Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
skymize

Thắc mắc về chọn động cơ

Các bài được khuyến nghị

Chào mọi người.

Em là sinh viên đang làm đồ án thiết kế Hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp, bây giờ đang vấp phải vấn đề ở phần chọn động cơ.

Công suất cần thiết của hộp giảm tốc em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang. Số vòng quay sơ bộ khoảng 400 vòng/phút

Bây giờ em không biết chọn động cơ thế nào cho phù hợp, chọn động cơ 500 vòng/phút thì công suất động cơ quá lớn (45kW so với cần thiết là 3kW) => lỗ

Chọn động cơ 720 vòng/phút với công suất động cơ 4kW thì tỉ số truyền quá lớn uh=72 (lớn hơn so với tỉ số truyền giới hạn là 40) => không thể phân phối tỉ số truyền cho hộp giảm tốc.

Anh chị có kinh nghiệm về chọn động cơ kiểu này xin cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào mọi người.

Em là sinh viên đang làm đồ án thiết kế Hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp, bây giờ đang vấp phải vấn đề ở phần chọn động cơ.

Công suất cần thiết của hộp giảm tốc em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang. Số vòng quay sơ bộ khoảng 400 vòng/phút

Bây giờ em không biết chọn động cơ thế nào cho phù hợp, chọn động cơ 500 vòng/phút thì công suất động cơ quá lớn (45kW so với cần thiết là 3kW) => lỗ

Chọn động cơ 720 vòng/phút với công suất động cơ 4kW thì tỉ số truyền quá lớn uh=72 (lớn hơn so với tỉ số truyền giới hạn là 40) => không thể phân phối tỉ số truyền cho hộp giảm tốc.

Anh chị có kinh nghiệm về chọn động cơ kiểu này xin cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn

Có thể tóm tắt đồ án của bạn như sau:

Tk Hộp Giảm Tóc 2 cấp bánh răng trụ. bộ truyền đai thang có:

Pct= 3kw

Nsb = khoảng 400 v/p

Chọn động cơ phù hợp?

Góp ý:

Thứ nhất động cơ được chọn phải thão mãn các điều kiện:

- Pđc >= Pct

- Nđb gần bằng Nsb

- Tmm/T <= Tk/Tdn

Theo đó có thể chọn động cơ phù hợp với nó, ở đây bạn chưa cho mình các thông số rõ lắm,để mình kiểm tra từ đầu!

Bạn có thể cho mình cái đề của bạn cụ thể được không( Đề bài ý), như thế mình sẽ giúp bạn hiệu quả hơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào mọi người.

Em là sinh viên đang làm đồ án thiết kế Hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp, bây giờ đang vấp phải vấn đề ở phần chọn động cơ.

Công suất cần thiết của hộp giảm tốc em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang. Số vòng quay sơ bộ khoảng 400 vòng/phút

Bây giờ em không biết chọn động cơ thế nào cho phù hợp, chọn động cơ 500 vòng/phút thì công suất động cơ quá lớn (45kW so với cần thiết là 3kW) => lỗ

Chọn động cơ 720 vòng/phút với công suất động cơ 4kW thì tỉ số truyền quá lớn uh=72 (lớn hơn so với tỉ số truyền giới hạn là 40) => không thể phân phối tỉ số truyền cho hộp giảm tốc.

Anh chị có kinh nghiệm về chọn động cơ kiểu này xin cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn

Nếu chọn công suất động cơ bé hơn công suất phụ tải yêu cầu thì động cơ sẽ luôn làm việc quá tải, nhiệt độ tăng quá nhiệt độ phát nóng cho phép, động cơ sẽ chóng hỏng. Nếu chọn công suất lớn quá sẽ tăng vốn đầu tư, động cơ làm việc non tải, hiệu suất động cơ thấp, nếu là động cơ điện không đồng bộ thì hệ số công suất cosφ của động cơ sẽ thấp…

 

Trường hợp của bạn không thể chọn động cơ có số vòng quay 720 v/p là có lý, đúng như bạn đã phân tích vì bạn đã làm theo đúng đúng sách :

Tỷ số truyền động trung bình của chuyển động đai thang i = (2- 6), của truyền động bánh răng trụ hộp giảm tốc 2 cấp i = ( 8- 40)

