Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
gp14

Ảnh nghệ thuật

Các bài được khuyến nghị

Đây là room của những bức ảnh nghệ thuật (không có tác động của các phần mềm xử lý), các bạn ai sưu tầm được hoặc tự mình chụp càng thú vị thì post lên đây mọi người cùng thưởng thức nhé!

 

 

hvb_vuotsongB.jpg

Vượt sông

Hứa Văn Bân

 

 

lat_bathaychuaA.jpg

Bà thầy ChùaCầu Hội An

Lê Anh Tài

 

 

ktc_nghenhngangA.jpg

Nghễnh ngãng

Kưu Từ Chấn

 

 

ncd_vodeA.jpg

Vô Ðề

Nguyễn Cao Ðàm

 

 

dkb_saulungcuocdoiA.jpg

Sau lưng cuộc đời

Ðoàn Kim Bảng

 

 

dkb_quehuongA.jpg

Quê Hương

Ðoàn Kim Bảng

 

 

dkb_emhocA.jpg

Bên đèn em học

Ðoàn Kim Bảng

 

 

ddb_vukhuctrensongA.jpg

Vũ khúc trên sông

Ðinh Duy Bê

 

 

ntpc_hoituongB.jpg

Hồi tưởng

Nguyễn Thị Phương Châm

 

 

nbc_bongbenhA.jpg

Bồng bềnh trên sông

Nguyễn Bích Châu

 

 

 

lvk_truaheA.jpg

Trưa hè

Lê Văn Khoa

 

 

lvk_hoaihuongA.jpg

Hoài hương

Lê Văn Khoa

 

 

ach_trongtheoA.jpg

Trông theo

Arthur F. Châu

 

 

pnc_duoimuaA.jpg

Dưới mưa

Phùng Nam Cương

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những bức ảnh của Đào Tiến Đạt

 

 

images20246_ongDoNho.jpg

Đồ nho (giải Nhất FC do Jau - Brazil 2005)

 

 

 

 

 

images20248_dongchayTG.jpg

Dòng chảy thời gian (HCV và giải Đặc biệt - Ba Lan 2005)

 

 

 

 

 

images20250_nuongtua.jpg

Nương tựa (giải Bằng Danh dự - Singapore 2005)

 

 

 

images20252_nonGoGang.jpg

Nón Gò Găng (Huy chương Minneapolis - Mỹ 2005)

 

 

images20254_vattethan.jpg

Con người và vật tế thần (giải Bạc - Italia 2005)

theo Baobinhdinh.com.vn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Bức ảnh làm cả thế giới bàng hoàng

 

Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.

 

Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.

 

Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian.

 

Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993./.

1.jpg

 

 

 

2.Bức ảnh thay đổi cái nhìn về chiến tranh

 

Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.

 

Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy napalm vào chính binh lính của mình và dân thường.

 

Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam” theo lời của chủ biên tạp chí Sống. AP file photos

2.jpg

Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.

 

Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…

 

Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.

 

 

2a.jpg

 

Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,

lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại

và đưa em vào bệnh viện cấp cứu

 

Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”.

 

Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”.

 

Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.

 

Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”.

 

Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!

(Theo Tuổi trẻ )

-----------------------

 

Hơn 20 năm sau, Kevin Carter cũng giành Pulitzer 1994 với bức ảnh về một em bé Sudan đang lả đi vì đói dưới con mắt chầu chực của một con chim kền kền cách đó vài bước chân. Tuy nhiên, k0 giống như Nick Út được vinh danh với tác phẩm của mình, Pulitzer 94 chính là nguyên nhân khiến Kevin tự sát 3 tháng sau khi nhận giải thưởng. Cả hai đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một phóng viên, nhưng Nick Út trọn vẹn hơn với bổn phận một con người bình thường.

 

3. Hãy cứu tôi

Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhiếp ảnh gia Eugene Smit (1918 - 1978). Bức ảnh được chụp trong thời kỳ 1942-1945 khi ông đưa tin về cuộc chiến ở khu vực Đại Tây Dương. Tác phẩm chụp một thương binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !! !! !!

 

Hãy cứu tôi (29/04/1945)

3.jpg

 

 

 

. "Baby in the box" - Nhịp cầu nối những bờ vui?

