Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
lamtecco2

Sao nó bảo không đến?

Các bài được khuyến nghị

Hãy xem có thể đặt ra bao nhiêu câu với 5 từ này nhỉ ?

Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?

 

Còn gì nữa không nhỉ ??? :bigsmile:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN

Chỉ vì viết sai lỗi chính tả hoặc nói "ngoọng" một cách tùy tiện:

 

-...Năm nay chúng ta đã hoàn thành xuất sắc việc thu mua các mặt hàng mây che đan xuất khẩu, những mặt hàng chính này, thị trường đã bão hòa rồi, phải tạm ngừng thôi. Sang năm chiến lược của chúng ta là phải tập trung chủ yếu vào thu mua nhiều lông sản phụ...".

- Rõ ràng là xếp no nhân viên đói nên đã chủ trương đi thu mua lông sản phụ ,vì vậy anh em chúng tôi đề nghị xếp giao việc cho chị em phụ nữ… việc này ai lại đi giao cho nam giới, ngượng chết…

 

Lời bình: ....xếp no nhân viên đói = xếp thì no còn nhân viên thì đói >< xếp lo nhân viên đói...

-...................

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hãy xem có thể đặt ra bao nhiêu câu với 5 từ này nhỉ ?

Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?

 

Còn gì nữa không nhỉ ??? :)

---------------------

Đến không, nó bảo sao?

Không đến, sao nó bảo?

Không bảo sao nó đến

Không sao, nó bảo đến

Bảo nó, sao đến không

Bảo đến sao nó không

Đến nó, bảo sao không

Không bảo nó sao đến

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-----------

Mà bác viết sai lỗi chính tả rồi nhé,hehe :)

(Theghost nhầm, tưởng tôi viết sai lỗi chỉnh tả chữ :Chân trọng)

 

Thư ngỏ gửi: Theghost' xa nhớ!

Tôi đã bấm nút thanks cho bài viết của Theghost'!. Vì sao vậy? vì tôi chân trọng đức tính nói thẳng, nói thật của bạn. Đây là điều không thể thiếu được cho sự bền vững của tình bạn. Thấy anh em bạn bè có sai sót, có lỗi lầm mà không nói thẳng, để bạn mình còn biết đường: "sai thì sửa- chửa thỉ đẻ" là có lỗi đấy.

 

Nhưng:

 

-Viết chân trọng, hoàn toàn không sai lỗi chính tả! Đây là từ ghép theo đúng ngữ pháp tiếng Việt. Chân trọng tương đương với chân thànhtôn trọng.(Cty liên doanh = Cty liên kết sản xuất kinh doanh). Có những cặp từ không thể “liên doanh “ với nhau được, ví dụ: phối hợp và kết hợp... Vậy mà, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta vẫn viết và nói: phối kết hợp, thủy hải sản, thủy đặc sảnNghe đau hết cả tai.

 

-Nếu không tin, bạn hãy tìm kiếm CHÂN TRỌNG trên Google. Nó sẽ cho bạn:”Kết quả 1 - 10 trong khoảng 1.810.000 cho chân trọng. (0,11 giây) “ (lưu ý: phải tìm trên Google vì Yahoo! nó không cho kết quả như trên đâu)

-Bạn hãy chịu khó bấm lần lượt vào trang tìm kiếm, từ trang 1 đến trang 43 trong các trang Web, để xem thiên hạ người ta đã, đang và sẽ sử dụng chữ chân trọng như thế nào.( Con chữ chân trọng được viết ngoài mạng còn nhiều lắm…)

 

-“Trân trọng:- Tỏ vẻ quí mến, kính mến :”Một lời trân trọng châu sa mấy hàng (Kiều)”- (Từ điển tiếng Việt do Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm chủ biên - Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà nội -1977).

 

Chắc bạn sẽ thắc mắc: tại sao thiếp mời người ta ghi: Trân trọng kính mời … tới dự lễ thành hônhôn lễ được tổ chức tại… sự hiện diện…?