Tuy nhiên đó chỉ là tỉ số truyền trung bình, là tỉ số truyền nên dùng, chứ không phải là bắt buộc phải dùng như thế. Tác giả Nguyễn Trọng Hiệp và Nguyễn Văn Lẫm vẫn thân thiện giải thoát cho bạn một con đường rộng mở, phấp phới tương lai phía trước là: Ở các hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp tiêu chuẩn ( ГOCT 2188-55 ) có giới hạn imax = 50, muốn có tỉ số truyền lớn hơn có thể dùng hộp giảm tốc 3 cấp…Khuyết điểm của loại này là bánh răng phân bố không đối xứng với gối tựa. vì thế tải trọng phân bố không đều trên các ổ trục. Các ổ trục được chọn theo tải trọng lớn nhất nên kích thước hộp giảm tốc kềnh càng…

 

Việc phân phối tỉ số truyền phải đảm bảo nguyên tắc:

-Đảm bảo khuôn khổ và trọng lượng hộp giảm tốc nhỏ nhất.

- Đảm bảo việc bôi trơn tốt nhất.

 

Theo một số tài liệu, nếu tăng trị số ứng suất cho phép khoảng 1,5 lần thì khoảng các trục A giảm 24%, nếu giảm ứng suất cho phép khoảng 40% thì khoảng cách trục A tăn1.4 lần…Kết quả phân tích cũng chứng tỏ rằng khoảng cách trục A phụ thuộc rất ít vào tỉ số truyền i.

Trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp, để các bánh răng bị dẫn của cấp nhanh và cấp chậm đều được ngâm trong dầu gần như nhau, tức là đường kính của các bánh răng phải xấp xỉ nhau ( Dc2~ Dc4 hoặc Dc4 lớn hơn Dc2 một tý) nên phân phối tỉ số truyền cấp nhanh in lớn hơn tỷ số truyền cấp chậm ic :

in = (1,2-1,3) ic

Đối với bộ truyền đai thang, giả sử như bạn chọn i = 6 , bạn phải lựa chọn sơ bộ khoảng cách trục A của bộ truyền đai hình thang A= 0,85 D2 . sau đó mới tính toán chính xác chiều dài đai L và khoảng cách trục A, kiểm nghiệm góc ôm và xác định số đai cần thiết.

 

Ở trên là nói theo lý thuyết trong trường hợp bắt buộc phải dùng đai thang + với hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp. Trong thực tế sản xuất người ta chỉ quan tâm đến thông số công suất và vận tốc của đầu ra của hộp giảm tốc làm căn cứ để xác định lựa chọn kết cấu của bộ truyền sao cho giá thành rẻ nhất là OK. Có thể làm nhỏ gọn bộ truyền bằng cách thay động cơ thường bằng động cơ giảm tốc, hoặc tăng giảm đường kính của bộ phận lắp trên trục ra của hộp giảm tốc.

Còn việc tính toán công suất động cơ ư? Chẳng ai có thể tính toán được chính xác tuyệt đối, sai số cỡ vài chục % là chuyện nhỏ. Kết quả cuối cùng vẫn phải kiểm tra năng lực làm việc của động cơ bằng cách lắp động cơ lên chạy thử, dùng Ampe kìm để kiểm tra dòng điện thực tế so với dòng định mức của động cơ, nó đạt mức nhỏ một tý hoặc bằng là OK, nó lớn quá hoặc nhỏ thay động cơ, khỏi phải lăn tăn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

theo mình bạn đã tính nhầm số vòng quay sơ bộ,hoặc có thể đề bài của bạn có vấn đề vì:

 

theo bạn tính toán thì:

-số vòng quay sơ bộ của trục động cơ là: n1=400

-số vòng quay của trục công tác là : n2=2

ta biết rằng động cơ được chọn phải có số vòng quay >=số vòng quay sơ bộ

khi đó tỉ số truyền tối thiểu phải là:

i=n1/n2 = 400/2 =200

mà quá trình truyền động sẽ như sau:

động cơ ==>hộp giảm tốc==>đai thang==>trục công tác

theo sách thiết kế chi tiết máy thì:

-hộp giảm tốc hai cấp bánh răng trụ có tỉ số truyền giới hạn=(8-40)

-đai thang có tỉ số truyền <=6

do đó tỉ số truyền của hộp giảm tốc hai cấp bánh răng trụ kêt hợp đai thang chỉ nện chọn gần gần 46 bạn à

ban xem lai nha

neu can thi ban gui de len day anh em cuang mỏ xẻ nha-

Bạn thử mở sách ra xem lại xem, nó là tỉ số truyền giới hạn hay là tỷ số truyền trung bình như mình đã viết ở bài trên nhá!