 

Ngày 21 tháng 05 năm 2005, "Baby in the box" trao giải “Thành Tựu Trọn Đời" cho chính tác giả bức ảnh "Baby in the box" tại Hoa Kỳ.

 

Nhiếp ảnh gia Chick Harrity kể:

 

"Chuyện là như thế này, khi tấm hình đó được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc tới AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi…

 

Các báo chí thì viết thư cho AP chúng tôi ở Sài gòn đề giúp xin địa chỉ của em bé đó. Họ cho biết rằng, có rất nhiều, rất nhiều gia đình muốn giúp đỡ và nhận hai em bé đó làm con nuôi. Chính vì thế mà tôi phải làm sao tìm lại được hai em bé đó…

 

Lúc bấy giờ, có vài người Việt Nam làm việc trong phòng tối, tội đưa cho họ bức hình và thuật lại moị chuyện. Chỉ hai ngày sau, họ đã dễ dàng tìm ra gia đình của em bé này vì có nhiều người ăn xin ở gần chúng tôi làm việc lắm.

 

Khi gặp **** của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi chiến đấu. Bà có 5 đưá con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con gái út. Vì hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7 miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là Trần thị Hết…

 

Tôi đã thuật lại mọi chuyện và cho bà biết rằng có những gia đình ở bên Mỹ rất muốn nhận hai em bé trong bức hình làm con nuôi. Nhưng bà từ chối ngay lập tức, bà nói rằng cho dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào như chăng nữa, bà phải giữ cho bằng được tất cả các con bà dưới một mái nhà. Và bà đã làm như thế..."

 

Ông kể tiếp

 

"Khi tôi rời Việt Nam, tôi không bao giờ ngờ rằng sau này em lại được một gia đình người Mỹ nuôi…Mười năm sau, tôi không còn làm việc cho Association Press nữa và trở thành phóng viên cho Nhà trắng thì một hôm, người bạn của tôi trong AP cùng làm việc ở Sài gòn, gọi điện thoại báo rằng cô bé trong chiếc hộp giấy mà tôi chụp hình năm xưa sẽ có mặt tại Nhà trắng để gặp tổng thống Reagan và mọi người sẽ sắp xếp cho tôi để gặp lại cô bé đó...

 

Đó là buổi đầu tiên tôi gặp lại cô bé ấy và biết được rằng cô được gia đình bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi từ năm 1974, khi em đến Houston chữa bệnh tim do một tổ chức từ thiện đem em sang từ Việt Nam…"

 

Trong buổi lễ trao giải này (05.2005). Ban tổ chức đã dành cho ông một sự bất ngờ… Ông kể lại giây phút ấy:

 

"Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với tổng thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Nhà trắng nói với tổng thống Bush rằng. “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!” Thông thường thì ai mà nói như thế với vị tổng thống kiểu đó…

 

Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây..và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm xưa..

 

Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động…nước mắt dàn dụa trên mặt tôi... Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ…Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều rơi lệ, ngay cả tổng thống Bush cũng vậy…"

 

Còn "Baby in the box", cô đã nói gì, chúng ta hãy cùng nghe:

 

Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ nghĩ là tôi rất may mắn đã được **** nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới. Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của tôi và nhiều khi , tôi tự hỏi, không biết giờ này họ ra sao ?

Ông Chick Harrity nói về xuất sứ của tấm ảnh thương tâm

 

"Khi tôi làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp hình trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả, năm đó là 1973, hình như tháng hai thì phải. Tôi còn nhớ ngày tôi chụp tấm hình đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo của tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc Lập, khi xong việc, tôi trở về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn phòng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một toà nhà lớn cùng với NBC…gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…Vì văn phòng của tôi nằm cuối cùng của toà nhà nên tôi đi vòng phiá sau cho tiện…

 

Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh...

 

Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện vối toà nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi…

 

Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh ... Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời ..

 

Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống kính 50 li, chụp chừng 6 hay 8 tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố… 10 ngay sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đuà nghịch “No More Orphan Pictures”.

 

Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi”- Breaking News Story cho các báo chí và các đài phát thanh ở Mỹ, đặc biệt là ở New York…"

4.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

5. Bức ảnh thay nghìn lời nói về chiến tranh tại Việt nam:

Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình.

 

Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.

 

Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.

5.jpg

 

Câu chuyện của tấm ảnh

(trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)

 

Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc **ng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này.

