Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
khanhduy

cấp thoát nước nhà cao tầng

Các bài được khuyến nghị

mình lập topic này để cùng thảo luận về cấp - thoát nước nhà cao tầng.bạn nào có bản vẽ chia xẻ nhé. mọi người cùng vào đóng góp nha. ^_^

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 83

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
mình lập topic này để cùng thảo luận về cấp - thoát nước nhà cao tầng.bạn nào có bản vẽ chia xẻ nhé. mọi người cùng vào đóng góp nha. :cheers:

bạn lập ra topic thì bạn đưa ra 1 chủ đề cụ thể để thảo luận chứ, có phải không ạ ?

chứ bây giờ, nếu đưa lên 1 bản vẽ về CTN nhà cao tầng lên để làm gì đây?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
bạn lập ra topic thì bạn đưa ra 1 chủ đề cụ thể để thảo luận chứ, có phải không ạ ?

chứ bây giờ, nếu đưa lên 1 bản vẽ về CTN nhà cao tầng lên để làm gì đây?

DUNG QUÁ HỎI VẬY CŨNG HỎI ,gà quá đi mất thôi!không bít thì đừng có nsoi linh tinh.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bản vẽ cấp nước nhà cao tầng thì mình có nhiều, nhưng ko hiểu bác muốn tìm hiểu về cái gì trong đó ạh, ví dụ cách bố trí hệ thống ống nước, hay cách trình bày bản vẽ ạh...:cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
bản vẽ cấp nước nhà cao tầng thì mình có nhiều, nhưng ko hiểu bác muốn tìm hiểu về cái gì trong đó ạh, ví dụ cách bố trí hệ thống ống nước, hay cách trình bày bản vẽ ạh...:cry:

 

Mình muốn tìm hiểu về cách tính toán hệ thống bơm,tính bể tự hoại, két nước , bể chứa ...Nếu bạn có một bản thuyết minh và bản vẽ hoàn chỉnh của một công trình nhà cao tầng thì cho mình xin nhé ! Cám ơn bạn rất nhiều. Mà mình cũng quan tâm đến vấn đề cách trình bày bản vẽ lắm, bạn giúp mình nha

Email : maianhksn_231@yahoo.com

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào các bạn, mình mạo muội hỏi các bạn thế này nhé : tại sao trong giáo trình cấp thóat nước công trình đề cập vấn đề áp lực nước ở những tầng trên cùng (đối với nhà cao tầng) lại yếu hơn các tầng dưới? cho nên người ta thường đặt thêm bơm tăng áp để tăng áp lực cho nhửng tầng trên cùng (bơm đặt trên mái, gần két nước), các tài liệu nói rằng nước khi chảy từ két xuống ống đứng, nó sẽ xuống các tầng dưới cùng rồi mới chảy lên tầng phía trên. Mình chưa hiểu chổ này? Các bạn có thể giải thích cho mình được ko?

Khi tính dung tích bể ngầm trường hơp có chữa cháy thì thời gian cháy tình là trong 5 -10 phút, hay tính trong thời gian 3 tiếng?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
chào các bạn, mình mạo muội hỏi các bạn thế này nhé : tại sao trong giáo trình cấp thóat nước công trình đề cập vấn đề áp lực nước ở những tầng trên cùng (đối với nhà cao tầng) lại yếu hơn các tầng dưới? cho nên người ta thường đặt thêm bơm tăng áp để tăng áp lực cho nhửng tầng trên cùng (bơm đặt trên mái, gần két nước), các tài liệu nói rằng nước khi chảy từ két xuống ống đứng, nó sẽ xuống các tầng dưới cùng rồi mới chảy lên tầng phía trên. Mình chưa hiểu chổ này? Các bạn có thể giải thích cho mình được ko?

Khi tính dung tích bể ngầm trường hơp có chữa cháy thì thời gian cháy tình là trong 5 -10 phút, hay tính trong thời gian 3 tiếng?

 

Theo những gì đã làm thì mình hiểu như thế này:

Khi chênh lệch độ cao giữa két nước và những tầng trên cùng ko đủ lớn, nước sẽ ko chảy đến được. Lúc này hoặc là kiếm chỗ cao hơn đặt két nước để tăng áp lực cho những tầng trên trên cùng, hoặc dùng máy bơm trên mái như bạn nói. Việc đặt máy bơm trên mái bây giờ chỉ sử dụng ở một số nhà cao tầng.