 

(Có những cái sai nhưng nhiều người vẫn dùng, dùng lâu thành quen…Vì vậy tùy từng trường hợp tôi đã phải cân nhắc, lựa chọn cách dùng từ để tránh gây hiểu lầm...

Bạn có biết thiếp mời cưới người ta đã viết sai văn phạm như thế nào không?

Sau tết, tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên một cách ngọn nguồn, gốc rễ nông sâu, để bạn hiểu được rõ đầu cua tai cá…Chắc chắn bài viết này rất hay và bất ngờ, vì nó dẫn bạn thoát ra khỏi cái mê lộ mà bạn đã liên tục va đầu gối, chạm khuỷu tay vào hết cái ‘mập mờ “này đến “mờ mập “khác. )

(Vội quá chưa viết tiếp được)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ước gì được khỏe như trâu- để quanh năm được vật nhau với đời
Ước gi luôn được thảnh thơi- như trâu đủng đỉnh đường dài ngại chi
Ước gì suy nghĩ điều gì – như trâu nhai lại nhai đi nhiều lần
Ước gì trước mọi khó khăn- như trâu đuổi mỗi chỉ bằng cái đuôi
Ước gì trọn nghĩa với đời- như trâu cày kéo suốt đời chẳng than
Thịt xương xin gửi lại làng- tấm da căng trống tiếng vang cho đời…

 

"vật nhau với đời" em thích thay từ "đời" trong câu này bằng từ "người" được không bác, hí hí

 

à không, nếu là "nàng" hay "chàng" thì còn rõ nghĩa hơn ^^

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vật nhau với người được quá đi chứ, nhưng các đô vật họ chỉ vật nhau từng hiệp một. theo mủa giải thôi; chứ quanh năm thì sức đâu.

(Có một chuyện rất vui liên quan tới việc này, nhưng bây giờ sắp tết rồi kể ra không tiện)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hãy xem có thể đặt ra bao nhiêu câu với 5 từ này nhỉ ?

Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?

 

Còn gì nữa không nhỉ ??? :)

Không sao! Bảo nó đến

không sao! Đến bảo nó

Không bảo, sao nó đến!

Bảo nó đến! Sao không?

Không bảo nó đến sao?

Ôi nhiều quá, rối tung lên rồi :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
ui trời ơi ... qua đây mới thấy tiếng việt của mình phong phú quá ! :)
-Mẹ nó ơi, ra quán mua cho anh lạng chè.

-Chè đây, bố mày pha thử một ấm trà xem có ngon không?

- Trà ngon quá, mẹ nó vào ...mạng mời cụ Tửu ( hàng xóm) sang làm vài tuần trà cho vui....

1- Mua năm chục ngàn lòng lợn thập cẩm mà chẳng thấy miếng dồi chó nào cả

2-Cùng đánh vần như nhau, nhưng một cái lại là may, một cái lại là mai.

3- Thằng cu ra đánh ấm chén cho bố, rồi sang gọi cụ Tửu sang làm mấy tuần trà.

- Cụ Tửu đang đánh chén ở quán cháo lòng rồi không sang được đâu. Con vừa bị ngã bẩn sạch cả quần rồi đây này.

4- Một ông đang xả …lũ trong bên trong bức tường xây cao ngang vai, thấy ông bạn đang đi ngoài đường liền nói:

- bác xơi cơm chưa?Mời bác vào xơi nước. Ông bạn đang bị Tào Tháo đuổi bèn nói:

- Để tôi ra đằng này cái đã.

Ra đến nhà vệ sinh công cộng, đợi lâu quá, người ấy bèn nói với vào:

-sao lâu thế xong chưa?

Người bên trong nói vọng ra:

-Còn xơi!