 

Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley.

 

Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.

 

Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.

 

Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.

 

Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ

 

Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người

 

Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.

 

Tướng Loan sau này

 

Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.

 

Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !".

 

Sự day dứt của tác giả tấm hình

 

Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc :

"Genaral ...tears are in my eyes ..." .

Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .

 

Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn

 

"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

nhbun20-7-3pjg.jpg

 

Chiếc máy bay số hiệu UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969

Chiến tranh và Nỗi đau

khung_bo_7.jpg

1175454765_vietnamwar.jpg

 

15-808.jpg

Người mặc áo đen trong ảnh chính là người trực tiếp tra tấn các tù nhân. Ông ta vẫn còn sống ở trên Đảo Phú Quốc các nhà tù Phú Quốc khoảng 15 phút đi bộ.

 

Ai chứng kiến những hình ảnh trên đều cảm thấy phẫn nộ. Không thể tượng tượng được người đàn ông áo đen đấy đã tra tấn biết bao nhiêu người, cái thước kẻ được gót nhọt chọc vào răng rồi lấy kìm bẻ răng, cho đất cát vào mồm để cầm máu ( Trích lời hướng dẫn ).

 

Mỗi người 1 suy nghĩ, trong đoàn người của tôi và 1 vài đoàn khác sồn sồn muốn đến chỗ ở của người đàn ông ấy. Để làm gì không biết nhưng chắc chắn không phải vì tò mò mà là vì phẫn nộ ... nhưng với tôi tôi lại cảm thấy bình thản. Mọi chuyện đã qua mỗi người có 1 suy nghĩ, mỗi người tôn thờ 1 chủ và cũng chẳng thể nói được gì vì họ cũng là con người. Mỗi người khác nhau đơn giản chỉ vì cách nhìn cái thiện cái ác khác nhau. Người đàn ông ấy đã bao nhiêu lần muốn vượt biên rời khỏi đảo nhưng cuối cùng hình như đều thất bại. Có lẽ hồn những người chết đã không muốn ông ta ra đi. Đảng và chính phủ cũng dùng biện pháp khoan hồng để cho ông ta sống. Ông ấy chỉ có 1 mạng người. Chết có đáng không khi ông ta là một nhân chứng sống của 1 cuộc chiến, các thân nhân người đã khuất cũng cần có 1 người giúp họ tìm lại những người thân cho dù họ được chôn trong 1 cái hố với vô số người chết như họ.

Đó là hậu quả tất yếu của cuộc chiến tranh. Cuộc chiến nào cũng như vậy. ĐAU ĐỚN!!!

PhilipJonesGriffithsTheBatt.jpg

 

Nhắm mắt cho ta tìm một thoáng hương xưa ...

 

Bức ảnh của Phillip Jones Griffiths, người phóng viên chiến trường từng một thời lăn lộn trên mảnh đất Miền Nam khốc liệt, tràn ngập khói lửa và đau thương. Bức ảnh từng khiến ta khắc khoãi hoài vọng, trăn trở mãi lúc xưa khi bất chợt nghĩ về thân phận nổi trôi của con người, của cả một dân tộc trong lốc xoáy ngã nghiêng của thời cuộc ...

 

Hình ảnh một người lính - người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa quỳ gối bên xác chết đẫm máu bên đường của một người phụ nữ, tuổi đời còn hãy đôi mươi, cái tuổi còn chất chứa bao khát vọng, bao nhựa sống cùng ấp ủ những đam mê. Hình ảnh lồng lộng giữa trời khói lửa tan thương, xa kia là nhữmg người phụ nữ - người mẹ Việt Nam chân trần, hối hả gánh gồng, tất tả chạy khỏi vùng giao tranh ...

Screensnap08.jpg

Screensnap06-1.jpg

Nhiếp ảnh gia Thái Phiên-Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) công nhận là 1 trong 25 tác giả xuất sắc nhất thế giới thể loại ảnh trắng đen (hạng 14).

1196852749339842_file.jpg

"Giấc mơ chiều".

16-1008bn.jpg

"Tắm!".