Việc tính dung tích bể chữa cháy có 2 loại bể. Nếu là bể ngầm dự trữ thì lượng nước phải tính đủ cho 3h, trường hợp bể ngầm có nối trụ tiếp nước chữa cháy thì khoảng thời gian này có thể ngắn hơn (30phút-1h). Nếu là bể áp lực (két nước), thì lượng nước tính cho 10 phút đầu xảy ra đám cháy, trong thời gian này máy bơm sẽ hoạt động để đưa nước từ bể ngầm lên.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào các bạn,

Các bạn có kinh nghiệm thi công nhà cao tầng cho mình hỏi: hiện nay các công trình nhà cao tầng thường sử dụng ống thoát nước bằng vật liệu gì: ống gang, PVC hay ống gì khác? Trong nước sản xuất hay nhập ngoại? Phương pháp nối ống?

Cảm ơn các bạn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình muốn tìm hiểu về cách tính toán hệ thống bơm,tính bể tự hoại, két nước , bể chứa ...Nếu bạn có một bản thuyết minh và bản vẽ hoàn chỉnh của một công trình nhà cao tầng thì cho mình xin nhé ! Cám ơn bạn rất nhiều. Mà mình cũng quan tâm đến vấn đề cách trình bày bản vẽ lắm, bạn giúp mình nha

Email : maianhksn_231@yahoo.com

Có bản mẫu của trường DHXD đây, bác xem thử rồi tham khảo nhé :mellow:

http://www.cadviet.com/upfiles/CTNTCT__Ban_mau.rar

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào các bạn,

Các bạn có kinh nghiệm thi công nhà cao tầng cho mình hỏi: hiện nay các công trình nhà cao tầng thường sử dụng ống thoát nước bằng vật liệu gì: ống gang, PVC hay ống gì khác? Trong nước sản xuất hay nhập ngoại? Phương pháp nối ống?

Cảm ơn các bạn.

Mình nghĩ ống cấp nước nhà cao tầng nếu dùng cho cấp nước thì ống nhưa uPVC, hoặc nhựa PPR là được rồi. Nếu dùng cho chữa cháy thì có thể dùng ống gang, còn dùng hàng nội hay ngoại là do bên chủ đầu tư chọn thôi. Hàng nhựa của Bình Minh (miền Nam), Tiền Phong (miền Bắc) chất lượng cũng tôt lắm, mình thấy đa số dùng của hai hãng nảy. Ống gang thì mình chưa có kinh nghiệm lắm vì nó chủ yếu dùng cho mạng thôi bạn à.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo những gì đã làm thì mình hiểu như thế này:

Khi chênh lệch độ cao giữa két nước và những tầng trên cùng ko đủ lớn, nước sẽ ko chảy đến được. Lúc này hoặc là kiếm chỗ cao hơn đặt két nước để tăng áp lực cho những tầng trên trên cùng, hoặc dùng máy bơm trên mái như bạn nói. Việc đặt máy bơm trên mái bây giờ chỉ sử dụng ở một số nhà cao tầng.

Việc tính dung tích bể chữa cháy có 2 loại bể. Nếu là bể ngầm dự trữ thì lượng nước phải tính đủ cho 3h, trường hợp bể ngầm có nối trụ tiếp nước chữa cháy thì khoảng thời gian này có thể ngắn hơn (30phút-1h). Nếu là bể áp lực (két nước), thì lượng nước tính cho 10 phút đầu xảy ra đám cháy, trong thời gian này máy bơm sẽ hoạt động để đưa nước từ bể ngầm lên.

Thank Bạn lavietphuong nhé, theo mình nghĩ khi thiết kế chữa cháy cho công trình mình phải dựa theo:

- Phương pháp chữa cháy : dùng nước, hay dùng khí, hóa chất để tính bể, két chữa cháy.

- Đối với công trình quy mô lớn mình đồng ý là tính thời gian 3h. Nhưng công trình qui mô vừa, hay chiều cao thấp thì cần xem xét lại ý nghĩa của thời gian chữa cháy. Nếu một đám cháy được phép tồn tại tới 3h thì chuyện gì xảy ra? Mình băn khoăn chỗ đó bạn à? Các giáo trình thường không tính Vcc cho bể mà tình Vbe theo lượng nước tiêu thụ trong ngày, và loại máy bơm, cách vân hành máy bơm. Chỉ có két mới đề cập đến Vcc mà thôi.

Đôi điều trao đổi cùng bạn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sao file này bị báo là ko tồn tại, cho mình xin lại nhé, cảm ơn nhiều !

Bạn đừng kick vào link, hãy copy link trên rồi paste vào thanh Adress của Internet Explorer hoặc FireFox nhé :s_big:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác nào hiểu về vấn đề phân vùng trong mạng lưới cấp nước cho nhà cao tâng không nhỉ ! Bao nhiêu tầng thì ta cho một vùng, Và vẫn đề giảm áp trong hệ thống này được không ! áp lực tối đa cho phép trong đường ống là bao nhiều atm ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thank Bạn lavietphuong nhé, theo mình nghĩ khi thiết kế chữa cháy cho công trình mình phải dựa theo:

- Phương pháp chữa cháy : dùng nước, hay dùng khí, hóa chất để tính bể, két chữa cháy.