5-Một ông ăn nhiều ổi xanh ra đồng ngồi… ngâm thơ trên “cánh đồng bất tận”. Gặp một ông mắc chứng bệnh thích làm “quận công”, chỉ "giải quyết vấn đề" ngắn gọn trong vòng 2 phút. Về nhà ông ngồi ngâm thơ trên cánh đồng bạn tận liền khoe với vợ: Hôm nay tôi thấy một người làm “quận công” cạnh chỗ tôi ngồi. Vừa tụt quần ra, người ấy làm đánh xoẹt một cái là xong, khiến tôi thèm quá!

6- Ê ê dẹp vào, dẹp vào … thấy người phía trước cố tình không chịu nhường đường, người đi sau đành nhã nhặn:

- Bác làm ơn cho tôi đi nhờ với, tôi đang vội.

- Tôi không cho ông đi nhờ.

- Đường của nhà mày à?

- Không phải đường nhà tao, sao mày lại hỏi xin đi nhờ?

-!!!?????

7- Nhà chị ở đâu?

-Nhà tôi ở chung cư cao tầng… người có thu nhập cao thì ở thấp , người có thu nhập thấp thì ở cao ấy mà.

- Ông xã chị làm nghề gì?

- Nhà tôi làm nghề lái xe ôm. Thú thực với bác là nhà tui làm nghề xe ôm nhưng lại rất thích uống bia hơi đấy. Còn bác… đi xe hơi chắc là thích uống bia ôm nhỉ?

8- Hai anh em mình lại đóng kịch đê: anh làm hoàng hâu; em làm công chúa?

-không có kịch cọt gì hết, hôm nay bố có khách hai anh em chúng mày làm thịt gà và thịt ngan đi!

- Con làm gà còn anh cu làm ngan

- Thôi con cứ để cho anh cu làm cả ngan lẫn gà. Con vào buồng, lấy buồng chuối tiêu ra gọt vỏ đi mau lên!

 

Thế mới biết là tiếng mẹ đẻ của chúng ta vô cùng phong phú mà không có một ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. Dĩ nhiên là trong quá trình phát triển để tồn tại, chúng ta vẫn phải vay mượn một số từ của nước ngoài, để tăng vốn từ vựng,làm phong phú thêm tiếng mẹ đẻ của chúng ta mà không hề làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt như nhiều người vẫn lầm tưởng…

 

Khi có người bạn, hỏi bạn một cách thân mật là bác đã có gia đình chưa? Hoặc bác đã xây dựng gia đình chưa? Chắc hẳn bạn sẽ rất cảm động về sự quan tâm của bạn bè, vì với câu hỏi ấy người Việt đều hiểu là anh đã có vợ chưa? Nhưng nếu đem câu hỏi này để hỏi để hỏi người nước ngoài (mà cuốn tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Hectomalo đã trở nên nổi tiếng đối với họ) thì đến bố đẻ ra cụ ngoại của chú vợ đẻ ra cụ nội của vợ ông hàng xóm của anh tây cũng không thể hiểu được là bạn hỏi như vậy với hàm ý gì?

Có lần tôi thấy một con bê đang gặm cỏ cùng bò mẹ, thấy anh tây ba lô đi tới, con bê liền thân mật thè lưỡi liếm vào tay anh này. Anh tây không thích cử chỉ quá thân mật của con bê nên đã hét toáng lên:

-Thịt mẹ mày! Thịt mẹ mày! Thịt mẹ mày!

(Không phải anh tây nói ngọong đâu, anh tây đã đùa giỡn với con bê và muốn nói với nó là tao sẽ làm thịt bò mẹ đấy!

Tôi đã từng làm việc với chuyên gia Cu Ba, tôi thấy họ có thể nói tiếng Việt không sõi. Nhưng những cách nói mộc mạc dân dã của người Việt họ cập nhật rất nhanh, đặc biệt là họ cũng rất thích đùa vui, thư giãn ví dụ như: nồi cháo nhà quê,mặt nghệt như mất sổ gạo... là câu mà họ hay dùng khi đùa tếu với người Việt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-----------

Mà bác viết sai lỗi chính tả rồi nhé,hehe :bigsmile:

Thư ngỏ gửi: Theghost' xa nhớ!