Trong thực tế sản xuất đai thang tỉ số truyền lên tới i =10 chạy vẫn ngon lành. trong sách Hướng dẫn thiết kế chi tiết máy – Chương 5 Truyền động đai có viết:

- "Truyền động đai có thể làm việc với công suất đến 1500 Kw, nhưng thường dùng trong khoảng 0,3 -500 Kw. Tỷ số truyền i của truyền động đai dẹt thường không quá 5, đối với bộ truyền có bánh căng i có thể đến 10, đối với bộ trruyền đai thang i không quá 10".

Mình vẫn thường thiết kế hệ truyền động (mình không có khái niệm về hộp giảm tốc hay tăng tốc). Căn cứ vào công suất và số vòng quay cần thiết của đầu ra ví dụ như đầu đề của bạn skymize là : em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang.

Mình thường thiết kế theo hành trình sau:

động cơ > đai thang > hộp giảm tốc >trục công tác.

 

Lần đầu tiên mình dòm thấy cái mô hình của bạn:

động cơ ==>hộp giảm tốc==>đai thang==>trục công tác

Mình không hiểu mô hình thiết kế của bạn đưa ra nó giải quyết cái gì, sự khác nhau giữa bộ truyền đai thang đặt trước và đặt sau hộp giảm tốc?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn thử mở sách ra xem lại xem, nó là tỉ số truyền giới hạn hay là tỷ số truyền trung bình như mình đã viết ở bài trên nhá!

Trong thực tế sản xuất đai thang tỉ số truyền lên tới i =10 chạy vẫn ngon lành. trong sách Hướng dẫn thiết kế chi tiết máy – Chương 5 Truyền động đai có viết:

- "Truyền động đai có thể làm việc với công suất đến 1500 Kw, nhưng thường dùng trong khoảng 0,3 -500 Kw. Tỷ số truyền i của truyền động đai dẹt thường không quá 5, đối với bộ truyền có bánh căng i có thể đến 10, đối với bộ trruyền đai thang i không quá 10".

Mình vẫn thường thiết kế hệ truyền động (mình không có khái niệm về hộp giảm tốc hay tăng tốc). Căn cứ vào công suất và số vòng quay cần thiết của đầu ra ví dụ như đầu đề của bạn skymize là : em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang.

Mình thường thiết kế theo hành trình sau:

động cơ > đai thang > hộp giảm tốc >trục công tác.

 

Lần đầu tiên mình dòm thấy cái mô hình của bạn:

động cơ ==>hộp giảm tốc==>đai thang==>trục công tác

Mình không hiểu mô hình thiết kế của bạn đưa ra nó giải quyết cái gì, sự khác nhau giữa bộ truyền đai thang đặt trước và đặt sau hộp giảm tốc?

Cái này em mình nhất trí với bác,Khi thiết kế thì thường làm theo trình tự : động cơ (Chọn động cơ) > đai thang (Thiết kế bộ truyền ngoài)> hộp giảm tốc( bộ truyền trong) >trục công tác (Thiết kế trục)chứ không phải là: động cơ ==>hộp giảm tốc==>đai thang==>trục công tác Bạn Giang ah!Bạn xem lại nhé!

Còn chủ topic chưa cho 1 cái đề cụ thể thì các bác cũng không nên bói tung bói mò!khi nào chủ topic có sự thể hiện rõ hơn thì khi đó anh em mình cùng mổ xẽ vấn đề!

Chúc các bác mạnh khoẻ!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái này em mình nhất trí với bác,Khi thiết kế thì thường làm theo trình tự : động cơ (Chọn động cơ) > đai thang (Thiết kế bộ truyền ngoài)> hộp giảm tốc( bộ truyền trong) >trục công tác (Thiết kế trục)chứ không phải là: động cơ ==>hộp giảm tốc==>đai thang==>trục công tác Bạn Giang ah!Bạn xem lại nhé!