- Đối với công trình quy mô lớn mình đồng ý là tính thời gian 3h. Nhưng công trình qui mô vừa, hay chiều cao thấp thì cần xem xét lại ý nghĩa của thời gian chữa cháy. Nếu một đám cháy được phép tồn tại tới 3h thì chuyện gì xảy ra? Mình băn khoăn chỗ đó bạn à? Các giáo trình thường không tính Vcc cho bể mà tình Vbe theo lượng nước tiêu thụ trong ngày, và loại máy bơm, cách vân hành máy bơm. Chỉ có két mới đề cập đến Vcc mà thôi.

Đôi điều trao đổi cùng bạn.

 

Gửi anh.tuan

Thiết kế chữa cháy không tính V bể chữa cháy theo kiểu công trình lớn đám cháy sẽ lâu và công trình nhỏ đám cháy sẽ nhanh. Chỉ những công trình quy mô nhất định mới phải thiết kế HTCC theo quy định và dung tích bể phải được dự trữ đủ trong 3h nếu như nguồn nước ko được bổ sung liên tục

Trước hết cần xem công trình có tính chất như thế nào (quy mô, bậc chịu lửa, hạng sản xuất nếu là công trình công nghiệp...), sau đó xem số đám cháy xảy ra đồng thời (ngoài nhà), số họng chữa cháy cần thiết cho công trình (trong nhà), từ đó mới tính ra lưu lượng nước chữa cháy, Q bơm và dung tích bể. Mình nhớ TC 2622 có nói là nhà hành chính cao 6-12 tầng có khối tích đến 25000m3, hay nhà ở gia đình trên 4 tầng thì số họng chữa cháy cần thiết là 1 họng. Nếu công trình nhỏ hơn quy mô trên thì ko cần thiết kế HTCC mà chỉ cần bố trí bình chữa cháy bằng tay (bột, CO2 gì đó).

"Chỉ có két mới đề cập đến Vcc mà thôi." ??? I don't understand???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
- Phương pháp chữa cháy : dùng nước, hay dùng khí, hóa chất để tính bể, két chữa cháy.

- Đối với công trình quy mô lớn mình đồng ý là tính thời gian 3h. Nhưng công trình qui mô vừa, hay chiều cao thấp thì cần xem xét lại ý nghĩa của thời gian chữa cháy. Nếu một đám cháy được phép tồn tại tới 3h thì chuyện gì xảy ra? Mình băn khoăn chỗ đó bạn à? Các giáo trình thường không tính Vcc cho bể mà tình Vbe theo lượng nước tiêu thụ trong ngày, và loại máy bơm, cách vân hành máy bơm. Chỉ có két mới đề cập đến Vcc mà thôi.

Đôi điều trao đổi cùng bạn.

Theo mình các pác nên đọc qua mấy cái tiêu chuẩn PCCC đã trong đó có tương đối đầy đủ thông tin.

Thiết kế hệ thống chữa cháy điều đầu tiên quân tâm là cấp công trình, loại 1, 2 ,3 hay đặc biệt

Sau đó đến công năng của công trình để lụa chọn và tính toán phương án chữa cháy. "dùng nước, hay dùng khí, hóa chất để tính bể, két chữa cháy",

 

"Đối với công trình quy mô lớn mình đồng ý là tính thời gian 3h. Nhưng công trình qui mô vừa, hay chiều cao thấp thì cần xem xét lại ý nghĩa của thời gian chữa cháy. Nếu một đám cháy được phép tồn tại tới 3h thì chuyện gì xảy ra?"

Ban hiểu sai vấn đề về thời gian ở đây. Thời gian 3 giờ hay bao nhiêu giờ phụ thuộc và Cấp công trình, số lượng đám cháy có thể sảy ra, lượng nước, áp lực cần thiết để dập tắt...V V

Sau đó mới có Qcc, thì mới ra bể, máy bơm, áp lực, ......

Có gì thiếu ae nào biết bổ xung thêm nha.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đọc mấy REPLY mình thấy nổi lên các vấn đề này : Dung tích két nước, bể chứa, thời gian chữa cháy, vận tốc chữa cháy, áp lực cần thiết.

Trước tiên về Két nước: Có nhiệm vụ cung cấp nước khi áp lực bên ngoài ko đủ, có dung tích 25 - 30 m3 ( lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu) tính trong giờ dùng nước lớn nhất + 5 phút ( nếu chữa cháy tự động) hoặc 10 phút (nếu chữa cháy bằng tay) Phải tạo đc áp lực cần thiết để chảy đến TBVSBLN cho tầng cao nhất vì tầng cao nhất sẽ cần áp lực lớn nhất. Áp lực cần thiết sẽ liên quan đến chiều cao đặt két.Từ đó với quyết định có dùng bơm tăng áp hay ko.( cái này tốn kém về lắp đặt và vận hành, lên tận dụng chiều cao của cần thang lên mái, đặt két trên đó.