Tôi đã bấm nút thanks cho bài viết của Theghost'!. Vì sao vậy? vì tôi chân trọng đức tính nói thẳng, nói thật của bạn. Đây là điều không thể thiếu được cho sự bền vững của tình bạn. Thấy anh em bạn bè có sai sót, có lỗi lầm mà không nói thẳng, để bạn mình còn biết đường: "sai thì sửa- chửa thỉ đẻ" là có lỗi đấy.

 

Nhưng:

 

-Viết chân trọng, hoàn toàn không sai lỗi chính tả! Đây là từ ghép theo đúng ngữ pháp tiếng Việt. Chân trọng tương đương với chân thànhtôn trọng.(Cty liên doanh = Cty liên kết sản xuất kinh doanh). Có những cặp từ không thể “liên doanh “ với nhau được, ví dụ: phối hợp và kết hợp... Vậy mà, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta vẫn viết và nói: phối kết hợp, thủy hải sản, thủy đặc sảnNghe đau hết cả tai.

 

-Nếu không tin, bạn hãy tìm kiếm CHÂN TRỌNG trên Google. Nó sẽ cho bạn:”Kết quả 1 - 10 trong khoảng 1.810.000 cho chân trọng. (0,11 giây) “ (lưu ý: phải tìm trên Google vì Yahoo! nó không cho kết quả như trên đâu)

-Bạn hãy chịu khó bấm lần lượt vào trang tìm kiếm, từ trang 1 đến trang 43 trong các trang Web, để xem thiên hạ người ta đã, đang và sẽ sử dụng chữ chân trọng như thế nào.( Con chữ chân trọng được viết ngoài mạng còn nhiều lắm…)

 

-“Trân trọng:- Tỏ vẻ quí mến, kính mến :”Một lời trân trọng châu sa mấy hàng (Kiều)”- (Từ điển tiếng Việt do Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm chủ biên - Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà nội -1977).

 

Chắc bạn sẽ thắc mắc: tại sao thiếp mời người ta ghi: Trân trọng kính mời … tới dự lễ thành hônhôn lễ được tổ chức tại… sự hiện diện…?

 

(Có những cái sai nhưng nhiều người vẫn dùng, dùng lâu thành quen…Vì vậy tùy từng trường hợp tôi đã phải cân nhắc, lựa chọn cách dùng từ để tránh gây hiểu lầm...

Bạn có biết thiếp mời cưới người ta đã viết sai văn phạm như thế nào không?

Sau tết, tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên một cách ngọn nguồn, gốc rễ nông sâu, để bạn hiểu được rõ đầu cua tai cá…Chắc chắn bài viết này rất hay và bất ngờ, vì nó dẫn bạn thoát ra khỏi cái mê lộ mà bạn đã liên tục va đầu gối, chạm khuỷu tay vào hết cái ‘mập mờ “này đến “mờ mập “khác. )

(Vội quá chưa viết tiếp được)

"Một mùa xuân nữa lại sắp sang"rồi (Thơ colonbay). Chẳng biết Theghost' bận việc gì mà ít thấy lên mạng? Tôi không còn hứng để viết tiếp bài này nữa rồi.

Tôi chỉ nói vắn tắt: Hôn lễ (Hán-Việt) = Lễ cưới (thuần Việt). Từ thành hôn- thành vợ thành thành chồng chỉ dùng ở thì quá khứ

ví dụ:-Theghost' đã tổ chức lễ cưới chưa?- một bạn nào đó hỏi sau một thời gian dài không gặp Theghost'.

- Bọn mình đã thành hôn được hai ngày rồi!