 

Ở thể loại ảnh đen trắng, nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định đoạt cup cao nhất dành cho bộ

ảnh; Cup vàng PSHK của Hong Kong với tác phẩm Afternoon Dream (Giấc mơ chiều);

 

letungkhanh.jpg

 

Ban tổ chức cuộc thi ảnh quốc tế Nikon vừa công bố kết quả cuộc thi, với Giải thưởng Lớn thuộc về tác phẩm ”Vượt sóng” của nhà nhiếp ảnh Lê Tùng Khanh, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Noilo.jpg

 

“Nỗi lo”, giải nhất tỉnh Bạc Liêu năm 2007, Ảnh Lâm Thanh Liêm

 

images19152_duaxanh1.jpg

 

Phố biển Quy Nhơn (Viết Hiền, giải khuyến khích) giải sẽ được triển lãm tại Tokyo và các thành phố lớn của Nhật Bản.

 

Tammat_1.jpg

 

“Tắm mát”, giải nhất trắng đen, tác giả Văn Chung, Kiên Giang

clip_image001nm.jpg

Nhiếp ảnh Việt Nam lại một lần nữa khẳng định thế mạnh của mình tại các cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế khi có tới 17 tác phẩm đoạt giải tại cuộc thi ảnh Nghệ thuật Asahi shimbun - 2007 được tổ chức tại Nhật Bản. Việt Nam có 2 giải đặc biệt thuộc về tác phẩm “Đôi mắt và bàn tay” (tác giả Thái Thanh Niên) và “Khoảnh khắc thú vị” (tác giả Quản Ngọc Minh

ImageViewbnaspx.jpg

(ANTĐ) - Với tác phẩm Nương tựa, NSNA Trần Phong của Gia Lai đã vượt qua 400 bức ảnh của các tay máy chuyên nghiệp đến từ 50 quốc gia để đoạt giải Grands prix cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế tổ chức tại Limours (Pháp).

123456654.jpg

 

Song tấu (Huy chương bạc Canada 2002) - Nguyễn Hữu Thái

16-10-082ny-1.jpg

Thanh bình (Bằng danh dự Việt Nam 2002) - Trần Lam

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đây là room của những bức ảnh nghệ thuật (không có tác động của các phần mềm xử lý), các bạn ai sưu tầm được hoặc tự mình chụp càng thú vị thì post lên đây mọi người cùng thưởng thức nhé!

Ảnh cây nhà lá vườn...

 

DSC05377.jpg

 

Chuyện thường ngày trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài.

 

DSC05383.jpg

 

Món này nhắm rượu được... đới!

 

DSC05374.jpg

 

Nụ cười và...mông!

 

DSC05371.jpg

 

Nước mắt chia li

 

(Chụp qua màn hình vô tuyến tối hôm kia, trong chương trình dành cho thiếu nhi trên VTV3

 

DSC05384.jpg

Trời thu mờ mịt khói rơm bay...................................( chụp lúc 17 h chiều nay)

 

Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến)

 

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

 

 

Sáng nay, tôi đã bám theo hai xe máy theo hai chiếc xe chở lọ lục bình trên để chụp ảnh. Một tay lái xe một tay cầm điện thoại di động chụp.

Lựa chọn toát mồ hôi, tôi mới lựa được ba bức ảnh ưng ý. trong số gần ba chục kiểu ảnh chụp được.

Không hiểu ảnh tôi chụp có mang đi dự thi ảnh nghệ thuật thế giới được không? Mong được các bạn góp ý về chất lượng ảnh...Xin cảm ơn nhiều!

Biết đâu đấy. mèo mù vớ cá rán có khi lại ẵm giải thưởng lớn!

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Một tay lái xe một tay cầm điện thoại di động chụp.

Bác có con dế chụp tuyệt quá! Loại nào thế bác ksgia?

(Em vẫn thích gọi bác bằng cái tên cũ, mong bác cho phép!)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác có con dế chụp tuyệt quá! Loại nào thế bác ksgia?

(Em vẫn thích gọi bác bằng cái tên cũ, mong bác cho phép!)

Dế của tôi có tên Sony Ericsson có độ phân giải 20 Megapixels mua cách đây hơn hai năm giá 3 500 000 đ.

Theo giá ngày hôm nay, với 3 500 000 có thể mua được loại máy:Sony W350i/512MB: chất lượng cao hơn hơn nhiều.