Còn chủ topic chưa cho 1 cái đề cụ thể thì các bác cũng không nên bói tung bói mò!khi nào chủ topic có sự thể hiện rõ hơn thì khi đó anh em mình cùng mổ xẽ vấn đề!

Chúc các bác mạnh khoẻ!

Mình nghĩ khác bạn I m a Loner , ở đây không phải bói tung bói mò như bạn nói. Chủ topic đã viết rành rọt Công suất cần thiết của hộp giảm tốc em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang là quá đủ điều kiện để thiết kế.

-Nếu làm đồ án môn học việc phân phối tỉ số truyền cho bộ truyền đai thang và hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp cũng đủ điều kiện để phân phối tỉ số truyền như mình đã phân tích ở các bài viết trên. Tuy nhiên việc yêu cầu số vòng quay trên trục đầu ra chỉ có 2 v/p , kết cấu hộp giảm tốc sẽ kềnh kàng, chiếm nhiều không gian lắp đặt, tốn nhiều vật liệu, chi phí cao.

 

-Trong sản xuất để có số vòng quay 2 v/p có nhiều cách làm rẻ tiền, một trong cách làm đó là lắp động cơ hộp giảm tốc kết hợp với thiết kế hộp giảm tốc bánh răng 1 cấp , dễ chế tạo hơn bộ truyền 2 cấp và 3 cấp.

Động cơ giảm tốc người ta thiết kết chế tạo với loạt lớn, sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến và hiện đại nên chi phí sẽ rẻ hơn là thiết kế bộ truyền đai thang trong điều kiện trang thiết bị của nước ta, hơn nữa bộ truyền đai thang có nhược điểm sau một thời gian sử dụng bị mòn sinh ra hiện tượng trượt làm cho vận tốc đầu ra không ổn định.

 

Loại H ( Động cơ liền hộp giảm tốc trục thẳng )

100_88_eda_t1296207836_CY2j.gif

là loại có thiết kế đặc biệt để dùng cho các ứng dụng của bộ khuấy, trộn.băng tải… Ổ trục đầu ra được kéo dài thêm để phù hợp với tải của bộ khuấy.

Dãy công suất: từ 0.12 kW đến 160 kW

Mô-men đầu trục: 27 – 14000 Nm

Tỉ số truyền: từ 0,8 - 8600

Kiểu trục đẩu ra: Trục lồi

Hiệu suất: 98%

Kiểu lắp: chân đế, mặt bích (hoặc kết hợp)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hihi

chỗ đó mình nhầm.hihi

phải như thế này là đúng:động cơ > đai thang > hộp giảm tốc >trục công tác

còn cái chỗ tỉ số chuyền giới hạn mình đồng ý với cậu.

Có thể trong tâm tưởng nguyenduygiang_1991 không nhầm, nhưng khi viết ra cậu đã gõ nhầm bàn phím cũng là chuyện bình thường.

Mình muốn hỏi cậu, cái mà bạn I m a Loner đã phát biểu với cậu và tớ là:

Còn chủ topic chưa cho 1 cái đề cụ thể thì các bác cũng không nên bói tung bói mò!khi nào chủ topic có sự thể hiện rõ hơn thì khi đó anh em mình cùng mổ xẽ vấn đề!

Chúc các bác mạnh khoẻ!

Tớ đã đáp lễ lại:

Mình nghĩ khác bạn I m a Loner , ở đây không phải bói tung bói mò như bạn nói. Chủ topic đã viết rành rọt Công suất cần thiết của hộp giảm tốc em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang là quá đủ điều kiện để thiết kế.

...........................................................................................................

Tớ muốn biết được ý kiến ý cò của cậu về câu phát biểu của bạn I m a Loner ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

à về mặt cái đề thì mình cũng đồng ý là chủ topic nên post cụ thể hơn

vì theo như tính toán tỉ số truyền của mình ở trên và so sánh với t số truyền giới hạn thì đề không hợp lý ti nào

mình không biết anh em khắc phục cái chỗ tỉ số truyền ở trên thế nào

Cái chỗ khắc phục tỷ số truyền trên tớ đã nói cụ thể rõ ràng ở các bài viết trên rồi, cậu chịu khó đọc kỹ lại. Đề bài ra là hợp lý, và như mình đã nó rồi đủ để làm đồ án môn học, giúp cho sinh viên nắm vững và ôn lại kiến thức đã học. Đề bài ra không áp dụng được vào thực tế sản xuất vì những lý do mình đã trình bầy ở các bài viết trên, bạn đọc lại và suy ngẫm thêm nhé.

