi cho ra lẽ lắm(cho dù bây giờ mình chưa có làm nghề này nhưng mai sau chắc chắn là mình sẽ theo cái nghề này rùi.hì)nhưng ở đây là bọn mình cũng chỉ làm trên giấy tờ và cũng chưa hề đả động gì tới trình độ cũng như bậc của thợ để gia công 2 lỗ đó. theo mình thiết nghĩ thì cái đó có lẽ không thể sửa như ý kiến của bạn được. ( mình nghĩ đường lối công nghệ trong sách vở và ngoài thực tế có lẽ sẽ khác nhau ) đây sẽ là một kinh nghiệm quý báu để sau này ra trường mình có thể áp dụng để sản xuất trực tiếp các chi tiết.chứ thực chất bây giờ có lẽ cho mình gia công cái 2 lỗ đó có lẽ độ đồng tâm sai lệch là 0,3 hoặc 0,4 đi nữa cũng chưa chắc mình có thể gia công nổi hỳ có lẽ nói thế có phần hơi vô trách nhiệm nhưng thực chất mà nói cái độ không đồng tâm đó là đề bài đưa ra chứ cũng không phải là mình chọn lựa.nói đúng hơn là mình không được phép chọn lựa hỳ còn cái bản vẽ sơ đồ nguyên công thì mình cũng chỉ mạnh dạn đưa ra (mà chưa hề đi duyệt) nên có thể còn nhiều sai sót.thực chất thì mình đọc sách và tham khảo thêm ý kiến của các bạn bè dùng mâm cặp 3 chấu cặp phôi theo cách cặp dài có thể hạn chế tối đa là 5 bậc tự do trừ bậc tự do xoay quanh oz là chưa được hạn chế.(cái này thực chất mà nói mình cũng chưa có hiểu rõ bản chất của nó lắm mong bạn chỉ giáo thêm cho hỳ) .còn về cuốn tài liệu của bạn thì bọn mình làm đồ án theo cuốn tài liệu sổ tay cnctm của "gs.ts nguyễn đắc lộc" không biết cuốn của mình và cuốn của bạn có giống nhau về nội dung hay không nữa nhưng tất cả bọn mình đều được thầy giáo hướng dẫn bảo phải tra và làm đồ án theo cuốn này hỳ có lẽ mình sẽ tìm và đọc thêm cuốn của bạn để so sánh xem có gì khác nhau giữa 2 tác giả này không nữa.(mà trên hình ảnh của bạn mình không nhìn rõ tên của tác giả nữa bạn cho mình biết nhé)về phần bề mặt lục giác tất nhiên mình cũng không hề gia công bề mặt đó mà chỉ là hơi vát góc 1 chút xíu nhưng là mặt bên chứ ko hề động chút nào tới bề mặt đó cả. dù sao cũng thanks bạn rất nhiều vì đã cho mình tham khảo ý kiến sau vụ này mình có thể gặp nhau giao lưu và học hỏi được chứ hê hê mình thì không khoái cái món bún cho lắm sở trường của mình chỉ thích vui là chính ăn nhậu là chủ yếu hỳ hỳ.tuy mình cũng ít khi ăn các đặc sản ở hà nội nhưng mình nghĩ bún ốc hay cháo vịt thì cũng....phình phường phôi kaka "tôi thích bạn rùi đó" (đừng hiểu nhầm mà nghĩ tôi là gay nhá) há há à mà bạn ơi cho mình nhờ chút là bạn có thể cho biết là cái sơ đồ nguyên công dập đó của mình thiết kế như vậy có ổn không nếu phải sửa thì sẽ sửa như thế nào đây mình không biết nữa bạn có thể giúp mình được chứ? thanks bạn nhiều lắm

Hề hề hề,

Thực tình mình tới hôm nay mới xem được cái bản vẽ của bạn do bác Hoan2182 psot lên ở topic khác. Quả nhiên thầy phê nét vẽ yếu là chẳng oan.

Bản vẽ chi tiết của bạn xem qua thấy có nhiều vấn đề cần sửa, nếu không e khó qua nổi mắt các thầy..

Bản vẽ công nghệ thì mình tịt không mở được do bạn xài CAD LT thì phải. nó cứ đòi cài DWG trueView. Mình đã cài mà vẫn không mở được.

Về bản vẽ chi tiết, xin góp vài ý ngoài những điều mà bác hoan2182 đã phán như sau:

1/- Nét vẽ không thẳng thớm chi cả (yếu quá không đứng ngay ngắn được à). Các nét khuất nên tăng linetype Scale lên để thấy được là nó khuất chứ để vậy xem như nét liền là toi. Nhất là khi in ra thì chả có màu mè chi nửa mà phân biệt bạn ạ.