Bể chứa : đc tính theo nhu cầu dùng nước trung bình của ngôi nhà và thêm 3 h chữa cháy nữa, như vậy dung tích bể chứa sẽ khá lớn , đc bố trí ở tầng hầm, sao cho nước từ đường ống bên cấp nước thành phố có thể tự cháy đc, bố trí bơm lên két nước và bên cứu hỏa cạnh đó , các bác chú ý áp lực cần thiết, và lưu lượng bơm.

Vận tốc chữa cháy thường khoảng 2,5 l/s.

Còn về phần bố trí PCCC thì cái này dân thường ko đc làm. bác nào có kinh nghiệm trao đổi nha!

Thân CloodoPro!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào cả nhà nhá E moi vào nghê cho e hỏi tí

có bac nào co bàng tính cấp nước biết số lượng thiết bị tra ra đường kính ống

nếu bác nào có cho em xin nhá E xin cảm ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
chào cả nhà nhá E moi vào nghê cho e hỏi tí

có bac nào co bàng tính cấp nước biết số lượng thiết bị tra ra đường kính ống

nếu bác nào có cho em xin nhá E xin cảm ơn

Cái này em thấy thì với dưới 20 thiết bị thì có thể tra theo bảng trong TCVN 4513-1998 về cấp nước.Còn từ 20 thiết bị trở lên phải tính toán lưu lượng tính toán theo số đương lượng sau đó dựa vào vận tốc và và lưu lượng và tra theo bảng tính toán thủy lực.Thực tế thì em thấy đối với công trình nhỏ thì người ta thường chọn theo kinh nghiệm.Còn đối với các công trình lớn phải tính toán đường kính chính xác

http://www.cadviet.com/upfiles/TCVN_4513_1998.pdf

Trong này có bảng tra nhưng chỉ đối với số lượng thiết bị <20

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các bác nào hiểu về vấn đề phân vùng trong mạng lưới cấp nước cho nhà cao tâng không nhỉ ! Bao nhiêu tầng thì ta cho một vùng, Và vẫn đề giảm áp trong hệ thống này được không ! áp lực tối đa cho phép trong đường ống là bao nhiều atm ?

Cái này theo em hiểu thì phải dựa vào số thiết bị trong từng tầng và mỗi tầng có bao nhiều phòng và tùy thuộc vào từng loại công trình công trình là nhà chung cư hay văn phòng ....Còn áp lực tối đa trong đường ống tùy thuộc vào loại ống thôi.Mỗi loại ống khác nhau có thể chịu áp khác nhau bạn có thể tim hiểu theo http://nhuatienphong-tifoplast.com.vn/

.vấn đề giảm áp thì 50(m) trở lên là có thể đặt van giảm áp rồi.Mình có bản vẽ của thầy Nguyễn Hữu Hòa về nhà cao tầng chung cư bạn có thể thao khảo .Có gì mọi người cùng trao đổi pass:www.cadviet.com

http://www.cadviet.com/upfiles/Nha_cao_Tang.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào cả nhà.em la sinh viên đang học tại trường TDT.hiện em có 1 bài tập "Tính toán máy bơm phục vụ cho 40 hộ gia đình",em ko bít làm ntn,mong các bác giup đỡ,bác nào có bản thuyết minh và bản vẽ hoàn chỉnh thì cho em xin! em cảm ơn nhìu

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình cũng là Ks CTN, vấn đề bể nước mái và bơm cấp nước lên bể nước mái làm mình đau đầu quá, có bác nào có cách tính hai cái đó không thảo luận cùng mình để cùng đưa ra giải pháp tối ưu? Mình thường tính dung tích bể nước mái (Vm)=30%Qngđ, còn trong tiêu chuẩn thì: Wm=1.5*Qngđ/n (n: số lần mở bơm trong ngày-cái này không biết bao nhiêu lần cả), còn bơm nước lên mái được tính sao cho bơm đầy bể trong 20 phút. Mình hay tính vậy đó nhưng như thế công suất bơm lớn quá, các bác cho ý kiến về vấn đề này dùm nha! Thanks!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lúc nãy post nhầm sang box khác, để post lại vậy.

 

Tặng các bạn bản vẽ thiết kế chung cư 12 tầng

 

tất cả thoát nước mưa - thải và PCCC nhé.

 

http://www.cadviet.com/link/?f=upfiles/3/5663_174cc12tangend.rar&w=1701

 

(cái này là mình tham khảo từ người bạn)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×