Cuối cùng mình vẫn khẳng định là dữ liệu bài toán đưa ra là quá thừa và quá đủ để thực hiện nhiệm vụ, miễn góp ý về đề bài giáo viên đã đưa ra như thế và cũng miễn thắc mắc về câu hỏi của chủ topic.

Có cái lạ là sao chủ topic không có ý kiến gì!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

uh nhỉ

h cho t đường dẫn tới chỗ khắc phục tỉ số truyền nha

t vẫn thắc mắc chỗ đó

Đây là trích dẫn mình đã viết trong topic này:

 

{ Trường hợp của bạn không thể chọn động cơ có số vòng quay 720 v/p là có lý, đúng như bạn đã phân tích vì bạn đã làm theo đúng đúng sách :

Tỷ số truyền động trung bình của chuyển động đai thang i = (2- 6), của truyền động bánh răng trụ hộp giảm tốc 2 cấp i = ( 8- 40)

Tuy nhiên đó chỉ là tỉ số truyền trung bình, là tỉ số truyền nên dùng, chứ không phải là bắt buộc phải dùng như thế. Tác giả Nguyễn Trọng Hiệp và Nguyễn Văn Lẫm vẫn thân thiện giải thoát cho bạn một con đường rộng mở, phấp phới tương lai phía trước là: Ở các hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp tiêu chuẩn ( ГOCT 2188-55 ) có giới hạn imax = 50,

Trong thực tế sản xuất đai thang tỉ số truyền lên tới i =10 chạy vẫn ngon lành. trong sách Hướng dẫn thiết kế chi tiết máy – Chương 5 Truyền động đai có viết:

- "Truyền động đai có thể làm việc với công suất đến 1500 Kw, nhưng thường dùng trong khoảng 0,3 -500 Kw. Tỷ số truyền i của truyền động đai dẹt thường không quá 5, đối với bộ truyền có bánh căng i có thể đến 10, đối với bộ trruyền đai thang i không quá 10". }

Có gì chưa hợp lý mong nhận được sự nhận xét góp ý của bạn, mình xin cảm ơn trước!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ừ như h nói thì tỉ số truyền giới hạn của cả bộ truyền sẽ là :50+10=60

vẫn chưa giải quyết được vấn đề tỉ số truyền sơ bộ t tính ra là:400/2=200

Bạn vẫn chưa đọc kỹ bài viết của bạn skymize . cái yêu cầu hộp giảm tốc là đầu ra cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút.

Cái vòng 400 vòng/phút chỉ là cái sơ bộ, cái giả định ban đầu của bạn ấy.

Cuối cùng sau thẩm định lại khả năng của hộp giảm tốc bánh răng 2 cấp và bộ truyền đai, bạn ấy đã có lựa chọn cuối cùng cho động cơ là 720 vòng/phút. Bạn ấy lăn tăn về việc phân phối tỷ số truyền ghi trong sách, bạn ấy chưa đọc kỹ sách nên đã nhầm lẫn giữa tỉ số truyền trung bình và tỉ số truyền giới hạn.

Tóm lại cuối cùng bạn ấy hỏi động cơ có n = 720 vòng/phút có được không? Và mình đã trả lời là được, căn cứ vào thực tế mình đã làm và cứ vào sách vở như đã nói ở các bài viết trên.

Chào mọi người.

Em là sinh viên đang làm đồ án thiết kế Hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp, bây giờ đang vấp phải vấn đề ở phần chọn động cơ.