 

Tại sao người ta lại dùng chữ song hỉ để làm "biểu tượng" cho lễ cưới nhỉ? Nếu có cuộc thi thay biểu tượng lễ cưới, bạn sẽ chọn hình gì?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
"Một mùa xuân nữa lại sắp sang"rồi (Thơ colonbay). Chẳng biết Theghost' bận việc gì mà ít thấy lên mạng? Tôi không còn hứng để viết tiếp bài này nữa rồi.

Tôi chỉ nói vắn tắt: Hôn lễ (Hán-Việt) = Lễ cưới (thuần Việt). Từ thành hôn- thành vợ thành thành chồng chỉ dùng ở thì quá khứ

ví dụ:-Theghost' đã tổ chức cưới chưa?- một bạn nào đó hỏi sau một thời gian dài không gặp Theghost'.

- Bọn mình đã thành hôn được hai ngày rồi!

 

Tại sao người ta lại dùng chữ song hỉ ( Gốc Hán) để làm "biểu tượng" cho lễ cưới nhỉ? Nếu có cuộc thi thay biểu tượng lễ cưới, bạn sẽ chọn hình gì?

Theo mình biết thì chữ "song hỉ" được người ta dùng trong lễ cưới là theo một câu truyện ở Trung Quốc.

Truyện là như thế này(mình chỉ kể vắn tắt nội dung chính):

Ngày xưa có một anh thư sinh nghèo và học hành thì cũng không phải là xuất sắc cho lắm, tuy nhiên bù lại anh ta rất chăm chỉ và siêng năng cho nên số phận anh ta cũng gặp nhiều may mắn. Sau mấy năm ăn học cuối cùng cũng đến kỳ thi. Anh ta khăn gói lên kinh thành để đi thi như bao chàng thư sinh khác. Trên đường đi thi anh ta có nghỉ trọ ở một nhà thầy đồ, thầy đồ này lại có một cô con gái cưng và rất giỏi chơi câu đối. Đúng dịp đó thì cô gái đang đến tuổi cập kê và đang tuyển phu quân, hình thức tuyển là cô gái ra một vế đối, ai mà đối lại thật chuẩn thì cô sẽ lấy làm chồng. Anh chàng thư sinh nghèo kia cũng mạnh dạn thử tham gia nhưng quả thực câu đố của cô gái quá khó. Không đối lại được nên anh đành ngậm ngùi tiếp tục lên kinh ứng thí. Hôm diễn ra thi cử, đề ra cũng là một câu đối rất khó, tất cả các thí sinh không có ai đối được nổi, đột nhiên anh chàng thư sinh nọ sực nhớ ra vế đối của cô gái hoàn toàn trùng khớp để đối lại với câu đối của đề thi trạng nguyên. Thế là anh chàng này đỗ Trạng nguyên năm đó. Trên đường về anh ta lại qua nhà cô gái lúc trước (tất nhiên chưa có ai đối được câu đối của cô gái) thế là anh ta lại dùng câu đối của đề thi để đối lại, anh ta lại cưới được cô vợ xinh. Đó chính là song hỉ lâm môn!!!!!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong dân gian lưu truyền câu chuyện về ngôn ngữ tiếng Việt như sau:

1-Hai câu thơ:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông thiên mụ canh gà thọ xương

Được dịch qua tiếng nước ngoài rồi lại dịch trở lại tiếng Việt:

 

Cuồng phong lay ngọn trúc

Đổ xuống tà vẹt đường

Vợ trời đánh một hồi chuông

Cháo gà húp vội hóc xương mấy lần.