2/- Mặt cắt trên hình chiếu phía bên tay phải vẽ bị sai rồi, Bạn cắt qua đâu mà lại nhìn thấy cái mặt cắt như vậy???

Nếu cắt qua phần lục giác thì sẽ không có nét hình chiếu của phần trụ ren M10. Nếu cắt qua phần trụ ren M10 thì sẽ không có nét gạch mặt cắt ăn ra hết cái lục giác và sẽ thiếu nét chân ren M10.

Trên hình chiếu này thiếu nét khuất của đường kính trụ phi 4 và nét khuất của đường kính ngoài mặt đầu phần côn.

Trên hình chiếu phía bên trái thiếu nét thấy của đường đáy lỗ phi 6 ở phần mặt cắt. Nét này phải ăn vào tới đường tâm lỗ. Đồng thới thiếu nét chân đường vát mép 45 độ ở phần hình chiếu.

3/- Việc ghi kích thước hoàn tòan chưa ổn: vừa thiếu vừa thừa và có nhẽ bạn cũng chưa hiểu hết về các kích thước cần ghi này.

Với chi tiết này kích thước khoảng cách giữa hai cạnh lục giác là kích thước cần quan tâm vì đây là kích thước làm việc, bạn sẽ phải sử dụng cle 10 theo tiêu chuẩn chung chứ không nhẽ bạn chế riêng cái cle dùng để vặn cái cút này. Vì thế cái kích thước đường kính 12 chỉ dùng để tham khảo chứ không phải là đúng i sì phooc 12 được. (nó nhỏ hơn 12 một chút ~ 11.54...).

Thiếu kích thước chiều dài phần ren M10, kích thước lỗ phi 2, kích thước r fillet và kích thước vát mép 45 độ.

Kích thước Rz 40 ghi chi cho ... thừa vậy.

4/- Về kết cấu chi tiết chưa hợp lý, cần có rãnh thoát dao để có thể ren hết phần trụ M10. Như vậy khi sủ dụng mới có thể vặn cút vào sát với bề mặt đặt zoăng làm kín được (Vì bạn sử dụng ren M10 chứ không phải ren ống có độ côn nhỏ.)

5/- Phần khung tên trình bày quá cẩu thả, chỗ viết hoa, chỗ viết thường tùm lum không theo một quy tắc chính tả nào cả. Vậy có xứng đáng là sinh viên đại học hay không???

Nếu mình được chấm bài của bạn thì chỉ cần nhìn cái khung tên là bạn đã đủ tiêu chuẩn làm lại đồ án rồi (do thiếu tôn trọng giáo viên chấm bài)

 

Vài điều khó nghe, mong bạn lưu tâm hoàn thiện công việc của mình.

Về phần công nghệ, nếu bạn muốn nghe và chịu khó post bản vẽ dạng CAD2004 thì mình sẽ góp ý thêm, Còn bây giờ thì chịu chết do mình chả mở được bản vẽ của bạn nên không làm thấy bói xem voi được.

 

Chúc bạn bảo vệ thành công đồ án của bạn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hì hì bác Bình bảo là: "Còn bây giờ thì chịu chết do mình chả mở được bản vẽ của bạn nên không làm thấy bói xem voi được." Thế mà nhận xét của bác cũng rất đúng, chính xác, rõ ràng , thẳng thắn và chân thành :

"-5/- Phần khung tên trình bày quá cẩu thả, chỗ viết hoa, chỗ viết thường tùm lum không theo một quy tắc chính tả nào cả. Vậy có xứng đáng là sinh viên đại học hay không???

Nếu mình được chấm bài của bạn thì chỉ cần nhìn cái khung tên là bạn đã đủ tiêu chuẩn làm lại đồ án rồi (do thiếu tôn trọng giáo viên chấm bài)"

ở trên em đã viết:

-Bản vẽ của anh thể hiện chưa rõ ràng mạch lạc số ghi kích thước bé tí. Anh cố gắng đọc kỹ lại những vấn đề em đã nêu trong các bài viết, trình bày rõ ràng mạch lạc tươm tất gọn ghẽ lại bản vẽ, em đang mắc bận chút việc sẽ trả lời anh sau, thông cảm nhé!

Thực ra là em không muốn trả lời về cách trình bầy cẩu thả của anh ấy...và em cũng không tin rằng trên đời này lại có cái gọi là đồ án môn học mà thầy giáo lại ra đề ngô nghê đến như thế!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×