Ưu điểm v ượt trội của dế Sony Ericsson là nghe nhạc, âm thanh chuẩn hơn dế do các hãng khác sản xuất. Để liên lạc chỉ cần mua cái máy rẻ tiền là được, cần chụp ảnh nên dùng máy ảnh kỹ thuật số. Hồi trước tôi mua dế có chức năng chụp ảnh chủ yếu phục vụ công việc là chính.

 

Bài tham khảo bài vi ết: Vẽ phác trên máy điện thoại di động

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=3264

 

Tôi sẽ gửi những hình ảnh chụp bằng dế đi dự thi quốc tế nếu được ẵm giải tôi sẽ mua một trong hai loại sau:

 

Sony K850i MÁY ẢNH 5MP VNĐ 8,480,000.00

 

Sony W960i/WLAN/08GB VNĐ 10,690,000.00

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nụ hôn kinh điển:

Đây là bức hình Baiser de l'Hotel de Ville (Kiss at City Hall) của nhiếp ảnh gia người Pháp R.Doisneau (1912 - 1994) chụp đôi tình nhân hôn nhau thắm thiết giữa lòng thành phố Paris.

 

Bức hình được chụp vào năm 1950 và sau đó nhanh ****ng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Những ai xem bức hình đều cho rằng tác giả thật cao tay khi "chộp" được khoảnh khắc tuyệt vời đến thế. Nhưng thật ra, để có được bức hình "để đời" như vậy, nhiếp ảnh gia Doisneau đã phải dàn cảnh.

 

Hồi trước, trong một lần đi tìm chụp một bức ảnh về các cặp tình nhân ở Paris cho tạp chí Life, ông nảy ra ý tưởng chụp đôi tình nhân hôn nhau khi bắt gặp cô F.Bornet cùng người yêu J.Carteaud tại một trường học gần tòa thị chính Paris và ông đã nhờ họ vào vai.

 

Thành công của bức hình đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi ai là nhân vật trong bức ảnh. Nhiều cặp tuyên bố đôi tình nhân trong hình chính là họ. Và làn sóng trên chỉ lắng xuống khi bà Bornet - chính là cô Bornet ngày nào - sau hơn 40 năm im lặng đã lên tiếng. Bà đến gặp nhiếp ảnh gia Doisneau và đưa ông xem bức ảnh gốc - có tên và chữ ký của ông hẳn hoi - được ông ký tặng vài ngày sau khi chụp bức ảnh trên.

 

Ngày 25/04/2005, một nhà sưu tập Thụy Sĩ mua bức ảnh với giá kỷ lục: 155.000 euro (200.000 USD) - gấp 10 lần giá mời chào ban đầu. Chỉ có điều khác biệt tại buổi đấu giá là Bà Bornet đi cùng chồng - không phải người bạn trai J.Carteaud cùng chụp bức ảnh ngày nào.

6.jpg

(Theo Thanh niên)

 

 

Nụ hôn chiến thắng

Bức ảnh được nhiếp ảnh gia lừng danh thế kỷ 20 - Alfred Eisenstaedt (1898-1994) - chụp, tại Times Square trong ngày V-J Day. Theo lời ông kể lại thì ông đã rất chú ý đến chàng thuỷ thủ này khi thấy anh ta vui sướng vẫy tay với tất cả những phụ nữ anh gặp, dù họ trẻ hay già. Khoảnh khắc anh hôn cô y tá biểu hiện sự lãng mạn, niềm vui tột đỉnh trong ngày vui chung của nhân loại.

7.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ảnh cây nhà lá vườn...

 

 

Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến)

 

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

 

 

Sáng nay, tôi đã bám theo hai xe máy theo hai chiếc xe chở lọ lục bình trên để chụp ảnh. Một tay lái xe một tay cầm điện thoại di động chụp.

Lựa chọn toát mồ hôi, tôi mới lựa được ba bức ảnh ưng ý. trong số gần ba chục kiểu ảnh chụp được.

Không hiểu ảnh tôi chụp có mang đi dự thi ảnh nghệ thuật thế giới được không? Mong được các bạn góp ý về chất lượng ảnh...Xin cảm ơn nhiều!

Biết đâu đấy. mèo mù vớ cá rán có khi lại ẵm giải thưởng lớn!