2- Nhất tự vi sư bán tự vi sư :

Dịch sang tiếng Mán rồi lại dịch trở lại tiếng Việt:

Một chùa có một ông sư

Bán chùa thì hết nhưng sư vẫn còn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nhất tự vi sư bán tự vi sư :

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, nữ chửa cũng là.... thầy :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có mấy câu đối này, các bác chiêm ngưỡng nhé:

1-

TRAI LÁNG HẠ, LẠ HÁNG GÁI LÁNG HẠ, BẢO HÁNG LẠ

GÁI CỦ CHI, CHỈ CU TRAI CỦ CHI, HỎI CỦ CHI

2-

CON BÒ CẠP, CẠP CON BÒ CẠP, CẠP XONG RỒI BÒ, BÒ XONG RỒI CẠP

THẦY SINH VẬT, VẬT CÔ SINH VẬT, VẬT XONG RỒI SINH, SINH SONG RỒI VẬT.

3-................................................................................

 

............................

................................................................................

 

................................

Có X quá không nhỉ???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hãy xem có thể đặt ra bao nhiêu câu với 5 từ này nhỉ ?

Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?

 

Còn gì nữa không nhỉ ??? :cheers:

cÒN ĐẤY BÁC Ạ

TỔ HỢP LẶP, LẶP CỦA 6 PHẦN TỬ, NẾU CÒN DẤU . , ? ~ . NỮA THÌ PHẢI NHIỀU HƠN

 

bỌN TÂY MÀ BIẾT LÀ NÓ ĐIÊN MẤT!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ở Quảng Nam có hai ông khịa nhau, một ông quê ở La Qua, một ông quê Phước Chỉ:

- Con gái La Qua, qua hôn, qua hít, qua vít, qua véo, qua chọc, qua ghẹo, biểu em đừng có la qua.

- Đàn bà Phước Chỉ, chỉ xấu, chỉ xa, chỉ lười, chỉ nhác, chỉ bài, chỉ bạc, chỉ có chồng là may phước chỉ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tiªu hao c¸c lo¹i vËt t­ mau mßn chãng háng

thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p t¹m thêi

 

Nhờ các bạn bày cách dịch dòng chữ vết trên TCVN3 sang phông chữ Unicode! Tôi chưa biết làm... sẽ gửi thêm bài cho mục này.

"Tiêu hao các loại vật tư mau mòn chóng hỏng

thực trạng và giải pháp tạm thời "

 

Bác dùng phần mềm Unikey rồi dùng chức năng Công cụ để chuyển mã ABC sang Unicode hoặc ngược lại xem

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
cÒN ĐẤY BÁC Ạ

TỔ HỢP LẶP, LẶP CỦA 6 PHẦN TỬ, NẾU CÒN DẤU . , ? ~ . NỮA THÌ PHẢI NHIỀU HƠN

 

bỌN TÂY MÀ BIẾT LÀ NÓ ĐIÊN MẤT!

Tây nó điên thật đấy

ngay như mấy thằng Singapore công ty tớ đang học Vietnamese mà nó không hiểu mấy thằng Việt Nam tại sao đã BUỒN lại còn CƯỜI

Mấy bác ôn lại xác xuất - thống kê xem có bao nhiêu kiểu nói rồi liệt kê ra.

HIC

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sưu tầm có chỉnh sửa (trang củaTrường cao đẳng công nghệ Bắc Hà)

Xin nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu đến từ khắp năm châu bốn biển đến tham dự hội thảo Vì Một Thế Giới Ngày Mai tổ chức tại trang thư giãn của diễn đàn CADViet.com tổ chức ngày….

 

Trước tiên là đoàn Việt Nam, gồm có:

 

Đào Công Sự

Mai Thanh Toán

Lại Nguyên Văn

Bùi Như Lạc

Trần Như Nhộng

Đinh Ba

Đinh Ốc

Vũ Như Cẩn

Phí Công Toi

 

Phấn đấu bao nhiêu đời, cuối cùng dòng họ có tên đệm là Không Thất cũng có được những vị trí chủ chốt trong xã hội.

 

Chúng tôi trân trọng giới thiệu:

- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Không Thất Học

- Bộ trưởng Bộ Lao đông, thương binh và xã hội: Không Thất Nghiệp.