Công suất cần thiết của hộp giảm tốc em làm cần 3 kW, số vòng quay trên trục chỉ có 2 vòng/phút, có nối với bộ truyền đai thang. Số vòng quay sơ bộ khoảng 400 vòng/phút

Bây giờ em không biết chọn động cơ thế nào cho phù hợp, chọn động cơ 500 vòng/phút thì công suất động cơ quá lớn (45kW so với cần thiết là 3kW) => lỗ

Chọn động cơ 720 vòng/phút với công suất động cơ 4kW thì tỉ số truyền quá lớn uh=72 (lớn hơn so với tỉ số truyền giới hạn là 40) => không thể phân phối tỉ số truyền cho hộp giảm tốc.

Anh chị có kinh nghiệm về chọn động cơ kiểu này xin cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ừ như h nói thì tỉ số truyền giới hạn của cả bộ truyền sẽ là :50+10=60

vẫn chưa giải quyết được vấn đề tỉ số truyền sơ bộ t tính ra là:400/2=200

Hề hề hề,

Chả biết bác này học ở đầu cái cách CỘNG tỷ số truyền này nhỉ????

Có nhẽ mình phải mót thêm vài chục năm nữa mới đến cái bài này chăng?????

Hề hề hề,....

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Chả biết bác này học ở đầu cái cách CỘNG tỷ số truyền này nhỉ????

Có nhẽ mình phải mót thêm vài chục năm nữa mới đến cái bài này chăng?????

Hề hề hề,....

Hình như là 10 năm nữa bộ giáo dục và đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn cải tiến sửa đổi bổ xung chỉnh lý

sửa chữa cái dấu x = +, khi đó i = inh . ith được viết là : i = inh + ith

Chính vì lý do đi trước thời đại mà các bài viết của "bác này" trong topic này đã được Like This tổng cộng có 16 lần.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cộng tỉ số truyền như vậy dựa trên căn cứ

tỉ số truyền của cả quá trình=tỉ số truyền của đai+tỉ số truyền của hộp giảm tốc

Đề nghị bạn nguyenduygiang_1991 không nên tự tạo Nik rùi tự voite cho mình như thế, điều quan trọng của người làm việc là tự biết mình là ai, hiểu mình đang làm gì, và điều mình nói ra là gì! chứ việc bạn tự voite có thể nhận biết ra ngay vì địa chỉ Ip của Mạng bạn tự tạo Nik hoàn toàn trùng khớp điều đó. Vấn đề này mình dẫ trao đổi với Ban Quản Trị là cần có việc xác minh tài khoản khi đăng ký để xảy ra việc này! Nhưng với điều kiện và hiểu biết của mình thông qua vấn đề này mình xin tự khẳng định là bạn đang tự voite cho chính mình 1 cách quá xa xỉ!Dù muốn hay không thì việc số luợng bài viết và số lưộng voite cho bạn khá chênh lệch và vượt trội hơn cả các Anh chị truớc!Mình biết điều bạn đang làm!Nhưng mình rất ghét điều đó! (cụ thể sự việc ra làm sao bạn có thể tìm hiểu ngay tại Topic này). trò này với mình không qua đuợc!

Bạn nên xem lại điều đó!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Động cơ giảm tốc là động cơ có gắn hộp giảm tốc giúp giảm số vòng quay ở đàu ra

 

Mô tơ giảm tốc chân đế Dolin kiểu lắp chân đế được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam do chất lượng tốt và là thương hiệu uy tín của Đài Loan với giá thành phù hợp với túi tiền của người dùng, có chất lượng tốt và rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm mô tơ giảm tốc cùng loại của Nhật Bản. Thêm một yếu tố giúp mô tơ giảm tốc Dolin được sử dụng nhiều tại Việt Nam do thương hiệu Dolin là một trong những thương hiệu đầu tiên của Đài Loan thâm nhập vào Việt Nam và do chủng loại về công suất cũng như tỉ số truyền được công ty Đại Kinh Bắc Nhập về rất đa dạng, luôn tồn kho có sẵn loại tỉ số truyền thấp từ 1/3, 1/5, 1/10 đên tỉ số truyền cao như 1/60, 1/75, 1/80, 1/90, 1/100, 1/110, 1/120, 1/160, 1/190, 1/210, 1/300 và lớn hơn nữa, công suất thì đa dạng từ 1/8Hp đến 15Hp do đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng và chất lượng tốt nên sản phẩm Dolin rất phổ biến trên thị trường.

Đai kinh bắc chuyên cung cấp motỏ giảm tốc các lạoi từ 6w đến 7500w

 

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×