 

Chào bác Ksgia,

Cám ơn bác đã cho anh em thưởng thức những tác phẩm có ba mà hổng có một này. Nhưng bác ơi, đẹp thì em cũng khoái lắm, muốn được xem dài dài . Ấy vậy nhưng em lại lo hơn là sướng bác ạ. Bác cứ băm bổ chạy theo người ta mà chụp thê, lại là trên đường cao tốc nũa, em thấy có ba điều lo sợ như sau:

1/- Bác mải chọn cảnh đẹp, quên mất là đang đi xe buông hai tay ra mà chụp thì hỏng bét,

2/- Chạy trên đường cao tốc, xe cộ đông vui, người đẹp phơi phới, bác mê mải đuổi theo lỡ va quẹt phải cô nào hay phạm phải luật giao thông, bị các chú cảnh sát tuýt một phát thì mấy con cá rán bác kiếm được do cái quốc tế nó biếu cũng chả ăn thua bác ạ.

3/- Bác chụp hình người ta, chả xin phép xin tắc gì, lại còn định đem đi thi nữa, nhỡ người ta đoạt giải thành minh tinh , lúc bấy giờ họ trở mặt biểu bác là Paparazi thì eo ôi sợ nắm.

Vậy nên em mong bác, có yêu thích nghệ thuật thì cũng nên cẩn trọng, chớ có quá đam mê mà nó thành lệ thật thì hỏng bác ạ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những tác phẩm mới của em sau đây xin được đóng góp, kết quả của đợt đi thực tập Bát Tràng đấy ạ, còn nóng hôi hổi đây nè. Mời các bác thưởng thức. Tất cả đều chụp = dế nên cũng ko đc "nét như Sony" mong các bác xem tạm

Lộc chùa

DVC00018.jpg

 

Ánh lụa

DVC00039.jpg

 

Tình gốm

DVC00031-1.jpg

 

Trẻ làng

DVC00048.jpg

 

Gốm 1

DVC00062.jpg

 

Gốm 2

DVC00063.jpg

 

Gốm 3

DVC00013.jpg

 

Chiếu đình

DVC00003-1.jpg

 

Mặt nạ

DVC00026.jpg

 

Thực tập

DVC00016.jpg

 

Bóng gốm

DVC00014.jpg

 

Làng gốm mùa ngô

DVC00009.jpg

 

Thị Nở - Chí Phèo 1

DVC00024.jpg

 

Thị Nở - Chí Phèo 2

DVC00025-1.jpg

 

Lao động

DVC00018-1.jpg

 

Thầy và trò

DVC00050-1.jpg

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tiếp tục bộ sưu tập "Hồn Gốm" . Một số pic ko đặt tên thì mọi người đặt giùm.

 

DVC00007.jpg

 

DVC00011.jpg

 

DVC00012.jpg

 

DVC00013-1.jpg

 

DVC00016-1.jpg

 

DVC00017.jpg

 

DVC00034.jpg

 

DVC00035.jpg

 

DVC00041.jpg

 

DVC00046.jpg

 

Tước măng( món măng sợi chỉ này là món đặc sản hầu như là duy nhất chỉ có ở Bát Tràng, măng sợi chỉ xào mực ăn cực ngon, vị nào ham thì về Bát Tràng thưởng thức)

 

DVC00053.jpg

 

Anh chủ cửa hàng (anh chàng đẹp trai này tên là Khánh là chủ cửa hàng gốm Sơn mài Toàn Khanh, trước đây cũng là sinh viên ĐH Mở-HN khoa Tạo Dáng CN ngành Thiết kế Nội Thất và cũng là chủ nhà nơi Sally thực tập, girl nào muốn làm quen thì liên lạc với tớ vì tớ có sđt và địa chỉ nhà anh ý, anh ý sinh năm 82 chưa vợ, chưa ng yêu, cao 1m80...^__^...)