- Bộ trưởng Bộ Y tế: Không Thất Đức

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Không Thất Thủ

- Bộ trưởng bộ NN&PTNT: Không Thất Bát

- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Không Thất Thế

- Bộ Trưởng Bộ KH&ĐT: Không Thất Sách

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Không Thất Sủng

- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không Thất Thu

- Bộ trưởng Bộ Du lịch: Không Thất Thểu

 

Lào:

 

Vay Vay Hẳn Xin Xin Hẳn

Hắc Lào Mông Chi Chít

Xăm Thủng Kêu Van Hỏng

Ôm Phản Lao Ra Biển

Say Xỉn Xông Dzô Hãm

Cụ Dẻo Thôi Xong Hẳn

Cai Hẳn Thôi Không Đẻ

Xà Lỏn Luôn Luôn Lỏng

Ngồi Xổm To Hơn Hẳn

Teo hẳn mông bên phải

 

 

Hàn Cuốc Hàn Xẻng: (Korea

Chim Sun Sun

Nâng Su Chieng

Kim Đâm Chim

Chơi Xong Dông

Soi Giun Kim

 

Nhật Bản:

 

XaKuTara

Cutataxoa

 

Liên Xô:

Sờ rát như gai tre

Nicolai NhaiQuaiDep

Mócxămralốp

Ivan Xach Xô Vôi

 

Gruzia:

Xuyên Phát Nát Đe

 

Tây Ban Nha:

RờMông MuTê

 

Pháp:

 

Mecci BốCu

MôngToĐítCũngTo

PhăngPhăngXiLip

 

Mông Cổ:

 

Cấp Tốc Thoát Nước

Lạc Mốc Hột Lép

 

Thái Lan:

Làmtílôngxongtasóc

 

Ấn Độ:

 

XìLípVăngĐi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đoàn Lào đã bổ xung thêm 2 đồng chí:

Xúc Sỏi Không Cần Xẻng

Răng Vẩu Ăn Đu Đủ

Đoàn Thái Lan:

Xoong Gỉ Không Đun Nổi

Khăn Mặt Vắt Ra Dây

Đoàn Pháp:

Cờ Lê Vit Bu Lông

....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hãy xem có thể đặt ra bao nhiêu câu với 5 từ này nhỉ ?

Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?

 

Còn gì nữa không nhỉ ??? :s_big:

 

 

Hay!! ;)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện rằng, có một người vào quán cơm bụi, vốn mê văn thơ, anh ta gọi to:

- Chủ quán!

Cho bát “cơm tám”

Đĩa “thịt Ngộ Năng”

Tô canh “toàn quốc”

Thêm cái “xà beng”!Cười suốt 24H

Một ông “Tây ba lô” đang ngồi trong quán, vốn đã thu nạp được kha khá vốn liếng tiếng Việt, vội ghi bài thơ vào sổ. Sau chuyến du lịch, khi về nước “ông Tây” đem bài thơ ra đọc và dịch ra tiếng nước mình, nhưng mãi mà vẫn không hiểu nổi. Cuối cùng, ông gõ lại bài thơ và “meo” cho người bạn thân ở Việt Nam nhờ giải thích dùm. Người bạn, vốn cũng mê thơ phú, bèn “meo” lại giải thích thế này:

- Chủ quán!

Cho bát cơm tám trăm (đồng)

Thêm một đĩa thịt lợn

Tô nước rau luộc nữa

Và nhớ lấy cái tăm!Cười suốt 24H

“Ông Tây” đọc xong cười:

- Người ta bảo “Phong ba bao táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, nghe chừng “tiếng Việt lóng” còn “khủng” hơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sưu tầm có chỉnh sửa (trang củaTrường cao đẳng công nghệ Bắc Hà)

Xin nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu đến từ khắp năm châu bốn biển đến tham dự hội thảo Vì Một Thế Giới Ngày Mai tổ chức tại trang thư giãn của diễn đàn CADViet.com tổ chức ngày….

 

Trước tiên là đoàn Việt Nam, gồm có:

 

Đào Công Sự

Mai Thanh Toán

Lại Nguyên Văn

Bùi Như Lạc

Trần Như Nhộng

Đinh Ba

Đinh Ốc

Vũ Như Cẩn

Phí Công Toi

 

Phấn đấu bao nhiêu đời, cuối cùng dòng họ có tên đệm là Không Thất cũng có được những vị trí chủ chốt trong xã hội.

 

Chúng tôi trân trọng giới thiệu:

- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Không Thất Học

- Bộ trưởng Bộ Lao đông, thương binh và xã hội: Không Thất Nghiệp.

- Bộ trưởng Bộ Y tế: Không Thất Đức

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Không Thất Thủ

- Bộ trưởng bộ NN&PTNT: Không Thất Bát

- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Không Thất Thế

- Bộ Trưởng Bộ KH&ĐT: Không Thất Sách

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Không Thất Sủng

- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không Thất Thu

- Bộ trưởng Bộ Du lịch: Không Thất Thểu

 

Lào:

 

Vay Vay Hẳn Xin Xin Hẳn

Hắc Lào Mông Chi Chít

Xăm Thủng Kêu Van Hỏng

Ôm Phản Lao Ra Biển

Say Xỉn Xông Dzô Hãm

Cụ Dẻo Thôi Xong Hẳn

Cai Hẳn Thôi Không Đẻ

Xà Lỏn Luôn Luôn Lỏng

Ngồi Xổm To Hơn Hẳn

Teo hẳn mông bên phải

 

 

Hàn Cuốc Hàn Xẻng: (Korea

Chim Sun Sun

Nâng Su Chieng

Kim Đâm Chim

Chơi Xong Dông

Soi Giun Kim

 

Nhật Bản:

 

XaKuTara

Cutataxoa

 

Liên Xô:

Sờ rát như gai tre

Nicolai NhaiQuaiDep

Mócxămralốp

Ivan Xach Xô Vôi

 

Gruzia:

Xuyên Phát Nát Đe

 

Tây Ban Nha:

RờMông MuTê

 

Pháp:

 

Mecci BốCu

MôngToĐítCũngTo

PhăngPhăngXiLip

 

Mông Cổ:

 

Cấp Tốc Thoát Nước

Lạc Mốc Hột Lép

 

Thái Lan:

Làmtílôngxongtasóc

 

Ấn Độ:

 

XìLípVăngĐi

 

Đoàn Lào đã bổ xung thêm 2 đồng chí:

Xúc Sỏi Không Cần Xẻng

Răng Vẩu Ăn Đu Đủ

Đoàn Thái Lan:

Xoong Gỉ Không Đun Nổi

Khăn Mặt Vắt Ra Dây

Đoàn Pháp:

Cờ Lê Vit Bu Lông

....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sưu tầm có chỉnh sửa (trang củaTrường cao đẳng công nghệ Bắc Hà)

Xin nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu đến từ khắp năm châu bốn biển đến tham dự hội thảo Vì Một Thế Giới Ngày Mai tổ chức tại trang thư giãn của diễn đàn CADViet.com tổ chức ngày….

 

Liên Xô:

Sờ rát như gai tre

Nicolai NhaiQuaiDep

Mócxămralốp

Ivan Xach Xô Vôi

Liên Xô bây giờ đổi thành Nga mà pác

Phải nói phái đoàn NGA :

1 . Sờ rát như gai tre

2 . Nicolai NhaiQuaiDep

3 . Mócxămralốp

4. Móccu ra đớp

5 . Ivan Xach Xô Vôi

6. Rấp bụi tre Sờ vu tý nhé

 

 

Phái đoàn Hà Lan:

 

1 . Phi líp co Cu

2. Xoamông cu to nhu phích

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×