 

DVC00054.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bộ ảnh đoạt Cup FIAP 2008

 

normal_Cung-thuong-thuc.jpg

Cùng thưởng thức - Enjoy together

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Vương Quốc Kim (Dak Lak)

 

 

normal_Elephant-race.jpg

Đua voi - Elephan race

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Tam Thái (TP. Hồ Chí Minh)

 

 

normal_Goi-mua.jpg

Gọi mùa - Harvest calls

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Chính Hữu (Dak Lak)

 

 

normal_Khuc-dong-giao.jpg

Khúc đồng giao - Children songs

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Ngô Huy Tịnh (Gia Lai)

 

 

normal_Relfecting-eyes.jpg

Mắt biếc - Reflecting eyes

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Hoàng Quốc Tuấn (TP. Hồ Chí Minh)

 

 

normal_Trang-suc.jpg

Trang sức - Adornment

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Lê Quang Phú (Thừa Thiên - Huế)

 

 

normal_Tre-em-vung-cao.jpg

Trẻ em vùng cao - Hightland children

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Nguyễn Long (Đông Nai)

 

 

normal_Vitaliti.jpg

Sức sống - Vatality

Bằng danh dự FIAP

Tác giả: Bảo Hưng (Dak Lak)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những khoảnh khắc bình dị

 

(ANTĐ) - 50 bức ảnh về cuộc sống của ba dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Kô đang được trưng bày tại Trung tâm văn hóa Pháp, L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội đến hết ngày 22-11. Sau triển lãm này, “Chân dung cuộc sống 3 dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Kô” cũng sẽ ra mắt công chúng Paris từ tháng 2 đến hết tháng 5-2009 tại Ngôi nhà Đông Dương.

 

40649.jpg40650.jpg

40645.jpg

 

Tác giả của những tác phẩm này là nhiếp ảnh gia người Pháp Sébastien Laval đến từ Poitou-Charentes - một vùng kết nghĩa với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sébastien Laval sang Việt Nam lần đầu vào năm 2005 trong một dự án tình nguyện phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ghi lại hình ảnh dân tộc Pà Thẻn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ảnh nghệ thuật!

Để góp vui cho những người có sở thích kinh dị, mình tặng các bạn vài bức ảnh nghệ thuật nữa

chú ý ai không có sở thích kinh dị cấm được xem vì mình không chịu trách nhiệm đâu đấy, đây không phải chỗ dành cho những người tò mò đâu nhé ^_^

hình nè

Bọn côn trùng chắc khoái cái này lắm. :D

 

http://www.cadviet.com/upfiles/m7897t_tron...911a_GP14_1.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những hàng cây ngập sắc vàng đỏ rực rỡ khiến mùa thu nước Anh mang một vẻ đẹp lãng mạn, ngây ngất khó diễn tả. Lá vàng rơi phủ đầy các con đường, công viên làm người xem liên tưởng tới bức tranh “Mùa thu vàng” quyến rũ mê hồn của Levitan.

tn_thuvang191081.jpg

Các du khách vui đùa dưới gốc cây lá đỏ tại vườn Westonbirt ở Gloucestershire, miền tây nam nước Anh.

 

 

tn_thuvang191082.jpg

Màu vàng phản chiếu xuống sông Cam tại Cambridge.

 

 

tn_thuvang191083.jpg

Những tán cây màu vàng đỏ rực rỡ ở Devon.

 

 

tn_thuvang191084.jpg

Một du khách đi bộ về phía ngôi chùa tại Vườn thực vật hoàng gia ở thành phố Kew.

 

 

tn_thuvang191085.jpg

Một phụ nữ dắt chó đi dạo ngang qua toà án Burton ở Chelsea.

 

 

tn_thuvang191086.jpg

Lá vàng rơi ngập lối đi bên sông Thames, phía bên kia là khu tài chính Canary Wharf của London.

 

 

tn_thuvang191087.jpg

Người làm vườn thu dọn lá rụng tại Công viên Xanh, London.

 

 

tn_thuvang191088.jpg

Một phụ nữ ngắm cảnh đẹp mùa thu từ đồi Primrose, London.

 

 

tn_thuvang191089.jpg

Nắng và sương mù hoà quyện với nhau trong cảnh đẹp mùa thu lúc sáng sớm tại một thung lũng gần thành phố Bath.

 

 

tn_thuvang19108.jpg

Bầu trời trong xanh đối lập với màu vàng rực của lá cây tại Công viên Ashton, Bristol.

 

 

tn_thuvang1910810.jpg

“Con nai vàng ngơ ngác” tại công viên Bushy, Richmond.

 

 

tn_thuvang1910811.jpg

Hai con nhím chơi đùa trong lá vàng rơi ở Twickenham.

 

 

tn_thuvang1910812.jpg

Một con sóc đứng giữa đống lá vàng tại công viên Calderstones, Liverpool.

Nguồn Dantri.com.vn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×